Hình tượng người chiến sĩ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 64 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Hình tượng người chiến sĩ

Trong thơ ca kháng chiến, bên cạnh những hình tượng quen thuộc từng xuất hiện trong thơ ca như hình tượng quê hương - đất nước, hình tượng người mẹ, người vợ …, hình tượng người chiến sĩ cách mạng là hình tượng nhân vật mới, xuất hiện trong

hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và đã thực sự ghi được những dấu ấn đậm nét cho thơ ca cách mạng.

Hình tượng người chiến sĩ trong thơ cách mạng xuất hiện dưới những tên gọi khác nhau từ anh Vệ quốc quân, Vệ quốc đoàn… cho đến anh bộ đội, anh giải phóng quân. Ở thơ Quang Dũng, người chiến sĩ hiện lên vừa mang những nét chung của thơ ca cách mạng vừa mang những nét riêng, độc đáo ghi dấu tên tuổi của Quang Dũng trong nền thơ ca kháng chiến.

Tuyệt đại đa số người chiến sĩ trong thơ kháng chiến đều xuất thân từ nông dân, họ cầm súng để tự giải phóng mình. Người đọc bắt gặp họ trong những bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Bao giờ trở lại của Hoàng Trung Thông… Họ hiện lên thật thà, chất phác, giản dị như hoàn cảnh xuất thân của họ, thậm chí họ còn chưa hề biết chữ:

Quê hương anh nước ngọt đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

( Đồng chí – Chính Hữu) Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ … Áo vải, chân không

( Nhớ - Hồng Nguyên)

Trong thơ Quang Dũng, người lính phần lớn lại là trí thức Hà Thành, là những học sinh, sinh viên ra đi từ thành phố, bản thân họ đã mang dáng dấp nét hào hoa nơi phố phường. Người lính tham gia binh đoàn Tây Tiến đó là một minh chứng rõ nét nhất. Quang Dũng đã xây dựng một hình tượng người chiến sĩ cách mạng theo một cách riêng, bản lĩnh, anh dũng, chân thực nhưng không kém phần hào hoa, lãng mạn. Người lính Tây Tiến được Quang Dũng khắc họa với những chi tiết, những hình ảnh chân thực nhất, họ hiện lên đầy tính chất bi tráng hòa với bút pháp lãng mạn:

Quân xanh màu lính dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

(Tây Tiến)

Hình ảnh “không mọc tóc” chứa đựng một sự thật nghiệt ngã, người lính Tây Tiến do đánh giáp lá cà với địch, do đang đối diện với căn bệnh sốt rét quái ác khiến cả đoàn quân khí thế oai hùng có một đặc điểm dễ nhận dạng. Trong những trận đánh, trong nhưng cuộc hành quân, bóng dáng của những chiến sĩ “không mọc tóc” đã in dấu chân từ Mộc Châu sang tận Sầm Nứa nước bạn Lào.

Viết về căn bệnh sốt rét hiểm nghèo, Chính Hữu trong bài thơ Đồng chí cũng trực tiếp miêu tả: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Quang Dũng khi viết về người lính Tây Tiến cũng không quên khắc họa căn bệnh quái ác đó, nhưng qua ngòi bút của ông, không được miêu tả một cách trần trụi mà qua một cái nhìn đầy màu sắc lãng mạn làm cho bi tráng có gian khổ, có mất mát hy sinh nhưng cũng tràn đầy niềm lạc quan, khỏe khoắn. Qua cái nhìn của Quang Dũng, người lính Tây Tiến vẫn toát lên cái oai phong dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng (mắt trừng gửi mộng), và đặc biệt Quang Dũng đã khám phá chất lãng mạn hào hùng trong những con người này. “Sau cái khốc liệt, dữ dội, dồn nén của chiến tranh, để rồi lại bung ra chất lãng mạn rất người của lớp bộ đội kháng Pháp” [90]. “Những người lính Tây Tiến không phải là những người khổng lồ không tim. Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua cái vẻ oai hùng dữ dằn bề ngoài của họ, là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (“đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”) [9, 44]. Những chàng trai trong Nhớ

của Hồng Nguyền còn chờ độc lập mới lấy vợ, trong bài Đồng chí của Chính Hữu thì nhớ cô thôn nữ bên “giếng nước, gốc đa”, còn các chàng trai Tây Tiến mơ mộng về thiều nữ Hà Nội. Mỗi bi tráng đều khám phả những nét riêng trong tâm hồn của họ nhưng đều làm nổi bật tâm hồn lãng mạn, bay bổng cái nét riêng đời thường của người lính. Đặc biệt người lính trong thơ Quang Dũng đã dấn thân vào cuộc chiến với

“tất cả men say của một người dân nước bấy lâu nay khao khát độc lập, tự do” [94, 24], không tính toán thiệt hơn (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh) và không mong ngày trở về như hào khí của những Vệ quốc quân thủ đô năm xưa “”đoàn vệ quốc quân một lần ra đi, dù có gian nguy đâu ngày trở về”…

Hình tượng người chiến sĩ còn là những đoàn quân tiến vào giải phóng thủ đô đầy sức sống, gợi lên sự tươi mới, sức sống đó lan tỏa khắp núi đồi, tới muôn nơi:

Quân vào Hà Nội đường thơm hắc Trấn thủ con mang vị núi đồi

Lá ngụy trang xanh đầu trọng pháo Hương rừng bỗng mát một ngày vui

(Rừng)

Là những chàng trai Mán trong buổi lên đường có dáng hơi cổ kính của bãi Lương Tuyền nhưng lại đậm hương vị quê hương, có nhịp khẩn trương của của cuộc đời mới:

Hãy nghỉ tay chèo và gấp lưới Bữa riêu thơm khói bếp trái nhà Ăn vội

Trống tập trung

Vang vọng bãi Lương Tuyền

… Đất nước gọi ta rồi. Trai Mán đi xa (Bất Bạt đêm giao quân)

Còn là những học sinh quân khóa 1, khóa 2 cùng học trường Sơn Tây, hai mươi năm nay đi khắp sông, khắp núi, dày dạn trong chiến đấu nhưng vẫn luôn nhớ về mảnh đất ban đầu, nơi đã đào tạo, dạy họ những bài học đầu tiên về “giữ từng thước đất Tổ quốc” (Nhớ Sơn Tây).

Và đặc biệt, người lính trong thơ Quang Dũng còn là những con người tóc đã bạc trắng, tuy đã ở tuổi không còn trẻ nhưng vẫn tràn trề sức lực, vẫn mơ được tiếp tục lên đường với tất cả men say từ thời binh đoàn Tây Tiến:

Anh chửa dừng chân, dầu trắng tóc Vẫn không trang sách đợi hiên nhàn Anh vẫn đêm đêm đường pháo sáng Hiểm nghèo từng bước vượt gian nan

(Những người tóc đã trắng)

Người lính trong thơ Quang Dũng luôn là hiện thân của những người anh hùng bản lĩnh có ý chí cách mạng, tiên phong trong những trận chiến, vượt lên trên những khó khăn, gian khổ, hành quân trên những địa hình hiểm trở (Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao ngàn thươc xuống) và luôn tỏa sáng một cách chân thực. Ở nơi đâu bóng dáng của họ cũng hiện lên kiên cường:

Đường 12 đêm đêm hành quân Bóng bộ đội chính quy

Bước vào chiến dịch Lù lù pháo nặng

(Đường 12)

Bóng anh trắng vách Trường Sơn dựng Nhấp nhô hết xuống lại trườn lên

(Những người tóc đã bạc trắng)

Sức mạnh của người lính Việt Nam hòa với sức mạng của rừng xanh trở thành nỗi khiếp sợ của kẻ thù:

Lính giặc ra hàng con khiếp vía Quân ta xanh lá hiện ngang đường

(Rừng)

Sau những trận chiến, những cuộc hành quân vất vả, mệt mỏi người lính vẫn sáng lên vẻ đẹp của người anh hùng trận mạc:

Im rồi! Chiến dịch vừa ngơi súng Thắng trận anh về áo rách bươm

Lá cũng tả tơi nhường mệt mỏi Càng thêm kiêu đẹp vẻ anh hùng

(Rừng)

Trong thơ Quang Dũng, người lính hiện lên oai hùng, lẫm liệt, thể hiện được sức mạng của con người, sức mạnh của sự đồng lòng quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Quang Dũng đã xây dựng nên hình tượng những người lính chân thực với niềm tự hào, với giọng thơ ngợi ca, họ là niềm tự hào bất diệt trong lòng mỗi ngươi Việt Nam yêu nước.

Hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng hiện lên thật đẹp, luôn luôn hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp nhất. Họ sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, chiến đấu quên mình vì dân tộc:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến)

Quang Dũng không hề né tránh cái chết khi khắc họa hình tượng người lính. Đây là một trong những điểm khác biệt của ông so với các nhà thơ cách mạng. Thơ ca cách mạng, hình tượng nhân vật thường mang tính lý tưởng hóa, xây dựng những hình tượng con người anh hùng cách mạng với cảm hứng ngợi ca. Vì thế người lính trong thơ cách mạng dù vẫn “áo anh rách vai/quần tôi có vài mảnh vá” gian khổ là thế nhưng vẫn luôn lạc quan “Miệng cười buốt giá/chân không giày”. Thơ Quang Dũng người lính có đối mặt với gian khổ, tâm hồn vẫn luôn lạc quan nhưng không chỉ có vậy, Quang Dũng còn miêu tả cái chết của họ trong chiến trận chân thực với một niềm xót xa vô hạn, một trong những điều mà thơ ca cách mạng né tránh vì sợ làm nhụt ý chí cách mạng của người lính. Trong Tây Tiến, cái chết của người lính mang âm hưởng hào hùng của thời đại anh hùng ca cách mạng của những người ra đi vì nghĩa lớn, “cái chết của người lính vì vậy cũng đẹp một cách cổ điển tượng trưng,

nhưng còn đẹp hơn cả cái chết “da ngựa bọc thây” của Mã Viện” [63]. Cái chết họ trở nên thiêng liêng, bi hùng chứ không bi lụy, cái chết hòa vào hồn thiêng dân tộc bay lên, nay lên mãi.

Trong Hồng Phú – Châu Giang:

Những người bộ đội trước

Không còn đi mua bật lửa xà phòng Đã nằm xuống đâu

Biên giới – đồng bằng

Sóng nắm Châu Giang rào rạt

Trong Đường chiều thứ 7:

Đã không còn gặp lại

Thân nằm trên một đỉnh núi Trường Sơn … Anh nằm sương trắng mười năm Người lính giữ đầu tiên

Hà Nội

Cái chết của những người lính được miêu tả bẵng ngòi bút hiện thực, đời thường, không hào hùng, lẫm liệt như trong Tây Tiến nhưng cái chết của những người lính trở thành những huyền thoại, trở thành những con người bất tử trong lòng đất nước Việt Nam thân yêu. “Họ đã không thể nào trở dậy” để tất cả mọi người được hưởng hạnh phúc, đất nước được thanh bình, nhường lại “đường đi dành lại cho chúng ta”, hòa với sông núi ngàn năm vẫn sáng mãi tên những người anh hùng “Liệt sĩ tên còn xanh núi non (Pha Đin)”.

Trong thơ Quang Dũng, người lính có mặt ở khắp mọi nơi từ những vùng đất của Sơn Tây, Mộc Châu, … cho đến Thanh Hóa, Nghệ An ở nơi đâu họ cũng trở thành những anh bộ đội anh hùng. Bóng dáng của họ là sự khiếp sợ của kẻ thù, là niềm tin yêu, mang đến sự an tâm cho mọi người, để lại những tình cảm sâu đậm trong lòng đồng bào, củng cố lòng quyết tâm và niềm tin cho nhân dân vào cuộc kháng chiến. Họ xuất hiện dưới những cái tên anh bộ đội, du kích… tên nào cũng

quen thuộc, họ có mặt ở khắp mọi nơi những nơi họ đi qua đều trở nên rộn rã xóa tan không khí tĩnh lặng, họ hòa mình với cuộc sống của nhân dân:

Bờ tre cây rơm thôi tịch mịch Vỡ lá bàng khô bước du kích … Chiều đến loa vang tin chiến sự Khêu bấc đèn con, họp tiểu đoàn…

(Những làng đi qua)

Nhưng hình tượng người lính không chỉ biết có chết chóc, đau thương, họ vẫn ngây ngất hưởng trọn những gì của cuộc đời. Họ hiện lên trong tình quân dân thắm thiết. Những làng đi qua, Nhớ, Quán bên đường, Lính râu ria… là những bài thơ thể hiện rõ nét mối tình quân dân thắm thiết, tình cảm giữa những con người cùng chung giống nòi (Buồng chuối tiễn quân em mới cắt/ Nắm cơm hàng xóm tiễn trung đoàn), là những tình cảm khó phai nơi người lính ghé qua dù chỉ một lần cũng để lại những cảm xúc không thể nào quên (Nhớ mẹ già tiền cơm chẳng lấy/Nhớ em nghèo khó giữa vườn hoang dại). Họ hòa mình với cuộc sống của nhân dân, cùng sống cùng sinh hoạt cùng vui những đêm liên hoan dài bất tận (Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa).

Đặc biệt ở Lính râu ria, Quang Dũng khám phá hình tượng người lính dưới góc độ đời thường khác hẳn những người lính oai hùng, kiên cường trong những cuộc chiến. Họ không phải là những con người chỉ biết có chiến đấu, chỉ biết có đánh giặc, sau những ngày giờ vất vả, họ cùng đồng đội đến quán tản cư chè chén, bế đứa bé con chủ quán mà chạnh lòng nhớ thương vợ con mình nơi quê nhà. Tuy vẫn hát lên bài ca nhưng người đọc vẫn cảm nhận được nỗi lòng của người lính (Lính mấy chàng phanh ngực/Hát nhẹ lên bài ca). Người lính hiện lên chân thành, cảm động. Quang Dũng đã khám phá được góc đời thường, góc tâm tư tình cảm của họ và miêu tả chân thật. Bài ca đó là bài ca của tình người, của tâm hồn những con người bình thường, con người đời thường.Trong hoàn cảnh chiến tranh họ oai hùng, bản lĩnh là thế nhưng trong cuộc sống đời thường, người lính luôn là những con người sống tình cảm, có những mơ ước, có những khát khao. Thơ cách mạng thường hướng đến cái chung, cái

cộng đồng nên những bài thơ mang màu sắc cá nhân như Lính râu ria từng bị lên án, nhưng có lẽ nếu không có những bài thơ đó, hình tượng người chiến sĩ sẽ không hoàn chỉnh. Ngoài những phẩm chất nổi bật can trường, gan góc bản lĩnh nơi chiến trận Quang Dũng còn khắc họa được những nét đời thường của họ, khám phá được góc tâm tư riêng của họ. Đó là những nét riêng của người lính trong thơ Quang Dũng đồng thời là nét riêng biệt, độc đáo của ông so với những nhà thơ cách mạng cùng thời. Người lính trong thơ Chính Hữu, Hồng Nguyên, Tố Hữu mới chỉ dừng lại ở những phẩm chất kiên cường, bản lĩnh, ý chí quyết tâm, và tâm hồn lạc quan của người lính (Áo vải chân không/Đi lùng giặc đánh), chỉ đến Quang Dũng người lính mới hiện lên đa dạng, chân thực. Xây dựng hình tượng người lính bằng sự kết hợp bút pháp lãng mạn với bút pháp hiện thực khiến hình tượng người lính càng trở nên hoàn chỉnh hơn, chân thực hơn và tiêu biểu cho lớp người lính kháng chiến chống Pháp.

Người lính trong thơ Quang Dũng là những chàng trai đa tình, lãng tử nhất. Trong lúc cái chết kề bên họ cũng không quên mộng về một “dáng kiều thơm”, trong những lúc im ắng tiếng súng, cái chất đa tình đó cũng bộc lộ rõ ràng, chỉ cần một lần ghé quán nước bên đường, tâm hồn người lính cũng trở nên rung động:

Và chợt nhớ chúng ta xa nhà cửa Em tản cư tôi là lính tiền phương Quê Hà Nội cùng xa từ một thuở

Lòng rưng rưng thương nhau quá dọc đường (Quán nước)

Người lính trong thơ Quang Dũng còn là những con người luôn mang trong mình những tình cảm chân thành. Khi ra trận họ mang trong mình nỗi nhớ thương da diết người bạn gái nơi quê nhà qua tấm ảnh cũ:

Tấm ảnh nâng niu

… Của tấm tình đầu mộng đẹp Anh bạn cầm tấm ảnh

Sơi ánh trăng rừng Việt Bắc Nhớ góc phố ngày xưa

(Đường chiều thứ 7)

Tấm ảnh đó được anh nâng niu, cất giữ để “cùng những bản đồ vẽ kế hoạch đêm công đồn”. Tình cảm của người lính trong thơ Quang Dũng không những không làm phân tán ý chí chiến đấu mà trở thành động lực giúp người chiến sĩ kiên cường hơn. Vì thế trong mọi hoàn cảnh người lính luôn bộc lộ tâm hồn lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống:

Tiếng hát hành quân vui trong mưa (Những làng đi qua)

Luôn hướng về quê nhà với những tình cảm chân thành nhất, khát khao về một ngày đoàn tụ:

Bao giờ tôi gặp em lần nữa Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ Còn có bao giờ em nhớ ta

(Mắt người Sơn Tây)

Và không nguôi nỗi lo lắng cho mẹ già nơi quê nhà trong không khí chiến tranh, chết chóc bủa vây:

Mẹ tôi, em có gặp đâu không Bao xác già nua ngập cánh đồng

(Mắt người Sơn Tây)

Hình tượng người lính được xây dựng khá thành công trong thơ Quang Dũng. Người lính được nhìn nhận soi chiếu dưới nhiều góc cạnh, khi thì anh hùng, bản lĩnh, có lúc lại bình dị đời thường với những tình cảm, cảm xúc chân thành. Ở góc độ nào Quang Dũng cũng rất thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật này.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 64 - 74)