Cảm hứng ngợi ca

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 56 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Cảm hứng ngợi ca

Cảm hứng ngợi ca là một trong những cảm hứng chủ đạo trong thơ Quang Dũng, góp phần thể hiện phong cách thơ Quang Dũng. Đọc thơ Quang Dũng, đặc biệt khi viết về chiến tranh, về quê hương, đất nước chúng ta luôn cảm nhận được cảm xúc lớn lao của tác giả, là niềm tự hào mãnh liệt, là sự ngợi ca sâu sắc.

Quê hương, đất nước Việt Nam trong chiến tranh tuy còn nghèo khó nhưng luôn hiện lên với vẻ đẹp riêng của nó. Một đất nước Việt Nam hiền hòa bình dị từ lâu đời với những hình ảnh quen thuộc. Viết về quê hương, đất nước Quang Dũng luôn viết với cảm hứng ngợi ca, ca ngợi những vẻ đẹp bình dị, thân thương, những hình ảnh thân quen, dù trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng đất nước Việt Nam vẫn luôn vững bền, tươi đẹp đầy sức sống:

Mãi mãi xanh tươi nguồn Đáy chậm Ngô khoai biêng biếc dệt đôi bờ

Quê hương trường cửu cùng non nước Ba chục năm trời vẹn ý thơ

(Nhớ một bóng núi)

Đất nước Việt Nam trải dài nhưng không ngăn nổi bước chân phiêu lãng, giang hồ của Quang Dũng. Những nơi Quang Dũng từng trải qua, nơi nào Quang Dũng cũng khám phá được những vẻ đẹp riêng của nó. Ngay cả trong những bước chân hành quân của những binh đoàn, vẻ đẹp thiên nhiên cũng như đời sống sinh hoạt nơi đây cũng gợi nên những cảm xúc mới mẻ nhưng cũng rất chân thực ấm áp. Vẻ đẹp của cuộc sống bình thường. Đọc những bài thơ: Những cô hàng xén, Nhớ một bóng núi, Mắt người Sơn Tây, Tây Tiến… chúng ta nhận ra được cảm hứng ngợi ca rõ nét trong thơ Quang Dũng.

Đất nước Việt Nam cũng hùng vĩ, thiêng liêng trong Pha Đin (Pha Đin ngàn chóp nổi hồ mây/Đẹp như sơn thủy tranh đời Tống), trong những cánh rừng đại ngàn (Đốm lửa chiến khu thành ánh sáng/Đã nhen trong bóng những rừng già). Đất nước Việt Nam đã hòa mình cùng con người Việt Nam cùng chung vai trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nước nhà.

Nhưng lòng đất nước Việt Nam hiền hậu. Một bài thơ Quang Dũng viết về người lính Chabbi Chabbi – người lính xâm lược, nhưng ta cảm nhận được tấm lòng Quang Dũng - người từng tham gia trong cuộc chiến. Tuy ở phía bên kia của cuộc chiến nhưng lòng đất mẹ Việt Nam vẫn dang rộng bàn tay đón họ:

Chabbi Chabbi

… Hai mươi tuổi trẻ nằm đây Lòng đất Việt Nam hiền hậu

(Chabbi Chabbi)

Đặc biệt hình ảnh con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược mang đến cho Quang Dũng những cảm xúc vô cùng tự hào. Niềm tự hào xen lẫn với những cảm xúc đau thương vì những mất mát họ phải trải qua. Nhưng, vượt lên trên tất cả, con người Việt Nam vẫn hiện lên với những vẻ đẹp vốn có của họ, cùng với ý chí cách mạng và lòng quyết tâm cao độ, họ đã hòa mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc với tất cả lòng hăng say của tuổi trẻ, của sự nhiệt tình, với tất

cả lòng yêu nước của họ. Quang Dũng ngợi ca vẻ đẹp của họ trong cuộc sống thường ngày, trong chiến đấu, và lòng yêu nước trong họ dù hoàn cảnh nào cũng luôn tỏa sáng. Tây Tiến, Những làng đi qua, Những người tóc đã bạc trắng, Đường chiều thứ 7, Đường 12… chúng ta nhận ra niềm tự hào đó của Quang Dũng. Viết về những con người Việt Nam trong chiến tranh, Quang Dũng đã xây dựng được những hình tượng nhân vật thật đẹp, là người chiến sĩ cách mạng, người mẹ, người vợ… và cả hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộc.

Đọc Tây Tiến chúng ta nhận ra được không khí hùng tráng của những người lính hành quân qua những chặng đường hiểm trở qua núi rừng, qua những đèo cao chập chùng của nước non Việt Nam, nhưng vượt qua tất cả những người lính Tây Tiến vẫn giữ được khí phách của mình, hiện lên oai phong lẫm liệt, quên mình hy sinh vì nghĩa lớn. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến là vẻ đẹp mang bóng dáng của những chinh phu xưa trong thơ ca cổ điển “giã nhà đeo bức chiến bào”. Cái chết của họ cũng vì thế mang âm hưởng cổ xưa, hào hùng hòa vào hồn thiêng sông núi, thật thiêng liêng và bi tráng. Quang Dũng đã dùng ngòi bút vừa hình tượng vừa lãng mạn để ngợi ca hình tượng người lính Tây Tiến, ca ngợi sự chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, chỉ khi nào họ hoàn thành trách nhiệm của mình mới quay trở về. Lời thơ của Tây Tiến : Tây Tiến người đi không hẹn ước/ Đường lên thăm thẳm một chia phôi/Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi… góp phần khắc ghi hình tượng người lính Tây Tiến trong lòng mỗi con người. Tây Tiến còn vẽ nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, hòa quện với tình quân dân thắm thiết, để lại những ấn tượng đặc biệt trong Quang Dũng – một người lính Tây Tiến năm xưa. Viết về hình tượng người lính, Quang Dũng ngợi ca ý chí cách mạng, lòng yêu nước thiết tha của con người Việt Nam. Góp mình vào chiến thắng của dân tộc còn là những con người tuổi hoa niên (Giữa lá rừng xanh càng trắng tóc/Khúc hành quân từ buổi hoa niên - Những người tóc đã bạc trắng), những chàng trai Hà Nội để mình nơi rừng thiêng nước độc (anh nằm xương trắng mười năm (Đường chiều thứ 7), những người cha không còn về gặp lại đứa con mình (Đường chiều thứ 7)… Những người anh hùng đã hòa mình vào

đất mẹ Việt Nam, đã để lại niềm tự hào, những trang “sử vàng ghi bảng đẹp gia đình”, và những người con sau này được hưởng cuộc sống hòa bình nhờ vào sự hy sinh đó:

Những người cha đã một lần Quên mình vì nghĩa nước

Hy sinh cho nghĩa lớn người con Họ đã không thể nào trở dậy Đường đi dành lại cho chúng ta

(Đường chiều thứ 7)

Sự đoàn kết,ý chí cách mạng , lòng quyết tâm, sức mạnh của nhân dân Việt Nam được đề cao hơn bao giờ hết trong thơ Quang Dũng. Sức mạng đó đã hóa thân trong những đoàn người mình mang đầy lá ngụy trang hướng về miền Tây, Việt Bắc trong những chuyến hàng nhịp nhàng cùng với vó ngựa… Họ là những người mở đường, khai thông những tuyến đường, tiếp tế cho cuộc kháng chiến, cũng là những người lao động sản xuất không ngừng… họ đã hóa thân thành dáng hình đất nước, dân tộc. Trong những bước chân của họ, Quang Dũng nhận ra được sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, ngay cả tiếng vó ngựa cũng trở nên dẻo dai, hùng mạnh hơn:

Vó ngựa nhịp nhàng … Những chiếc xe thồ Là mạch máu lưu thông Những ngày ta đánh giặc … Cuộc sống chúng ta Lao về phía tiền phương

… Nhanh như những đoàn xe đêm Gầm lên không biết mệt

(Đường 12)

Trong chiến tranh, không chỉ có con người mới làm nên những chiến thắng. Trong bài Đường 12, người đọc thấy rõ hình ảnh những chú ngựa đang tung sức trên

những chặng đường gồ ghề hướng về tiền tuyến góp công vào cuộc chiến đấu của dân tộc:

Ngựa trắng chạy công văn hỏa tốc Ở đây núi rừng ta đánh giặc

Mũi phập phồng bất chấp Trăm sông nghìn đèo

và cả rừng già Việt Nam cũng góp mình vào cuộc kháng chiến, chở che bao lớp người Việt Nam qua những bão táp, qua những gian nguy. Tiếng của núi rừng là âm vang của hồn thiêng sông núi, là âm vang từ ngàn xưa dội về:

Một rừng già trong bão táp Hiên ngang

che chở nắng mưa dân tộc Ngàn vạn dòng khe tung nước trắng Ngàn bản hùng ca reo chiến thắng Tiếng rừng đâu chỉ tiếng tiều phu Tiếng búa sơn tràng rơi vắng lặng Tiếng rừng không chỉ tiếng voi đi

(Rừng)

Ngợi ca những con người tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc, còn đó là người mẹ hiện trong bài thơ Nhớ, người vợ trong Đường chiều thứ 7, những anh du kích, dân quân trong Những làng đi qua… sự góp sức của họ góp phần lớn cho chiến thắng của dân tộc. Quang Dũng đã xây dựng nên những nhân vật đó với niềm tự hào, qua những hình ảnh chân thực nhất khi là giọng hào hùng, khi là giọng tâm tình sâu sắc.

Trong chiến tranh vẻ đẹp của tình người, tình quân dân, tình động đội sâu sắc cũng mang đến những cảm xúc niềm cảm phục cho Quang Dũng. Tình quân dân trong Những làng đi qua (Buồng chuối tiễn quân em mới cắt/ Nắm cơm hàng xóm gửi trung đoàn), trong bài Nhớ, trong bài Lính râu ria… Cuộc sống kháng chiến tuy ác

liệt nhưng vẫn luôn ấm áp tình người, biết cảm thông, chia sẻ… được Quang Dũng ghi lại những vẻ đẹp gợi đó chân thành và giản dị. Hướng về ngày mai tươi sáng, hòa bình là khát khao, là niềm mong ước cháy bỏng của tất cả mọi người.

Chiến tranh là sự kiện bất thường của bất kì một dân tộc nào, không ai mong muốn điều đó diễn ra trên đất nước mình. Nhưng trong hoàn cảnh lịch sử đó, vẻ đẹp những con người, sức mạnh của đất nước lại tỏa sáng, mang lại những cảm hứng cho thơ ca. Ngòi bút của Quang Dũng đã ngợi ca với tất cả những cảm xúc chân thành nhất trong vai trò

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w