Anh giải phóng quân

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lê Anh Xuân (Trang 56 - 96)

Lê Anh Xuân viết về anh giải phóng quân không nhiều nhưng chính hình tượng đó đã mang lại cho nhà thơ thành công hơn cả. Từ tác phẩm Anh đứng giữa tháp mƣời viết về anh hùng liệt sĩ Huỳnh Viết Thanh, người cha của bảy đứa con thơ, người đội trưởng du kích đã tham gia đánh hàng trăm trận đánh, lập nhiều chiến công hiển hách, cho đến trận cuối cùng, trong vòng vây xiết chặt của quân thù anh đã bình tĩnh “chống xuồng lao ra hút địch” làm bia đỡ đạn để đồng đội rút lui an toàn. Huỳnh Viết Thanh đã hy sinh trong trận đánh ác liệt này nhưng tên anh đã được ghi vào lịch sử, dáng anh còn mãi với thời gian:

Gió thổi thời gian vào biển cỏ xa khơi… Gió thổi tên anh vào lịch sử

Anh đứng mãi giữa Tháp Mƣời

(Anh đứng giữa Tháp Mười)

Lê Anh Xuân thuộc lớp nhà thơ trẻ, lại là người nghiên cứu sử nên ông rất nhậy cảm trong việc nắm bắt những cái cụ thể diễn ra nơi chiến trường khốc liệt, đồng thời ông cũng là người chịu khó tìm tòi suy nghĩ để sáng tạo ra những hình tượng lớn mang tầm vóc thời đại qua hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân. Trong bài thơ Chào các anh những ngƣời chiến thắng, Lê Anh Xuân đã phác họa dáng đứng của người chiến sĩ giải phóng quân:

Nay các anh đứng lên nhƣ Phù Đổng

Đạp trên đầu thù bay tới tƣơng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đặc biệt, đến bài Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân đã chạm khắc tư thế hy sinh hiên ngang, bất khuất của chàng trai miền Nam trong cuộc tồng tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất mùa xuân Mậu Thân. Hình ảnh người chiến sĩ Giải phóng quân Việt Nam không còn là hình ảnh của cá nhân mà là biểu tượng chói ngời chân lý của cả dân tộc, chân lý ấy cả năm châu đang dõi nhìn theo:

Anh ngã xuống đƣờng băng Tân Sơn Nhứt

Nhƣng anh gƣợng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

(Dáng đứng Việt Nam)

Tư thế hy sinh của Anh khiến kẻ thù hoảng sợ vì anh đã hy sinh nhưng với tư thế hiên ngang quân thù tưởng anh còn sống đó, đang nhìn thẳng cào quân thù và sẵn sàng nhả đạn: “Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng/ Có thắng sụp xuống chân Anh tránh đạn/ Bởi Anh chết rồi nhƣng lòng dũng cảm/ Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công”. Đó là người anh hùng vô danh. Lịch sử xưa nay vẫn chủ yếu được viết nên bởi những người anh hùng vô danh như thế. Người chiến sĩ giải phóng quân trong bài thơ của Lê Anh Xuân cũng là người vô danh của lịch sử:

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trƣớc lúc lên đƣờng Chỉ để lại cái dáng- đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sĩ giải phóng quân.

(Dáng đứng Việt Nam)

Dáng đứng của Anh và cuộc đấu tranh sôi sục của nhân dân Miền Nam đã “tạc” vào lịch sử một dấu son chói lọi đỏ. Sự ra đi của người chiến sĩ trên đường băng Tân Sơn Nhất năm nào sẽ là bệ phóng đưa đất nước lên tầm cao mới. Tượng đài người chiến sĩ vô danh trở thành chân dung của một dân tộc anh hùng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ôi! Anh giải phóng quân

Từ dáng đứng của Anh giữa đƣờng băng Tân Sơn Nhất Tổ Quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

(Dáng đứng Việt Nam)

Người chiến sĩ mang phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ khi đã chiến đấu và hy sinh một cách tự nguyện, thanh thản, không tính toán thiệt hơn, họ hy sinh cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng thiêng liêng của Tổ Quốc. Sự hy sinh của họ mang phẩm chất cao cả của người anh hùng trong thời đại mới – thời đại chiến đấu và chiến thắng.

Sau ngày giải phóng, mới biết được người chiến sỹ vô danh ấy chính là người anh hùng Nguyễn Văn Mao, quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. Anh là trung đội phó đội trinh sát thuộc tiểu đoàn 6 Bình Tiên. Trong trận tiến công anh đã ở lại yểm hộ, chặn đường cho đồng đội rút khỏi sân bay, anh đã hy sinh anh dũng như thế. Dù biết hay chưa biết tên người chiến sĩ ấy thì Dáng đứng Việt Nam vẫn trở thành bài ca bất hủ về hình tượng anh giải phóng quân hiên ngang trên đường băng Tân Sơn Nhất trong cuộc tổng tiến công xuân Mậu Thân và trở thành tượng đài bất tử về hình tượng người chiến sĩ anh dũng.

Có thể nói, Lê Anh Xuân biết ơn và khâm phục tất cả những con người đã cống hiến sức mình cho đất nước. Ông biết chính những con người anh dũng vô song, chính tầm vóc của miền Nam, của dân tộc ta trong thời đại đánh Mỹ ấy đã nâng cánh cho hồn thơ ông. Ông làm thơ về họ như một sự tri ân, như sự ghi chép hối hả cho kịp với những chiến công để “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” để dáng đứng của họ được tạc vào lịch sử. Vậy nên, ông làm thơ trước hết không phải để cho thơ, thơ với ông là vũ khí, là sự cổ vũ chiến đấu, là sự ghi nhận công lao của tất cả những con người Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Thiên trƣờng ca đậm chất tình ca

Tháng 5/1964, khi được tin chính phủ sẽ cử một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn để nghiên cứu tình hình Miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Trỗi (lúc này đang hoạt động trong tổ chức biệt động vũ trang nội thành thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh tây Nam Sài Gòn) xin ban chỉ huy quân sự biệt động đánh đòn phủ đầu. Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội của mình tiến hành gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), nơi phái đoàn cao cấp của Mỹ dự kiến sẽ đi qua. Giữa lúc đang tiến hành nhiệm vụ thì không may bị địch phát hiện anh bị giặc bắt vào lúc 22h ngày 09/05/1964.

Trong lao tù, mặc dù chịu rất nhiều đòn tra tấn, cực hình dã man cùng với những cám dỗ ngon ngọt của kẻ thù nhưng Nguyễn Văn Trỗi vẫn một mực không khai báo, một lòng trung thành với Đảng, với tổ chức với lý tưởng mà anh đã chọn. Biết không thể nào lấy được thông tin gì từ anh, chính quyền Nguyễn Khánh đã đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình nhằm thị uy và uy hiếp tinh thần chống Mỹ đang sục sôi trong nhân dân miền Nam lúc bấy giờ. Chúng đưa anh Trỗi ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn. Khi ra pháp trường anh rất bình thản, trước đông đảo các nhà báo trong và ngoài nước, anh đã vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ. Khi bị bịt mắt anh liền giật ra và nói:

“Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”. Trước khi chết anh còn hô vang: “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đã đảo Nguyễn Khánh! Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm/ Hồ Chí Minh

muôn năm/ Hồ Chí Minh muôn năm”.

Tinh thần chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh Trỗi tại pháp trường đã trở thành biểu tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời Kỳ chống Mỹ. Hình ảnh anh Trỗi hai tay bị trói chặt vào cột nhưng đôi mắt anh vẫn sáng lên, vẫn hiên ngang nhìn thẳng vào quân thù là một hình ảnh bất tử đi vào lịch sử. Sau sự hy sinh anh dũng đó, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và họa sĩ đã lấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình tượng đó để ngợi ca anh. Nhà thơ Tố Hữu đã có bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi với những câu thơ mở đầu:

Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca

Có con ngƣời nhƣ chân lý sinh ra…

Cảm động trước sự hy sinh lớn lao và tình yêu cao cả trong lao tù của chị Quyên và người anh hùng đất Quảng, ngay sau khi gặp chi Quyên vợ anh Trỗi, Lê Anh Xuân đã quyết định sáng tác Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi. Trong một bức thư gửi chị Quyên, Lê Anh Xuân tâm sự: “Hiến rất cảm phục chị Quyên đã vƣợt qua những phút đau thƣơng để sống lạc quan, sống đầy nhiệt tình của tuổi trẻ, sống tiếp cuộc đời của anh Trỗi, Hiến rất xúc động và hiện đang sáng tác một bài thơ dài về anh Trỗi”[trích thư]. Hoài Thanh cho rằng: “Không có câu chuyện nào lôi cuốn anh nhƣ câu chuyện anh Trỗi. Vị say của tình yêu, của tình quê hƣơng chan hòa trong vị say ngƣời của lý tƣởng, anh đã bắt gặp ở đây tất cả những điều anh vẫn thƣờng khao khát ấy”[41]

Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi là một thể nghiệm sáng tạo của ông trong thể loại trường ca, Lê Anh Xuân viết đi viết lại truyện này, dường như đó là tâm huyết của chính ông. Trong một bản thao gửi nhà xuất bản từ năm 1966, câu chuyện được kể bằng những đoạn thơ bảy chữ - song thất lục bát. Khoảng một thời gian ngắn sau đó, tòa soạn lại thấy ông gửi ra một bản khác được làm bằng thể thơ lục bát, một thể thơ đậm đà tính dân tộc và tính nhạc, tạo nên bản tình ca về mối tình của chị Quyên và anh Trỗi. Lê Anh Xuân đã cố gắng tái hiện lại cuộc đời người thợ điện anh hùng, từ lúc tạm biệt mảnh đất Quảng Nam, trôi dạt lên Sài Gòn kiếm sống: “Tàu đi chiều xuống não nề/ Tiếng kêu trên bến tái tê lòng ngƣời”, cho đến chín phút làm nên lịch sử ở pháp trường. Khi đặt chân lên đất Sài Gòn, Nguyễn Văn Trỗi đã tìm được những điều quý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giá nhất của đời mình. Ở đó là tình yêu đất nước, là lý tưởng cách mạng - lý tưởng của một người Cộng Sản:

Sài Gòn nuôi lớn đời Anh

Cho Anh lý tƣởng, cho lòng yêu thƣơng

Cho Anh đôi mắt hƣớng dƣơng

Cho Anh dòng máu thơm hƣơng anh hùng

Và một điều nữa cũng vô cùng quý giá đối với cuội đời anh là mối tình tha thiết với người con gái Phan Thị Quyên:

Và Anh đã gặp ngƣời yêu

Gặp Quyên, cô thợ cũng nghèo nhƣ Anh Nhƣ hai dòng suối biếc xanh

Gặp nhau trong nắng bỗng thành đại dƣơng

Anh Trỗi là một tấm gương sáng, một thần tượng tiêu biểu cho phong trào chống Mỹ cứu nước, tâm trạng của anh Trỗi khi tuyên thệ dưới cờ, dưới chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh được Lê Anh Xuân miêu tả bằng những câu thơ đậm đà chất trữ tình, chứa chan chất men say nồng của tuổi trẻ. Tâm trạng của anh Trỗi cũng chính là tâm trạng của nhà thơ:

Hôm nay tuyên thệ dƣới cờ

Mặt nhìn ảnh Bác còn ngờ chiêm bao

Từ nay có Đảng trong đầu

Thênh thang cuộc sống ngọt ngào hƣơng hoa

Mối tình của chị Quyên và anh Trỗi là một mối tình thật cảm động, ở đó không chỉ là tình cảm cá nhân mà tình yêu đôi lứa được gắn kết hơn bởi tình yêu đất nước. Lê Anh Xuân đã viết những câu thơ thật cảm động về tình yêu:

Gặp nhau giây phút mỏng manh

Ai ngờ đẹp nhất mối tình giờ đây

Tình yêu của anh Trỗi và chị Quyên mặc dù bị cắt chia, cái chết đã cận kề nhưng tình yêu của họ vẫn thật ngọt ngào và thơm mát vì họ biết hy sinh, biết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đặt tình yêu Tổ Quốc lên trên tình yêu đôi lứa. Đó là tình yêu gắn với lý tưởng, là tình riêng gắn với tình chung:

Tình yêu thơm ngát ca dao

Tình yêu trong vắt ngọt ngào dòng sông

Khi đối mặt với hiểm nguy, đối mặt với sự mất mát lớn lao, mất đi người mình yêu thương nhất họ vẫn thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng, câu chuyện tình yêu được kể lại bằng giọng điềm đạm, nồng say chất ngợi ca. Lê Anh Xuân đã có những câu thơ trang hoàng, có sức sống vượt thời gian. Những câu thơ viết về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa anh hùng Nguyễn Văn Trỗi và vợ - chị Phan Thị Quyên ở khám Chí Hòa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn bên cái chết bủa vây

Chẳng cây, chẳng lá, chẳng mây, chẳng trời

Mà thơm hơn cả hoa tƣơi

Mà xanh hơn cả da trời mùa thu

Thật là những câu lục bát đẹp đến hoàn hảo, thuộc vào số "có những lời hơn mọi lời ca" để ca ngợi những con người "nhƣ chân lý sinh ra" (Tố Hữu).

Và khi viết về quê hương Quảng Nam, quê hương anh hùng đã sinh ra người anh hùng Nguyễn văn trỗi:

Thu Bồn nƣớc vẫn ắp đầy

Nhƣ tình anh đấy chẳng ngày nào vơi

Vàng phau bãi cỏ cát bồi

Mặt sông phơi lá tre rơi rập rềnh.

Hình ảnh anh Trỗi trước giờ phút hy sinh đã tạo cảm hứng cho Lê Anh Xuân, nhà thơ hóa thân vào nhân vật người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi vừa để thể hiện cái tôi cảm xúc trữ tình của mình vừa để thể hiện tình cảm bên ngoài. Tình cảm của anh Trỗi cũng chính là tình cảm của nhà thơ với Bác Hồ, với Tổ Quốc, với quê hương. Nhà thơ thổn thức trong những vẫn thơ thật cảm động, mạch thơ gắn kết với nhau chặt chẽ như một lời chào tạm biệt những gì mà anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trỗi hằng yêu thương, thân thiết. Từ một làng quê: “Là bờ ruộng, lối cỏ mòn; Đỏ tƣơi bông gạo, Biếc rờn ngàn dâu”, một phố hè, xóm thợ lầm bụi:

Thôi từ biệt những hàng me Ngõ bùn lầy ngập phố hè xi măng

Trong trường ca, Lê Anh Xuân đã thông qua nhân vật để nói lên tình yêu của mình với quê hương Việt Nam bằng những dòng thơ da diết, xúc động mãnh liệt:

Việt Nam đất nhạc, đất thơ

Chân mây điểm trắng, cánh cò quê hƣơng

Và đọng kết lại là tấm lòng thành kính của nhà thơ với vị lãnh tụ kính yêu:

Ôi! Ba tiếng Hồ Chí Minh

Đã thành vũ khí đã thành niềm tin Đã thành lời hứa thiêng liêng

Lửa thiêu chẳng cháy đá nghiền chẳng tan

Trước khi tiếng súng hành hình nổ lên, Nguyễn Văn Trỗi hô vang khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh Muôn năm!” lý tưởng sống của anh Trỗi như được tiếp sức hơn bởi tình cảm ấm áp của Bác:

Khi anh gọi Bác ba lần

Lòng anh nhƣ thấy đƣợc gần Bác thêm...

Giờ đây trƣớc phút tử hình

Cháu nhƣ thấy Bác đang gần cháu đây

Cảm hứng sáng tạo trong thơ Lê Anh Xuân thường thiên về ngợi ca, chiêm ngưỡng cho nên khi bắt gặp những đối tượng đẹp, cao cả nhà thơ dễ nảy sinh khuynh hướng cách điệu – lý tưởng hóa. Những đối tượng đẹp, cao cả bao gồm những con người kháng chiến trên quê hương và khắp mọi miền của Tổ quốc. Giờ phút lịch sử của anh trước pháp trường xứng đáng để nhà thơ ngợi ca theo hướng lý tưởng hóa, thi vị hóa. Bước đi của anh Trỗi trên pháp trường được Lê Anh xuân tô điểm thành vẻ đẹp rực sáng, lộng lẫy, lời thơ bảy bổng, thiết tha:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Anh đi chân đất đầu trần

Mặt mùa xuân áo thiên thần trắng tƣơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh đi vào giữa cuộc đời

Đi vào lịch sử khi trời rạng đông

Có thể nói, đó là bước đi của một “thiên thần áo trắng”, bước đi hiên ngang, ung dung, bình thản của người anh hùng – người chiến thắng chứ không phải bước đi của một tử tù. Tinh thần hy sinh của anh Trỗi đã trở thành bất tử, một tượng đài bất tử đã được Lê Anh Xuân xây dựng bằng bút pháp cách điệu – lý tưởng hóa:

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lê Anh Xuân (Trang 56 - 96)