Cảm hứng phiêu du

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 52 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Cảm hứng phiêu du

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phiêu du là đi chơi, đi đến những nơi xa lạ” [780]. Trong thơ Quang Dũng, nổi bật là cảm hứng phiêu du. Điều này là nét riêng độc đáo nhất cùng với cảm hứng ngợi ca, cảm hứng hiện thực nó thể hiện thống nhất trong con người Quang Dũng, là sự biểu hiện tính cách riêng biệt của Quang Dũng. Khó có thể tìm thấy sự gặp gỡ nào về điều này trong thơ của những nhà thơ cách mạng.

Quang Dũng đến với cuộc đời bằng một tính cách riêng, một cách sống riêng, một cách nhìn cuộc đời riêng. Là người có tính cách giang hồ, ưu phiêu lưu, thích đi đến những chân trời xa lạ để được thỏa “chí tang bồng” một thời từng gắn bó xương máu, Quang Dũng bước chân vào địa hạt thơ cách mạng với tâm hồn bay bổng, lãng mạn, và thả bước chân của mình tới mọi miền đất nước. Sống trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nhưng những cá tính riêng của ông không hề bị trộn lẫn, bị phai phôi mà trái lại dù trong những hoàn cảnh như thế nào, Quang Dũng vẫn luôn là chính mình, thích làm những gì mình thích và thích sống với những gì mình có.

Thông thường, thơ ca kháng chiến thường ít bộc lộ cái “tôi” cá nhân mà thường chú trọng tất cả những gì thuộc về cái chung, cái cộng đồng. Với Quang Dũng, ông đến với thơ ca cũng như thế nhưng màu sắc riêng, những cái riêng của Quang Dũng thì không thể lẫn. Trước hiện thực cách mạng, sống trong không khí cách mạng sục sôi như thế tâm hồn Quang Dũng vẫn mơ ước tới những bến bờ xa xôi, tới những chân trời xa lạ, hóa thân thành “mây” để được lang thang, thoát lên trên những “góc phố phường” chật chội, tù túng:

Mây ở đầu ô mây lang thang Ôi! Chật làm sao góc phố phường Góc phố phường

Mây ở đầu ô

Qua những cột đèn

(Mây đầu ô)

Khát khao tới những không gian rộng lớn, những chân trời xa xôi để được hòa mình vào thiên nhiên, đất trời, được thu vào tầm mắt những gì đẹp nhất của cuộc sống con người, được tận mắt chứng kiến tất cả vẻ đẹp của không gian đất nước ở tầm cao là khát khao suốt cuộc đời của Quang Dũng. Có lẽ chính vì thế mà tuy đã năm mươi tuổi, ở cái độ tuổi chín chắn rồi, Quang Dũng vẫn thường trực mơ ước được đi xa và còn rất sung sức. Đây là điểm nổi bật, độc đáo nhất trong tính cách của nhà thơ, và trong thơ Quang Dũng không khi nào nguồn cảm hứng này vơi cạn, nó được biểu hiện trong rất nhiều trong những bài thơ của ông. Mây đầu ô là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất cảm hứng phiêu du đó.

Quang Dũng thích đi, ham đi, đi đến nhiều nơi, và hình như chẳng có nơi nào đi qua mà khiến ông cảm thấy xa lạ. Từ Mộc Châu, Sơn Tây…cho đến Thanh Thủy, Cẩm Thủy, Bố Hạ… nơi nào mà chưa từng được Quang Dũng đặt chân tới. Đến những vùng đất, những nơi xa lạ, nơi nào, địa danh nào cũng mang tới cho Quang Dũng những cảm hứng nhất định, và vì chúng xuất hiện trong thơ ca ông như một niềm đam mê say đắm. Cho đến những con đường, những dòng sông, những khu rừng âm u… từ rừng ra biển, từ biển lên rừng, ở đâu cũng bắt gặp một tâm hồn hăm hở mải miết đi, đi để thỏa chí vẫy vùng, đi để được khám phá. Quang Dũng đã khám phá những vẻ đẹp của mọi miền đất nước:

Từ núi rừng Trường Sơn thâm nghiêm:

Rừng ta thâm nghiêm Um tùm bóng cả

Xanh Trường Sơn cây cổ đại nghìn năm Rừng miền Tây che gió Lào quạt lửa

(Rừng)

Đến Bố Hạ:

Tháng Chạp mùa cam lửa đốm vườn Bãi sỏi quanh co dòng nước chậm Cheo leo, cầu tạm, vắt sông Thương

(Bố Hạ)

Đến đồng muối Hải Thịnh:

Rừng dương Hải Thịnh dày như ken Lọt từng khoang biển vầng lá kim

(Về đồng muối)

Và cả hình ảnh những cô gái trồng cây cũng được Quang Dũng thu vào tầm mắt trong một chuyến nhà thơ đi rừng - về với Tây Nguyên; rồi những đêm giao quân ở Bất Bạt, những cuộc hành quân của lính Tây Tiến … Tất cả đều được nhà thơ thâu tóm, gợi những cảm xúc, khiến nhà thơ thăng hoa viết nên những khúc ca, khúc ca của những ngày được đi của những ngày được đến những miền đất những vùng đất, để được “bay lên những mái nhà” ngắm “trời xanh lộng thế”. Tất cả đều được gợi hứng từ cuộc sống, từ tâm hồn yêu tha thiết cuộc sống, từ sự đam mê cuộc sống này như nguồn sống chưa bao giờ vơi cạn trong con người nhà thơ. Khát vọng được hòa mình vào cuộc đời, được sống một cuộc đời bình thường, được đi được khám phá của Quang Dũng trở thành máu thịt ngấm sâu vào trong tâm hồn ông không gì thay đổi.

Nói về Quang Dũng, Trần Lê Văn kể “Quang Dũng hăm hở đi, mải miết đi, như có một ma lực gì lôi kéo. Máy bay giặc Pháp bắn ban ngày thì anh đi ban đêm… Anh đi để mở rộng hiểu biết của mình; để thu nhận chất liệu và cảm hứng cho những bài thơ, trang văn, bức vẽ của anh; và điều này cũng khá quan trọng – để được hưởng sự sảng khoái của việc đi, thưởng thức cái đẹp của người, của cảnh, cái món ngon của ăn, uống ở các nơi” [94, 53].

Có lẽ vì thế mà trong những chuyến đi của mình Quang Dũng đã khám phá được những phong tục tập quán, những nếp sống sinh hoạt từng vùng quê, những con người nơi ông từng qua. Tất cả gợi những cảm xúc khó quên trong lòng Quang Dũng và nó được hóa thân trở lại trong những trang thơ giàu tình người của Quang Dũng.

Những món ăn dân dã cũng xuất hiện trong thơ Quang Dũng (Hàng quán lên hương bỏng kẹo/Riêu bốc hơi ấm áp chuối tiêu vàng (Đường 12),

Cái máu phiêu lưu ngấm vào máu thịt của con người này nên ngay cả trong thơ viết về đề tài chiến tranh cũng thể hiện sự phiêu lưu đó. Có lẽ vì thế màVăn Giá cho rằng con người tráng sĩ Quang Dũng “rất lạ, bước vào chiến tranh mà cứ như thả bước chân phiêu lãng giang hồ. Chiến tranh với những gương mặt tử thần rình rập, đâu phải thích hợp cho cái máu phiêu lưu? Ấy thế mà cứ hăm hở như không vậy” [30, 15].

Trong Tây Tiến, những người lính Tây Tiến nhìn chiến tranh như một sa trường đầy hùng khí của các cuộc chiến trinh thời cổ đại. Họ là những chàng trai mười tám, đôi mươi, bước vào chiến trận với ý chí Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, họ hiện lên oai phong lẫm liệt, ngay cả cái chết cũng coi nhẹ tựa lông hồng. Trên chặng đường hành quân đang là những bước chân khó nhọc trên những con dốc, đỉnh đèo họ vẫn nhận ra bóng dáng ấm áp của con người, xua đi những mệt nhọc trong cơ thể (Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi). Tâm hồn ưa phiêu du, lang thang khắp chốn của Quang Dũng hòa với sông núi, nước mây đã kết tinh những câu thơ bất hủ. Bước chân của người lính Tây Tiến trải dài khắp đất nước, sang tận Sầm Nưa cũng là bước chân của hồn người Quang Dũng – phiêu bồng, không chịu đứng im.

Cuộc đời thì nhỏ hẹp, con người nhỏ bé, nhưng Quang Dũng đã không giam mình trong cái nhỏ bé đó. Tâm hồn Quang Dũng đến với cuộc đời, đến với con người luôn khoáng đạt, bao la. Quang Dũng thu vào tầm mắt tất cả sự sống, tất cả vẻ đẹp của cuộc đời làm hành trang cho cuộc đời thực của mình. Khát khao được đi, được đến, được sống những nơi mình muốn, mình thích là niềm khát khao không bao giờ vơi cạn trong con người này. Có lẽ Quang Dũng nếu được sống ngàn năm vẫn cứ muốn hóa thân vào “mây trắng” để được lang thang, phiêu du, được mở rộng tâm hồn, hòa mình với muôn màu của cuộc đời đa dạng, phong phú được thỏa cái chí tang

người/Làm cây thông đứng giữa trời mà reo, nhưng với Quang Dũng dù cuộc sống như thế nào ông vẫn yêu và đam mê cuộc sống. Vẫn mong muốn được đi, được khám phá mọi chân trời góc bể cho tới khi ngừng bước vẫn không thôi khát khao, không thôi phiêu du… nhưng là phiêu du trong tâm tưởng.

Cảm hứng phiêu du là nét riêng, đặc sắc trong thơ Quang Dũng. Đó là một cuộc phiêu du không ngừng nghỉ của con người Quang Dũng. Cuộc đời hãy còn rộng, còn dài và hãy cứ khám phá để làm chất liệu cho thi ca. Ta hãy đọc những lời của Lê Bảo để thấy được điều đó trong con người ông: “Trong cả một đời thơ Quang Dũng, nếu nhìn một cách tổng quát thì Tây Tiến có tính chất mở đầu đã là một cuộc đi, một cuộc dấn thân có nghĩa, đó là từ bỏ những cuộc đời nhỏ hẹp, cầm súng lên đường. Mây đầu ô vào ở vị trí kết thúc, vẫn là cuộc đi đấy những trong hồn Quang Dũng, tuổi trẻ vẫn còn. Vì còn mới cảm thấy chật chội nơi phố hẹp đầu ô…là sự thắt buộc vô hình tâm tưởng [7, 23].

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 52 - 56)