Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
583,5 KB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ THỊ MINH HẢI PHONGCÁCHTHƠQUANGDŨNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 DỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG VINH, 12/2010 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………… 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………… 4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………. 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 6. Đóng góp của luận văn…………………………………………………. 7. Cấu trúc luận văn………………………………………………………. CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ CỦA QUANGDŨNG TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Cuộc đời và hành trình thơ của Quang Dũng………………………… 1.1.1. Cuộc đời. …………………………………………………………… 1.1.2. Hành trình thơ……………………………………………………… 1.1.3. Quan niệm thơ của Quang Dũng…………………………………… 1.2. Vị trí của QuangDũng trong nền thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 1.2.1. Đội ngũ các nhà thơ “thế hệ chống Pháp” ……………………… 1.1.2. Đặc điểm thẩm mỹ của thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954 1.1.3. Một phongcách giữa nhiều phongcách đa dạng ……………… 1.3. Ảnh hưởng của QuangDũng trong thơ của các nhà thơ lớp sau……… 1.3.1. Ảnh hưởng của QuangDũng trong thơ của các nhà thơ “thế hệ chống Mỹ”…………………………………………………………………………… 1.3.2. Ảnh hưởng của QuangDũng trong thơ của các nhà thơ đô thị miền Nam 1954-1975……………………………………………………………………… 1.3.3. Sức hấp dẫn của thơQuangDũng trong học đường hiện nay…… 3 CHƯƠNG 2. PHONGCÁCHTHƠQUANGDŨNG THỂ HIỆN QUA ĐỀ TÀI, CẢM HỨNG, HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG 2.1. Đề tài chính của thơQuang Dũng……………………………………. 2.1.1. Đề tài phiêu lãng giang hồ………………………………………… 2.1.2. Đề tài chiến tranh………………………………………………… 2.1.3. Đề tài quê hương, đất nước……………………………………… 2.2. Cảm hứng chủ đạo trong thơQuang Dũng…………………………… 2.2.1. Cảm hứng phiêu du………………………………………………… 2.2.2. Cảm hứng ngợi ca………………………………………………… . 2.2.3. Cảm hứng hiện thực………………………………………………… 2.3. Thế giới hình tượng trong thơQuang Dũng……………………………. 2.3.1. Hình tượng cái tôi trữ tình ………………………………………… 2.3.2. Hình tượng người chiến sĩ…………………………………………… 2.3.3. Hình tượng quê hương, đất nước………………………………… 2.3.4. Hình tượng người phụ nữ…………………………………………… CHƯƠNG 3. PHONGCÁCHTHƠQUANGDŨNG QUA CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 3.1. Các thể thơ quen thuộc trong thơQuang Dũng……………………… 3.1.1. Thơ năm chữ…………………………………………………………. 3.1.2. Thơ bảy chữ…………………………………………………………. 3.1.3. Thơ tự do…………………………………………………………… 3.2. Giọng điệu thơQuang Dũng……………………………………………… 3.2.1. Giọng hoài cổ………………………………………………………… 3.2.2. Giọng tâm tình sâu lắng…………………………………………… 3.2.3. Giọng hào hùng……………………………………………………. 3.3. Ngôn từ thơQuang Dũng……………………………………………… 3.3.1. Lớp từ biểu cảm……………………………………………………. 4 3.3.2. Lớp từ tả thực………………………………………………………… 3.3.3. Việc sử dụng từ Hán Việt và địa danh……………………………… KẾT LUẬN………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cách mạng Tháng tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc. Từ đây, cả đất nước bắt tay vào xây dựng nhà nước mới và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mới chống kẻ thù xâm lược. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài ba mươi năm là đề tài và nguồn cảm hứng lớn lao cho văn học cũng như thơ ca cách mạng. Từ hiện thực cách mạng, đội ngũ nhà văn nhà thơ dần hình thành cho mình một phongcách riêng biệt. QuangDũng là lớp nhà thơ mới trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) cùng với một số các nhà thơ khác như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn… đã đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thơ ca dân tộc, là lớp “nhà thơ mặc áo lính”, từ hiện thực mà ra, từ hiện thực mà đi lên. Tiếp tục mạch thơ lãng mạn trước cách mạng (thơ mới 1932-1945), đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp và về sau này này, trong tất cả các sáng tác của mình, thơQuangDũng đã định hình cho mình một phongcách riêng biệt, một nét riêng độc đáo hấp dẫn và thu hút sự chú ý của người đọc. 1.2. Nếu như có thời người ta biết đến QuangDũng với một bài thơ Tây Tiến và nhắc đến Tây Tiến là nhớ ngay tới QuangDũng thì giờ đây sự hiểu biết về QuangDũng đã được bổ sung rất nhiều. Đã có một thời Tây Tiến của QuangDũng cùng với Màu tím hoa sim của Hữu Loan bị xem là những bài thơ “mộng rớt”, “buồn rớt”, là biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản làm nhụt ý chí cách mạng của các chiến sĩ nơi chiến trường. Qua năm tháng, qua thời gian, vai trò và vị trí của thơQuangDũng trong nền thơ ca cách mạng càng ngày càng được khẳng định. QuangDũng là người đa tài. Ông thể hiện tài năng của mình trên nhiều thể loại nhưng thơ ca có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp văn học của ông. ThơQuangDũng để lại không nhiều, thậm chí là “ít ỏi đến khiêm nhường”. QuangDũng để lại khoảng gần năm mươi bài thơ, người đọc dễ dàng nhận ra điều đó qua hai tập thơ tiêu biểu của ông: 6 tập Mây đầu ô (1986) là tập thơ đầu tiên và là món quà của người bạn thân nhất Trần Lê Văn biên soạn trong những ngày QuangDũng chống chọi với căn bệnh bại não của mình và Tuyển tập QuangDũng (2000) cũng do Trần Lê Văn tuyển chọn. Nhưng “trong con số không nhiều ta nhận ra một thông tin trái lại: ít nhưng thực ra là đã nhiều… giá trị văn chương lại không tỉ lệ thuận với số lượng “[8, 30]. Sự nhìn nhận của độc giả và sự đánh giá nhận xét của các nhà nghiên cứu văn học có lẽ là phần thưởng quý giá nhất cho sự đóng góp của QuangDũng trong những năm tháng qua. 1.3. Hiện nay, thơQuangDũng đã được đưa vào học chính thức trong chương trình phổ thông (Ngữ văn 12). Điều đó chứng tỏ QuangDũng có một vị trí quan trọng trong nền thơ ca cách mạng, đặc biệt thơ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Tuy nhiên một vài nét về tiểu sử được giới thiệu trong phần Tiểu dẫn chưa giúp học sinh và những người yêu mến QuangDũng có thể hiểu và nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về ông cũng như thơ ca của ông. Xung quanh cuộc đời và những sáng tác của QuangDũng có rất nhiều ý kiến nhiều bài viết khác nhau, khen có, chê có, có lúc cao trào cũng có lúc thoái trào, ở mỗi thời kì đều có những nhìn nhận khác nhau nhưng dù ở mức độ nào đi chăng nữa thì thơ ca QuangDũng cũng là phần tinh túy của một đời người, một con người. ThơQuangDũng mang một nét phongcách riêng, một nét cá tính riêng độc đáo không thể nhầm lẫn tuy vẫn nằm trong mạch thơ ca chung của dân tộc. Vẫn là một QuangDũng hào hoa “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, vẫn là một con người ham đi, lãng đãng, lang thang như “mây đầu ô” đó. Với tất cả ý nghĩa đó chúng tôi lựa chọn đề tài PhongcáchthơQuangDũng làm đề tài luận văn của mình dẫu biết là không đơn giản chút nào. Thơ ca QuangDũng xứng đáng được nghiên cứu và nhìn nhận một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn vẹn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Vấn đề nghiên cứu phongcách và phongcách nghệ thuật. Ở nước ta hiện nay, các nhà nghiên cứu đã và đang có những cố gắng lớn trong việc nghiên cứu lý thuyết phong cách, từ đó đi sâu khảo sát và nghiên cứu những hiện 7 tượng phongcách cụ thể. Có rất nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề này và có những cách cắt nghĩa, lý giải khác nhau. G.S Phan Ngọc trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu phongcách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Nxb Lao động, 2009) cho rằng: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm, hay một tác giả” [64, 341 ]. Theo đó, ông quan niệm “Phong cách không trùng với thời đại”, cũng “không đồng nhất với thể loại”. Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000) định nghĩa: “Phong cách nghệ thật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sang tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc khác” [34, 212]. Trong nghĩa rộng: “Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu sắc thái thống nhất” [34, 212 ]. Theo cách hiểu này phongcách nghệ thuật và phongcách ngôn ngữ là hai phạm trù khác nhau. Phongcách nghệ thuật bao gồm phongcách thời đại, phongcách của trào lưu và dòng văn học, phongcách dân tộc, phongcách cá nhân của tác giả. Tuy nhiên “phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại… Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng có bản lĩnh mới có được phongcách riêng độc đáo” [34, 213]. PGS.TS Biện Minh Điền trong công trình nghiên cứu rất công phu của mình là Phongcách nghệ thuật Nguyễn Khuyến (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) cũng cho rằng phongcách ngôn ngữ và phongcách nghệ thuật là hai phạm trù khác nhau, dù rằng “cả hai đều phải quan tâm đến ngôn ngữ”. “Tìm hiểu phongcách một nhà văn dĩ nhiên phải tìm hiểu qua hệ thống ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng trong tác 8 phẩm. Tuy nhiên ngôn ngữ cũng chỉ là một trong rất nhiều yếu tố của hệ thống các yếu tố cấu thành nên phongcách nhà văn” [28, 25]. Sách Ngữ văn 12 (Nxb Giáo dục, 2009) định nghĩa: “Phong cách là những nét riêng biệt độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể” [96, 181 ]. Phongcách thể hiện trước hết “ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả”, ở “việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, thể hiện hình ảnh nhân vật cho đến xác lập tứ thơ, triển khai cốt truyện”… Cho rằng “Phong cách văn học (hay phongcách nghệ thuật) là cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ riêng phải xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại, có tính chất bền vững, nhất quán. Thống nhất từ cốt lõi, nhưng triển khai phải đa dạng, đổi mới” [96, 182]. 2.2. Vấn đề nghiên cứu QuangDũng và thơQuang Dũng. Về cuộc đời và tác phẩm của Quang Dũng, có khá nhiều bài viết. Mỗi bài viết đề cập một khía cạnh trong cuộc đời cũng như trong thơ ca, văn xuôi của Quang Dũng. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có những bài viết nổi bật như sau: 2.2.1. Viết về cuộc đời, con người, tính cáchQuang Dũng, có thể kể đến: Quang Dũng, người thơ của Nguyễn Đăng Mạnh, Quang Dũng, đôi nét đời thường của Lê Khánh, Áng mây trắng xứ Đoài-Quang Dũng của Văn Giá, Người thơQuangDũng của Thanh Châu, Quang Dũng, con người hồn hậu, ngòi bút tài hoa của Ngô Quân Miện, Nghĩ về thơ bạn và lời giới thiệu Tuyển tập QuangDũng của Trần Lê Văn, Cuộc đời và sự nghiệp QuangDũng của Lê Bảo… Nhìn chung những bài viết này đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về cuộc đời, tính cách và con người QuangDũng cũng như những ảnh hưởng của nó tới thơ ca ông. Trong bài Người thơQuangDũng đăng trong Tuyển tập Quang Dũng, tác giả Thanh Châu đã giúp chúng ta nhận biết nhà thơQuangDũng vốn là người có thú ngao du, có máu giang hồ nghệ sĩ. Thanh Châu cho rằng vốn bản chất QuangDũng đã là “người thơ”. QuangDũng là “người suốt đời ưa ngao du sơn thủy, luôn bực tức 9 phố nhà chật hẹp, hễ có dịp rỗi rãi hay đi công tác là rủ bạn đi bất cứ nơi đâu [93, 16]. Đi chơi với QuangDũng là một cái thú, “miễn là thoát ra khỏi thành phố”, “đến địa phương nào, QuangDũng cũng hồ như đã có người quen từ trước, hoặc mới làm quen thoải mái”. Bản thân “Quang Dũng xuất thân từ một gia đình khá giả nhưng cốt cách lại là một kẻ bình dân chẳng tham thanh chuộc lạ. Gặp anh bao giờ cũng giày vải, mũ nan, y phục chả có gì nổi bật giữa mọi người” [94, 17]. Thơ văn anh “thoảng mùi thơm quê mùa… Đó là văn phong một con người còn nhiều dây mơ rễ má gắn mình với gốc rễ ông cha nông nghiệp và dù đi đến đâu, lòng anh bao giờ cũng quay về nỗi nhớ nhưng vùng đất đá ong cằn cỗi Sơn Tây, với cánh đồng Bương Cấn, với núi Sài Sơn, mây trắng xứ Đoài bay ngang đỉnh núi Ba Vì” [94, 17]. Bài viết Quang Dũng, con người hồn hậu, ngòi bút tài hoa cũng đăng trong Tuyển tập QuangDũng của tác giả Ngô Quân Miện là một cái nhìn đầy nhân văn về Quang Dũng. Theo ông, trong cuộc sống QuangDũng luôn “là một tâm hồn nghệ sĩ thuần hậu, đầy tính dân dã. Đi bộ đội, đi công tác, đi sơ tán, đi viết văn, đến đâu anh cũng hòa hợp ngay với những chòm xóm, với người quê, cảnh quê, say sưa hít thở cái không khí thôn dã, sống cái tính đồng ruộng chân mộc. QuangDũng sống hồn hậu, và rất giản dị. Với bạn bè, anh rất thật và cởi mở, mong được trao đổi tâm sự vui buồn. Tình bạn với anh cần như khí trời” [93, 12]. Bài viết này cũng cho chúng ta biết thêm một QuangDũng có “máu giang hồ”, bên cạnh chất hào hoa, lãng tử lại là một con người hào hiệp: “Tinh thần hào hiệp có hơi hướng cổ xưa ấy biểu hiện ngay trong sự tinh khiết của tình yêu” [93, 13 ] khi tác giả bài viết đề cập tới sự ra đời của ba bài thơ gắn liền với cuộc tình của QuangDũng với “cô gái vườn ổi”. Một đặc tính nữa của con người QuangDũng nữa là “cái duyên trào phúng, hóm hỉnh. Trong cuộc sống hàng ngày, anh thường hay pha trò rất vui… Trong văn xuôi, cái duyên hóm hỉnh của anh rất rõ trong nhiều bút kí” [93, 14 ]. Áng mây trắng xứ Đoài-Quang Dũng của tác giả Văn Giá (Viết cùng bạn đọc, Nxb Hội Nhà văn, 2008) có thể được xem như một bài nghiên cứu sâu sắc về con người QuangDũng cũng như những tác phẩm thơ ca của ông. Tác giả có những cách 10 nhìn nhận đánh giá về chân dungQuangDũng từ cuộc đời, từ tâm hồn. Theo ông, QuangDũng “sinh ra để làm một kiếp mây, hình ảnh mây đã ám ảnh vào số phận thi ca này như một định mệnh như một phán quyết của thượng giới vô hình không thể cưỡng lại ngay từ hồi mới bước vào nghiệp thơ kia… Ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên lang thang từ làng ra phố, hết phố lên rừng, rồi lại từ rừng về phố… là áng mây trắng không hơn không kém…” [30, 5]. QuangDũng là người thích đi, say đi, hễ có dịp là đi, thời gian xa nhà nhiều hơn lúc ở nhà “chân dung người chiến sĩ trong thơQuangDũng cùng với cái ngang tàng, hùng tâm tráng khí, lắm khi lẫm liệt, nhưng cũng lại rất mơ mộng, lãng mạn, tài hoa. Nghĩa là có sự hòa điệu giữa con người tráng sĩ và con người thi sĩ… Con người thi sĩ này một khi đã ra đi là bất chấp gian khổ, bất chấp cái chết… Rất lạ, bước vào chiến tranh mà lại cứ như thả bước chân phiêu lãng giang hồ… là một đám mây mang hình tráng sĩ phiêu bồng vào trận mạc” [30, 6 ]. Bài viết cung cấp cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn về một QuangDũng đời thường nhưng không kém phần tài hoa, nghệ sĩ. Trong bài Nghĩ về thơ bạn, tác giả Trần Lê Văn - người bạn thân của QuangDũng - đã viết “Quang Dũng vào “làng” thơcách mạng với bài Tây Tiến như có mối duyên gì ràng buộc, bài thơ ấy gắn bó với người làm ra nó đến mức cứ nói đến QuangDũng là người ta nhớ đến Tây Tiến và ngược lại”… [18, 6]. QuangDũng là người tài hoa “Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm”, “Quang Dũng yêu thiên nhiên, trước hết là yêu sức người, tình người ở khắp nơi vui xới, chăm sóc thiên nhiên… là một con người, một nghệ sĩ lạc quan về cơ bản, và có tình cảm nồng nhiệt đối với đất nước nghìn xưa cũng như đối với đất nước ngày nay” [18, 8]. Trong con mắt của Trần Lê Văn bản chất của QuangDũng cũng là một người “vui tính, giỏi hài hước, một thứ hài hước lành mạnh và đôn hậu… không bi quan, dẫu tính anh có đôi lúc thất thường: đang vui như tết bỗng ỉu xìu vì một cơn lo, cơn giận ở đâu chợt đến. Chẳng khác gì trời đang nắng bỗng đổ mưa, nhưng là mưa bóng mây thôi, mây tan trời lại tạnh nắng” [18, 30].