Hình tượng người phụ nữ

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 83 - 94)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Hình tượng người phụ nữ

Trước thơ ca cách mạng, hình tượng người phụ nữ thường ít được khắc họa, ít thấy xuất hiện. Trong thơ mới, Nguyễn Bính là tác giả hơn một lần nhắc đến mẹ của mình qua những câu thơ “Em là con gái trong khung cửi/ Dệt lụa quanh năm với mẹ già” … Dù vậy, hình tượng người mẹ vẫn chưa được khắc họa đậm nét, chưa trở thành nhân vật trung tâm của thơ ca.

Trong thơ Quang Dũng, hình tượng người phụ nữ có một vị trí khá đặc biệt. Xuất hiện trong thơ là những người mẹ, người vợ, người yêu,… những người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong kháng chiến để lại những cảm xúc khó quên trong mỗi người. Người phụ nữ trong thơ Quang Dũng không còn là những nhân vật đơn giản, mờ nhạt như trong Thơ mới mà hiện lên một cách rõ nét, chân thực, mang những ý nghĩa mới, góp phần không nhỏ vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.

Người phụ nữ trong thơ Quang Dũng là người phải chịu nhiều mất mát, nhiều đau thương nhất trong chiến tranh. Chiến tranh làm cho những người phụ nữ vốn đã chịu nhiều thiệt thòi càng trở nên khó khăn hơn khi chồng, cha, con của họ dấn thân vào cuộc chiến đấu không hay ngày trở về. Họ trông chờ, hy vọng trong mỏi mòn, trong lo lắng cho những đứa con nơi xa:

Cha già phơi áo rách Mẹ trông ngõ ngày dài Thương một người con trai

( Nhớ bạn) Mẹ già thao thức ngó qua phên Hành quân trong đám người đêm ấy Biết có con thương của mẹ hiền

( Đường trăng)

Là người thiếu nữ trẻ yêu đời, say mê hát, thủy chung chờ đợi “người trai” trở về với câu hát “Người yêu say đắm hơn hoa mùa xuân” ( Đường chiều thứ 7).

Là người vợ nhớ chồng khi gặp những đồng đội của chồng mình nơi tản cư, một nỗi buồn không gọi nên lời:

Chép miệng trong hơi chăn Chị buồn chi không rõ

(Lính râu ria)

Tấm lòng của người mẹ, người vợ vốn đã đôn hậu, thủy chung nay trong hoàn cảnh đặc biệt càng trở nên ngời sáng. Họ là biểu tượng cho đức hy sinh thầm lặng,

lam lũ, chịu thương chịu khó, luôn bao bọc, che chở cho con dù lúc yên ả, hay lúc mưa bom bão đạn:

Tưởng dáng mẹ nhấc đầu tay nải Bế xốc con lên

Khánh và vòng tay rung nhạc Bước vội xuống tàu

Đi về một miền quê ngoại ngày xưa (Nhớ về mẹ) Mẹ địu con thơ mang tiếng hát Ru con gửi gắm những quê nhà

(Những làng đi qua)

Hình ảnh người mẹ gắn thường gắn liền với những gì ấm áp nhất, yên bình nhất, là nỗi nhớ thương sâu nặng cho những người con xa quê, những người con đang dấn thân vào cuộc kháng chiến mong một ngày mai được sum họp đoàn tụ. Cho dù đi đâu, ở nơi nào, hình ảnh người mẹ luôn luôn hiện lên trong niềm thương nỗi nhớ của những đứa con. Nhớ về mẹ, hình ảnh mẹ luôn gắn với những kí ức trong sáng, ấm áp nhất, yên bình nhất, thân thương nhất:

Mắt mẹ buồn khơi dĩ vãng

…làm con nhỏ tuổi bâng khuâng Mẹ là Việt Nam hiền hậu vô cùng Đã hát ru con những lời cổ tích

(Nhớ về mẹ)

Trong thơ Quang Dũng người phụ nữ không chỉ là biểu tượng cho đức hy sinh thầm lặng mà được khắc họa với một tầm vóc cao hơn. Vượt qua những mất mát, những đau thương, người phụ nữ trong thơ Quang Dũng luôn hòa mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Dù không trực tiếp cầm súng nhưng họ đã góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc, họ trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Trong đời sống thường nhật những người phụ nữ hiện lên thật đẹp, hăng

say lao động, sản xuất, họ ra đi từ mờ sáng, hòa mình vào công việc, góp phần xây dựng đất nước:

Chim chưa dậy, gà chưa gáy canh đầu … Nhìn ra rừng còn trong bóng đêm Một tiếng cu rúc buông vắng lặng Đi thôi lên vai nào cuốc chim.

( Mười hai cô gái trồng cây)

Khi đất nước có chiến tranh, chính họ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. Hình ảnh những cô gái miền núi, những mẹ già đôn hậu, những em nhỏ mắt biếc cùng với bộ đội sống trong tình quân dân ấm áp là một trong những hình ảnh nổi bật trong thơ Quang Dũng. Họ đối xử rất chu đáo, chân thành với tất cả những ai đã từng đến với tình cảm thắm thiết, yêu thương. Những nơi bộ đội đi qua, từng bản làng, từng con người đều hòa chung vào không khí cách mạng, họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, chăm sóc bộ đội như người thân thiết ruột thịt:

Những làng trung đoàn ta đi qua … Gạo thổi cơm sôi thơm ngõ ruối Buồng chuối tiễn quân em mới cắt Nhựa cây còn tuôn như sữa vắt

( Những làng đi qua)

Dù gia cảnh còn nghèo khó nhưng họ vẫn tiếp đón chu đáo hết mực anh bộ đội cụ Hồ một lần đi công tác qua ghé nhờ bằng những tình cảm chân thành dù bữa cơm còn rất đạm bạc. Tình cảm con người tuy rất giản dị, đời thường nhưng chứa đựng những rung cảm sâu xa:

Mẹ già đầu tóc bạc phơ Nhăn nheo nét khó Người vào run sốt … Mẹ hối đun nước …Cua đồng rau đay

Mâm cơm đến bữa

(Nhớ)

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Tây Tiến)

Hòa trong tình quân dân ấm áp, trong những buổi liên hoan với bộ đội những cô gái hiện lên thật diễm lệ, là nỗi nhớ khó phai trong lòng mỗi chàng trai. Quang Dũng đã dành những câu thơ đẹp nhất để ca ngợi nét đẹp của những cô gái miền sơn cước:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

(Tây Tiến)

Chính vì thế khi ra đi, tình nghĩa quân dân ấm áp, hình ảnh những mẹ già, em gái đã trở thành kí ức đẹp trong lòng người chiến sĩ, là vấn vương của tình người chân thành:

Nhớ mẹ già tiền cơm chẳng lấy

Nhớ em nghèo khó giữa vườn hoang dại Nhớ bát muối vừng Nồi cơm trộn sắn (Nhớ) Bàn tay áo chàm Chị em miền núi (Đường 12)

Họ trở thành động lực cho người chiến sĩ nơi chiến trường:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Quang Dũng còn hiện lên với những vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng, trở thành những ám ảnh với những người đi xa. Vẻ đẹp của người phụ nữ hòa chung vào vẻ đẹp của quê hương xứ sở:

Vầng trán em mang trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây phương Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em đã bao ngày em nhớ thương

(Mắt người Sơn Tây)

Là vẻ đẹp thân thương của những cô hàng xén ven sông Đáy, là mái tóc hương bưởi, là đôi má ửng đào. Tất cả hình ảnh đó trở thành những gì bình dị, thân thiết, là nỗi nhớ khó quên:

Những gánh hàng xén bồ quân Má hồng thôn nữ

Thoảng mùi hương quê mùa

… Mái tóc em vừa thơm hương bưởi Chân nhẹ nhàng còn dính phấn hoa

(Những cô hàng xén)

Một điều đặc biệt khi đọc thơ Quang Dũng, những bài viết về hay nhất về người phụ nữ lại là những bài thơ gắn liền với quê hương xứ Đoài của ông: Những cô hàng xén, Mắt người Sơn Tây, Nhớ về mẹ… Người phụ nữ trong cảm nhận của Quang Dũng luôn gắn liền với những gì gần gũi thân quen nhất, là nỗi nhớ của những ai xa quê, là niềm vấn vương những ai đã từng gặp. Quang Dũng viết về họ với những tình cảm tha thiết chân thành nhất, không chỉ ngợi ca những phẩm chất vốn có của người phụ nữ Việt Nam mà bản thân họ đã hóa thân thành dáng hình của đất nước, tiêu biểu cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

Xứ Đoài của Quang Dũng hiện lên sinh động, thân thương không thể tách rời hình ảnh của những người phụ nữ quê nhà. Đó là những cô hàng xén thôn quê chăm chỉ cần cù, kĩu kịt đôi bồ, ra đi từ sáng sớm, về khi “ngõ tối còn thơm”:

Thôn nào cô mới đi qua Gà vừa gáy sáng

Thắt lưng đào bên sông im lặng Kĩu kịt đôi bồ

... Những cô hàng xén tên xinh Đẹp như ca dao nước Việt.

( Những cô hàng xén)

Là mẹ già thân yêu:

Hơi thở ấm trầu răng đen rưng rức Mẹ già nón nhẹ bay tua

(Những cô hàng xén)

Là “đôi mắt người Sơn Tây” ám ảnh:

Đôi mắt người Sơn Tây U ẩn chiều lưu lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây Tôi gửi niềm thương nhớ

(Đôi mắt người Sơn Tây)

Trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, người đọc cũng từng bắt gặp cô hàng xén như thế:

Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng

Với xứ Đoài quê hương, Quang Dũng luôn hướng về với tấm lòng tha thiết, chân thành. Với những người phụ nữ Quang Dũng cũng dành những tình cảm trong sáng, thương yêu. Vì vậy mà hình tượng người phụ nữ trong thơ Quang Dũng dù là những người con xứ Đoài hay bất kì ai khác, người đọc cũng luôn cảm nhận được tấm lòng tha thiết thương yêu được bộc lộ trong những câu thơ, trong những hình ảnh vừa gần gũi, bình dị luôn là kí ức khó phai trong tâm hồn tác giả mỗi khi đi đâu, ở đâu. Quang Dũng viết về những con người này với những tình cảm chân thành nhất, thân thương

nhất, ông dành cho họ một sự yêu mến thiết tha xen lẫn với sự khâm phục. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, cuộc sống yên bình hay khó khăn những người phụ nữ Việt Nam luôn toát lên những vẻ đẹp bình dị, bản lĩnh nhất

Trong hoàn cảnh chiến tranh, những người phụ nữ ở nơi hậu phương luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng những người con, những người chiến sĩ. Dù đang đối diện với khó khăn gian khổ, nhưng họ không nguôi lo lắng cho những người thân yêu trong gia đình. Giọng thơ lo lắng, thảng thốt, sợ những mất mát những rủi ro:

Mẹ tôi em có gặp đâu không Bao xác già nua ngập cánh đồng Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

(Mắt người Sơn Tây)

Vì thế những mơ ước về một ngày hòa bình, được gặp lại những người thân yêu trở thành niềm khát khao cháy bỏng của tất cả mọi người. Điều đó càng khiến những chiến sĩ của chúng ta kiên cường, anh dũng, chiến đấu vì một ngày mai không xa, vì một ngày mai được gặp lại nhau trong khung cảnh thanh bình:

Bao giờ tôi gặp em lần nữa Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ Còn có bao giờ em nhớ ta?

(Mắt người Sơn Tây)

Trong thơ Quang Dũng ta bắt gặp những người phụ nữ có những cảnh ngộ éo le, đáng thương. Họ hiện lên cô đơn, cô quạnh. Ở đó nhận ra một Quang Dũng sâu sắc, thắm thiết tình người. Nhà thơ đồng cảm với số phận của những người phụ nữ. Đó là những cô gái chạy giặc, mở một quán nước ven đường, cuộc sống nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều trở thành niềm cảm thương vô hạn trong tâm hồn mỗi người ghé thăm:

Em có một mình, nhà hoang vắng qua Mảnh chăn đào em đắp có hoa thêu

Hàng của em: chai lọ xác xơ nghèo Tôi nhìn lại mảnh quần xưa đã vá

( Quán nước)

Nhưng cũng có khi là những thiếu nữ, những người vợ bị mất đi người thân yêu nhất, phải chịu những đau khổ, những ngậm ngùi mà không phải ai cũng hiểu thấu lòng họ, họ vẫn phải tiếp tục sống, sống kiên cường bản lĩnh, quên đi hạnh phúc xưa kia, đối mặt với cuộc sống thực tại:

Nhiều người vợ trẻ

Đàn ông đã ngã trên chiến trường

Vất vả nuôi con những ngày kháng chiến Xót xa thương khóc bao ngày

Họ đi bên những người chồng mới lấy Và những đứa con

… Ai biết được bây giờ Tâm sự của những người Ngậm ngùi cất kỹ ảnh chồng

( Đường chiều thứ 7)

Và có khi đó là những người phụ nữ xa xứ, ở nơi miền ly hương, nỗi cô đơn hòa cùng cảnh vật càng làm nổi bật tâm trạng mong nhớ quê nhà của họ. Tâm trạng đó, hình ảnh đó ta chưa hề thấy xuất hiện trong thơ ca của nhà thơ nào khác. Đây là một trong những nét riêng, điểm đặc biệt trong thơ Quang Dũng. Sự đồng cảm của Quang Dũng đã hướng tới những người con gái tận “trời Hán quốc”, những u uẩn, những nỗi niềm, sự cô quạnh hiện lên:

Đây Nhạn môn quan đường ải vắng Trường thành xa lắm Hán vương ơi! Chiêu Quân che khép mền chiên bạch Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi … Ngó lại xanh xanh triều Hán đế

Từng hàng châu lệ thấm chiên nhung (Chiêu Quân) Ngồi đây năm năm miền ly hương Quê người đôi gót mỏi tha phương … Người ơi quê cũ đèn hoe ngọn Tóc bạc trông chừng cổng héo hon

(Cố Quận)

Nhưng điều nổi bật gây ấn tượng với mọi người hơn cả khi đọc thơ Quang Dũng là sự xuất hiện những người tình, những cô gái từng một thời làm chàng trai hào hoa, đa tình say đắm, thương nhớ. Quang Dũng đã dành những câu thơ đẹp nhất, những tình cảm chân thành, thắm thiết nhất khi viết về họ. Hình ảnh những cô gái được biểu hiện trực tiếp, sâu sắc, chân thành. Là cô gái khi còn đôi mươi, say đắm với tình yêu đầu đời:

Em tuổi hai mươi Yêu anh hào hiệp

(Không đề)

tin tưởng về một tình yêu vững bền, trăm năm mãi bên nhau:

Em đã đi về xem gặt lúa

Làng anh bừng sáng cả đường rơm … Đã tưởng đấy là quê vĩnh viễn Đời em chỉ có một quê thôi

( Đường về quê hương)

nhưng tình yêu đó không thành:

Bỏ em, anh đi

Đường hai mươi năm Dài bao chia li

Họ hiện lên chân thành, thanh cao, chung thủy với tình yêu, biết chờ đợi nhưng cũng biết chấp nhận số phận. Dù không đến được với nhau nhưng vẫn luôn giữ mối tình cảm trong sáng, ấm áp tình người cao thượng. Họ mãi trở thành những kí ức đẹp, khó phai, luôn luôn trân trọng giữ gìn, tình yêu của họ trở nên bất tử cùng thời gian:

Ngày nay ngày nay Chuyện đẹp qua đi Thời gian gấp ruổi Còn lại chúng ta

Em mãi là hai mươi tuổi Ta mãi là mùa xanh xưa Giữ trọn tình người cho đẹp

(Không đề)

Câu thơ là sự tiếc nuối, sự xót xa, ân hận của những người trong cuộc.Thời gian trôi qua, mọi chuyện đã quá vãng, chỉ còn lại hơi ấm của tình người của những người đã qua cái “tuổi hai mươi” nhưng lòng vẫn nhớ mãi “mùa xanh xưa” đó.

Có rất nhiều nhà thơ từng viết về tình yêu. Quang Dũng viết về người con gái và mối tình của mình chân thành, mộc mạc nhưng cũng vô cùng đau xót, ân hận. Không phải người con gái nào cũng giữ được tình cảm thanh cao đáng quý như “cô gái vườn ổi” đó. Sự mộc mạc chân thành trong Màu tím hoa sim của Hữu Loan lại là mối tình của bi thương của đôi vợ chồng trẻ còn trong Không đề, Vườn ổi lại là tình cảm của những người không đến được với nhau. Nhưng tình yêu đó không chết mà trở nên thanh cao, thực sự hiếm gặp trong thơ ca Việt Nam hiện đại bởi tình người thấm đẫm trong đó. Trần Lê Văn đã nhận định “Quả là một mối tình đẹp đến mức thành cổ điển, nghĩa là muối mặn gừng cay đấy, những vô cùng thanh khiết, cao quý. Thôi thì chẳng có được nhau trong đời, hay “Giữ trọn tình người cho đẹp”. Một mối tình thơ, không gợn tục… “Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời” [100, 64].

Hình tượng người phụ nữ trong thơ Quang Dũng hiện lên thật đa dạng để lại những tình cảm đặc biệt trong lòng độc giả. Viết về họ, Quang Dũng đã dành những

tình cảm chân thành tha thiết nhất của mình. Trong chiến tranh hay trong cuộc sống sinh hoạt đời thường họ luôn hiện lên bình dị, gần gũi, ấm áp tình người, bộc lộ những phẩm chất đáng quý, vượt lên hoàn cảnh, chứng tỏ bản lĩnh và sức sống mãnh liệt của chính mình. Dù phải chịu những mất mát, đau thương, dù phải gánh vác những nhiệm vụ nặng nề nhưng những người phụ nữ luôn đặt niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Với cái nhìn trong sáng, cao thượng, Quang Dũng luôn nhìn nhận khám phá họ trong những chiều sâu mới, nói được tiếng nói cá thể của mình đồng thời ca

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w