7. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Sức hấp dẫn của thơ Quang Dũng trong học đường hiện nay
CHƯƠNG 2
PHONG CÁCH THƠ QUANG DŨNG
THỂ HIỆN QUA ĐỀ TÀI, CẢM HỨNG, HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG 2.1. Đề tài chính trong thơ Quang Dũng
2.1.1. Đề tài phiêu lãng, giang hồ
Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [34,260].
Đề tài của tác phẩm chính là phạm vi mà tác giả lựa chọn phản ánh và là phương diện khách quan của tác phẩm. Mỗi một nhà văn bao giờ cũng lựa chọn cho mình những đề tài riêng trong các sáng tác. Có thể cùng một đề tài nhưng có những cách biểu hiện khác nhau chứa đựng những thế giới quan khác nhau của nhà văn.
Thơ Quang Dũng tập trung chủ yếu vào ba đề tài chính: đề tài phiêu lãng, giang hồ, đề tài chiến tranh và đề tài quê hương – đất nước. Ngoài đề tài chiến tranh và đề tài quê hương – đất nước quen thuộc là đề tài chính trong thơ ca cách mạng, đề tài
phiêu lãng, giang hồ là đề tài mới, chỉ trong thơ ca Quang Dũng chúng ta mới nhận thấy. Đề tài này là một trong những nét riêng trong tính cách con người Quang Dũng. Là người thích phiêu lưu, đi đến những miền xa, hòa mình với thiên nhiên, đất trời sống cuộc sống phóng khoáng không bị bó buộc, chất phiêu lãng, giang hồ trở thành đặc điểm dễ nhận thấy biểu hiện chất riêng của con người trượng phu hùng tâm tráng khí Quang Dũng.
Viết về đề tài thơ Quang Dũng có dịp phản ánh đời sống kháng chiến, cuộc sống con người ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Miền đất đá ong Sơn Tây quen thuộc xuất hiện trong thơ Quang Dũng hơn một lần, là miền đất với những hình ảnh thân thương nhất:
Có dịp thể hiện tình cảm với nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Nhưng cũng có thể là vùng đất quê bạn của mình, là vùng Nga Sơn, Thanh Hóa vào thơ sinh động, còn nhiều những vùng đất, những miền quê cũng trở thành đề tài trong tác phẩm của ông.
Viết về đề tài phiêu lãng, giang hồ, bước chân của Quang Dũng không dừng lại ở những vùng đất từng qua, bước chân đó bước vào chiến tranh cũng với hào khí đó. Đi để được khám phá, được thả hồn phiêu diêu tận cùng trời đất. Tây Tiến
Trong Đường 12 bước chân phiêu du của Quang Dũng chuyển sang cả “vó ngựa bờm dài”, những bước chân ngựa như những bước chân của tâm hồn:
Hất đầu lắc nhạc Hí lên từng hồi
Phất đuôi mửng khởi hành
2.1.2. Đề tài chiến tranh
Lịch sử của nước Việt Nam là lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ và gìn giữ đất nước. Do vậy đề tài chiến tranh không phải là đề tài mới của thơ ca. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, bản thân cũng là một chiến sĩ, Quang Dũng là lớp nhà thơ từng được mệnh danh thi sĩ – chiến sĩ. Vì thế trong hầu hết các tác phẩm của mình đề tài chiến tranh chiếm một số lượng đáng kể. Với đề tài này, ông có dịp bộc lộ những suy nghĩ, những tình cảm, cách nhìn nhận, quan điểm riêng của bản thân về chiến tranh, đồng thời mang đến cho nền thơ ca cách mạng thêm một giọng thơ, một hồn thơ mới hòa chung vào hồn thơ chung của thời đại.
Sáng tác của Quang Dũng không nhiều, không đồ sộ, chặng đường thơ của Quang Dũng cũng không gắn liền và phản ảnh tỉ mỉ, chi tiết cuộc kháng chiến của dân tộc như Tố Hữu, Hoàng Trung Thông … nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sự tần khốc của chiến tranh, những nỗi đau mất mát mà con người phải gánh chịu, hình
ảnh của một đất nước kiên cường và bản lĩnh cũng với một niềm tin tất thắng vào ngày mai tươi sáng được biểu hiện trong thơ Quang Dũng.
“Thơ kháng chiến ít miêu tả những trận đánh” [87, 97], thơ Quang Dũng cũng không nằm ngoài quy luật đó nhưng không vì thế mà chúng ta không cảm nhận được sự ác liệt và tội ác của chiến tranh. Trong thơ Quang Dũng, chiến tranh hiện lên tàn khốc, bi thương, là đất nước, là quê hương, là từng con đường, lối xóm bị tàn phá. Chiến tranh đã tàn phá tất cả, dấu vết của chiến tranh hiện hình trên từng mảnh đất:
Từ độ thu về hoang bóng giặc Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn Đất đá ong khô nhiều suối lệ Em đã bao ngày lệ chứa chan. (Mắt người Sơn Tây)
Dấu vết của chiến tranh in dấu trên những con đường:
Đường dài hun hút đá răm Mình mang đầy bom đạn
( Đường 12)
Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy, mặc dù viết về đề tài này, nhưng số lượng những bài thơ Quang Dũng miêu tả sự tàn phá của chiến tranh không nhiều. Tuy viết về đề tài chiến tranh nhưng quê hương đất nước luôn hiện lên trong những không gian sinh hoạt thanh bình, yên ả, và bản thân Quang Dũng cũng chỉ tập trung miêu tả, tô đậm đất nước với những vẻ đẹp vốn có của nó. Chiến tranh vẫn đang diễn ra, nhưng đất nước Việt Nam trong hồn thơ Quang Dũng vẫn hiện lên bình dị, tươi sáng, gần gũi, thân quen:
Đồng quê sẽ mãi thơm mùa lúa
Phưng phức hương mùa thoảng ấm no Xanh ngát xanh rờn hơi gió chạy Thanh bình đôi điệu hát câu thơ.
Trong chiến tranh con người chịu nhiều mất mát, nhiều thiệt thòi nhất. Thơ Quang Dũng tập trung mô tả, tái hiện đời sống con người dưới góc độ đó. Chiến tranh làm cho mọi người trở nên nheo nhóc, mất nhà cửa, mất đi những người mình thương yêu, luôn trong trạng thái lo lắng và đối mặt với những hiểm họa khôn lường. Chiến tranh là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, không loại trừ bất cứ ai, từ mẹ già, con trẻ, nó đe dọa cuộc sống của nhân dân. Theo bước chân của những anh bộ đội, những nơi bộ đội từng đến từng đi qua, hiện thực về cuộc chiến tranh được Quang Dũng miêu tả trực tiếp:
Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi Dân đang gánh gồng cả cơ nghiệp Mái nhà trăm năm thôi để lại Lạc chủ, chó gầy mắt hoang dại Mẹ dịu con thơ – mang tiếng hát Ru con gửi gắm những quê nhà
(Những làng đi qua)
Tội ác của kẻ thù được tố cáo, sự căm phẫn của nhân dân chất cao:
Nôi con đã chất cao thù hận
Thành lũy ngăn đường chặn chiến xa ( Những làng đi qua)
Viết về chiến tranh thơ Quang Dũng không miêu tả chi tiết những trận đánh, không nói nhiều tới những mất mát nhưng người đọc không vì thế mà không cảm nhận được tính chất của cuộc chiến tranh xâm lược. Viết về chiến tranh, Quang Dũng ngợi ca một Việt Nam kiên cường bản lĩnh, ngợi ca những người con thân yêu của đất nước đã cống hiến, sắn sàng xả thân vì dân tộc.
Quang Dũng đã cảm nhận sự ác liệt của chiến tranh bằng chính tâm hồn, tấm lòng của mình. Thơ Quang Dũng không chỉ tố cáo mà còn là sự xót xa, thương cảm cho những số phận, những con người nhỏ bé đang hứng chịu những vô lý của cuộc chiến tranh xâm lược. Chiến tranh làm cho những người vợ mất chồng, người mẹ mất
con, những đứa con mất cha… làm cho những người thân thích trở nên chia lìa. Những mất mát đó không gì có thể bù đắp được.
Trong bài thơ Đường chiều thứ 7, câu chuyện tình của hai nhân vật đã mang đến sự rung cảm sâu xa trong lòng của tác giả. Đó là một mối tình trong sáng, thủy chung, tha thiết nhưng họ đã không đến được với nhau:
Người chết bây giờ
Người chết đã đi vào kỉ niệm Đã xa vời
Như ánh sáng trăng sao
Người chiến sĩ ấy đã nằm lại chiến trường, cùng với đồng đội, họ hát lên một khúc ca bi tráng, khúc ca của những người con đã chiến đấu vì Tổ quốc, hy sinh thân mình, quên đi tình riêng, để lại hạnh phúc cho nhân dân, đất nước.
Trong bài thơ Đường trăng, khi những binh đoàn rậm rập hành quân ra chiến trường, người mẹ lại lo lắng, bồn chồn không yên, mẹ ngóng đứa con thân yêu của mình:
Mẹ già thao thức ngó qua phên Hành quân trong đám người đêm ấy Biết có con thương của mẹ hiền
Trước hiện thực tàn khốc của chiến tranh, tất cả những hình ảnh đó trong thơ Quang Dũng là minh chứng hùng hồn nhất cho tội ác của kẻ xâm lược. Thơ Quang Dũng ít tô đậm sự tàn khốc đó, viết về chiến tranh thơ ông thường hướng tới đề cao tinh thần chiến đấu anh dũng, tinh thần lạc quan trong chiến đấu của người chiến sỹ, tinh thần đồng lòng nhất trí của quân dân ta. Trong chiến tranh, tinh thần đoàn kết được đề cao, ca ngợi, cả đất nước cùng góp sức đánh giặc, dù ở tiền tuyến, dù là hậu phương, con người hòa với non sông hướng về kháng chiến, đóng góp sức người, sức của, hừng hực khí thế:
Những nhịp chân đi rầm rập … Từ những xóm lẻ
Ẩn trong lùm tre
Từ những lối mòn qua ruộng Nghìn chiếc xe mui khum Bắt đầu chuyển bánh … Lộc cộc từng hàng
Hướng về miền Tây, Việt Bắc. ( Đường 12)
Sự lạc quan trong chiến đấu:
Chen lẫn tiếng cười khinh nỗi nhọc
(Những người tóc đã bạc trắng)
Lạc quan trở thành điểm nổi bật của thơ ca cách mạng khi viết về đề tài chiến tranh. Trong Đồng chí của Chính Hữu cũng là tiếng cười của người lính: Họ cười vang rung lớp tinh cầu, trong Nhớ của Hồng Nguyên, Lên Cấm Sơn của Thôi Hữu… cũng luôn miêu tả tinh thần lạc quan của người lính nhưng gắn với những nét thực tế.
Tây Tiến của Quang Dũng cũng tô đậm tinh thần lạc quan đó nhưng lại kết hợp với bút pháp lãng mạn vì thế người lính Tây Tiến lại mang nét riêng nhất, không tinh nghịch như một số bài thơ khác mà trở nên kiêu hùng và phi thường.
Chiến tranh khó tránh khỏi những mất mát, gian khổ, từng nhịp đập của cuộc sống vẫn vang lên bên cạnh tiếng bom rơi, đạn nổ. Trong bức tranh cuộc sống đấy, Quang Dũng luôn đề cao tinh thần lạc quan, ý chí chiến đấu kiên cường của quân dân ta. Tất cả được viết nên bằng những cảm xúc chân thành của con người đã từng trải qua cuộc chiến đấu đó. Dù có khốc liệt như thế nào đi chăng nữa, nhân dân Việt Nam, non sông Việt Nam vẫn luôn kiên cường, bản lĩnh vượt qua mọi thử thách, gian nan hướng tới một tương lai tươi sáng.
Viết về đề tài chiến tranh, bên cạnh những nét chung của thơ ca kháng chiến, Quang Dũng đã thể hiện những nét riêng, khác biệt trong cách biểu hiện của mình. Thơ Quang Dũng không biểu hiện chiến tranh chi tiết, tỉ mỉ, nhà thơ đã có cách riêng
khi cảm nhận và biểu hiện qua ngôn từ, hình ảnh, qua những hình tượng thơ. Điều đó tạo nên một phong cách Quang Dũng khác với tất cả nhà thơ cùng có chung đề tài.
2.1.3. Đề tài quê hương, đất nước
Quang Dũng đặc biệt thành công với đề tài quê hương, đất nước. Đất nước Việt Nam trong thơ Quang Dũng được cảm nhận dưới nhiều góc độ. Viết về đề tài này, Quang Dũng đã xây dựng được một hình tượng quê hương, đất nước Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc, gần gũi thân thương với cảm hứng ngợi ca, tự hào xen lẫn với những xót thương trước hiện thực tàn khốc của chiến tranh.
Viết về đề tài quê hương, đất nước Quang Dũng luôn khám phá đất nước dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình đất nước Việt Nam luôn luôn tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Trong thơ Quang Dũng, quê hương đất nước luôn gắn liền với những không gian quen thuộc, người đọc như bắt gặp một không gian của làng quê Bắc Bộ, không gian của ánh trăng, bóng cau, của cốm, hồng, lúa chín…
Trăng sáng sân vờn đôi bóng cau (Cố Quận)
Ngồi đây tưởng tượng đường quê hương Lúa đã xanh xanh mấy nẻo đường
Cốm đã thơm mùi, hồng đã chín Ao sau vườn cũ nước xanh trong
(Thu)
Quang Dũng luôn thể hiện tâm hồn tha thiết với quê hương. Quang Dũng là người yêu làng quê, hiểu nếp sống, tập tục của người dân các xóm làng vì thế viết về đề tài này Quang Dũng đã vẽ nên những bức tranh làng quê thuần Việt với những gì yêu thương nhất. Quang Dũng đã ghi lại nhanh chóng bức tranh quê hương nơi những cuộc hành quân đi qua (Những làng đi qua), nơi cuộc giao quân diễn ra (Bất
Bạt đêm giao quân), những bức tranh quê hương yêu dấu xứ Đoài, núi Ba vì mờ xa… cũng được hiện lên qua nét vẽ của ông.
Quê hương - đất nước trong thơ Quang Dũng luôn gắn liền với những địa danh cụ thể. Đọc thơ Quang Dũng, người đọc khám phá nhiều nơi đất, tên làng, những nơi Quang Dũng từng qua, từng đến, và hầu như nơi nào cũng để lại những dấu ấn khó phai trong tác giả. Có lẽ vì thế mà những địa danh trong thơ ông luôn gắn liền với những hình ảnh đặc trưng nhất của vùng miền đó:
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm qua nguồn Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
(Nhớ một bóng núi) Ai hay ngày tháng quay lại về
Cẩm Thủy, Tây Giai thành vẫn đá (Thu quê ai)
Địa danh trong thơ Quang Dũng luôn gắn liền với những kí ức, những kỉ niệm khó quên mà nhà thơ đã từng được trải qua. Đặc biệt trong thơ ông, kí ức và vẻ đẹp của quê hương xứ Đoài nơi ông gắn bó, sinh sống luôn hiện lên sinh động, đầy màu sắc qua những bài thơ: Mắt người Sơn Tây, Nhớ một bóng núi, Những cô hàng xén, Gửi Sơn Tây… Đó chính là nét đắc sắc trong thơ Quang Dũng. Trong thơ 1945 - 1954 Quang Dũng là một trong những nhà thơ đưa vào thơ nhiều địa danh nhất và những địa danh trong thơ ông mang nhiều ý nghĩa, nó vừa biểu hiện được những vùng đất, tên làng, vừa gắn liền với những vẻ đẹp của quê hương, nhưng đồng thời thể hiện được phong cách thơ Quang Dũng, những nét độc đáo, những cách thể hiện riêng.
Viết về đề tài này, Quang Dũng đã xây dựng được hình tượng quê hương – đất nước sinh động với vẻ đẹp bình dị, tươi sáng, thân quen. Đất nước Việt Nam trong thơ Quang Dũng được xây dựng với cảm hứng ngợi ca và cảm hứng hiện thực sâu sắc. Viết về quê hương – đất nước trong chiến tranh Quang Dũng đã sử dụng ngòi bút
hiện thực và một đất nước Việt Nam kiên cường oai hùng lẫm liệt trong chiến đấu hiện ra, một Việt Nam tự hào với những người con “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”:
Hoàn kiếm đêm đêm giặc rụng rời Màu đỏ sao vàng bay về phấp phới
(Những làng đi qua) Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
(Tây Tiến)
Trong thơ mình, Quang Dũng luôn luôn khám phá, soi chiếu đất nước – quê hương dưới những chiều kích khác nhau, những tập trung thể hiện hình ảnh quê hương – đất nước trong chiến tranh. Viết về đề tài này, Quang Dũng bộc lộ trực tiếp tình cảm tha thiết của mình với quê hương, là tình cảm nồng hậu, tha thiết với lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương da diết. Vì thế quê hương – đất nước trong thơ Quang Dũng được hiện lên thật ấm áp, gần gũi, nhưng cũng rất đau thương trong chiến tranh. Khi thì Quang Dũng ngợi ca vẻ đẹp gần gũi của đất nước, khi thì đau đớn, lo lắng trước cảnh quê hương bị tàn phá, nhưng Quang Dũng luôn luôn đề cao, ngợi ca bản lĩnh của nước Việt Nam truyền thống đánh giặc. Vì thế sau những tàn phá của chiến tranh, đất nước Việt Nam vẫn hiện lên giàu đẹp như xưa, được hồi sinh một cách nhanh chóng như chưa hề có sự hiện hình của tội ác chiến tranh xâm lược. Đọc
Đường 12 chúng ta cảm nhận được rõ nhất sự hồi sinh đó:
Nhưng bên những hố bom
Thành giếng nước rửa chân trong vắt Chuối, đu đủ lại trồng quanh
Quán hàng lại thay lá mới Mùi tre lá thơm xanh
Sự hồi sinh đó thể hiện sức mạnh của dân tộc kiên cường, gan góc, anh dũng.