Hình tượng cái tôi trữ tình

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 63 - 64)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Hình tượng cái tôi trữ tình

Thơ ca trước hết là tiếng nói chủ quan của người nghệ sĩ, Bêilinxki cho rằng

“Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật”. Tác phẩm nghệ thuật thường xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật mà ở đó nó không chỉ là sự phản ánh, sự khúc xạ những hình tượng đời sống mà nó còn bộc. hình tượng nhân vật dù xây dựng như thế nào cũng là sự khúc xạ những hiện tượng đời sống, và là hình ảnh biểu hiện ý muốn chủ quan của nhà văn.

Các nhà thơ đều phải xác định thơ phải là từ cuộc đời,con người và cái đích hướng tới của thơ luôn là con người, cuộc đời”[47, 45]. Vì thế hình tượng nhân vật trong thơ ca bao giờ cũng gắn liền với cuộc đời từ cuộc đời “bước chân” vào trong địa hạt của văn học. Hình tượng thơ vừa là công cụ tư duy của nhà thơ vừa là mục đích của thơ… là sự thống nhất giữa chủ thể sáng tạo và khách thể thẩm mỹ, được thể hiện trong mối liên hệ hữu cơ, toàn vẹn của những yếu tố ngôn ngữ…”[59, 86].

?Thơ ca Quang Dũng nổi bật nhiều những hình tượng thơ: người mẹ, người vợ,

người chiến sĩ… mỗi một hình tượng đều được biểu hiện khác nhau. Trong đó hình tượng cái tôi trữ tình khá đa dạng, mang nhiều sắc thái, nhưng nhìn chung luôn thể hiện được bản chất tâm hồn con người Quang Dũng.

Nếu thơ mới 1932 – 1945 nổi bật với cái “tôi” cá nhân lãng mạn thì cái tôi trữ tình kiểu mới ra đời sau 1945 gắn liền với sự hình thành nền thơ trữ tình cách mạng kháng chiến, mở ra giai đoạn mới cho thơ ca. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Quang Dũng luôn gắn liền với cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Theo Lê Lưu Oanh “Cái tôi trữ tình là một giá trị cụ thể của cái tôi nghệ thuật. Trữ tình là sự trình bày trực tiếp cái tôi nghệ thuật ấy. Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình”.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 63 - 64)