Dòng sông

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lê Anh Xuân (Trang 68 - 71)

Từ xưa đến nay thiên nhiên luôn là một nguồn cảm hứng vô tận với các nhà thơ, nhà văn làm đề tài sáng tác. Nếu như những thi nhân, văn nhân trung đại hướng tâm hồn mình với mây, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu - những thú vui tao nhã ở đời thì những tác giả hiện đại lại hướng ngòi bút của mình về cảnh sắc thiên nhiên của đất nước, của con người trong thời đại đổi mới. Họ luôn tìm thấy trên quê hương có những vùng núi non tuyệt đẹp, những di sản thiên nhiên đáng để con người trân trọng, luyến lưu. Và sông nước chính là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, dòng sông với dòng nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng các nhà văn những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. Lê Anh Xuân là một nhà thơ sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, nơi có dòng sông Mê Kông huyền thoại của chín con rồng thiêng thuở nào vẫn ngày đêm chảy không ngừng ra biển cả. Dòng sông này là nguồn cảm hứng dạt dào của nhà thơ. Ngay từ bài thơ đầu tiên đưa ông đến với người đọc ta đã bắt gặp hình ảnh sông nước mênh mang, ăm ắp những ký ức của tuổi thơ của một người con mới xa nhà:

Ơi tuổi thơ, ta dầm mƣa ta tắm

Ta lội tung tăng trên mặt nƣớc mặt sông

(Nhớ mưa quê hương)

Tắm trong mưa và được ngụp lặn dưới dòng sông mưa là một trò chơi của tuổi nhỏ, ký ức ấy như còn vẹn nguyên trong giọng thơ hồn nhiên thiết tha như muốn níu giữ những hình ảnh của dòng sông kỷ niệm. Nhà thơ nhớ dòng sông, và nhớ mãi những hình ảnh:

Mấy cô gái bên kia sông giặt áo Tay rẩy nƣớc. Bỗng mƣa rào nho nhỏ Cánh tay cô hay cánh gió nhẹ đƣa Rung cành tre rơi nhỏ một giọt mƣa…

(Nhớ mưa quê hương)

Hình ảnh dòng sông cứ trở đi trở lại trong thơ ông như một biểu trưng của sự trường tồn, và sức mạnh vĩnh cửu, để khi Trở về quê nội những cảm xúc về con sông quê hương vẫn tươi mới, vẹn nguyên như thuở ban đầu. Trải qua thử thách của thời gian, những khốc liệt của chiến tranh, dòng sông mà ông gắn bó một thời vẫn thủy chung, son sắt giống như con người nơi đây:

Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm Vẫn còn đây nƣớc chẳng đổi dòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dòng sông mang hình bóng của quê hương thân thương. Dòng sông không của riêng ai mà gần như lại là sở hữu của mỗi người, gắn bó máu thịt để rồi có đi xa lại nhớ về dòng sông ấy: “Dòng sông tuổi nhỏ/ Mấy nhịp cầu

ngang/ Mẹ dắt ta sang/ Giữa mùa nƣớc rong rong/ Mênh mông” (Dòng sông

tuổi nhỏ)

Dòng sông là dấu ấn đậm nét trong ký ức của nhà thơ. Để hôm nay trở về bến sông xưa, nhìn những dấu chân in trên phù sa con sông tuổi nhỏ. Hình ảnh dòng sông càng trở nên thân thương hơn khi gợi lên dáng hình của mẹ và món canh chua dậm đà hương vị miền Nam:

Nƣớc ròng Mẹ đi xúc cá

(Về nấu canh chua) Ta đi theo mẹ

Chân lún trong phù xa

(Dòng sông tuổi nhỏ)

Dòng sông là một thực thể tồn tại một cách tự nhiên nhưng với Lê Anh Xuân, dòng sông không chỉ có linh hồn mà nó còn oằn mình gánh trên vai sứ mệnh của lịch sử. Dòng sông ấy đi vào cuộc chiến tranh, cùng con người chịu đựng, sẻ chia biết bao mất mát đau thương: “Hỡi dòng sông/ Đã mấy lần/ chở xác ngƣời thân/ Đi đánh giặc/ Đã mấy lần/ Súng nổ bờ sông/ Máu thù nhuộm đỏ” (Dòng sông tuổi nhỏ). Dòng sông ở đây rất đẹp bởi đó là dòng sông của những con người anh dũng, kiên cường không chịu đầu hàng, không chịu khuất phục dù phải mang trên mình những “vết thƣơng đau”: “Ôi quê hƣơng còn in bóng giặc/ Mỗi dòng sông dù chảy về đâu/ Cũng có nƣớc sông Hiền Lƣơng chua xót/ mỗi dòng sông một vết thƣơng đau”(Những dòng sông anh hùng).

Cũng như con người nơi đây, những dòng sông này khi có giặc thì sục sôi đánh giặc, giặc chạy rồi lại cần mẫn góp sực dựng xây, làm nên đất nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

muôn đời. Và khi có tin vui chiến thắng, dòng sông cũng trở nên náo nức, rộn rã hơn:

Thuyền trăm chiếc tiến vào thị xã Thắng trận về sông có vui không? Mắt ta khóc vì ta sung sƣớng quá Ƣớc gì ta bỗng hóa thành sông.

(Những dòng sông anh hùng)

Thật tự hào biết bao khi trên đất nước mang dáng hình chữ S, có hàng trăm con sông với những chiến công hào hùng. Một dòng sông Như Nguyệt lơ thơ hiền hòa đã từng một thời hét lên những câu thơ Thần dẩy lùi quân Tống. Một Thanh Hóa kiên cường bên dòng sông Mã còn ghi dấu người anh hùng Nguyễn Bá Ngọc quên mình cứu em nhỏ, một con sông Bạch Đàng Giang còn vang mãi chiến công của người anh hùng Nguyễn Huệ… Tên tuổi của một số con sông trên quê hương Bến Tre qua sáng tạo của Lê Anh Xuân cũng trở nên bất tử trong những trang sử và trong ký ức của người dân nơi này. Đó là sông Hàm Luông “máu giặc còn pha”, nơi có người mẹ hy sinh cả cuộc đời chở che cho cán bộ cách mạng trong Ngƣời mẹ trồng bông, là con sông Cổ Chiên in bóng em trì ôm pháo thủ lao vào tàu giặc trong Ánh lửa trên sông, là con sông An Hóa gắn với những chuyến đò của em gái đưa lực lượng vượt qua vùng kiểm soát của quân thù nhờ mưu trí và lòng dũng cảm trong Em gái đƣa đò. Những dòng sông trong thơ Lê Anh Xuân không chỉ là dòng sông tự nhiên mà còn là những dòng sông tinh thần, là những dòng sông biểu trưng cho sức mạnh sử thi và của thời đại.

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lê Anh Xuân (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)