7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Giọng hào hùng
Hầu hết những bài thơ viết đề tài chiến tranh, quê hương – đất nước thể hiện rất rõ giọng điệu hào hùng trong thơ Quang Dũng. Một số bài thơ thể hiện âm điệu chủ đạo đó: Đường 12, Rừng, Nhà bên đường, Gửi Sơn Tây, Những người tóc đã bạc trắng… và đặc biệt đó là âm điệu chủ yếu trong Tây Tiến khi khắc họa hình ảnh người lính thời kì chống Pháp.
Trong bài Tây Tiến khi khắc họa hình tượng người lính qua những chặng hành quân gian khổ, thiên nhiên được miêu tả hùng vĩ, hiểm trở là những gian lao mà người lính phải trải qua. Âm điệu bài thơ hào hùng như gắn liền với từng bước chân của người lính. Những hình ảnh “sương lấp đoàn quân mỏi”, “đêm hơi”… tiếng gầm thết của cọp beo càng tô đậm thêm hào khí của những người chiến sĩ.
Trước một Pha Đin hùng vĩ, ta cảm nhận được sự hùng vĩ của đất nước Việt Nam, sự kiêu hãnh sảng khoái khi miêu tả vẻ đẹp hoành tráng nơi “cổng trời”:
Như từng đợt sóng bủa lên trời Hùng vĩ Pha Đin gì sánh được
Đặc biệt là âm hưởng hào hùng, sôi nổi, khẩn trương trong một buổi giao quân, niềm tự hào của những con người ra đi chiến đấu vì Tổ quốc:
Đêm nay Bất Bạt ra tiền tuyến Từ đỉnh Ba Vì đất nước trông
(Bất Bạt đêm giao quân)
Trong Đường 12 là một dân tộc bền bỉ, anh dũng trong chiến tranh, là nỗi khiếp sợ của kẻ thù:
Đường Mười hai anh dũng Mình dài hun hút đá răm Mình mang đầy vết đạn bom
Nhưng quân thù khiếp sợ
(Đường 12)
Là sự hùng tráng tượng trưng cho sức mạnh của đất nước trong những cuộc hành quân của người lính trong Những làng đi qua, họ mang trong mình tâm hồn niềm kiêu hãnh của những người ra đi vì nước với lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, ra đi với khí thế hừng hực, câu thơ dài ngắn đan xen hòa với nhịp thơ đã góp phần hiệu quả âm hưởng bài thơ:
Thôi nhé Miền xuôi! Thôi tạm biệt Thôi chào Hà Nội lửa ngang trời Ta đi
Ngõ Gạch – tường đang đục
Gạn từng giọt nước, đánh, cầm hơi Ta đi
Tháp đứng nghiêm hồ lạnh
Hoàn Kiếm đêm đêm giặc rụng rời
Giọng điệu hào hùng cùng với giọng điệu thơ hoài cổ, tâm tình là những giọng điệu chủ đạo trong thơ Quang Dũng góp phần khẳng định thơ ca Quang Dũng trong nền thơ ca cách mạng. Giọng điệu góp phần thể hiện phong cách thơ Quang Dũng trong vô vàn những giọng thơ kháng chiến. Giọng điệu thơ Quang Dũng khác với chất giọng triết lý của thơ Chế Lan Viên, khác với giọng tâm tình ngọt ngào mang chất liệu dân ca của Tố Hữu, cũng khác với giọng sôi nổi của anh lính Phạm Tiến Duật… Mỗi một giọng điệu góp phần hoàn thiện phong cách mỗi nhà thơ nó giúp người đọc phân biệt được nét riêng của những nhà thơ khác nhau trong cũng giai đoạn thơ, trong cùng đề tài thơ.