3.2.1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người. Là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp của xã hội. Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Chất liệu cơ bản để xây dựng nên hình tượng văn học là ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn học vừa mang tính đặc trưng chung của dân tộc lại vừa là sản phẩm cụ thể của mỗi cá nhân. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ biểu hiện rõ nhất ở ngôn ngữ văn chương mà họ sáng tạo trong tác phẩm.
Vấn đề ngôn ngữ trong thơ ca của các tác giả phụ thuộc vào phong cách sáng tạo và phong cách độc đáo riêng của từng nhà thơ. Nói cách khác mỗi nhà thơ muốn đặt dấu ấn riêng cần tìm đến mảng ngôn ngữ và các thủ pháp đặc trưng. Lê Đạt – một nhà thơ đương đại đã khẳng định: “Mỗi công dân đều có một dạng vân tay/ Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ/ không trộn lẫn”
(Vân chữ). Ngôn ngữ thơ ca giúp nhận ra gương mặt phong cách sáng tạo của từng nhà thơ. Ví dụ như Tố Hữu có một ngôn ngữ thơ tinh tế, tình cảm đậm đà bản sắc dân tộc, ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên sắc sảo độc đáo trong cách vận dụng liên tưởng đột xuất sáng tạo, Hoàng Trung Thông có một tiếng nói thơ ca khỏe khoắn, giàu chất hiện thực thì: “Ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân là một ngôn ngữ tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tƣơi trẻ, trong sáng” [9, tr.67]. Về ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân chúng tôi nghiên cứu những nét đặc sắc cụ thể sau:
3.2.1.1. Sử sụng thành công các biện pháp điệp tu từ và so sánh tu từ Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, hình tượng thơ là hình tượng của cảm xúc. Khác với văn xuôi, ngôn ngữ thơ được tổ chức trên cơ sở của nhịp điệu nên rất giàu nhạc tính. Ngôn ngữ thơ thường cô đọng và hàm xúc do sức nén của nội dung trong câu chữ. Điều này đòi hỏi sự lao động sáng tạo nghiêm túc của nhà thơ để ngôn ngữ thơ mang nhiều ý nghĩa mới.
Ngôn từ thơ là một sáng tạo thẩm mỹ, nói như Valéry: “Thơ đi giữa nhạc và ý”. Để đạt được điều đó, nhà thơ phải phối hợp nhuần nhuyễn các biện pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tu từ phổ biến trên nhiều cấp độ. Một trong những biện pháp tu từ phổ biến đó là phép điệp. Điệp là lặp đi lặp lại, luân phiên nhau của một số đơn vị ngôn ngữ nhằm đạt mục đích nghệ thuật như cách gieo vần, luyến láy tạo nhịp điệu, phối thanh tạo tính nhạc trong thơ.
*Điệp từ:
Không phải ngẫu nhiên mà Lê Anh Xuân lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong sáng tạo như: “Đất”, “hỡi”, “những”. Đó là ý đồ nghệ thuật của nhà thơ nhằm nhấn mạnh sũy nghĩ và cảm xúc:
Đất chín vàng màu lúa Đất ngọt nƣớc dừa xiêm Đất sớm mai có mùi vú sữa Đất trƣa nồng có vị sầu riêng
(Đất Miền Nam)
Cho tôi những trái tim tƣơi đỏ
Những ánh mắt tự hào
Những khuân mặt đẹp xiết bao Những chiếc áo thơm mùi đất vỡ
(Mười năm)
* Điệp thanh
Để tạo cho câu thơ có âm bổng, hào sảng nhà thơ đã không ngại sử dụng toàn bộ vần bằng trong câu thơ, phù hợp với giọng ngợi ca:
Mùa xuân cùng em lên đồi thông Ta nhƣ chim bay trên tầng không
(Em đẹp nhất)
*Điệp vần:
Lê Anh Xuân sử dụng điệp vần trong nội bộ câu thơ và giữa các dòng thơ với nhau và thường điệp vần “bằng”, kết thúc bằng phụ âm vang. Cách điệp này tạo sự ngân nga, lan tỏa, phù hợp với gọng điệu trữ tình- sử thi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hôm nay đồn giặc không còn nữa
Trời thênh thang đồng lúa chín vàng
(Người mẹ trồng bông)
Điệp âm theo cặp câu đan xen tạo nên cảm giác xao xuyến, thổn thức:
Muồn đƣợc theo em sớm chiều mƣa nắng Muốn đƣợc cùng em cầm súng giữ làng Tuổi thơ xƣa anh thích hồ xanh lặng Nay lòng anh nhƣ thác trắng gầm vang
(Em đẹp nhất)
Ngoài ra còn sử dụng linh hoạt các hình thức điệp cả câu, cụm câu, điệp cả đoạn thể hiện mạch cảm hứng tuôn trào dào dạt:
Cho tôi được làm cây chông tre
Lúc nào cũng nhọn sắc…
… Cho tôi làm cây chông tre
Dù tháng năm dông bão…
… Cho tôi làm cây chông tre
Cắm sâu vào lòng đất…
…Cho tôi làm cây chông tre
Khi nào tan bóng giặc Tôi hát giữa trƣa hè.
(Cây chông tre)
Trong bài Nhớ mưa quê hương, cụm từ “Quê nội ơi, mấy năm trời xa cách/ Đêm nay ta nằm nghe mƣa rơi/ Nghe tiếng trời gầm xa lắc” và “Ơi cơm mƣa quê hƣơng” lặp lại 2 lần, riêng từ “mƣa” lặp lại 25 lần. Bài thơ
Nhìn về An Đức câu “Tôi nhìn về An Đức” điệp 3 lần, câu “Việt Nam! Ôi Việt Nam” trong bài thơ cùng tên lặp lại 7 lần. Chúng tôi nhận thấy trong những câu thơ Lê Anh Xuân sử dụng phép điệp, thông tin có độ tập trung cao, nội dung được nhấn mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cùng với điệp tu từ là biện pháp so sánh tu từ. So sánh là phương thức diễn đạt tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của sự vật, hiện tượng không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét nào đó giống nhau nhằm gợi ra những hình ảnh khác lạ, mới mẻ. So sánh tu từ bao giờ cũng có hai vế. Vế 1 là vế so sánh, vế 2 là vế dược so sánh, trong câu so sánh thường sử dụng các hư từ: “như”; “là”; “hay”.
Lê Anh Xuân sử dụng biện pháp so sánh tu từ hướng tới cảm hứng ngợi ca, chiêm ngưỡng nên đối tượng đưa ra so sánh thường mang tóc vóc kỳ vĩ, to lớn, linh thiêng. Kiểu so sánh cũng được Lê Anh Xuân vận dụng linh hoạt.
* Kiểu so sánh nội bộ dòng thơ:
Ở kiểu so sánh này cho phép nhà thơ linh hoạt các vế trong so sánh. khi trìu tượng, khi cụ thể một cách sáng tạo:
Nhớ nhưdòng nƣớc chảy ngang
Đôi bờ nƣớc xoáy xôn xang trong lòng.
Cũng có khi tác giả sử dụng từ “là”: (Nhớ dừa)
Hơi thở em dùi dịu hƣơng lành Em là mùa xuân đến thăm anh
Ở đây, nỗi nhớ là cái trìu tượng được so sánh với “dòng nƣớc chảy ngang” là cái cụ thể, làm cho người đọc hình dung rõ nét về nỗi nhớ quê của nhà thơ, một nỗi nhớ trải dài như dòng nước, xoáy vào chiều sâu tâm trạng. Huỳnh Lý đã rất tinh tế khi nhận xét: “Khi Lê Anh Xuân đã ví thì cứ làm xao xuyến lòng ta, ví cái để ví đó đã là một ấn tƣợng sâu sắc trong lòng anh tự bao giờ”[9, tr.69].
* Kiểu so sánh tách dòng:
Kiểu so sánh tách dòng làm cho cả hình ảnh so sánh và hình ảnh được so sánh được khắc họa rõ nét:
Bắc Sơn, Nam Kỳ chảy mãi hồn tôi
Như máu đỏ chảy liền trong mạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ôi ánh đuốc diệu kỳ
Như trái tim những ngƣời ra trận.
(Ánh đuốc)
Cháu nhìn đôi mắt Bác cƣời
Như nhìn thấy cả cuộc đời mai sau.
(Gặp Bác)
* Kiểu so sánh trùng điệp:
So sánh trùng điệp là kiểu so sánh tách dòng nhưng vế được so sánh được mở rộng biên độ. Kiểu so sánh này rất hữu ích khi bày tỏ mạch cảm hứng sôi nổi, nhiệt thành trước đối tượng nhà thơ ngưỡng mộ. Khi so sánh các vị anh hùng trong công cuộc kháng chiến:
Ôi kể làm sao hết
Những anh hùng đánh Mỹ hôm nay
Như Cửu Long mênh mông sông nƣớc Như Trƣờng Sơn đông đặc rừng cây
(Gặp những anh hùng)
So sánh trùng điệp còn làm tăng nhịp điệu và tạo sự chất chồng các hình ảnh thơ, cảm xúc tăng tiến theo sự tăng dòng.
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm.
(Trở về quê nội)
Nhìn chung, các sáng tác thơ ca không thể không sử dụng các biện pháp tu từ. Lê Anh Xuân đã khai thác tối đa tác dụng của biện pháp điệp tu từ, so sánh tu từ và các biện pháp tu từ khác làm giàu thêm âm hưởng ngợi ca và cảm xúc trữ tình trong mạch thơ kháng chiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.1.2. Sử dụng lớp từ ngữ hàng ngày đậm dấu ấn Nam Bộ
Lê Anh Xuân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ nên từ ngữ trong thơ thơ ông ít nhiều nhuốm màu sắc Nam Bộ. Nhà thơ kể lại câu chuyện Một ngày trên quê hƣơng kết nghĩa, ở đó có cái chân tình, dí dỏm, mộc mạc mà ý nhị. Chỉ là tên gọi của loài cá thôi mà sao nghĩa tình Bắc – trở nên gần gũi, thân thương đến diệu kỳ:
Cá này “cá lóc”- mẹ bảo tôi Tôi biết ý, nhƣng vờ nói “cá quả” Bố mẹ nhìn tôi cùng cƣời vui.
(Một ngày trên quê hương kết nghĩa)
Khi trở về quê hương Miền Nam, nỗi nhớ miền Bắc càng rõ nét hơn khi nhà thơ đưa vào đó những từ ngữ đậm dấu ấn Nam Bộ, miền Bắc đã trở thành quê hương thứ hai của nhà thơ:
Miền Bắc ơi! Sao tôi yêu quá Nhƣ yêu em, yêu Má, yêu Ba.
(Mười năm)
Và nỗi khao khát được Gặp Bác bật lên từ sâu thẳm trái tim người con Nam Bộ:
Cháu nhìn, nửa tỉnh nửa mơ
Tƣởng nhƣ thống nhất, Bác vô Sài Gòn.
(Gặp Bác)
Là nhà thơ trẻ trong thời kỳ chống Mỹ, Lê Anh Xuân ý thức được “Thơ là súng gƣơm” nên ông muốn sát nhập thơ với cuộc đời, để cho chất liệu hiện thực ùa vào trang viết. Những câu chuyện mang màu sắc sử thi được kể lại với giọng điệu một câu chuyện kể để rút ngắn khoảng cách sử thi với người đọc. tạo nên sự gần gũi, thân tình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.1.3. Sử dụng lớp từ ngữ định danh, chuyên ngành lịch sử với mật độ dày đặc
Lê Anh Xuân từng là trợ giảng khoa sử của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nên có lẽ ông có thiên hướng khai thác vốn từ ngữ trong chuyên ngành này một cách tối đa và thổi vào tinh thần dân tộc. Nhắc đến tên nhân vật lịch sử như một cách gợi nhớ về quá khứ hào hùng, và cuội nguồn của dân tộc:
Ôi thiêng liêng nơi đó có Bác Hồ
Có Hai bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du… …Ôi na-pan chảy bỏng Nguyễn Du
Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Phú
Và Quang Trung, Bà Triệu, Lê Thánh Tôn… … Hỡi những anh hùng mƣời năm xây dựng
Trần Văn Giao, Phạm Thị vách, phùng Văn Bằng
Hỡi những anh hùng chín năm chống Pháp
La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Cù Chính Lan
Hỡi những anh hùng ngàn năm dựng nƣớc
Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Quang Trung
(Chào Hà Nội, chào Thăng Long)
Khi đọc thơ ông ta bắt gặp hàng loạt các từ ngữ gọi tên các địa danh gắn liền với những chiến công lẫy lừng của dân tộc nhằm thể hiện lòng tự tôn về dân tộc và khẳng định chủ quyền thiêng liêng: “Sóng Bạch Đằng xƣa cũng sáng long lanh”(Đêm Uông Bí), “Chúng tôi lớn lên bên sông Cửu Long, bên
sông Vàm Cỏ”... “Mũi tên đồng Cổ Loa, mũi chông tre Ấp Bắc/ Khẩu pháo
Điện Biên đặt cạnh khẩu thần công/ Tên lửa hôm nay mang dáng cọc Bạch Đằng” (Chào Hà Nội, chào Thăng Long), “Những khẩu pháo Điện Biên hôm nay xuất trận”(Những khẩu pháo màu xanh), “Từ thuở Nam Kỳ với gậy tầm vông/ Nay đứng lên sừng sững thành đồng” (Lên Bắc Sơn), “Cả Miền Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ông còn sử dụng tên địa danh để làm tiêu đề cho những bài thơ như: “Lên Bắc
Sơn”; “Đêm Uông Bí”; “Đất Miền Nam”; “Nhìn về An Đức”; “Qua Ấp Bắc”; “Về Bến Tre”; “Chào Hà Nội, chào Thăng Long”.
Lớp từ ngữ chỉ tên làng, tên xóm trên quê hương Bến Tre cũng được nhà thơ sử sụng với tần suất cao. Đó là những địa danh gắn chặt với những sự tích anh hùng, những trận đánh sống còn của dân tộc: Cổ Chiên, An Đức, Ba tri, bót Kinh Ngang, Lò Heo, Cù Lao Minh, Cù Lao bảo, An Thới, Mỏ Cày…:
Tôi gặp mẹ ở nghĩa trang An Thới Tay nhẹ nhàng mẹ xới, mẹ vun
(Người mẹ trồng bông)
“Vần công” lấy bót Kinh Ngang Chân em đi khắp Hội An, Hội Thành Bót Lò Heo, bót Vĩnh Bình
Nghe tên em, giặc khiếp kinh trăm thằng.
(Cô “Xã đội”)
Tôi nhìn về An Đức Chiều Ba Tri vàng mơ
(Nhìn về An Đức)
Lao động của nhà thơ là lao động sáng tạo, sáng tạo ra ngôn từ. chính sự phong phú trong cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ nghệ thuật đã đưa đến cho thơ ông một chất giọng rất riêng, chất giọng trữ tình sử thi mà sâu lắng đậm đà. Tuy đôi lúc lời thơ còn chưa cô đúc, các từ ngữ lặp lại quá nhiều nhưng những hạn chế ấy không làm mất đi cái hay, cái đẹp trong thơ Lê Anh Xuân.
3.2.2. Giọng điệu
Trong nghệ thuật, khái niệm giọng điệu được các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa là: “Thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với các hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[10, tr.134]. Và “Giọng điệu phản ánh lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lƣớn trong việc tạo ra phong cách của nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho ngƣời đọc. Thiếu một giọng diệu nhất định, nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc một tác phẩm mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [10, tr.134]. Như vậy, có nghĩa là giọng điệu thuộc về chủ thể sáng tạo thẩm mỹ. Với thể loại trữ tình (chủ yếu là thơ) thì đó là giọng của nhà thơ, chủ thể trữ tình, bộc lộ trong thế giới nghệ thuật. Giọng điệu nghệ thuật là một phạm trù cơ bản của thi pháp học, có vai trò không nhỏ trong việc bộc lộ cái tôi chủ quan và góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật cảu nhà văn, nhà thơ. Nhà nghiên cứu Khrapchenco từng khẳng định: “Đề tài, tƣ tƣởng , hình tƣợng chỉ đƣợc thể hiện trong một môi trƣờng giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tƣợng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó”. Khi bàn về giọng điệu thơ trữ tình, Nguyễn Đăng Điệp viết: “Giọng văn chƣơng vừa cho phép ngƣời đọc nhận ra vẻ riêng nghệ sĩ, Vừa có ý nghĩa nhƣ một tiêu chí xác định tài năng nhà văn. Không có giọng điệu, lập tức tác giả sẽ đƣợc liệt vào số ngƣời không có tài năng”. Từ việc nghiên cứu các ý kiến khác nhau về giọng điệu, ta nhận thấy giọng điệu là yếu tố bộc lộ chủ thể một cách trung thực, cho phép ta nhận ra nét riêng, sự độc đáo của người nghệ sĩ. Giọng điệu là yếu tố cơ bản tạo thành phong cách nghệ thuật.
Bàn về giọng điệu trong thơ Lê Anh Xuân, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá trong Từ điển văn học (Bộ mới) nhận xét: “Thơ Lê Anh Xuân mang sắc thái riêng, vừa bằng giọng nhỏ nhẹ, tâm tình, vừa bằng cảm hứng lịch sử mang ý nghĩa sâu sắc” để nói lên thơ Lê Anh Xuân có giọng điệu trữ tình đặc sắc – một giọng điệu trữ tình riêng khó lẫn, ở đó có sự hòa quyện giữa chất anh hùng ca và tình ca. Chất giọng phản ánh một cách tự nhiên, chân thực tâm hồn của nhà thơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ lấy cảm hứng trữ tình – sử thi làm chủ đạo. Phần lớn các sáng tác trong thời kỳ này đều là các tráng ca về sức sống vĩ đại của dân tộc. Trên nền là các tráng ca của cảm hứng trữ tình – sử