Giọng điệu

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lê Anh Xuân (Trang 81 - 96)

Trong nghệ thuật, khái niệm giọng điệu được các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa là: “Thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với các hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[10, tr.134]. Và “Giọng điệu phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lƣớn trong việc tạo ra phong cách của nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc. Thiếu một giọng diệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc một tác phẩm mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [10, tr.134]. Như vậy, có nghĩa là giọng điệu thuộc về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ. Với thể loại trữ tình (chủ yếu là thơ) thì đó là giọng của nhà thơ, chủ thể trữ tình, bộc lộ trong thế giới nghệ thuật. Giọng điệu nghệ thuật là một phạm trù cơ bản của thi pháp học, có vai trò không nhỏ trong việc bộc lộ cái tôi chủ quan và góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật cảu nhà văn, nhà thơ. Nhà nghiên cứu Khrapchenco từng khẳng định: “Đề tài, tƣ tƣởng , hình tƣợng chỉ đƣợc thể hiện trong một môi trƣờng giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tƣợng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó”. Khi bàn về giọng điệu thơ trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp viết: “Giọng văn chƣơng vừa cho phép ngƣời đọc nhận ra vẻ riêng nghệ sĩ, Vừa có ý nghĩa nhƣ một tiêu chí xác định tài năng nhà văn. Không có giọng điệu, lập tức tác giả sẽ đƣợc liệt vào số ngƣời không có tài năng”. Từ việc nghiên cứu các ý kiến khác nhau về giọng điệu, ta nhận thấy giọng điệu là yếu tố bộc lộ chủ thể một cách trung thực, cho phép ta nhận ra nét riêng, sự độc đáo của người nghệ sĩ. Giọng điệu là yếu tố cơ bản tạo thành phong cách nghệ thuật.

Bàn về giọng điệu trong thơ Lê Anh Xuân, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá trong Từ điển văn học (Bộ mới) nhận xét: “Thơ Lê Anh Xuân mang sắc thái riêng, vừa bằng giọng nhỏ nhẹ, tâm tình, vừa bằng cảm hứng lịch sử mang ý nghĩa sâu sắc” để nói lên thơ Lê Anh Xuân có giọng điệu trữ tình đặc sắc – một giọng điệu trữ tình riêng khó lẫn, ở đó có sự hòa quyện giữa chất anh hùng ca và tình ca. Chất giọng phản ánh một cách tự nhiên, chân thực tâm hồn của nhà thơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ lấy cảm hứng trữ tình – sử thi làm chủ đạo. Phần lớn các sáng tác trong thời kỳ này đều là các tráng ca về sức sống vĩ đại của dân tộc. Trên nền là các tráng ca của cảm hứng trữ tình – sử thi, chúng tôi thấy thơ Lê Anh Xuân nổi lên hai giọng chủ yếu sau:

3.2.2.1. Giọng thơ trong trẻo, nhỏ nhẹ, tâm tình, chân thành và tươi trẻ Giọng điệu cá nhận không tách rời giọng điệu “siêu cá thể” của thời đại nhưng mỗi nhà thơ đều tìm được chỗ đứng của riêng mình. Nó như giọng hát lĩnh xướng trong giàn đồng ca, hòa nhập mà không hòa tan. Người đọc vẫn nhận ra cái riêng của nó, cái riêng không bị trộn lẫn trong dàn đồng ca của một thời đại.

Lê Anh Xuân là người con của Nam Bộ, nơi có dòng sông Mê Kông huyền thoại, những cánh đồng lúa chín vàng, phù sa màu mỡ, nơi có những rặng dừa xanh mát bạt ngàn và những con người quê hiền lành, chất phác. Có lẽ vì thế mà thơ ông hình thành lên giọng ca trong trẻo, mê say, phấn chấn, hồ hởi, thiết tha niềm tin yêu trước cuộc đời. Ông đến với thơ bằng tinh yêu quê hương nồng nàn tha thiết, điệu sâu lắng trong tâm hồn đã lan tỏa khắp các trang thơ khi ông viết về quê hương, về những người anh hùng, về lịch sử dân tộc. Ở đó là quê hương tươi tắn, óng ả, đầy sắc xuân: “Mƣa tạnh rồi, nhƣ mùa xuân nhẹ trỗi/ Thấy sáng xanh trên những cành xanh nắng rọi/ Mƣa ơi mƣa, mƣa gội

sạch những cành non/ Mang đến mùa xuân những quả ngọt tƣơi ngon” (Nhớ

mưa quê hương). Một chút Nắng chiều buông xuống bên bản Mường cũng làm cho cảnh sắc thêm tươi tắn, sinh động, ánh nắng lan tỏa làn sáng bừng cả một vùng không gian núi rừng vốn dĩ đã rất thơ mộng:

Bản Mƣờng ơi chiều xuống rồi nhẹ nắng Mà lúa vàng trĩu nặng cả đồng ta

Đàn bò mộng đƣờng về ngang suối vắng Suối bỗng vàng nhƣ trở nắng chiều xa…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cái tươi tắn, trong trẻo của cảnh vật cũng chính là cái tươi tắn, trong trẻo trong tâm hồn nhà thơ. Đặc biệt là khi Lê Anh Xuân trở về quê nội sau hơn mười năm xa cách. Mười năm sống trong nhớ nhung diệu vợi nay được trở về, nhà thơ đắm say trước cảnh vật mượt mà óng ả và diễn đạt cảm xúc bằng giọng điệu thơ tương ứng:

Quê hƣơng mùa gặt đã xong

Một sân lúa mới mấy nong nắng vàng Sầu riêng dìu dịu đƣờng làng

Mấy cây khế ngọt trái vàng rung rinh

(Về Bến Tre)

Vẻ đẹp của người con gái dễ làm say lòng người, và càng dễ làm say lòng người hơn khi vẻ đẹp ấy tượng trưng cho quê hương, cho cái ngọt ngào bất khuất mà dung dị của quê nhà:

Ta yêu em giọng cƣời trong trẻo Ngọt ngào nhƣ nƣớc dừa xiêm Yêu dáng em đi qua cầu treo lắt lẻo Dịu dàng nhƣ những nàng tiên

(Trở về quê nội) Hay như: Em là du kích, em là giao liên

Em chính là quê hƣơng ta đó

Mƣời một năm rồi ta nhớ ta thƣơng

(Trở về quê nội).

Mười năm xa quê là mười năm sống trong khát khao, tha thiết được trở về, bởi thế người đọc dễ dàng nhận thấy một giọng thơ tha thiết qua những tiếng thơ như: “quê nôi ơi”, “quê hương ơi”, “ta yêu quá”, “ta nhớ ta thương”…

Quê nội ơi, mấy năm trời xa cách Đêm nay, ta nằm nghe mƣa rơi Nghe tiếng trời gầm xa lắc Cớ sao lòng thấy xót đau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Và hơn một lần nhà thơ cất lên tiếng gọi da diết, tiếng gọi từ trái tim thổn thức đến quê hương miền Nam yêu quý: “Miền Nam ơi, miền Nam/ Đất chín vàng màu lúa/ Đất ngọt nƣớc dừa xiêm/ Đất sớm mai có mùi vú sữa/ Đất trƣa nồng có vị sầu riêng”(Đất Miền Nam); “Bến Tre ơi! ta về đây/ bao đêm ta nhớ, bao ngày ta mong”(Về Bến Tre)

Thơ Lê Anh xuân dâng lên những hương vị, mầu sắc đặc trưng Nam Bộ, mảnh đất quê hương của hồn thơ ông. Đó là dòng sông: “Buổi sáng nƣớc lên sông chảy êm đềm/ Em có thấy nhiều lục bình hoa tím/ Buổi chiều khi nắng vàng ngọt lịm”(Anh là con sông chảy trước nhà em); còn là mùi hương sầu riêng thơm lừng trên mái tóc của cô gái Bến Tre: “Em ơi! Sao tóc em thơm vậy/ Hay em vừa đi qua vƣờn sầu riêng”(Trở về quê nội). Và là mùi lửa nồng thơm của lá dừa trong vườn: “Ôi mùi lá dừa cháy lên kì diệu/ Mùi lửa nồng thơm/ Mùi trái chín trong vƣờn”(Đuốc lá dừa). Và một giọng điệu thật thà, chân chất, tâm tình:

Em về đâu mà em chèo nƣớc ngƣợc Trời lại mƣa to, áo em đã ƣớt Sao không chờ nƣớc lớn em ơi

(Anh là con sông chảy trước nhà em) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đọc thơ Lê Anh Xuân, chúng ta luôn cảm nhận được tình cảm hồn nhiên, chân thành của ông bởi vì ông “đƣợc thừa hƣởng đức tính tốt đẹp của cả cha và mẹ, tính tình mền mỏng, nói năng nhỏ nhẹ, nhƣng có chiều sâu trong suy nghĩ... Phải chăng tâm tính đó đã mặc nhiên hiển hiện thấm đẫm trong giọng điệu, lời lẽ, ý tứ trong thơ ca của anh?”[9, tr.28]. Đọc thơ Lê Anh Xuân mà nghe như tâm tình, thủ thỉ, một giọng thơ như thế thì thật khó lẫn với bất kỳ nhà thơ nào trong thời kỳ chống Mỹ và cả sau này nữa.

3.2.2.2. Giọng thơ mang âm hưởng ngợi ca sâu lắng

Hào hùng, sảng khoái, lạc quan là âm hưởng chủ đạo của nền thơ ca cách mạng (bao hàm thơ chống Mỹ). Thơ Lê Anh Xuân nằm trong dòng chảy của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thơ trữ tình Nam Bộ kết hợp với chất anh hùng ca vang dội của thời đại tạo nên sự hòa quyện giữa cái “đạm” và cái “nồng” trong thơ. Thơ Lê Anh Xuân vừa nồng nhiệt trong cảm xúc vừa sâu lắng trong suy nghĩ. Khi chứng kiến sự thay da đổi thịt của miền Bắc, lời thơ nồng nàn, xúc động mạnh: “Đêm Uông Bí đầu tiên anh đến/ Nhà máy vừa xây lớp lớp sáng bừng/ Ôi có phải anh ngỡ ngàng ánh điện/ Hay vì đâu mà mắt bỗng rƣng rƣng” (Đêm Uông Bí). Không chỉ “say” vì quang cảnh hôm nay mà còn vì ánh sáng trên một nửa đất nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ soi sáng cho chiến công ngày trước. Lời thơ trở nên sâu lắng, giàu sức gợi: “Uông Bí đêm nay em biết chăng cành lá/ Đêm xuống rồi còn thấy rõ màu xanh/ Sóng Bạch Đằng xƣa cũng sáng long lanh”

(Đêm Uông Bí ).

Đến Bắc Sơn, ông được đi nhiều nơi, hít thở nguồn không khí xã hội chủ nghĩa, tình nguyện tham gia lao động sản xuất. Cảnh vật hùng vĩ nơi đây đã làm nhà thơ khâm phục, cất lên giọng ngợi ca hào sảng:

Trùng trùng hai bên núi cùng đồi Xe lên cao nâng bổng hồn tôi Gần đến Bắc Sơn đƣờng càng nhỏ Quê hƣơng cách mạng đây rồi.

(Lên Bắc Sơn)

Đến khi được trở về miền Nam, được trực tiếp dấn thân vào cuộc chiến đấu. Lê Anh Xuân đã dành hết tâm lực của mình để ngợi ca cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ sử dụng nhiều câu cảm thám gây ấn tượng mạnh để đặt tựa đề cho các bài thơ: Việt nam! Ôi Việt Nam!;

Chào các anh những ngƣời chiến thắng; Chào Hà Nội chào Thăng Long.

Anh Xuân nồng nhiệt ngợi ca những người anh hùng trên tuyến đầu chống Mỹ, có lẽ trong thơ ông chưa bao giờ truyền thống lịch sử và cuộc sống hôm nay lại hòa quyện trong một âm hưởng hào hùng, phấn chấn như bài Chào Hà Nội, chào Thăng Long:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hỡi những anh hùng ngàn năm dựng nƣớc

Hai Bà Trƣng, Lý Thƣờng Kiệt, Quang Trung Tất cả hôm nay xuất trận trùng trùng

Lớp lớp anh hùng tràn nhƣ sóng cuộn

Trƣơng Định cũng vƣợt Trƣờng Sơn về đây

bóng che nhà hát lớn.

Hà Nội trở nên trẻ trung, sôi động trong tiếng reo ca chiến công lẫy lừng:

Ôi Thăng Long! Ôi Thăng Long

Đã ngàn năm đứng hiên ngang nhìn sông Hồng cuộn chảy Có bao giờ Ngƣời lộng lẫy nhƣ hôm nay

Trong tiếng pháo gầm, trong tiếng đạm bay Hà Nội súng cầm tay nói cƣời duyên dáng Hà Nội trẻ trung sáng trƣng vầng trán Hà Nội hồng hào những chiến công Đẹp nhƣ nàng tiên mặc áo đỏ sông Hồng

(Chào Hà Nội, chào Thăng Long).

Nhà thơ sử dụng một loạt những từ ngữ ngợi ca nhưng không khiên cưỡng, thật đúng khi Hoài Thanh cho rằng giọng điệu thơ Lê Anh Xuân

“đã đạt tới cái nhìn anh hùng ca và tìm đƣợc đúng cái giọng anh hùng ca”[41, tr.25].

Khi ngợi ca những người anh hùng trên tuyến đầu chống Mỹ, giọng điệu ngợi ca trang trọng, tôn kính mà vẫn hết sức thân thương gắn bó. Khoảng cách sử thi được rút ngắn, người anh hùng mang tầm vóc lịch sử, tầm vóc thời đại nhưng thật gần gũi. Để biểu đạt quan hệ thân mật nhà thơ thường dung các thán từ: “ôi”; “ơi”; “hỡi” vào thơ: “Ôi mềm mại thân em máu chảy/ Tâm hồn em nhƣ tuyết trắng long lanh”(Bài thơ “áo trắng”),

“Anh Tƣ ơi! Anh ngã xuống giữa đêm mƣa”(Gửi anh Tư), “Anh tên gì hỡi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Người đọc cảm thấy giọng điệu thơ Lê Anh Xuân như bùng lên, hừng hực khí thế tiến công như bước chân thành đồng của đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn:

Súng đã nổ rồi Sài Gòn ơi

Ngực ta rung theo tiếng súng bồi hồi Chân ta bƣớc theo triệu ngƣời đang bƣớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Mùa xuân Sài Gòn mùa xuân chiến thắng). Sự hy sinh của người chiến sĩ giải phóng quân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là không tránh khỏi, Lê Anh Xuân đã xây dựng bức tượng đài kỳ vĩ từ sự hy sinh vĩ đại ấy:

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trƣớc lúc lên đƣờng Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

Anh là chiến sĩ giải phóng quân.

(Dáng đứng Việt Nam)

Trong giàn đồng ca thế hệ thơ chống Mỹ, Lê Anh Xuân là người khởi đầu đã góp vào giàn hợp xướng ấy một giọng ca trong trẻo, nồng nhiệt, sâu lắng làm nên sức sống mới mẻ của nền thơ ca cách mạng. Đánh giá về giọng điệu thơ Lê Anh Xuân, sách Từ điển các tác giả, tác phẩm dùng cho nhà trường viết: “Do hy sinh còn quá trẻ những tác phẩm đã viết, đã công bố, có lẽ chƣa phải là những gì viên mãn nhất trong hồn thơ Lê Anh Xuân… Tuy vậy, chỉ với những gì đã viết ra, bạn đọc cũng đã nhận thấy đƣợc đây là một giọng thơ có dấu ấn riêng: tƣơi trẻ, hồn hậu, nhỏ nhẹ, tâm tình mà sâu sắc bởi những cảm hứng lịch sử mang tầm khái quát cao”[tr. 195]. Chúng tôi cho rằng đây là một đánh giá thỏa đáng về phong cách thơ Lê Anh Xuân.

*

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thơ Lê Anh Xuân thực sự lôi cuốn người đọc bởi ngôn ngữ thơ hồn nhiên, tươi trẻ, trong sáng; giọng điệu tha thiết, chân thành nhưng không kém phần hào sảng, mê say. Thơ ông đã chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong tâm hồn người đọc, ông đã mang đến cho văn học miền Nam một tiếng thơ mới, góp thêm hương sắc cho vườn hoa văn học thêm rực rỡ sắc mầu. Tuy thơ ông đôi lúc còn có những hạn chế nhưng những hạn chế ấy nhìn chung cũng không nằm ngoài những hạn chế của nền thơ chống Mỹ mà đặc biệt Lê Anh Xuân lại là lớp nhà thơ trẻ đầu tiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHẦN KẾT LUẬN

Trong đội ngũ của thế hệ thơ chống Mỹ, Lê Anh Xuân được đánh giá là một nghệ sỹ ngôn từ tiêu biểu đã “làm tròn sứ mệnh với dân tộc và thời đại”. ông hy sinh ở chiến trường miền Nam ở tuổi đời hai mươi tám và để lại một di sản có số lượng tác phẩm không lớn: 60 bài thơ, một bản trường ca dài 1341 câu thơ lục bát và một tập văn xuôi. Đương thời nhiều tác phẩm của ông còn “chƣa kịp gọt rũa công phu” nhưng người đọc đã nhận ra cốt cách, để lại dấu ấn trong nền thơ cách mạng.

Trong công trình đầu tiên mang tính chất tổng kết văn học sau chiến tranh mang tên Nhà thơ Việt Nam hiện đại (xuất bản năm 1985, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội), Lê Anh Xuân được trọn là một trong số tám cây bút trẻ trong thơ chống Mỹ lần đầu tiên được gọi là “Nhà thơ Việt Nam hiện đại” (Thu Bồn, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly, Trần Đăng Khoa và Lê Anh Xuân). Ngay sau khi tập thơ Tiếng gà gáy của Lê Anh Xuân ra đời năm 1965 nhà phê bình Hoài Thanh đã cho rằng: “trong số những nhà thơ trẻ, Ca Lê Hiến (tức Lê Anh Xuân) là một trong số những nhà thơ xuất sắc nhất”.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ vĩ đại của dân tộc đã sản sinh một nền thơ đặc thù mà tính chiến đấu, tính sử thi như một đặc điểm bao quát, nổi bật mang phong cách thời đại. Nền thơ ấy được đánh dấu bằng sự xuất hiện và trưởng

Một phần của tài liệu Phong cách thơ Lê Anh Xuân (Trang 81 - 96)