Tài quê hương, đất nước

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 47 - 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3. tài quê hương, đất nước

Quang Dũng đặc biệt thành công với đề tài quê hương, đất nước. Đất nước Việt Nam trong thơ Quang Dũng được cảm nhận dưới nhiều góc độ. Viết về đề tài này, Quang Dũng đã xây dựng được một hình tượng quê hương, đất nước Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc, gần gũi thân thương với cảm hứng ngợi ca, tự hào xen lẫn với những xót thương trước hiện thực tàn khốc của chiến tranh.

Viết về đề tài quê hương, đất nước Quang Dũng luôn khám phá đất nước dưới nhiều góc độ, nhiều phương diện, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình đất nước Việt Nam luôn luôn tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Trong thơ Quang Dũng, quê hương đất nước luôn gắn liền với những không gian quen thuộc, người đọc như bắt gặp một không gian của làng quê Bắc Bộ, không gian của ánh trăng, bóng cau, của cốm, hồng, lúa chín…

Trăng sáng sân vờn đôi bóng cau (Cố Quận)

Ngồi đây tưởng tượng đường quê hương Lúa đã xanh xanh mấy nẻo đường

Cốm đã thơm mùi, hồng đã chín Ao sau vườn cũ nước xanh trong

(Thu)

Quang Dũng luôn thể hiện tâm hồn tha thiết với quê hương. Quang Dũng là người yêu làng quê, hiểu nếp sống, tập tục của người dân các xóm làng vì thế viết về đề tài này Quang Dũng đã vẽ nên những bức tranh làng quê thuần Việt với những gì yêu thương nhất. Quang Dũng đã ghi lại nhanh chóng bức tranh quê hương nơi những cuộc hành quân đi qua (Những làng đi qua), nơi cuộc giao quân diễn ra (Bất

Bạt đêm giao quân), những bức tranh quê hương yêu dấu xứ Đoài, núi Ba vì mờ xa… cũng được hiện lên qua nét vẽ của ông.

Quê hương - đất nước trong thơ Quang Dũng luôn gắn liền với những địa danh cụ thể. Đọc thơ Quang Dũng, người đọc khám phá nhiều nơi đất, tên làng, những nơi Quang Dũng từng qua, từng đến, và hầu như nơi nào cũng để lại những dấu ấn khó phai trong tác giả. Có lẽ vì thế mà những địa danh trong thơ ông luôn gắn liền với những hình ảnh đặc trưng nhất của vùng miền đó:

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Đáy chậm qua nguồn Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

(Nhớ một bóng núi) Ai hay ngày tháng quay lại về

Cẩm Thủy, Tây Giai thành vẫn đá (Thu quê ai)

Địa danh trong thơ Quang Dũng luôn gắn liền với những kí ức, những kỉ niệm khó quên mà nhà thơ đã từng được trải qua. Đặc biệt trong thơ ông, kí ức và vẻ đẹp của quê hương xứ Đoài nơi ông gắn bó, sinh sống luôn hiện lên sinh động, đầy màu sắc qua những bài thơ: Mắt người Sơn Tây, Nhớ một bóng núi, Những cô hàng xén, Gửi Sơn Tây… Đó chính là nét đắc sắc trong thơ Quang Dũng. Trong thơ 1945 - 1954 Quang Dũng là một trong những nhà thơ đưa vào thơ nhiều địa danh nhất và những địa danh trong thơ ông mang nhiều ý nghĩa, nó vừa biểu hiện được những vùng đất, tên làng, vừa gắn liền với những vẻ đẹp của quê hương, nhưng đồng thời thể hiện được phong cách thơ Quang Dũng, những nét độc đáo, những cách thể hiện riêng.

Viết về đề tài này, Quang Dũng đã xây dựng được hình tượng quê hương – đất nước sinh động với vẻ đẹp bình dị, tươi sáng, thân quen. Đất nước Việt Nam trong thơ Quang Dũng được xây dựng với cảm hứng ngợi ca và cảm hứng hiện thực sâu sắc. Viết về quê hương – đất nước trong chiến tranh Quang Dũng đã sử dụng ngòi bút

hiện thực và một đất nước Việt Nam kiên cường oai hùng lẫm liệt trong chiến đấu hiện ra, một Việt Nam tự hào với những người con “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”:

Hoàn kiếm đêm đêm giặc rụng rời Màu đỏ sao vàng bay về phấp phới

(Những làng đi qua) Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

(Tây Tiến)

Trong thơ mình, Quang Dũng luôn luôn khám phá, soi chiếu đất nước – quê hương dưới những chiều kích khác nhau, những tập trung thể hiện hình ảnh quê hương – đất nước trong chiến tranh. Viết về đề tài này, Quang Dũng bộc lộ trực tiếp tình cảm tha thiết của mình với quê hương, là tình cảm nồng hậu, tha thiết với lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương da diết. Vì thế quê hương – đất nước trong thơ Quang Dũng được hiện lên thật ấm áp, gần gũi, nhưng cũng rất đau thương trong chiến tranh. Khi thì Quang Dũng ngợi ca vẻ đẹp gần gũi của đất nước, khi thì đau đớn, lo lắng trước cảnh quê hương bị tàn phá, nhưng Quang Dũng luôn luôn đề cao, ngợi ca bản lĩnh của nước Việt Nam truyền thống đánh giặc. Vì thế sau những tàn phá của chiến tranh, đất nước Việt Nam vẫn hiện lên giàu đẹp như xưa, được hồi sinh một cách nhanh chóng như chưa hề có sự hiện hình của tội ác chiến tranh xâm lược. Đọc

Đường 12 chúng ta cảm nhận được rõ nhất sự hồi sinh đó:

Nhưng bên những hố bom

Thành giếng nước rửa chân trong vắt Chuối, đu đủ lại trồng quanh

Quán hàng lại thay lá mới Mùi tre lá thơm xanh

Sự hồi sinh đó thể hiện sức mạnh của dân tộc kiên cường, gan góc, anh dũng. Sức mạnh của nó là sức mạnh của sự đoàn kết, của sự đồng lòng của toàn bộ nhân dân Việt Nam. Không một thế lực nào có thể phá vỡ và làm lung lay sức mạng của ý

chí, lòng quyết tâm của những người Việt Nam yêu nước hòa với sức mạnh của non sông. Phải có tâm hồn yêu nước tha thiết Quang Dũng mới cảm nhận được sức sống mãnh liệt của đất nước qua những hình ảnh quen thuộc và đặc biết mùi lá thơm của tre Việt Nam – một thứ cây từng là biểu tượng cho sức mạnh của cả dân tộc.

Viết về quê hương – đất nước, hình ảnh con người trong thơ Quang Dũng cũng được thể hiện đậm nét. Ngoài những hình ảnh quen thuộc là người mẹ, người vợ… là hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến, gắn liền với từng ruộng lúa, bờ cây…, hình ảnh Bác Hồ cũng xuất hiện trong thơ Quang Dũng. Quang Dũng ít viết thơ ca ngợi lãnh tụ nhưng khi viết về Người bao giờ cũng viết với cái nhìn giản dị, cao đẹp nhất. Người hiện lên trong không khí hào hùng của cuộc chiến thật bình dị, thân thương:

Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi

Trung ương còn đóng quanh Hà Nội Giầy vải Bác Hồ phơi bờ ao

(Những làng đi qua)

Qua hình ảnh Người, chúng ta có dịp nhận ra một nhà thơ Quang Dũng tha thiết, nồng hậu với vẻ đẹp của quê hương, đất nước với cuộc sống của con người Việt Nam. Quê hương – đất nước trong thơ ông bao giờ cũng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của con người. đất nước càng trở nên đẹp hơn vì có bàn tay con người vun đắp, gìn giữ. Vẻ đẹp của con người tỏa sáng cùng vẻ đẹp của non sông đất nước Việt Nam. Viết về đề tài quê hương – đất nước, thơ Quang Dũng đã góp thêm một tiếng thơ hồn hậu, đằm thắm, sâu lắng và trữ tình.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ quang dũng (Trang 47 - 50)