Với bài “Thơ Lê Anh Xuân”, in trong Giáo trình văn học Việt Nam tháng 10/1977, Huỳnh Lý đã có những nghiên cứu khá chi tiết về nội dung và nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân: “Thơ Lê Anh Xuân t
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ NHƯ DƯƠNG
PHONG CÁCH THƠ LÊ ANH XUÂN
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Văn Sỹ
Thái Nguyên – 2014
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây chính là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2014
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Như Dương
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài: Phong cách thơ Lê Anh Xuân, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa Văn, trường Đại học Sư phạn – Đại học Thái Nguyên Đặc biệt là sự giúp
đỡ của PGS.TS Vũ Văn Sỹ Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy - Người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt Luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Văn, Khoa sau đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân, những người đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua
Thái Nguyên, 10/04/2014
Học viên
Nguyễn Thị Như Dương
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 14
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THẾ HỆ THƠ CHỐNG MỸ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÊ ANH XUÂN 14
1.1 Khái quát về phong cách 14
1.1.1 Định nghĩa phong cách 14
1.1.2 Phong cách thời đại 16
1.1.3 Phong cách tác giả 17
1.2 Thế hệ thơ chống Mỹ trong nền thơ chiến đấu 18
1.3 Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến, từ người chiến sỹ cầm bút đến người anh hùng nghệ sĩ 23
1.3.1 Lược về tiểu sử và cuộc đời 23
1.3.2 Lược về sự nghiệp sáng tác 26
Chương 2: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH LÃNG MẠN TRONG TRẺO GIÀU CHẤT LÝ TƯỞNG - NÉT ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ LÊ ANH XUÂN 29
2.1 Chất trữ tình sử thi thuần phác, trong trẻo về quê hương và đất nước 29
2.1.1 Quê hương miền Nam trong kí ức 29
2.1.2 Quê hương miền Bắc, chiếc nôi của lý tưởng 35
2.1.3 Quê hương trong khói lửa chiến đấu 41
2.2 Cái nhìn lý tưởng hóa về các nhân vật trữ tình 47
2.2.1 Em gái miền Nam 47
2.2.2 Anh giải phóng quân 51
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3 Thiên trường ca đậm chất tình ca 54
Chương 3: NÉT NỔI BẬT THI PHÁP TRONG THƠ LÊ ANH XUÂN 60
3.1 Hệ thống hình ảnh, biểu tượng 60
3.1.1 Cây dừa 60
3.1.2 Dòng sông 63
3.1.3 Đất 66
3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 69
3.2.1 Ngôn ngữ 69
3.2.2 Giọng điệu 76
PHẦN KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2 Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc Để có một nền thơ ca đáng trân trọng và
tự hào như vậy, chúng ta không thể không nhắc đến đội ngũ những cây bút trẻ đầy tài năng và đầy nhiệt huyết như Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương… Trong đội ngũ thế
hệ trẻ của nền thơ chống Mỹ, Lê Anh Xuân được đánh giá là một nghệ sỹ ngôn
từ đã "làm tròn sứ mệnh lịch sử với dân tộc và thời đại” Ông ngã xuống trên
chiến trường miền Nam ở tuổi đời hai mươi tám, nêu một tấm gương sáng về lòng say mê lý tưởng, về lẽ sống cao đẹp và nghĩa cử trong sáng tạo thi ca - một
biểu tượng tinh thần dân tộc đã “tạc vào thế kỷ” chiến tranh và cách mạng
1.3 Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về
Lê Anh Xuân đăng trên các tuần báo văn nghệ, văn học, tạp chí văn học, giáo trình, sách tham khảo về văn học Kế thừa sự gợi ý của những người đi
trước chúng tôi chọn đề tài Phong cách thơ Lê Anh Xuân để tiếp tục nghiên
cứu đồng thời cũng là nén tâm nhang tưởng niệm một nhà thơ chiến sỹ,
người anh hùng liệt sĩ đã “ngã tồn ngã huyết dĩ can nguyên” (lấy máu đào
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bảo vệ non sông), dồn sức lức lên ngọn bút, để lại những tác phẩm mẫu mực cho thế hệ mai sau
2 Lịch sử vấn đề
Ca Lê Hiến - Lê Anh Xuân sáng tác thơ trước khi tập kết ra Bắc (1954)
nhưng thơ ông chỉ thực sự được giới nghiên cứu phê bình chú ý kể từ khi có bài
Nhớ mưa quê hương đoạt giải nhì, giải thưởng Tạp chí Văn nghệ 1961 Kể từ
đó cho đến nay có đến hàng mấy chục công trình nghiên cứu, bài viết, giới thiệu, phê bình về con người và thơ của Lê Anh Xuân của các tác giả: Hoài Thanh, Trang Nghị, Minh Tuyền, Bảo Định Giang, Nguyễn Chí Bền, Hàn Anh Trúc, Trần Hữu Tá, Nguyễn Mạnh Thường, Hoàng Như Mai, Nguyễn Đức Quyền, Huỳnh Lý, Bích Thu Lê Lưu Oanh, Vũ Văn Sỹ, Bùi Công Hùng, Vũ Duy Thông, Mã Giang Lân, Nguyễn Bá Long, Với hai tập thơ, một bản trường ca, một truyện ngắn, Lê Anh Xuân đủ để lại trong lòng người đọc những dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ và đủ để khẳng định vị trí tỏa sáng trong nền thơ chống Mỹ
2.1 Các bài viết, công trình nghiên cứu và ý kiến đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp và thơ Lê Anh Xuân
Như đã nói ở trên, Lê Anh Xuân là một nhà thơ – một người chiến sỹ đã sống tuổi thanh xuân vô cùng trong sáng và đầy ý nghĩa, đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng cao đẹp: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Thơ ông đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình văn học Các bài viết được đăng chủ yếu là dưới góc độ nghiên cứu văn học Trong đó có nhiều bài được chọn lọc in chung trong một cuốn sách, một số bài được trong giáo trình văn học giai đoạn 1945 – 1975 Chúng tôi xin điểm lại tình hình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của ông như sau:
Năm 1966, Diệp Minh Tuyền có bài viết đăng trên Tạp chí văn học Bài viết nói về tình yêu quê hương trong thơ Lê Anh Xuân như sau: “không
ai có cái điệu rầu rầu của ca khúc bi quan mà chỉ có âm điệu vui tươi của
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
những bài ca lạc quan cách mạng” [46, tr.99] Bài viết này có những nhận
xét tinh tế về thế giới nghệ thuật trong thơ Lê Anh Xuân khi ông mới có tập
Tiếng Gà gáy ra đời
Năm 1968, Hoài Thanh - nhà phê bình văn học hàng đầu nước ta đương thời có hai bài viết liền nhau đăng trên Tạp chí văn học số 9 và số 10/1968 từ
đó, thơ Lê Anh Xuân trở nên quen thuộc hơn với độc giả và được độc giả đón nhận nhiều hơn
Ở bài viết "Tiếng gà gáy” của Ca Lê Hiến hay tâm sự của một thanh niên tập kết" đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1968 ở đoạn mở đầu Hoài Thanh
đã tâm sự: “Đã từ lâu tôi có ý định viết về tập thơ này nhưng cứ vướng lẽ này
lẽ khác không viết được Đến nay mới viết thật là quá muộn Nhưng muộn cũng
cứ viết vì không thể nào không viết” [42, tr.38] Có thể nói, ngay từ khi mới ra đời tập thơ Tiếng gà gáy đã đem đến cho nhà phê bình Hoài Thanh một tình cảm đặc biệt, nó khiến ông phải “muộn cũng cứ viết vì không thể nào không viết” Hoài Thanh khẳng khái nhận định:“Trong số những nhà thơ trẻ của chúng ta, rõ ràng Ca Lê Hiến là một trong số những nhà thơ xuất sắc nhất” Theo Hoài Thanh, Tiếng gà gáy báo hiệu một tâm hồn thơ tươi sáng, một dòng
cảm xúc nhẹ nhàng, giản dị mà ngọt ngào, một tiếng nói trữ tình đằm thắm,
thiết tha mà sâu lắng: “Những kí ức trong thơ Ca Lê Hiến luôn luôn hồn nhiên
và trong sáng Vì đó là kí ức tuổi thơ Vì người làm thơ vẫn còn giữ nguyên được của tuổi thơ cái nhìn hồn nhiên trong sáng” [42, tr.45]
Ở bài viết thứ hai: “Thơ Lê Anh Xuân hay tấm lòng của một người thanh niên trên tiền tuyến lớn” Trong bài viết này, Hoài Thanh giới thiệu
những sáng tác của Lê Anh Xuân kể từ khi nhà thơ trở về miền Nam chiến đấu, chủ yếu tập trung ca ngợi con người miền Nam và cuộc sống mới đang
diễn ra ở miền Bắc Hoài Thanh cho rằng: “Đây là tiếng nói của một người thanh niên Lê Anh Xuân đang ở lứa tuổi mà một ánh nhìn trong, một nụ cười xinh, một dáng đi mềm mại, một bàn chân đẹp, một làn hương đều có
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thể gây xao xuyến sâu ắc trong lòng” Theo Hoài Thanh, tập Hoa dừa và Trường ca Nguyễn Văn Trỗi vẫn tiếp nối mạch cảm xúc trữ tình và cái nhìn
có chiều sâu lịch sử từ tập thơ Tiếng gà gáy Nhưng khi đã trực tiếp đối mặt
với khói lửa chiến tranh cộng hưởng với vốn sống thực tế đã dày dặn lên theo năm tháng, tâm hồn thơ của Lê Anh Xuân trở nên kiên định, trong trẻo,
và đầy nhiệt huyết Hoài Thanh cho rằng thơ Lê Anh Xuân viết ở chiến
trường có độ say tình yêu và say lý tưởng: “lý tưởng đó là niềm say mê lớn nhất của đời anh”, Say mê không có nghĩa là cuồng nhiệt và ồn ào đến độ
làm cho chất thơ trở nên trống rỗng, thiếu thực tế mà ngược lại nó tạo nên chất trữ tình đằm thắm, ngọt ngào sâu lắng [41, tr.277]
Trong bài phê bình Thơ Lê Anh Xuân với tập thơ "Hoa Dừa” và trường
ca "Nguyễn Văn Trỗi” nhà văn Trang Nghị cho rằng: “Âm điệu phấn khởi, trong sáng vang lên trong từng câu, từng chữ của Lê Anh Xuân Tình yêu quê hương tha thiết đến đau nhói, tính dân tộc đậm đà, chất trữ tình đằm thắm nổi lên trong suốt tập Hoa dừa” [9, tr49,50] Đặc biệt nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra chất giọng sở trường của Lê Anh Xuân: “Anh thích nói bằng một giọng điệu trầm trầm, nhẹ nhàng những vấn đề to lớn, sôi sục của thực tế chiến đấu và sản xuất của đồng bào miền Nam Và cái ngôn ngữ ấy, cái giọng điệu
ấy có lẽ thích hợp, sở trường đối với anh hơn”[9, tr.50] Đến cuối bài viết nhà văn đưa ra nhưng nhận xét: "Còn có sự vội vàng chưa kịp gọt rũa công phu, còn thiếu cái nhiều mặt của đề tài, chiều sâu của suy tưởng, nhưng cái dồi dào nhất của tập thơ là tấm lòng của anh đối với quê hương đang chiến đấu, tâm hồn của anh với lý tưởng cách mạng mà anh tin yêu, là sự say mê của anh đối với thơ ca ngày đêm anh miệt mài sáng tạo Những cái đó đã tạo thành chất thơ trữ tình thắm thiết của anh” [9, tr 52]
Trong Văn học giải phóng miền Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên
nghiệp Hà Nội 1976, Phạm Văn Sỹ có dành hẳn chương mười ba viết về thơ Lê
Anh Xuân và tập Hoa Dừa: “Nổi bật trước tiên trong Hoa dừa là tình cảm của
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tác giả đối với đất mẹ quê hương Đây là thứ tình cảm nồng nhiệt, vồ vập của đứa con đi xa lâu mới trở về Nhà thơ đi chân đất, cho chân mình ngập trong bùn đất, bước trên những trồi non nhọn sắc mới mọc sau trận na – pan để sống cái cảm giác trực tiếp gắn bó với đất, để nghe hơi thở ấm áp của đất, nghe thấm vào mình sự sống của đất mẹ quê hương” [33]
Với bài “Thơ Lê Anh Xuân”, in trong Giáo trình văn học Việt Nam
tháng 10/1977, Huỳnh Lý đã có những nghiên cứu khá chi tiết về nội dung
và nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân: “Thơ Lê Anh Xuân trước hết là thơ ca ngợi không dè dặt cuộc sống chiến đấu và lao động ở hai miền Nam Bắc, thơ anh cũng là thơ mang tình yêu quê hương thắm thiết, thơ của những tình cảm tươi mát, hồn nhiên, trong sáng” Huỳnh Lý còn nói về nghệ thuật thơ của
Lê Anh Xuân như sau: “Ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân là một ngôn ngữ tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tươi trẻ, trong sáng”; “Phải nói rằng, các chức năng của thơ – của văn nghệ nói chung – Lê Anh Xuân đều đạt được ở mức khá cao, riêng có chức năng thẩm mĩ thì chưa được nâng lên ngang hàng với giáo dục và nhận thức”
Trong tuyển tập Thơ Lê Anh Xuân (NXB văn học, H.1981) ở Lời giới thiệu NXB Văn học đã viết: "Ngay từ những bài thơ đầu tiên người ta đã nhận
ra một phong cách riêng: chân thành, hồn nhiên mà trữ tình, đằm thắm, giản
dị, trong sáng nhưng không kém phần tinh tế sâu lắng”
Bích Thu với bài Lê Anh Xuân in trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, 1984, đã phân tích khá cụ thể về nội dung và nghệ thuật theo trình tự từ tập Tiếng gà gáy đến Hoa dừa và Trường ca Nguyễn Văn Trỗi Theo Bích Thu: “Tình yêu quê hương được Lê Anh Xuân thể hiện qua cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, tinh tế” và “Tình yêu quê hương và lòng khao khát được trở về là giai điệu nổi bật tạo nên chất trữ tình trong sáng, trẻ trung trong thơ Lê Anh Xuân” Đến tập Hoa Dừa: “Nguồn mạch quê hương được khơi dậy trong Tiếng gà gáy đến đây càng chảy xiết hơn, mạnh
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mẽ hơn Tình yêu quê hương ấy đã hòa thấm một cách tự nhiên với lí tưởng cách mạng” “Thơ Lê Anh Xuân bao giờ cũng có sự hòa quyện giữa cái tôi
và cái ta, giữa cái riêng và cái chung Cái tôi của anh bao giờ cũng được đặt trong mạch sống của quê hương”
Trong bài viết “Thơ Lê Anh Xuân với đất nước, con người Bến Tre” của Thạch Trung, tác giả bình luận: "Cái độc đáo, cái làm cho thơ Lê Anh Xuân sống mãi phải chăng một phần lớn là do cái chất mộc mạc nhưng duyên dáng không rơi vào quê mùa, thô kệch được truyền từ con người, thổ ngơi, sông nước Bến Tre?” [48, tr.90]
Trong cuốn Văn học tình yêu của tôi, Nxb Khoa học xã hội, năm 2001, Nguyễn Kim Hoa có bài “Nhà thơ – chiến sĩ Ca Lê Hiến – Lê Anh Xuân”, tác
giả đã đi nghiên cứu chuyên sâu về con người, sự nghiệp của nhà thơ, đồng thời
phân tích hai tập thơ Tiếng gà gáy và Hoa Dừa Tác giả viết: “Anh đã để lại một tấm gương sáng ngời của một nhà thơ – chiến sĩ, một người nghệ sĩ chân chính đã gắn chặt với sự nghiệp, vận mệnh của dân tộc, của Tổ Quốc”; “Giản
dị mộc mạc mà vẫn mặn mà, duyên dáng, thơ Lê Anh Xuân không nói cái gì xa
lạ cả Nó chỉ nói lên tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ý chí và hành động của chúng ta mà thôi”
Trong Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, tác giả Mã Giang Lân cũng đã
có những nhận xét xác đáng, chân thực về thơ Lê Anh Xuân: "Đó là một nhà thơ giàu kỷ niệm, có nhiều bài da diết nhớ quê hương và nhiều vần thơ xúc động về Hà Nội, về miền Bắc”
Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, (tập 3), Nguyễn Đăng
Mạnh chủ biên cũng đã có bài viết của tác giả Lê Quang Hưng về Lê Anh Xuân và thơ Lê Anh Xuân Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về tiểu sử, các tác phẩm đã xuất bản cũng như nội dung và nghệ thuật trong thơ
Lê Anh Xuân Lê Quang Hưng viết: " Thơ Lê Anh Xuân là tiếng ca trong trẻo,
mê say của một tâm hồn hồ hởi tha thiết tin yêu trước cuộc đời Tiếng thơ ấy
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
như cơn mưa đầu hạ, dạt dào, tươi mát, như dòng sông mải miết băng băng
về phía trước” Nói về giọng thơ của Lê Anh Xuân, tác giả nhận xét thơ Lê Anh Xuân là một giọng điệu trữ tình riêng rất khó lẫn: “Cái giọng ấy phản ánh rất tự nhiên, rất chân thật một tâm hồn, một lối cảm nghĩ, một cách sống
Đó là điều đáng quý bởi không ít người làm thơ từng uốn giọng, từng giả giọng người này người nọ”
Đến Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, 2004, Đỗ Đức Hiểu chủ biên
cũng đã dành hai trang viết về thơ Lê Anh Xuân do Trần Hữu Tá biên soạn Tác giả bài viết đã có những nhận định khái quát về nội dung thơ văn và đưa ra
những kết luận về sự đóng góp của nhà thơ Lê Anh Xuân: “Thơ Lê Anh Xuân mang sắc thái riêng, vừa bằng giọng nhỏ nhẹ tâm tình, vừa bằng cảm hứng lịch
sử mang ý nghĩa triết luận khá sâu sắc… Tính hàm súc của thơ ông chưa cao, những bài có tứ thơ hoàn chỉnh độc đáo chưa nhiều”
Trong Giáo trình văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Đại học sư phạm, 2009, Nguyễn Văn Long (chủ biên), có viết: “Trong thơ
Lê Anh Xuân, một vùng quê Nam bộ thân yêu với những rặng trâm bầu, một hàng bình bát, một bóng dừa xanh, một bông súng nở xòe cánh quạt trên mặt
ao, một dòng sông tuổi thơ cùng với những con người kiên trung, anh dũng hiện lên trong tâm trí xao xuyến, bồi hồi, đầy xúc động của nhà thơ”
Năm 2011, Nxb Văn hóa Văn nghệ đã giới thiệu cuốn Nhật kí Lê Anh Xuân, trong cuốn sách này PGS TS Đoàn Đức Phương – TS Diêu Lan Phương
đã viết rằng: “Thơ anh và chính cuộc đời anh đều thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hương đất nước, với nhân dân, với đồng đội Có thể nói anh là người ghi lịch sử bằng thơ” Còn PGS.TS Phạm Thành Hưng cho rằng: “Đọc một số bài thơ anh, tôi cảm thấy thơ anh như dấu nối của hai thời thơ: thời thơ ca đấu tranh thống nhất đất nước với nguồn cảm xúc “hướng về Nam” và thời thơ chống Mỹ Chính việc anh từ giã giảng đường đại học, lên đường vượt Trường
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơn trở về quê hương cũng là một dấu nối – dấu nối vật chất, làm tiền đề cho dấu nối của hai thời thơ Việt Nam”
Trong cuốn Nhà văn trong nhà trường Lê Anh Xuân, Nxb Giáo dục năm
1999 Hải Hà khẳng định: “Trong thơ Lê Anh Xuân ngoài nhạy cảm của con người thi sĩ, anh còn là nhà sử học…Tri thức sử học ấy đã cho anh thêm khả năng tổng hợp và khái quát những vấn đề rộng lớn mà bài thơ cần vươn tới”
2.2 Những ý kiến phân tích, thẩm bình về một bài thơ, đoạn thơ cụ thể của
Lê Anh Xuân
Lê Anh Xuân thuộc lớp nhà thơ trẻ đầu tiên của nền thơ chống Mỹ Quá trình sáng tác của ông gắn liền với những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhưng đầy oai hùng của dân tộc Những sáng tác của Lê Anh Xuân để lại không nhiều, chỉ gồm 60 bài thơ và một bản trường ca nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, bằng khát khao cống hiến, khát khao khám phá hiện thực và sáng tạo nghệ thuật nên ngay từ những tác phẩm đầu tay người thầy giáo ấy đã gây được tình cảm đặc biệt từ độc giả yêu thơ và của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình Ra đi ở tuổi đời còn rất trẻ trong một chuyến công tác, Lê Anh Xuân đã để lại nhiều nuối tiếc cho những người yêu mến thơ ông Những câu chuyện, những kỷ niệm sống về lịch sử hào hùng trong thơ Lê Anh Xuân gây nhiều xúc động cho nhiều tác giả Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá thơ ông có mặt mạnh trong cảm xúc, trong cách xây dựng hình tượng, trong tạo hình và biểu hiện Chúng tôi xin điểm lại một số bài viết của các tác giả như Hoàng Như Mai, Hải Hà, Lê Quang Trang, Nguyễn Đức Quyền và một số tác giả của các chuyên luận có đề cập đến thơ Lê Anh Xuân như Hữu Đạt, Hà Minh Đức,
Vũ Duy Thông, Mã Giang Lân như sau:
Khi nói về bài thơ Trở về quê nội, nhà giáo – nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai nhận xét đó là “một bài thơ có cấu trúc giản dị” nhưng đó là tấm lòng yêu
thương trân trọng của một người con đối với quê hương sau bao nhiêu năm trời
xa cách Theo Hoàng Như Mai, bài thơ Trở về quê nội có sự rung động bặc biệt
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tạo nên một sức hấp dẫn riêng bởi trước hết là ở cảm hứng ngợi ca nồng nhiệt
và mạch cảm xúc chân thật tuôn trào: “Những môtíp, những hình ảnh đã cũ vào thơ Lê Anh Xuân vẫn rung động lòng người đọc Ấy là vì anh đưa vào đó tất cả
sự chân thành của tuổi trẻ, tất cả sự xúc cảm thật sự của nhà thơ” [21, tr.23]
và “Bài thơ Trở về quê nội cũng như các sáng tác của Lê Anh Xuân nói chung
có những đoạn thật sáng tạo”[21, tr.24] Có thể nói thơ Lê Anh Xuân dành
được nhiều tình cảm từ người đọc và có đời sống phong phú chính là nhờ
những sáng tạo như thế Nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai cho rằng bài thơ Trở
về quê nội là một trong những bài thơ “đỉnh” của Lê Anh Xuân
Trong cuốn Nét đẹp trong thơ, Nxb Giáo dục (2001), Nguyễn Đức Quyền lại tỏ ra mặn mà với bài thơ Nhớ mưa quê hương khi xem bài thơ như
“sóng tỏa vào tâm hồn tôi, như cơn mưa mùa hạ làm mát da thịt tuổi thơ, làm sống dậy những kỷ niệm tuổi thơ của tôi ở quê Nam”[32, tr.151] Tác
giả Nguyễn Đức Quyền đánh giá cao cảm xúc mãnh liệt, chân thành, giàu cảm xúc của Lê Anh Xuân và coi đó là sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc:
“Tôi yêu nguồn xúc cảm bài thơ, nguồn xúc cảm dạt dào quá, anh cứ trải hồn chân thật của mình ra như là nguồn của một con sông lớn… Nguồn cảm xúc lại tươi mát trong trẻo, nồng nàn, cái nồng nàn làm cho ta ngây ngất như cái thuở ban đầu”[32, tr.152] Nguồn cảm xúc trinh nguyên, tươi mát và
trong trẻo ấy chính là sức mạnh để những tác phẩm của Lê Anh Xuân sống mãi với thời gian
Khi đọc “bài thơ xuân nho nhỏ” của nhà thơ Lê Anh Xuân, bài thơ với tựa đề “Rừng xuân” đã tạo cho tác giả Hải Hà những xúc cảm rất riêng Vẫn là
chất thơ trong sáng, hồn nhiên, chân thật nhưng ở bài thơ này có thêm chất đằm thắm, dịu dàng của hương sắc núi rừng Theo Hải Hà, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên tươi sáng mà phía sau bức tranh ấy đã xuất hiện chất giọng
của ý chí, của lòng quyết tâm: “Đó là cái quyết tâm bắt nguồn từ sâu xa của trái tim nhớ thương đằm thắm, của thái độ sống đầy trách nhiệm đối với quê
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hương, với Tổ quốc của nhà thơ trẻ Lê Anh Xuân”[9, tr.9] Xuân trong Rừng xuân không có cành đào thắm, không có chậu quất vàng, không có bánh trưng
xanh, lại càng không có sự xum họp ấm cúng trong ngày Tết như nó vẫn diễn
ra trong không khí xuân của bao gia đình Việt Nam bởi vì nhà thơ của chúng ta đang ở trên đường ra tiền tuyến nhưng vẻ đẹp trong bài thơ đã tôn lên vẻ đẹp
trong tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Lê Anh Xuân: “Bài thơ lục bát với 12 câu trong sáng, giản dị đã giúp cho chúng ta – những người ở hậu phương lớn hiểu thêm phẩm chất tâm hồn trong sáng, cao đẹp của người chiến sĩ giải phóng quân, đồng thời góp phần khẳng định niềm tin tất thắng vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn dân ta”[9, tr.9] Điều đó
chứng tỏ cảm hứng trữ tình trong thơ Lê Anh Xuân ngày càng thêm cứng cỏi
và chuyển dịch về hướng sử thi
Cũng trong cuốn Nhà văn trong nhà trường, Lê Quang Trang đã có những lời bình sắc sảo về đoạn thơ gồm 12 câu trích trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi với tựa đề Việt Nam (do người biên soạn đặt) Lê Quang Trang đã
làm nổi bật khả năng khái quát, tổng hợp của Lê Anh Xuân khi viết về đề tài đất nước Để đạt được điều này, Lê Anh Xuân đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa cảm hứng nghệ thuật với tư duy lịch sử: “trong Lê Anh Xuân ngoài nhạy cảm của con người thi sĩ, anh còn là nhà sử học bởi vì trước khi từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở về quê hương tham gia kháng chiến chống Mĩ, anh từng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở trường Đại học tổng hợp hà Nội” [9, tr.11]
Trong các chuyên luận của mình, các tác giả như Hà Minh Đức, Hữu Đạt, Mã Giang Lân, Vũ Duy Thông, Vũ Văn sỹ đều có phân tích thơ Lê Anh Xuân Cả Hữa Đạt và Hà Minh Đức đều đánh giá cao nghệ thuật tạo hình và
biểu hiện của bài thơ Dáng đứng Việt Nam: “Trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân có những câu về mặt tạo hình thì rất đẹp, nhưng về mặt biểu hiện của nó cũng có giá trị rất cao”[6, tr.46]
Tác giả Vũ Văn Sỹ lại phân tích chất trữ tình từ một điểm nhìn nghệ thuật trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi Theo ông, Lê Anh Xuân phải có:
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
“con mắt tinh đời” mới cảm nhận được So sánh với ký Sống như anh của Trần Đình Vân, tác giả chuyên luận khẳng định: “Ở đây cái diện mạo văn xuôi của nhân vật Nguyễn Văn Trỗi đã bị chi phối trực tiếp bởi tình cảm chủ quan của nhà thơ một cách công khai khi biểu đạt” [35, tr.185]
Bài thơ Cấy đêm của Lê Anh Xuân, một bài thơ được sáng tác trên quê
hương trong thời kì ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã gây được
cảm tình đặc biệt với Mã Giang Lân Theo ông: “bài thơ Cấy đêm của Lê Anh Xuân thật cảm động, chi tiết ít, gọn nhưng sâu đậm, giàu liên tưởng” [14,
tr.299] Ông đưa ra những nhận xét tinh tế về cảm hứng chủ đạo trong bài thơ, theo ông cảm hứng chủ đạo trong bài thơ không chỉ ngợi ca con người trên quê
hương anh dũng mà rộng hơn còn là: “hình ảnh tượng trưng cho niềm tin của nhân dân miền Nam” [14, tr.299]
Trong bài thơ Trở về quê nội, đoạn thơ mà Lê Anh Xuân viết về hình ảnh
người mẹ lại gây cho Vũ Duy Thông nhiều xúc động Đó là hình ảnh người mẹ nuôi giấu chiến sĩ vốn đã rất quen thuộc trong thơ kháng chiến Mẹ chở che và thương yêu người chiến sĩ như chính con đẻ của mình Theo Vũ Duy Thông,
tình cảm này: “Chỉ có được trong chiến tranh chính nghĩa” [45, tr.110]
Từ các bài viết trên, một điều khá dễ dàng nhận ra là thơ Lê Anh Xuân chủ yếu được nghiên cứu riêng lẻ từng tập thơ, hoặc các tác phẩm cụ thể Trong Luận Văn này, chúng tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu Phong cách nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân Trân trọng biết ơn các nhà nghiên cứu phê bình đã có những bài viết sâu sắc giúp chúng tôi có đủ nguồn tư liệu, đồng thời trực tiếp gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài Luận văn này
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này chúng tôi tập chung vào nghiên cứu các tác phẩm thơ của
Lê Anh Xuân, cụ thể là 60 bài thơ của 2 tập thơ và 1 tập trường ca:
+ Tiếng gà gáy (1965)
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Hoa dừa (1968)
+ Trường ca Nguyễn Văn Trỗi (1969)
In trong tuyển tập Thơ Lê Anh Xuân (Nxb Văn học, H.1981)
Ngoài ra là cuốn Nhật ký Lê Anh Xuân - đó là những ghi chép chân thực,
sống động của một người chiến sỹ sống và viết
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những yếu tố tương đối bền vững trong cảm hứng nghệ thuật, trong hệ thống hình tượng trữ tình và các phương tiện biểu cảm ngôn từ trong các sáng tác thơ của Lê Anh Xuân Đó là những yếu tố thể hiện phong cách của tác giả
4 Nhiệm vụ của Luận văn
Về mặt lý luận, nhận thức được sự thống nhất và sự cụ thể hóa phong cách tác giả và phong cách thời đại
Cụ thể hóa những nét đặc trưng phong cách thơ Lê Anh Xuân ở hệ thống cảm xúc, hệ thống hình tượng trữ tình và hệ thống ngôn ngữ chuyển nghĩa tu từ
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp thống kê - phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi khảo sát thống kê – phân loại nguồn tài liệu theo từng vấn đề cụ thể qua những dữ kiện lặp lại, ổn định nhằm làm nổi bật phong cách nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân
5.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích – tổng hợp sẽ giúp cho các kết luận mà chúng tôi rút ra không bị phiến diện, không bị tách khỏi những thực thể trữ tình toàn vẹn
và sống động của nó
Ngoài các phương pháp cơ bản nêu trên, Luận văn còn sử dụng một số
phương pháp khác bổ trợ như: Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử,
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6 Đóng góp của Luận văn
Từ những ý kiến tản mạn của người đi trước gợi ý, Luận văn phát triển
và xây dựng một hệ thống luận điểm khái quát phong cách nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân Đây là cái mới và cũng là những đóng góp của Luận văn
7 Kết cấu Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, cấu trúc Luận văn
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về phong cách nghệ thuật thế hệ thơ chống Mỹ và quá trình sáng tạo của Lê Anh Xuân
Chương 2: Cảm hứng trữ tình lãng mạn giàu chất lý tưởng - nét đặc trưng phong cách nghệ thuật Lê Anh Xuân
Chương 3: Nét nổi bật thi pháp trong thơ Lê Anh Xuân
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THẾ HỆ THƠ CHỐNG MỸ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÊ ANH XUÂN 1.1 Khái quát về phong cách
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, khái niệm phong cách được “dùng
để nhận diện một tác giả, một tác phẩm, một trào lưu hay một khuynh hướng nhất định” [24, tr.190] Có nhiều khuynh hướng nghiên cứu phong cách:
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu phong cách tác giả - tác phẩm…phổ biến nhất ngiên cứu phong cách nhà văn (phong cách tác giả).Với mỗi tác giả lại có thể vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu trực tiếp qua thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, nghiên cứu gián tiếp qua tiểu sử, hoàn cảnh sáng tác…Bên cạnh đó còn có thể kể đến khuynh hướng nghiên cứu phong cách của một trào lưu, trường phái hay phong cách của thời đại…
Theo Từ điển tiếng Việt, “Phong cách là những đặc điểm có tính
chất hệ thống về tư tưởng nghệ thuật, biểu hiện trong các sáng tác nói
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chung hay cùng một thể loại (nói tổng quát) Phong cách của một nhà văn, phong cách nghệ thuật”
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học có định nghĩa: Phong cách trong văn
học là “những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó”
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm
mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong một tác phẩm riêng lẻ, trào lưu văn học hay văn học dân tộc…Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất” [10]
Trong Từ điển tiếng Việt (bộ mới), phong cách được hiểu là “khái niệm
chỉ những nét chung, tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học dân tộc nào đó” Với đề tài
nghiên cứu Phong cách thơ Lê Anh Xuân, ở đây, chúng tôi đề cập đến hai
khuynh hướng chủ yếu: phong cách tác giả và phong cách thời đại
Tóm lại, có thể coi phong cách tác giả văn học là những nét riêng biệt, những yếu tố cơ bản độc đáo và cần thiết để tạo nên diện mạo của văn học một tác giả Những nét, những yếu tố riêng biệt độc đáo được lặp đi lặp lại với những màu sắc mới trong suốt chặng đường sáng tác lâu dài bền bỉ của tác giả, gắn liền với tư duy nghệ thuật của tác giả trong cách cảm nhận về cuộc sống, về cái đẹp nghệ thuật trên con đường sáng tác Thế nên, không nên coi phong cách là một thực thể bất biến mà phải xem nó như là một thực thể sống động Một thực thể có thể được hình thành ngay khi nhà văn bước vào con
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đường sáng tác và sẽ biến chuyển theo nhận thức của tác giả trong mối quan
hệ mật thiết với môi trường sống của cá nhân và thời đại, chịu sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa, sự ảnh hưởng của các nhà văn mà họ thần tượng Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách riêng mà chỉ có những nhà văn, nhà thơ có tài năng, có bản lĩnh trong quá trình sáng tạo mới tạo cho mình phong cách độc đáo
Riêng với thể loại trữ tình, đặc biệt là thơ rất cần đến “Năng khiếu thẩm mĩ” và “tài nghệ”, cần đến “Cá tính và phong cách độc đáo”của nhà thơ
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà thơ phải tự ý thức và phát huy sở trường riêng của mình để tạo nên một phong cách độc đáo Bởi vì thơ dùng để bộc lộ thế giới cảm xúc, tâm trạng và những suy nghĩ của cái tôi trữ tình được
nghệ thuật hóa Nhà văn Gamzatốp cho rằng: “Tác phẩm văn học mà không thấy tác giả thì chẳng khác gì con ngựa chạy trên đường không có người cưỡi”
1.1.2 Phong cách thời đại
Phong cách thời đại là một khái niệm dùng để chỉ một phong cách chung bao trùm lên mọi thể loại, mọi hình thức nghệ thuật của một thời đại
Phong cách thời đại là sự biểu hiện của trình độ kỹ thuật biểu hiện, của trạng thái văn hoá, xã hội, tập quán tâm lý thời đại đã hình thành nên phong cách Phong cách thể hiện tập trung ở cách thể hiện thế giới và con người, cảm thụ bản thân nghệ thuật Chẳng hạn nghệ thuật Ai Cập cổ đại có nền tảng là tôn giáo Ai Cập, tôn giáo về cái chết; trái lại, nền tảng của nghệ thuật Hi Lạp cổ đại
là thế giới quan yêu đời Khi nào nội dung và hình thức cuộc sống thay đổi thì nghệ thuật, vốn là biểu hiện của cuộc sống đó cũng là thay đổi, và sự đổi thay
đó “chính là đổi thay phong cách”
Phong cách thời đại do ý thức về cái đẹp, ý thức nghệ thuật của thời đại quy định Phong cách thời đại có thể bao trùm lên nhiều quốc gia, nhiều lãnh thổ và có ảnh hưởng sâu rộng lên nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau Ví dụ,
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phong cách nghệ thuật thời Phục Hưng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Điêu khắc, âm nhạc, hội họa…
Phong cách thời đại có những nét truyền thống nhưng không đồng nhất, nghĩa là bên trong nó vẫn có sự phân hóa theo các yếu tố khác nhau như phương pháp sáng tác, cá tính sáng tạo, khuynh hướng tư tưởng xã hội, thẩm
mỹ Nhưng phong cách thời đại đó xây dựng trên nền tảng trạng thái văn hóa
xã hội rộng lớn nên có tính thống nhất không thể bác bỏ
Muốn xác định được phong cách chung của một thời đại cần căn cứ vào quan niệm nghệ thuật về xã hội và con người…, qua sự lặp lại về cảm hứng sáng tạo của một thời kỳ lịch sử
1.1 3 Phong cách tác giả
Trong các cấp độ của phong cách, phong cách tác giả là phạm trù được thừa nhận phổ biến và cũng được vận dụng rộng rãi nhất Các quan điểm văn học xưa nay (văn là người, phong cách là con người…) đều lấy phong cách tác giả làm yếu tố trung tâm để xem xét
Trong những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà lý luận văn học còn đồng nhất hai khái niệm phong cách cá nhân và cá tính sáng tạo do đó phủ nhận sự tồn tại của phong cách tác giả Vonflin, Handenstein, ngay cả A.N.Xôcôlôp và G.N.Pôxpêlôp cũng cho rằng phong cách cá nhân chỉ là những yếu tố cá biệt, ít
có ý nghĩa xã hội Nếu một tác giả có thể có nhiều phong cách thì không thể coi phong cách cá nhân là một cấp độ quan trọng của phong cách văn học Tuy nhiên, nếu như không thể không tính đến phong cách tác phẩm với ý nghĩa là yếu tố trung tâm của phong cách học thì cũng không thể bỏ qua phong cách cá nhân với ý nghĩa là biểu hiện cụ thể của phong cách trào lưu, phong cách thời đại…Thật khó có thể nói đến một thời đại văn chương nếu như thời đại đó không sản sinh ra những cá nhân xuất sắc
Không nên đồng nhất hai khái niệm phong cách và cá tính sáng tạo Mỗi nhà văn khi sáng tác ít nhiều đều có cá tính sáng tạo, tức có đặc điểm riêng về
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sáng tác nhưng không phải cá tính nào cũng trở thành phong cách Người ta chỉ
đề cập đến phong cách sáng tác của những nhà văn ưu tú, trong tác phẩm có những điểm độc đáo, riêng biệt, có giá trị thẩm mĩ cao và nhất quán trong cả quá trình sáng tạo của nhà văn
Phong cách tác giả được thể hiện chủ yếu thông qua tác phẩm Biểu hiện của phong cách tác giả trong tác phẩm không chỉ là những nội dung đặc sắc, độc đáo, giàu tính thẩm mĩ mà còn là cách thức nhà văn thực hiện nhằm mang đến một hiệu quả biểu đạt cao nhất Đó cũng không chỉ là những yếu tố hình thức riêng lẻ (cho dù chúng có mới lạ đến đâu) mà còn là sự phối hợp, thống nhất giữa các yếu tố này theo những quy luật thẩm mĩ nhất định
1.2 Thế hệ thơ chống Mỹ trong nền thơ chiến đấu
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc đã sản sinh ra một nền thơ lớn mà tính chiến đấu là một đặc điểm bao trùm, nổi bật Những giai đoạn đau thương mà anh dũng nhất trong lịch sử đấu tranh của dân tộc đã tạo ra một nền thơ giàu vẻ đẹp với nội dung mang sức chiến đấu cao Nền thơ chiến đấu chống Mỹ hai mươi năm qua là tiếng nói của dân tộc ta, một dân tộc đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong chống chủ nghĩa đế quốc của thời đại ngày nay Nền thơ chiến đấu ấy mang những nét rất riêng biệt, không lẫn với bất cứ một dân tộc nào Nó có một truyền thống riêng, có quá trình phát triển riêng Nó phản ánh những nét đặc thù thẩm mĩ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, những nét đặc thù của tâm hồn con người Việt Nam chiến đấu và có những đóng góp đáng kể vào tiếng nói chống xâm lược, chống đế quốc trong lịch sử thơ ca hiện đại Trong Luận văn này, chúng tôi nhận thức đó chính là phong cách thời đại
Từ năm 1964, cuộc chiến tranh chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta bước sang một giai đoạn gay go căng thẳng và vô cùng ác liệt Tình hình đó đã buộc dân tộc ta phải phát huy cao độ không chỉ sức mạnh đề kháng mà còn khơi dạy sức mạnh truyền thống tinh thần hàng ngàn đời của dân tộc để tiếp sức chiến
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đấu Nền thơ mới ra đời Thơ trẻ thời kì chống Mĩ là một hiện tượng rất đáng chú ý của văn học hiện đại Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện, trưởng thành của một thế hệ nhà thơ và bước phát triển mới của nền thơ chống Mĩ Nền thơ ấy được hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước cách mạng tiêu biểu như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh…, thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Pháp tiểu biểu như Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…và thế hệ nhà thơ xuất hiện trong thời
kì chống Mỹ Mỗi thế hệ nhà thơ nói trên đều có thế mạnh riêng và có những đóng góp đáng ghi nhận đối với nền thơ chống Mỹ Mỗi nhà thơ, bằng cá tính của mình đã đem đến cho thơ một cách nhìn, cách cảm nhận riêng về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc, nói lên được hiện thực hào hùng của cả dân tộc
Nhìn một cách tổng quát, thơ trẻ thời kì chống Mỹ có thể chia thành ba chặng đường Mỗi chặng đường có những nét riêng gắn liền với sự xuất hiện của những nhà thơ tiêu biểu Tuy nhiên, sự phân chí này chỉ mang tính chất tương đối Về thực chất, thơ trẻ thời kì chống Mỹ là một dòng thơ liên tục
Năm 1975, trong một bài viết Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, Vũ Tuấn Anh đã khẳng định sự đóng góp to lớn của thế hệ những nhà thơ trẻ trong đó có Lê Anh Xuân: “Lớp trẻ đã đem đến sự đông vui ồ ạt cho cả nền thơ bằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ, duyên dáng của riêng lứa tuổi họ… lứa tuổi tha thiết tin yêu cách mạng và có mặt trên khắp các mặt trận sản xuất, chiến đấu”[3]
Ở chặng đường đầu tiên là sự xuất hiện của đội ngũ những nhà thơ trẻ với những cây bút tiêu biểu như Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Lê Anh Xuân, Thái Giang, Nguyễn Mỹ… Đó là một tiếng thơ trẻ trung, sôi nổi, đậm chất lý tưởng Những tác phẩm thơ trẻ ở chặng đường này rưng rưng cảm xúc, đậm đà chất trữ tình, chan chứa chất men say nồng của tuổi trẻ Lê Anh
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Xuân nói tới khát khao của thế hệ mình được cầm súng trực tiếp chiến đấu bằng một cảm xúc chân thành, trong sáng:
mình qua những vần thơ : “giàu chi tiết chân thực, sinh động như còn vương bụi đất của chiến trường và mùi khét lẹt của đạn bom, mang khí thế hừng hực của cuộc chiến đấu”[19, tr.129]
Ở chặng đường cuối, thơ trẻ chống Mỹ được bổ sung thêm nững nhà thơ đồng thời là những chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường Sự xuất hiện của những cây bút như: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Trần Mạnh hảo, Văn Lê, Anh Ngọc… đã làm cho đội ngũ thơ trẻ thời kì chống Mỹ thêm đông đảo, thực sự bề thế Thơ trẻ thời kỳ này có cái nhìn bao quát, toàn cảnh về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc
Đây là thời kỳ mà thơ trẻ nói nhiều, nói sâu sắc, nói thấm thía về người
mẹ, về nhân dân, về những con người vô danh, những con người bình thường
mà kiên cường bất khuất, về tổ quốc và về thế hệ mình Ý thức về cái tôi- thế
hệ của các nhà thơ trẻ đạt tới độ sâu sắc nhất Chân dung tinh thần của thế hệ trẻ cầm súng thời kì chống Mỹ hiện lên cụ thể chân thực phong phú và sâu sắc
Thế hệ chúng con ồn ào, dày dạn Sống thì đi mà chết thì nằm
(Trần Mạnh Hảo)
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chúng tôi đi không tiếc đời mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi
Thì còn chi tổ quốc
(Thanh Thảo) Sinh ra trong lòng nôi cách mạng, được đào tạo trong mái trường xã hội chủ nghĩa, đội ngũ thơ trẻ chống Mỹ có mặt khắp trên các mặt trận sản xuất
và chiến đấu với tinh thần, niềm tin và sức mạnh của tuổi trẻ Tiếp nối truyền thống của thế hệ nhà thơ lớp trước, với kiến thức học tập có hệ thống họ đã tự bồi dưỡng cho bản thân về tư tưởng, tài năng, vốn sống để có thể đi xa trên con đường đó và thực sự trở thành nhà thơ cách mạng Tiếng thơ của lớp nhà thơ trẻ luôn trăn trở, nghĩ suy đầy trách nhiệm về Tổ quốc, về dân tộc Làm thơ và đánh giặc là hai hành động đồng thời, trùng hợp, có liên quan đến nhau như một phản ứng “dây chuyền”, cái này thúc đẩy cái kia, cái kia tạo đà cho cái này thể hiện
Đội ngũ những nhà thơ trẻ có mặt trên khắp các chiến trường, vừa cầm bút, vừa cầm súng họ đã mang đến nét tươi mới không dễ gì có được của thế hệ mình, làm cho thơ ca thêm đậm đà tính cách Việt Nam, tâm hồn Việt Nam
“Bài ca ống cóng” của Thanh Thảo vang lên như một lời tuyên ngôn của lớp trẻ khi bước vào trận “Bài ca của chúng tôi là bài ca ống cóng/Hành trang quân giải phóng/Đơn giản nhất trên đời” Có lẽ chỉ có thế hệ này chứ không phải ai khác mới nói được một điều tưởng như nghịch lý “Giữa chiến trường, tiếng bom nghe rất nhỏ” (Phạm Tiến Duật) Nếu không nếm trải thực tế chiến
trường thì khó có thể có được suy nghĩ như vậy
Vừa đánh giặc lại vừa làm thơ là một nét đẹp truyền thống của một dân tộc Có thể nói thế hệ nhà thơ lớp trước đã truyền sức mạnh ngòi bút cho đội ngũ làm thơ trẻ sự vững vàng, ý thức chính trị xã hội, lòng yêu nước đúc kết qua bốn ngàn năm lịch sử Mỗi nhà thơ đã tạo cho mình một chỗ đứng riêng,
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hình thành lên một phong cách thơ riêng trong dòng chảy chung của văn nghệ dân tộc Trong SGK Văn học lớp 12, Ban KHXH, Nxb GD, 1997, tr199 Giáo
sư Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Từ 1965 đến 1975, một cao trào sáng tác phục vụ cuộc chống Mỹ trong cả nước được phát động Đây là thời kỳ ra đời hàng loạt các nhà thơ trẻ có giọng điệu riêng của một thế hệ mới: Thu Bồn, Lê Anh Xuân, Bùi Minh Quốc…, Nguyễn Đức Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn,…”
Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh lại nhấn mạnh khả năng sáng tạo của cả thế hệ:
“Lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ tiếp tục thể hiện bản lĩnh sáng tạo và đóng vai trò chủ lực trong sự thể hiện tình cảm của con người thời đại, cả với những chiêm nghiệm chín chắn lẫn những tìm tòi cách tân”[3]
Nhiều bài thơ được viết vội trong chiến trường, trên đường hành quân nhọc nhằn gian khổ nhưng nó là hiện thực cuộc sống, là chất thơ được thăng hoa qua tâm hồn người chiến sĩ để rồi nó đã lưu lại trong lịch sử thơ ca Việt Nam như
những bài thơ hay nhất: Bài thơ Rừng xuân của Lê Anh Xuân được viết trên đường ra tiền tuyến “Rừng xa vọng tiếng chim gù/ Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn/ Mùa xuân đậm là ngụy trang/ Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai” Thơ chống Mỹ đã bỏ lại sự uỷ mị chạy trốn vào tình yêu, và một chút nỗi
đau mất nước ở nửa đầu thế kỷ Thơ chống Mỹ là những phát ngôn trữ tình sử thi của một chủ thể là Tổ Quốc quật cường vừa đứng dậy dành độc lập tự do, lại đã anh dũng lấy máu viết lên những trang sử chống xâm lăng oanh liệt nhất
Đội ngũ những người làm thơ trẻ thời chống Mỹ mang đến nét tươi mới cho cả một nền thơ Đội ngũ làm thơ đang sống trong ánh sáng rực rỡ của thời
kỳ mới, thử thách trong nhiệm vụ khó khăn, vẻ vang của thời kỳ mới lại vẫn được sống trọn vẹn những kỷ niệm sôi sục của thời kỳ cách mạng đã qua Trách nhiệm nặng nề hơn và cũng đầy thuận lợi bù đắp những khiếm khuyết chưa kịp
bù đắp được Những trang thơ của thế hệ trẻ ra đời thời chống Mỹ thẫm đẫm chất sử thi như một dòng sông hào hùng lãng mạn trữ tình chảy xiết bất tử trong lịch sử Văn học dân tộc
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.3 Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến, từ người chiến sỹ cầm bút đến người anh hùng nghệ sĩ
1.3.1 Lược về tiểu sử và cuộc đời
Ở nửa sau thế kỷ XX lắm sóng gió, nhiều biến động gắn liền với hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta, các thế hệ nhà thơ đã có sự trưởng thành Trong số đó không ít người đã anh dũng
hy sinh ngã xuống trên chiến trường giữa lúc tuổi đời còn rất trẻ Nhà thơ Lê Anh Xuân là một con người như vậy
Lê Anh Xuân (bút danh) tên khai sinh là Ca Lê Hiến sinh ngày 05 tháng
06 năm 1940 tại xã An Hội, thị xã Bến Tre Quê nội ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre Ông chào đời đúng vào những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng mà như sau này ông đã viết trong một bài thơ:
Tiếng khóc đầu tiên tôi chào đất nước Năm bốn mươi cờ đỏ rợp Nam Kỳ
(Lên Bắc Sơn) Ông xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước Bố là Giáo sư Ca Văn Thỉnh (1902 - 1987), nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học có tầm cỡ ở nước ta, cũng là người từng được Bác Hồ giao cho giữ chức vụ quyền Bộ trưởng Bộ giáo dục của chính phủ kháng chiến Mẹ là Lê Thị Tài (1907 - 1990) – là một nhà giáo tận tụy, nhân từ và phúc hậu Quả không sai khi có người đã
nói gia đình Lê Anh Xuân là một cái hội “Liên hiệp văn học nghệ thuật thu nhỏ” Những người anh em ruột thịt của ông là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, đạo diễn
Ca Lê Hồng, họa sỹ Ca Lê Thắng…đều là những tên tuổi quen thuộc với những người yêu thích văn học, âm nhạc, sân khấu và hội họa của cả nước Ngay từ nhỏ, Lê Anh Xuân đã được sự dạy dỗ ân cần từ người cha mẫu mực và được sống trong không khí đầm ấm của một gia đình văn nghệ
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Năm 1945, cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông bà Ca Văn Thỉnh tham gia kháng chiến, chị em Lê Anh Xuân từ thị xã Bến Tre về quê sống với ông bà nội Hồi còn nhỏ Lê Anh Xuân học ở trường tiểu học Đà Lạt vì lúc đó mẹ của ông bị giặc Pháp bắt, đưa lên quản thúc ở Đà Lạt, rồi Phi Giăng (trên đường đi Buôn Ma Thuật) Lê Anh Xuân được đưa lên Đà Lạt sống gần mẹ, sau đó đi Phi Giăng thăm và ở với mẹ Do ở đây không có trường nên mẹ của ông khuyên nên về Đà Lạt để học tập Lê Anh Xuân coi Đà Lạt như quê hương của mình, Đà Lạt cũng hiện lên trong nỗi nhớ quê của ông:
Đà Lạt quê em anh nhớ mãi Đường mùa xuân hoa rải cánh vàng Thung xanh thơm ngát mùi hoa dại Đồi cao thông đứng nắng mịn màng
(Em đẹp nhất) Năm 1950 (lúc này Lê Anh Xuân mới 10 tuổi), Lê Anh Xuân sống với
bố mẹ ở vùng kháng chiến Tây Nam Bộ, học trường dành cho con em cán bộ Trần Quốc Toản tại Bạc Liêu, sau đó chuyển về trường Biển Bạch, huyện Trần Văn Thới tỉnh Cà Mau Bạn học thân thiết của ông lúc này là Bùi Thị Xuân Lan (em gái của nhà văn Anh Đức), một cái tên quen thuộc được nhắc đến nhiều trong nhật ký, góp phần tạo nguồn cảm hứng thơ và hình thành lên bút danh Lê Anh Xuân
Cuối năm 1952, Lê Anh Xuân vào làm việc tại nhà in Trịnh Đình Trọng thuộc Sở Giáo dục Nam Bộ Tại đây, Lê Anh Xuân vừa tiếp tục học văn hóa vừa làm công nhân xếp chữ Đây cũng là thời điểm ông bắt đầu tập làm thơ Lúc này Lê Anh Xuân mới 12, 13 tuổi nhưng đã bắt đầu làm thơ đăng báo tường của nhà in
Năm 1954, Lê Anh Xuân cùng gia đình tập kết ra Miền Bắc vào học trường học sinh miền Nam (Hải Phòng), khi lên cấp III Lê Anh Xuân học ở trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi (Hà Nội), được gần gũi với cha mẹ
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khoảng năm 1960, 1961 Lê Anh Xuân trở thành sinh viên khoa sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội Những năm này Lê Anh Xuân sáng tác bài thơ Nhớ mưa quê hương và đạt giải nhì cuộc thi thơ do Tạp chí Văn nghệ tổ chức Điều
này cho chúng ta thấy rằng suốt những năm theo gia đình tập kết ra Bắc, quê hương Bến Tre luôn là nỗi nhớ chất chứa trong tâm hồn nhà thơ Ông đã có
những câu thơ day dứt, ám ảnh: “Quê nội ơi/ Mấy năm trời xa cách/ Đêm nay,
ta nằm nghe mưa rơi/ Nghe tiếng trời gầm xa lắc…/ Cớ sao lòng thấy nhớ thương” Năm 1962, tốt nghiệp đại học ông được nhà trường giữ lại là cán bộ
giảng dạy và năm 1963 được cử đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô Nhưng rồi cuộc kháng chiến ngày càng diễn ra ác liệt nên ông xin ở lại và tình nguyện trở về quê hương miền Nam để tham gia chiến đấu
Những ngày cuối năm 1964, Lê Anh Xuân rời miền Bắc theo đoàn cán
bộ Giáo Dục vượt trường sơn vào chiến trường Nam Bộ và công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn trung ương cục Tháng 7 năm 1965, chuyển sang công tác ở Hội Văn nghệ Giải phóng Từ đây, Lê Anh Xuân sống và chiến đấu với tư cách là người chiến sĩ – nghệ sĩ Ngày 07 tháng 8 năm 1966, Lê Anh Xuân vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam Ông tham gia vào chiến dịch tống tiến công xuân Mậu Thân 1968 đợt 2 và đã anh dũng hy sinh vào ngày 24 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Lê Anh Xuân ngã xuống vì nền độc lập của nước nhà khi tuổi đời còn rất trẻ, khi ấy ông 28 tuổi Sự hy sinh của ông đã để lại tấm gướng sáng cho đồng
đội, đồng chí noi theo Sau này trong cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc có đoạn viết: “Còn Ca Lê Hiến, anh chẳng yên tâm ngồi trên giảng đường đại học, anh không thể nghe hết tập giáo trình lịch sử - không thể ngồi nghe gươm khua trong những trang giấy…Ca Lê Hiến giờ đã nằm xuống, tài năng của anh đang độ phát triển và anh chưa kịp làm những gì
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tuổi thơ hằng mơ ước Như những dòng sông ấy, có bao giờ cạn được Tiếng thơ của anh vẫn tiếp sức cho những người sau đi tới” [38, tr 264]
Ngày 28 tháng 3 năm 1977, Lê Anh Xuân được Thủ tướng Chính phủ công nhận là liệt sỹ Năm 1961, ông được nhận giải nhì cuộc thi thơ của Tạp
chí Văn nghệ với bài Nhớ mưa quê hương 1965 ông được nhận giả thưởng
Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Năm 2011, nhà thơ được Chủ tịch nước truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật
và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Hiện nay phần mộ Lê Anh Xuân được di táng về nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh Ở tỉnh Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác có những con đường, trường học mang tên nhà thơ Lê Anh Xuân
Nhà thơ Hoài Anh khi viết về cuộc đời Ca Lê Hiến đã có những nhận xét
chính xác: “Sống học sử chết đi vào sử” Cuộc đời của Lê Anh Xuân đã trở
thành một tấm gương cao đẹp về nhà thơ – chiến sỹ, về ý thức trách nhiệm của người cầm bút
1.3.2 Lược về sự nghiệp sáng tác
Theo một số tài liệu nghiên cứu thì Lê Anh Xuân bắt đầu sáng tác thơ từ
khi còn nhỏ tuổi: “Mới 12, 13 tuổi nhưng anh đã bắt đầu làm thơ đăng báo tường của nhà in” Nhưng phải đến bài Nhớ mưa quê hương đạt giải nhì, giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ năm 1961 thì Lê Anh Xuân mới khẳng định được
tài năng thơ của mình Và cũng từ đó sự nghiệp sáng tác của Lê Anh Xuân mới thực sự nở rộ, và có vị trí tỏa sáng trong nền thơ chống Mỹ
Những tác phẩm chính đã xuất bản
- Tiếng gà gáy, thơ, 1965
- Giữ đất, văn xuôi,1966
- Có đâu như ở miền Nam, thơ in chung, NXB Thanh niên, 1968
- Nguyễn Văn Trỗi, trường ca, 1969
- Chào anh giải phóng quân, tập thơ, in chung, NXB Quân đội nhân
dân, 1972
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thơ Lê Anh Xuân, tuyển thơ, 1981
- Thơ Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân), tuyển thơ, 1993
- Nhịp chày ba, thơ, tủ sách tác phẩm đầu tay, 1998
- Ca Lê Hiến – Lê Anh Xuân toàn tập, NXB Văn hoa Văn nghệ TP
HCM, 2012
Thơ Lê Anh Xuân được đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học Có những tác phẩm được dịch sang tiếng Pháp và nhiều tác phẩm được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc
Như đã đề cập, trong Luận văn này chúng tôi chủ yếu đi sâu nghiên cứu
hai tập thơ Tiếng gà gáy (1965), Hoa dừa (1968) và Trường ca Nguyễn Văn Trỗi(1969)
Tiếng gà gáy (1965), là tập thơ đầu tay, tập hợp những bài viết của Lê
Anh Xuân trong 10 năm sống ở miền Bắc gồm 24 bài thơ và đã khẳng định vị trí của ông trong đội ngũ sáng tác thơ thời kì chống Mỹ
Hoa dừa (36 bài thơ) là tập thơ thứ hai bao gồm những bài thơ sáng tác
trong những năm ở chiến trường miền Nam cho đến khi hy sinh (1965 - 1968) Đây cũng là thời kỳ Lê Anh Xuân có những bước trưởng thành cả về nhận thức
tư tưởng lẫn vốn sống và bút pháp nghệ thuật Bước trưởng thành này gắn liền với con người của ông: từ một nhà thơ – trí thức đến một nhà thơ - chiến sĩ Hồn thơ Lê Anh Xuân giai đoạn này tràn ngập niền vui, niềm tự hào về quê
hương miền Nam anh dũng trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng So với tập Tiếng
gà gáy, giọng điệu của tập Hoa dừa vừa sôi dộng, phấn khởi, chắc khỏe và
phơi phới tình yêu quê hương đất nước vừa nồng nàn, sâu đậm cảm hứng trữ
tình – sử thi hơn Hoa dừa mang hình ảnh của nhiều mảnh đất, nhiều con
người, mang dấu ấn của những chuyến đi, những lần gặp gỡ của nhà thơ trẻ giàu nhiệt huyết đang say sưa, hòa nhập và sáng tạo
Tiếp theo tập Hoa dừa là Trường ca Nguyễn Văn Trỗi Tác phẩm được
lấy cảm hứng từ câu chuyện rất thật về tấm gương hy sinh anh dũng của người
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
anh hùng đất Quảng, ngay sau khi tác giả gặp chị Quyên – vợ anh Trỗi Để hoàn thành tác phẩm dài hơi này Lê Anh Xuân đã phải lao động rất cật lực Chính bản thân ông đã chủ động tìm gặp chị Quyên để nghe kể chuyện về anh
Trỗi và đồng thời đọc và suy ngẫm từ tác phẩm Sống như anh của Trần Đình
Vân để có thêm tư liệu Theo nhà văn Anh Đức, Lê Anh Xuân bắt tay vào viết
Trường ca Nguyễn Văn Trỗi từ năm 1967, trong rừng của chiến khu D: “Trong nhiều buổi chiều tà, khi cánh rừng bằng lăng chút dần ánh nắng, cũng thường
là khi cơn sốt của Hiến hạ dần Tối đến, Hiến lại ngồi vào bàn làm thơ Dạo ấy Hiến đang viết Trường ca Nguyễn Văn Trỗi dài trên một ngàn câu” [8, Tr.110 – 111] Có thể nói Trường ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân là một bản
tình ca, một khúc anh hùng ca Đối với một nhà thơ trẻ như Lê Anh Xuân có được một trường ca dài 1341 câu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt và khi thể loại trường ca còn đang rất mới mẻ, chưa phổ biến là một đóng góp rất đáng trân trọng của ông vào dòng chảy thơ ca kháng chiến chống Mỹ năm 1969
(Sau khi Lê Anh Xuân hy sinh), Trường ca Nguyễn Văn Trỗi chính thức được Nhà xuất bản Giải Phóng cho in ấn và phát hành Theo Hoài Thanh, Trường ca Nguyễn Văn Trỗi xứng đáng là “Tượng đài liệt sĩ bằng thơ”
Với hai tập thơ và một bản trường ca, Lê Anh Xuân đã để lại những dấu
ấn rất riêng trong lòng người đọc và ông cũng đã khẳng định được vị thế của
mình trong nền thơ chống Mỹ “Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Anh Xuân mãi mãi là mẫu mực về nhân cách của một nghệ sĩ chân chính, đã có những đóng góp đáng kể không chỉ đối với nền văn học giải phóng miền Nam mà cả với nền văn học cách mạng dân tộc” [47, tr.346]
Trong các chương sau, Luận văn sẽ đi sâu vào phân tích chất thơ lý tưởng thuần khiết và bút phấp hiện thực lãng mạn của thơ Lê Anh Xuân như là một đặc trưng cho phong cách của thời đại đồng thời in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của người anh hùng nghệ sỹ này
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam Song đối với Lê Anh Xuân quê hương và những ký ức về quê hương trong thơ ông trong trẻo, hồn nhiên đến lạ thường Nó như là chiếc bào thai dinh dưỡng tinh thần trong thơ và trong đời, khiến cho cảm hứng trữ tình lãng mạn đượm chất sử thi thuần khiết
Lê Anh Xuân theo gia đình tập kết ra Bắc sau hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 (khi ấy Lê Anh Xuân mới chỉ là chàng thanh niên 14 tuổi), nhưng trái tim giàu cảm xúc của ông luôn hướng đến quê mẹ mến thương với những bài thơ căng tràn kí ức Dường như kí ức về quê hương của nhà thơ lúc nào cũng chực trào ra đầu ngọn bút, thành những hạt ngọc long lanh thổn thức, tức tưởi Điều này có thể lý giải: Sự chia cắt hai miền Nam Bắc cũng đồng thời cắt ngang giai đoạn nhậy cảm nhất trong cuộc đời ông, cắt ngang tuổi thiếu niên với bao kỷ niệm không dễ dàng nguôi ngoai
Trong một bài viết về tập thơ đầu tay của Lê Anh Xuân, Hoài Thanh đã
có những nhận định tinh tế khi cho rằng “chúng ta sung sướng được gặp lại những hạt ngọc ấy của kí ức ta đang long lanh” [43, tr.39] Kí ức về quê hương
giống như một dòng chảy của cảm xúc, dòng chảy ấy dạt dào trong tập Tiếng
gà gáy, tràn sang cả tập Hoa Dừa và đọng lại tinh tế ở Trường ca Nguyễn Văn Trỗi Hoài Thanh cho rằng “Những kí ức trong thơ Ca Lê Hiến luôn luôn hồn
nhiên và trong sáng”[43, tr.39] Có lẽ những kí ức trong thơ ông luôn hồn
nhiên, tươi tắn vì đó là những kí ức của tuổi thơ và vì người làm thơ vẫn còn
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giữ nguyên được cái tuổi hồn nhiên, trong sáng Nỗi nhớ trong thơ Lê Anh Xuân rất cụ thể, hình ảnh cơn mưa đầu mùa hiện về trong kí ức thân thương như một mảng mầu trong bức tranh của thời thơ ấu khó phai nhòa:
Ôi, tuổi thơ; ta dầm mưa ta tắm
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe xa vang tiếng sấm Nghe mưa rơi tiếng ấm, tiếng trong
(Nhớ mưa quê hương) Chắc một điều không chỉ một mình tuổi thơ Lê Anh Xuân có cách chơi trong những cơn mưa đầu mùa như thế, nhưng có lẽ rất khó để nhớ được một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và viết thành thơ sinh động như những vần thơ trên Trở về với quê hương, trở về với kí ức của tuổi thơ là những nét riêng, nổi bật trong sáng tác nghệ thuật của nhà thơ Lê Anh Xuân nhớ quê hương từ
những cái nhỏ, nhưng đối với nhà thơ hết sức gần gũi và đáng yêu như con đường làng cát lún chân, con sông chảy trước nhà em , mấy lu nước, mầu xanh
lá dừa… đã trở thành đặc trưng riêng biệt Và phải gắn bó với quê hương miền
Nam nhiều lắm Lê Anh Xuân mới nhớ rõ cảnh sắc của quê hương sau cơn mưa đến thế:
Ôi vui quá không thấy chim đâu cả
Mà bờ tre nghe giọng hót trong lành Nhà ai đấy nhịp chày ba rộn rã Làm hạt mưa trên cành lá rung rinh
(Nhớ mưa quê hương)
Cả một khung trời kỷ niệm lung linh, sinh động tràn đầy âm thanh cuộc sống được tái hiện lại trong ký ức về quê hương của nhà thơ, ở đó không chỉ là
những hạt mưa mà còn là tiếng chim hót “trong lành”, “nhịp chày ba” vang ra
từ một mái nhà nào đó Cơn mưa quê hương đã gợi lên cả một vùng hoài niệm, khi hoài niệm người ta thường thấy mất mát, thấy buồn vắng và cô đơn nhưng
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thơ Lê Anh Xuân không như thế Với ông, tiếng mưa là “khúc nhạc của bài ca
êm ái” Những câu thơ cô đúc như thế giống như một lời châm ngôn trữ tình,
có lẽ chỉ khi xa cách con người mới nhận ra cái tình yêu máu thịt đã gắn bó mình với quê hương
Đã từng có những nhà thơ viết rất hay, rất cảm xúc về mưa Thi sĩ Huy
Cận trong Buồn đêm mưa đã tinh tế lắng nghe được chiều sâu của không gian
cảm được cái cô quạnh của kiếp người từ những tiếng mưa rơi rả rích trong
đêm: "Đêm mưa làm nhớ không gian/ Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la/ Tai nương nước giọt mái nhà/ Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn/ Nghe đi rời rạc trong hồn/ Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi" Hoàng Cầm trong Mưa Thuận Thành cũng tinh tế nhận ra được trong tiếng mưa rơi những sắc
màu của hình ảnh và những "thân phận" khác nhau Không chỉ cảm nhận mưa bằng thính giác, bằng thị giác mà thi sĩ còn cảm nhận bằng tất cả nỗi lòng của
mình trước thân phận của những kiếp người: "Hạt mưa chèo bẻo/ nhạt nắng xiên khoai/ Hạt mưa hoa nhài/ tàn đêm kỹ nữ/ Hạt mưa sành sứ/ vỡ gạch Bát Tràng/ Hai mảnh đa mang" Lê Anh Xuân thuộc thế hệ sau, sức trẻ và cảm
hứng thời đại đã khiến cơn mưa trong ký ức của anh, dù khoan dù nhặt thế nào
đi chăng nữa thì cũng vẫn cứ khơi gợi những kỷ niệm rất đáng yêu, đáng sống cũng như đánh thức trong anh những ước vọng dâng hiến:
Có lúc bỗng phong ba dữ dội Mưa đổ ào như thác dồn trăm lối Giấc mơ xưa có chớp giật, sấm gầm Trang sử nhỏ nhà trường bỗng hóa cơn giông
Ở Lê Anh Xuân, tình cảm của nhà thơ đối với quê hương càng sâu nặng hơn bởi trước khi tập kết ra Bắc ông đã tham gia kháng chiến chống Pháp và sẵn sàng dâng hiến máu xương của mình cho quê hương miền Nam Cũng bởi thế nên bất kể cái gì cũng là chất xúc tác làm cho Lê Anh Xuân nhớ tới mảnh đất miền Nam ruột thịt của mình Ông đắm chìm trong tuổi thơ, say sưa kể về
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tuổi thơ Nói về ký ức tuổi thơ trong thơ Lê Anh Xuân, Hoài Thanh có viết:
“Có sợ những ký ức tuổi thơ đưa ta đi quá xa không? Tôi không hề thấy ở Ca
Lê Hiến mảy may nào của chiều hướng thoát ly Anh say sưa kể về tuổi thơ ấy anh đang sống ở miền Nam giờ đây đang là nơi tuyến đầu của Tổ Quốc” [9,
tr.39] Những ký ức tuổi thơ của Lê Anh Xuân hầu như bao giờ cũng gắn với các sự kiện còn nóng bỏng ý nghĩa thời sự
Khi anh đi dưới bóng dừa xanh Anh có thấy bàn chân anh dịu mát Anh nhớ hôn dùm tôi lên từng khuân mặt Của Má của Em đang đánh giặc ngày đêm
Ra phía sau vườn anh thử nhìn xem Mấy lu nước còn đầy hay cạn
Trên thân dừa có bao nhiêu vết đạn
(Gửi anh Giang Nam) Không có một tình cảm hồn hậu, chân thành làm sao có thể nhớ nổi bàn chân dịu mát khi đi dưới bóng dừa xanh của quê hương, và đau đớn khi nhớ về những vết đạn cắt ngang trên thân dừa Rồi như một lời nhắn nhủ tha thiết, bổi
hổi “Ra phía sau anh thử nhìn xem/ Mấy lu nước còn đầy hay cạn” Câu thơ
lắng xuống như một cơn gió nhẹ làm xao động những con sóng trên dòng sông
kí ức có thể chực trào bất cứ lúc nào
Không riêng gì những bài thơ được sáng tác khi sống ở miền Bắc Lê Anh
Xuân mới “muốn trở lại tuổi thơ” mà khi thực sự sống ở giữa lòng quê nội,
nhà thơ vẫn không nguôi ngoai về thời thơ ấu của mình:
Ôi những chiếc thuyền mo cau
Đã chở tuổi thơ ra biển cả…
Ôi những chiếc thuyền mo cau Đang cùng ta đi đánh giặc
(Dòng sông tuổi thơ)
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lê Anh Xuân đã đan cài giữa quá khứ tuổi thơ êm đềm, đẹp đẽ với thực tại gian lao mà anh hùng của quê hương mình Kí ức quê hương của ông trong khói lửa chiến tranh không lạc lõng, không bi lụy mà còn luôn gắn với những cái cao cả lớn lao hơn, ở đó là quê hương, là tổ quốc, là nhân dân,
là lý tưởng cách mạng…
Mười năm sống ở miền Bắc là mười năm Lê Anh Xuân đau đáu nỗi nhớ
về quê nhà Dù sống trong lòng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, được đùm bọc trong tình yêu thương của nhân dân miền Bắc song không lúc nào nhà thơ nguôi ngoai nỗi nhớ về quê cha đất tổ và lúc nào cũng sục sôi trong dòng chảy cảm xúc Quê hương miền Nam của nhà thơ hiện lên cũng mộc mạc, giản dị, thân thương như bao miền quê khác với những đồng lúa chín vàng, rặng dừa xiêm nghiêng mình trước gió dâng cho đời những trái ngọt trinh nguyên, vị ngọt ngào của trái vú sữa và vị cay nồng của quả sầu riêng:
Miền Nam ôi miền Nam Đất chín vàng màu lúa Đất ngọt nước dừa xiêm Đất sớm mai có mùi vú sữa Đất trưa nồng có vị sầu riêng
(Đất miền Nam) Nỗi nhớ quê hương thường trực, nó bao trùm cả không gian và thời gian Không gian trong kí ức nhớ quê là bầu trời trong xanh rợp mát bóng dừa Thời gian xuyên suốt trong ngày: sớm mai, trưa, đến đêm Nếu như nhà thơ Tế Hanh nhớ quê hương miền Nam (Quảng Ngãi) bằng hình ảnh con sông quê xanh biếc
“Nước gương trong soi tóc những hàng tre” (Nhớ con sông quê hương), thì với
Lê Anh Xuân quê hương lại như một thứ gia vị làm lên hình lên dáng của nhà
thơ, ông “thèm” được đắm chìm trong đó:
Ta thèm chút nắng quê hương Màu xanh mịn, lá dừa vương trên đầu
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ta thèm mà chẳng thấy đâu Dừa ơi, ta muốn ôm sâu vào người
(Nhớ dừa)
Ở tập thơ Tiếng gà gáy ký ức quê hương mang cảm hứng trở về hầu như
choán hết hồn thơ Lê Anh Xuân Ở đây không chỉ là nhớ, là gọi nữa, mà ở đây
có mô típ của sự hóa thân Nhà thơ muốn hóa thân thành dòng sông để “chảy trước nhà em” thật trữ tình, thơ mộng:
Anh là con sông chảy trước nhà em
Em có nghe sóng vỗ ngày đêm…
Anh vẫn bên em Em có nghe không Tiếng sóng vỗ - tiếng lòng anh sâu thẳm
(Anh là con sông chảy trước nhà em)
Tiếng “em” vang lên tha thiết như một lời giục giã của người thân trong
gia đình thôi thúc ông trở về Và có lúc thật khó để phân biệt trạng thái thức – ngủ, khi toàn bộ đời sống tinh thần của nhà thơ đều hướng về quê hương:
Đã nhiều đêm ta không ngủ được
Ta nằm nghe tiếng chèo ghe mát nước Thấy mình đang ở giữa quê hương Cùng bà con tấp nập lên đường
(Những dòng sông anh hùng) Trở về với ký ức, khao khát được sống trong lòng của quê cha đất tổ cốt
là để được hành động cách mạng, để dược cầm sũng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất quê hương Sự hóa thân đồng nghĩa với hành trình trở về theo tiếng gọi của
quê hương như một điệp khúc luôn vang vọng trong tâm khảm: Ta muốn trở về quê nội; Ta muốn trở lại tuổi thơ; Ta muốn nằm trên mảnh đất ông cha: Để, Nghe mưa đập cành tre; Nghe mưa rơi tàu lá… Càng ngày niềm khao khát ấy càng thôi thúc, giục giã: “Ôi ta thèm được tay cầm khẩu súng/ Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè” Với khát vọng được trở về, khát vọng được cầm súng
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chiến đấu đã làm cho giọng thơ của ông trở nên khỏe khoắn và đượm chất sử thi của thời đại
2.1.2 Quê hương miền Bắc, chiếc nôi của lý tưởng
Mười năm sống ở miền Bắc đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong ông Miền Bắc thân yêu cũng là chất liệu và cũng là cảm hứng để ông viết nên tập
thơ đầu tiên – tập thơ Tiếng gà gáy Đây là tập thơ chủ yếu viết về miền Bắc
đang trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với một tâm thế hồ hởi, phấn khởi và niềm trìu mến sâu sắc Lê Anh Xuân có những cảm xúc say sưa, ngỡ ngàng trước cuộc sống bộn bề sôi động với những đổi thay nhanh chóng Ông say sưa ngắm nhìn những công trường, những con đường, những vùng đất mới, những mùa gặt…của đất nước đang thay da đổi thịt từng ngày Sự chuyển mình của miền Bắc đầy mạnh mẽ nhưng cũng đầy chất thơ Bất cứ chỗ nào đặt chân
đến ta cũng có thể nhìn thấy sự “bừng nở” của cuộc sống mới Ông Lên Bắc Sơn để chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng, xuống Đêm Uông Bí để tưng bừng ánh điện công trường, vui mừng trước Con đường cũ nay “thênh thang
rộng mở”, tấp nập những đoàn xe qua lại trên công trường như “chở bóng dương xanh” Ông thể hiện tình yêu của mình với miền Bắc một cách trực tiếp:
“Sáng nay khi là tre xanh/ Long lanh nắng dội/ Tôi nghe trên đài phát thanh/ Tiếng Bác Hồ nói/ Lòng bỗng thấy lâng lâng” (Mười năm) Giọng thơ sổi nổi,
phấn khởi, không giấu giếm nổi niềm vui Có thể nói, Lê Anh Xuân là một trong số không nhiều nhà thơ lúc bấy giờ có những dòng ân nghĩa sâu sắc đối với miền Bắc:
Miền Bắc ơi! Sao tôi yêu quá!
Như yêu Em, yêu Má, yêu Ba
Xa quê hương miền Bắc là nhà Tôi như lá xanh chen trong cành biếc Nhìn bốn bên gặp mắt nhìn thân thiết Lòng đã quen, đã biết, đã yêu
(Mười năm)