Tài phiêu lãng giang hồ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 40 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. tài phiêu lãng giang hồ

Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [34,260].

Đề tài của tác phẩm chính là phạm vi mà tác giả lựa chọn phản ánh và là phương diện khách quan của tác phẩm. Mỗi một nhà văn bao giờ cũng lựa chọn cho mình những đề tài riêng trong các sáng tác. Có thể cùng một đề tài nhưng có những cách biểu hiện khác nhau chứa đựng những thế giới quan khác nhau của nhà văn.

Thơ Quang Dũng tập trung chủ yếu vào ba đề tài chính: đề tài phiêu lãng, giang hồ, đề tài chiến tranh và đề tài quê hương – đất nước. Ngoài đề tài chiến tranh và đề tài quê hương – đất nước quen thuộc là đề tài chính trong thơ ca cách mạng, đề tài

phiêu lãng, giang hồ là đề tài mới, chỉ trong thơ ca Quang Dũng chúng ta mới nhận thấy. Đề tài này là một trong những nét riêng trong tính cách con người Quang Dũng. Là người thích phiêu lưu, đi đến những miền xa, hòa mình với thiên nhiên, đất trời sống cuộc sống phóng khoáng không bị bó buộc, chất phiêu lãng, giang hồ trở thành đặc điểm dễ nhận thấy biểu hiện chất riêng của con người trượng phu hùng tâm tráng khí Quang Dũng.

Viết về đề tài thơ Quang Dũng có dịp phản ánh đời sống kháng chiến, cuộc sống con người ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Miền đất đá ong Sơn Tây quen thuộc xuất hiện trong thơ Quang Dũng hơn một lần, là miền đất với những hình ảnh thân thương nhất:

Có dịp thể hiện tình cảm với nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Nhưng cũng có thể là vùng đất quê bạn của mình, là vùng Nga Sơn, Thanh Hóa vào thơ sinh động, còn nhiều những vùng đất, những miền quê cũng trở thành đề tài trong tác phẩm của ông.

Viết về đề tài phiêu lãng, giang hồ, bước chân của Quang Dũng không dừng lại ở những vùng đất từng qua, bước chân đó bước vào chiến tranh cũng với hào khí đó. Đi để được khám phá, được thả hồn phiêu diêu tận cùng trời đất. Tây Tiến

Trong Đường 12 bước chân phiêu du của Quang Dũng chuyển sang cả “vó ngựa bờm dài”, những bước chân ngựa như những bước chân của tâm hồn:

Hất đầu lắc nhạc Hí lên từng hồi

Phất đuôi mửng khởi hành

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 40 - 42)