Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh tp hồ chí minh

145 3.9K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN BÁ HOÀNG

-o0o -MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNGBẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ TÍCH CỰC

TRONG TẬP THỂ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG

QUẬN BÌNH THẠNH - TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: QL giáo dụcMã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN QUỐC LÂM

Nghệ An, 2012

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT*********

Trang 2

TTCHỮ VIẾT TẮTNGHĨA ĐẦY ĐỦ CỦA CHỮ VIẾT TẮT

9BKKTL TCBầu không khí tâm lý tích cực

11THCS HHTTrung học cơ sở Hà Huy Tập12THCS LSTrung học cơ sở Lam Sơn13THCS TĐTrung học cơ sở Thanh Đa14THCS BQTTrung học cơ sở Bình Quới Tây

Trang 3

Lời Cảm Ơn

rong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiêncứu khoa học này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhânvà tập thể Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:

Tập thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Giáo dục trường Đạihọc Vinh đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và truyền thụ cho tôi những kiếnthức quý báu trong suốt khoá học.

Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo là CBQL và GV củacác trường THCS HHT, THCS LS, THCS TĐ và THCS BQT thuộc quậnBình Thạnh đã giúp đỡ tôi thu thập các thống kê, dữ liệu thực tiễn cho việchòan thành đề tài nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầygiáo TS PHAN QUỐC LÂM, Người đã tận tâm trực tiếp hướng dẫn vàchỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa họcnày.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng môn, nhất là cácbạn cán sự lớp học QLGD - K18A, các đồng nghiệp và bạn bè đã cùngđòan kết, động viên, hậu thuẫn cho tôi hòan thành khóa học và đề tàinghiên cứu khoa học.

TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 6 năm 2012.

Học viên: NGUYỄN BÁ HÒANG

T

Trang 4

MỤC LỤC*********

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài ……… ……… 9

2 Mục đích nghiên cứu ……… ……….11

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu ……… ……… 12

4 Giả thuyết khoa học ……….…………12

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ……… …… … 12

6 Phương pháp nghiên cứu ……….13

7 Những đóng góp của luận văn ……… 14

8 Cấu trúc của luận văn ……… .14

CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI*********1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ……….…

131.1.1 Khái niệm TT và TTGV trường THCS

131.1.2 Khái niệm BKKTL và BKKTL TC trong TTGV trường THCS

221.1.3 Khái niệm QL, QLNT và biện pháp QL

31

Trang 5

1.2. VAI TRÒ VÀ BIỂU HIỆN CỦA BKKTL TC TRONG TTGVTRƯỜNG THCS 37

1.2.1 Vai trò của BKKTL TC trong TTGV trường THCS 37

1.2.2 Những biểu hiện của BKKTL TC trong TTGV trường THCS 40

1.2.3 Các tiêu chí để đánh giá BKKTL TC 41

1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNGBKKTL TC TRONG TTGV TRƯỜNG THCS 42

1.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến BKKTL ……… 42

1.3.2 Vai trò và phong cách QL của HT trong việc xây dựng BKKTLTC 58

Trang 6

2.1.1 Mô tả phiếu điều tra và cách làm 632.1.2 Thực trạng BKKTL của 4 trường THCS tại quận Bình Thạnh -TP HCM 64

2.2 ĐÁNH GIÁ CHUNG MỨC ĐỘ GẮN BÓ CỦA CÁC THÀNHVIÊN VỚI TT Ở 4 TRƯỜNG TẠI QUẬN BÌNH THẠNH -TP.HCM 74

2.2.1 Mô tả phiếu và cách làm 74

2.2.2 Thực trạng về mức độ gắn bó của các thành viên với TT ở 4trường Q.Bình Thạnh TP.HCM .78

2.3 ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ CỦA CÁC THÀNH VIÊN ĐỐI VỚITT Ở 4 TRƯỜNG TẠI QUẬN BÌNH THẠNH - TP HCM 84

2.3.1 Mô tả phiếu và cách làm .84

2.3.2 Thực trạng về thái độ của các thành viên đối với TT ở 4 trườngtại quận Bình Thạnh TP HCM 85

2.4 THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP QL CỦA HT TRONG VIỆCXÂY DỰNG BKKITL TC Ở CÁC TRƯỜNG ĐƯỢC KHẢOSÁT 92

Trang 7

2.4.1 Mô tả mẫu điều tra về thực trạng QL của HT ở các trường đượckhảo sát .92

2.4.2 Kết quả điều tra 94

2.5 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QL XÂY DỰNG BKKTL TCTRONG TTGV Ở CÁC TRƯỜNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦANÓ 97

2.5.1 Những hạn chế .97

2.5.2 Những nguyên nhân của hạn chế .98

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 100

Trang 8

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 100

3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BKKTL TCCỦA TTGV TRƯỜNG THCS 101

3.2.1 NÂNG CAO UY TÍN VÀ PHONG CÁCH LĐ CỦA HIỆUTRƯỞNG .101

3.2.2 PHÂN CÔNG HỢP LÝ 106

3.2.3 XÂY DỰNG TỐT MỐI QUAN HỆ ĐOÀN KẾT GIỮA HTVÀ CÁC THÀNH VIÊN VỚI NHAU 108

3.2.4 CÔNG BẰNG, CÔNG KHAI ĐÁNH GÍA GV 110

3.2.5 QUAN TÂM CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀMVIỆC CB – GV – CNV 111

3.2.6 THU HÚT GV THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI,GIẢI TRÍ TẠO BKKTL LÀNH MẠNH .113

3.2.7 XÂY DỰNG TỐT MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC LỰC LƯỢNGBÊN NGOÀI NHÀ TRƯỜNG .115

3.3 KẾT QUẢ THĂM DÒ VỀ TÍNH CẤP THIẾT & TÍNH KHẢTHI CỦA CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BKKTL TC 118

Trang 9

3.3.1 Mục tiêu – Nội dung – Cách thức – đối tượng thăm dò 118

3.3.2 Kết quả thăm dò và phân tích kết quả 120

* Kết luận chương III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN 131

CÁC KIẾN NGHỊ .133

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

Các phụ lục 137

PHỤ LỤC 1 137

PHỤ LỤC 2 138

PHỤ LỤC 3 139

PHỤ LỤC 4 140

PHỤ LỤC 5 141

Trang 10

MỞ ĐẦU

*********1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực là một trong những yếu tốcơ bản đem lại thành công trong QL TT lao động.

Mỗi chúng ta, ai cũng có nhu cầu được sống và lao động trong TT.

Trong mỗi TT đều có bầu không khí tâm lý riêng Đó là trạng thái tâm lýxã hội, tinh thần của TT, tâm trạng của con người sống trong xă hội haytrong TT, bầu không khí tâm lý chính là tình cảm, nó tác động đến động cơlàm việc của con người, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, nó tồn tạikhách quan trong TT và đóng vai trò to lớn đối với hoạt động chung củaTT nhà trường.

Là người LĐ cần tìm các biện pháp QL nhằm xây dựng bầu khôngkhí tâm lý tích cực trong TT sư phạm nhằm tạo điều kiện tốt cho các hoạtđộng nhà trường đạt được kết quả cao Đây là yếu tố rất quan trọng màngười QL cần quan tâm đầu tư

Trong nhà trường nếu bầu không khí tâm lý lành mạnh, thân ái thìtâm trạng mọi người làm việc sẽ thoải mái, vui vẻ, phấn khởi, có tinh thầnTT gắn bó keo sơn giữa LĐvới nhân viên, giữa nhân viên với nhau, làmtăng thêm tính tích cực của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao,tạo ra sự đoàn kết nhất trí cao cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau làm việc vìmục tiêu chung Một TT như vậy, ít xuất hiện những xung đột gay gắt, bèphái gây mất đoàn kết Trái lại, một TT mà bầu không khí tâm lý căngthẳng, tẻ nhạt, buồn chán, dễ gây ức chế, mọi người thờ ơ theo kiểu “ …việc mình thì mình làm, xong việc thì về, ai làm gì mặc ai…” thì dễ dànghình thành nên các nhóm người đối lập và có điều kiện nảy sinh và phát

Trang 11

triển những mâu thuẩn xung đột, gây ra bất mãn trong TT Một TT nhưvậy các cá nhân sẽ không gắn bó với nhau, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫnnhau, tất nhiên sẽ khó có kết quả tốt trong công việc chung của nhà trường Trong Nghị Quyết, văn kiện Đại hội XI, Đảng ta đã xác định vị trí, tầmquan trọng với định hướng cụ thể là: “ phát triển giáo dục là quốc sáchhàng đầu” giáo dục cùng với khoa học và công nghệ là khâu then chốttrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy vậy giáo dụcvẫn còn nhiều khó khăn bất cập Trước những khó khăn chung của ngành,từng đơn vị trường học cần phải cố gắng vươn lên để đạt được những mụctiêu mà mỗi nhà trường đã đề ra, trong đó một trong những nguyên nhânquan trọng nhất dẫn đến sự thành công là phong cách QL của người HTtrong vịêc xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường.

Trong thực tiễn giáo dục ở Quận Bình Thạnh đang xuất hiện những

TT nhà trường rất khác nhau Có một số trường xây dựng được TT đoànkết, thân ái, thương yêu gắn bó với nhau và đạt được nhiều thành tích tốtđẹp Song cũng có trường vốn là tốt, nhiều năm đã đạt được danh hiệutrường tiên tiến cấp quận , cấp thành phố nhưng vì mất đoàn kết, nhiều bèphái gây mâu thuẫn nội bộ tạo nên bầu không khí tâm lý căng thẳng, chiarẽ làm cho nhà trường ngày một mất uy tín, chất lượng của nhà trường đixuống.

Nói cách khác, bầu không khí tâm lý của TT nhà trường tốt lên hayxấu đi phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp LĐcủa người HT

Vì vậy, việc tìm hiểu các giải pháp nhằm tích cực hóa bầu không khítâm lý trong tập thể giáo viên trung học cơ sở là vấn đề cấp bách cần giảiquyết trong các nhà trường ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này.Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài này

Trang 12

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Đề xuất một số biện pháp lãnh đạo và QL cuả HT nhằm tích cực hóabầu không khí tâm lý của TT giáo viên ở các trường trung học tcơ sở tạiquận Bình Thạnh, TP HCM

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :3.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác QL TT GV trường trung học cơ sở.

3.2 Đối tượng nghiên cứu :

Một số biện pháp trong việc xây dựng bầu không khí tâm lý của TT GV trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Thạnh - TP HCM

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Nếu thực thi các biện pháp QL có cơ sở khoa học và có tính khả thithì mà luận văn nghiên cứu đề xuất thì có thể xây dựng được BKKTL TCtrong TT GV ở các trường THCS thuộc quận Bình Thạnh, TP HCM quađó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục của cácnhà trường này.

5 NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :5.1 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

5.1.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

5.1.2 Đánh giá thực trạng BKKTL của TTGV ở một số trường

THCS tại quận Bình Thạnh, TP HCM Tìm hiểu những biện pháp LĐ vàQL đang được sử dụng trong việc xây dựng BKKTL TC ở đó

Trang 13

5.1.3 Đề xuất một số biện pháp LĐ, QL xây dựng được BKKTL TC

trong TT GV trường THCS tại quận Bình Thạnh, TP HCM và thăm dòtính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

5.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh có tất cả mười lămtrường thuộc bậc học THCS Tuy nhiên do điều kiện thời gian không chophép nên chúng tôi chọn bốn trường THCS sau đây: Trường THCS HHT,Trường THCS LS, Trường THCS TĐ, Trường THCS BQT.

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Phân tích, tổng hợp, khái quát các tài liệu liên quan để xây dựng cơsở lý luận của đề tài.

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin qua việc quan sátcác hoạt động hàng ngày, trong khi làm việc, trong giao tiếp, trong sinhhoạt TT, trong buổi họp hội đồng sư phạm… của CBQL,GV trong điềukiện bình thường

- Điều tra bằng phiếu hỏi: Để tìm hiểu thực tiễn vấn đề bằng phiếuđiều tra đối với CBQL, GV ở 4 trường THCS tại Quận Bình Thạnh TP.HCM.

- Trò chuyện, phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin qua tiếp xúc vàtrò chuyện, trao đổi với các CB -GV-CNV.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Qua điều tra bằngphiếu hỏi, qua tiếp xúc trò chuyện, qua các số liệu thống kê thu được trongxử lý số liệu để từ đó rút ra một số nhận xét về đặc điểm thực tế của 4trường được khảo sát, nắm biết về những biện pháp xây dựng BKKTL TC

Trang 14

của mỗi trường từ đó so sánh đối chiếu giữa các trường và rút ra bài họckinh nghiệm trong công tác QL của HT trong việc xây dựng BKKTL củaTT GV.

6.3 Phương pháp thống kê: Giúp xử lý các dữ liệu thu thập được về

định lượng Tùy theo mẫu điều tra và mục đích phân tích sẽ sử dụng cácthông số để xử lý số liệu thu được.

7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN :

7.1 Về lý luận: Góp phần khái quát hoá lý luận về vấn đề xây dựng

BKKTL của TT GV trong nhà trường THCS.

7.2 Về thực tiễn:

- Phát hiện từ thực tiễn các vấn đề hữu ích trong việc xây dựngBKKTL của TT GV trong nhà trường THCS tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

- Đề xuất giải pháp có tính khoa học và tính khả thi để xây dựngBKKTL của TT GV trong nhà trường THCS tại Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN :

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về QL xây dựng BKKTL TC của TT sư

phạm trường trung học.

Chương 2 : Thực trạng BKKTL của TT sư phạm và biện pháp QL

nhằm xây dựng BKKTL TC trong TT GV của HT một số trườngTHCS ở quận Bình Thạnh TP HCM.

Chương 3: Một số biện pháp trong việc xây dựng BKKTL TC của

TT GV ở trường THCS.

Trang 15

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.*********

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

1.1.1 Khái niệm TT và TTGV trường THCS

1.1.1.1 Khái niệm TT, các đặc trưng cơ bản và các giai đoạn phát triển

của một TT:

a Khái niệm TT:

Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống con người không ai sống táchbiệt mà giữa họ luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau, liên kết với nhau thànhnhững nhóm người, để làm ăn, sinh sống, khi nghiên cứu vấn đề này, CácMác đã chỉ ra rằng “ Bản chất con người là mối liên hệ xã hội đích thựcgiữa người và người nên trong quá trình tích cực thực hiện bản chất củamình, con người tạo ra, sản sinh ra mối liên hệ xã hội của con người, nảysinh ra “ bản chất xã hội”

Theo Trần Trọng Thủy “ TT là một nhóm người, một bộ phận xã hộithống nhất bằng mục đích chung trong sự hoạt động phối hợp cùng nhau.TT chỉ có được với điều kiện là nó thống nhất được mọi người trên nhữngnhiệm vụ hoạt động và hoạt động ấy phải có ích cho xã hội ” [25, 84]

Theo Nguyễn Hải Khoát “ TT là một nhóm người có tổ chức chặtchẽ, thống nhất theo một mục đích chung và đang hoạt động, phục vụ xãhội ” [16, 76].

Từ các quan điểm trên có thể đưa ra khái niệm TT là một nhóm

người có tổ chức chặt chẽ, thống nhất với nhau bởi mục đích chung phùhợp với chuẩn mực xã hội và có cùng một mục đích hoạt động vì sự pháttriển của cá nhân, của nhóm người và của xã hội

Trang 16

TT có thể là những tổ chức lớn như: Đảng Cộng sản Việt Nam,Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên Đoàn Lao Động ViệtNam … Có thể là những TT cơ sở như nhà trường, đơn vị sản xuất kinhdoanh

b Các đặc trưng cơ bản của TT:

TT có những đặc trưng cơ bản như sau:

* Có tổ chức chặt chẽ, hoạt động mang tính kế hoạch.

Tổ chức được hình thành dựa trên cơ sở các văn bản pháp qui vànằm trong một hệ thống nhất định hay nói một cách khác là một bộ phậntrong hệ thống tổ chức của xã hội Với tư cách là một tổ chức, hoạt độngcủa TT không diễn ra một cách tùy tiện, nó đòi hỏi phải có kế hoạch, cómối liên hệ hữu cơ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong TT.Muốn đạt được điều đó, trong TT phải có người lãnh đạo Thông qua hoạtđộng của người LĐmà hướng sự nổ lực của mọi thành viên trong TT, tạođiều kiện vật chất, tinh thần để thực hiện kế hoạch, đồng thời đưa hoạtđộng của TT vào nề nếp.

Trong TT phải có kỷ luật chặt chẽ, đây là điều kiện để TT tồn tại.Kỷ luật tạo ra trật tự nhất định trong hoạt động của mọi người Kỷ luật củaTT không chỉ đơn giản là sự tuân thủ tuyệt đối của cấp dưới mà nền tảngcủa nó là sự ý thức về nghĩa vụ đến với xã hội, tinh thần trách nhiệm trướcTT, thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định của TT ở mỗi thànhviên.

* Mục đích hoạt động của TT mang ý nghĩa xã hội

TT là những nhóm người có tổ chức tương đối ổn định, bền vữngđược hình thành trên cơ sở xã hội qui định, do vậy nó phải thực hiệnnhững mục đích xã hội nhất định Những nhóm xã hội chỉ trở thành TT khi

Trang 17

nó không bó mình lại vì mình mà đem hoạt động của mình phục vụ nhữngmục đích lý tưởng cao cả và lợi ích của cộng đồng.

Tuy nhiên, muốn trở thành một TTể chân chính, phát huy được sứcmạnh sáng tạo, sáng kiến và năng lực của mỗi thành viên để phấn đấu vìlợi ích có ý nghĩa xã hội thì những mục tiêu của TT đặt ra phải được từngthành viên lĩnh hội, tạo nên sự thống nhất với nhau về mục đích chung,giữa lợi ích TT và lợi ích cá nhân.

* Có dư luận lành mạnh phù hợp với dư luận chung của xã hội

Đặc trưng này thể hiện ở chỗ dư luận của TT luôn dựa trên nền tảngđạo đức định hướng của xã hội TT thường đưa ra các định giá thái độchung đối với các sự kiện xã hội, hành vi, hành động của mỗi người Dưluận lành mạnh là điều kiện quan trọng để TT phát triển Thông qua dưluận mà điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân đồng thời nó giúp cho cácthành viên hiểu biết nhau hơn tạo điều kiện cho việc thống nhất tư tưởng,quan điểm, thái độ của các thành viên trong TT

* Có những đặc điểm tâm lý riêng

Mỗi TT đều có những đặc điểm tâm lý riêng như ý thức, tình cảm,trách nhiệm TT, nguyện vọng, tâm trạng Đó là trạng thái tinh thần củaTT, do vậy, nó phản ánh những điều kiện sống chung, mặt khác nó phảnánh những điều kiện sống và hoạt động riêng của TT như đặc điểm cácnhiệm vụ TT, thành phần của TT Đặc trưng tâm lý của TT được biểu hiệntập trung ở BKKTL của TT Trong mỗi cộng đồng đều có BKKTL riêng,nó thể hiện sự phối hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên,mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách củahọ.

d Các giai đoạn phát triển của một TT:

Trang 18

Các TT không xuất hiện ngay mà phải qua một quá trình hình thànhvà phát triển Điều này có nghĩa là TT không dừng lại tại chỗ mà chúngphát triển và vận động không ngừng.

Khi nghiên cứu sự phát triển của TT, các nhà tâm lý học đã chỉ raquá trình vận động từ đơn giản đến phức tạp, quá trình có những biến đổivề chất, quá trình luôn giải quyết các mâu thuẫn nội tại để có những thayđổi, phát triển Những điều kiện chủ quan bên trong gồm các thành viên(tính cách và năng lực của họ) hệ thống mối quan hệ giữa các thành viênvới nhau, các thành viên với lãnh đạo, chính sự tương tác giữa các điềukiện bên trong và bên ngoài là động lực thúc đẩy sự phát triển của TT Theo Pêtrốpxki: TT được tạo ra từ 3 lớp, mỗi lớp được đặc trưngbằng những nguyên tắc nhất định, từ đó hình thành các quan hệ giữa cácthành viên.

Hình 1.1 Mô hình phát triển quan hệ tập thể xét theo các tầng bậcPêtrốpxki (Worterbuch der Psychologie, Leipziiy 1981 trang 42).

Lớp thứ Nhất: gồm các thành viên gắn bó, quan hệ với nhau trên cơ

sở thiện cảm, ác cảm.

1

Trang 19

Lớp thứ Hai: Là quan hệ gắn bó với nhau trên cơ sở hoạt độngchung.

Lớp thứ Ba: (Hạt nhân) là gắn bó, quan hệ trên cơ sở tiếp nhậnnhững mục đích chung của hoạt động TT.

Theo Makarenko, TT phát triển qua ba giai đoạn cơ bản: Giai đoạntập hợp sơ bộ, Giai đoạn phân hóa và Giai đoạn tổng hợp.

* Giai đoạn tập hợp sơ bộ: là giai đoạn ban đầu của nhóm, chưa thểcoi là TT Các thành viên mới tập họp lại vì nhiều động cơ, vì nhiều hoàncảnh, từ nhiều nơi khác nhau… tính tổ chức chưa cao, có tính tự do, chịutập hợp vào TT trước hệt vì những quy định áp đặt từ bên ngoài.

* Giai đoạn phát triển mang tính phân hóa: trước hết là sự phân hóađịnh lượng trong đời sống tâm tư của từng thành viên để tiến tới sự ổnđịnh, thăng bằng trong môi trường sống mới TT bắt đầu phân hóa thànhtừng nhóm nhỏ Một số thành viên tích cực được tách ra thành đội ngũ cốtcán và trở thành hạt nhân của TT, một số khác sẵn sàng thực hiện các yêucầu đề ra nhưng chỉ thụ động, số còn lại thì tỏ ra dững dưng với hoạt độngcủa TT đôi khi còn gay cản trở cho sự phát triển của TT Giai đoạn này đòihỏi người LĐ phải có kinh nghiệm Đây chính là giai đoạn tạo nền tảngcho tính tích cực của không khí tâm lý TT sẽ được hình thành trong giaiđoạn sau.

* Giai đoạn tổng hợp: mặc dù chưa được coi là giai đoạn kết thúccủa TT, nhưng là giai đoạn chính thức thừa nhận sự tồn tại của TT trên nềntảng tự giác của ý thức TT bắt đầu có một cuộc sống riêng của nó vớinhững đặc trưng riêng của nghề nghiệp và tính TT Mọi lực lượng trướckia có tính độc lập tương đối nay trở thành một khối với LĐ là thủ lĩnh tinhthần và đại diện cho những yêu cầu cao hơn trước Giai đoạn này, khôngkhí tâm lý của TT phát triển đầy đủ và phản ánh trung thực đời sống tinh

Trang 20

thần TT đó.Trong giai đoạn này, mối quan hệ trong TT dựa trên cơ sở tìnhcảm, có sự hiểu biết và thông cảm với nhau.

Theo quan điểm của PGS TS Trần Trọng Thủy sự phát triển của TTdiễn ra theo 4 giai đoạn [25, 34]:

* Giai đoạn thứ Nhất: Giai đoạn tổng hợp sơ cấp ( giai đoạn ban đầu)

TT mới được hình thành, các thành viên mới làm quen với nhau,quan hệ còn dè dặt, chủ yếu mới hình thành các mối quan hệ bên ngoài.Chưa có dư luận TT mạnh Người LĐchưa hiểu biết các thành viên vàngược lại Các thành viên có mức độ sẵn sàng khác nhau trong việc thựchiện nghĩa vụ và các yêu cầu chung của TT.

Trong giai đoạn này, người LĐ phải đề ra những nhiệm vụ vàchương trình hoạt động của TT, thống nhất các yêu cầu, thống nhất giữacác thành viên Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công việc Có thể sử dụngcác biện pháp khuyên răn, thuyết phục hoặc cưỡng chế, biện pháp hànhchính LĐphải trực tiếp giao nhiệm vụ cho các thành viên Phong cáchLĐcó thể dùng ở giai đoạn này là quyết đoán.

* Giai đoạn thứ Hai: Giai đoạn phân hóa

Ở giai đoạn này TT phân hóa thành nhiều nhóm, nhóm tích cực,nhóm thụ động lành mạnh ( nhóm trung gian ), nhóm tiêu cực Xuất hiệnliên nhân cách của các thành viên và ngược lại.

Nhóm nồng cốt, hay còn gọi là cốt cán đóng vai trò quan trọng trongTT Người LĐphải biết động viên, sử dụng họ làm hậu thuẩn lôi kéo nhómtrung gian, làm chuyển biến nhóm tiêu cực, hình thành BKKTL tốt đẹptrong TT LĐcần vạch ra triển vọng phát triển của TT và của mỗi thànhviên Luôn khuyến khích việc làm tốt và sáng kiến của TT Người LĐcũngcần tham khảo ý kiến của TT, sử dụng phương pháp thuyết phục và hànhchính Phong cách LĐnên dùng là dân chủ, quyết đoán.

Trang 21

* Giai đoạn thứ Ba: giai đoạn tổng hợp hay trưởng thành của TT

Ở giai đoạn này đa số thành viên có thái độ tích cực đối với cácnghĩa vụ của TT Mọi người hiểu biết lẫn nhau, BKKTL ổn định, lànhmạnh, TT tạo được sức mạnh dư luận, họ đoàn kết trên tư tưởng và hànhđộng Quan hệ trong TT không chỉ có quan hệ công việc mà còn có quanhệ tâm lý.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của TT, người LĐ phải tự nângcao yêu cầu đối với bản thân và hoàn thiện năng lực LĐ của mình Ở giaiđoạn này người LĐ phải dự đoán và vạch kế hoạch lâu dài cho TT, góp ýcho TT cho cá nhân thông qua TT Phong cách LĐ nghiêng về dân chủ.

* Giai đoạn thứ Tư: Giai đoạn phát triển hoàn chỉnh (tự quản)

Các thành viên luôn có thái độ tích cực với TT Lợi ích của cá nhânvà TT là thống nhất, có sự giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích của TT, cá nhân kếthợp hài hoà tạo nên BKKTT tích cực Các quan hệ trong TT mang màu sắcxúc cảm, tình cảm rõ rệt, năng lực và tài năng của cá nhân đuợc biểu hiệnmột cách tích cực và được TT ủng hộ Trong giai đoạn này, các thành viênchẳng những yêu cầu tối đa đối với bản thân mình mà cũng yêu cầu nhưvậy đối với người lãnh đạo Người LĐ lúc này cần phải dễ hơn ( vì TT đãtrưởng thành, mọi người đã tự giác làm việc ) và cũng khó hơn ( trình độphát triển của TT cao hơn, yêu cầu cao hơn đối với người LĐ) Vì vậyngười HT phải có uy tín cao, phải hoàn thiện mọi phương diện, biết huyđộng tối đa mọi khả năng của các cá nhân

Tóm lại, TT là một nhóm người trong một tổ chức cùng nhau hoạtđộng chung, cùng động cơ, mục đích hoạt động mang ý nghĩa xã hội.Người CBQL cần quan tâm đúng mức, hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợiích chung của TT, đánh giá đúng thực chất từng giai đoạn phát triển của

Trang 22

TT và lựa chọn những phương thức LĐ đúng đắn theo từng giai đoạn cũngnhư tìm hiểu BKKTL của TT đó.

1.1.1.2 Khái niệm TTGV trường THCS.

Điều 15, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục đãđược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳhọp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009 đã xác định rõ vai trò vàtrách nhiệm của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảođảm chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyệnnêu gương tốt cho người học”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sứ mệnh vẻ vang của nghề dạy học:“Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xâydựng chủ nghĩa xã hội… Dù là tên tuổi không được đăng trên báo, khôngđược thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anhhùng”.

Đối với bậc học THCS, vai trò và trách nhiệm của GV càng lớn vìmỗi GV phụ trách một đến hai môn học Trong điều kiện hiện nay, nước tađang phấn đấu để thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông, như vậyhầu hết người dân trước khi trưởng thành đều phải trải qua học tập và rènluyện trong các nhà trường THCS Lứa tuổi HS bậc THCS là lứa tuổi thiếuniên đang trong giai đoạn “hình thành lại” nhân cách với xu hướng vươnlên theo những mẫu người lý tưởng Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọngvì sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ thanh niên trong tươnglai phụ thuộc rất nhiều vào thành quả giảng dạy và giáo dục của các nhàgiáo trong các trường THCS.

Có thể nêu ra một số đặc điểm của TTGV trường THCS như sau:- TTGV trường THCS gồm những nhà giáo hoạt động vì sự nghiệp giáodục, có sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ, tạo nguồn nhân lực cho xã hội Họ là

Trang 23

những người có đạo đức tốt, có năng lực về chuyên môn, có sức khỏe vàcó tinh thần đoàn kết, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.- TTGV trường THCS gồm các nhà chuyên môn có trình độ tương đốiđồng đều và khá cao từ cao đẳng đến đại học và một số ít có trình độ trênđại học Trong số họ có những người có tay nghề cao, có nhiều kinhnghiệm trong hoạt động giáo dục và giảng dạy TTGV là TT sư phạm cótri thức khoa học, văn hóa…

- TTGV trường THCS là một tổ chức tương đối ổn định, bền vững cótruyền thống của TT và có đủ về số lượng cần thiết Trong số họ có nhiềungười đã gắn bó với nghề nghiệp lâu năm đã có tuổi đồng thời có nhữngthành viên trẻ trung đầy nhiệt huyết

- TTGV trường THCS cò có đặc điểm là có đông GV là nữ (thường trên70%) Các GV nữ với những đặc điểm tính cách của họ như hiền hậu, cầncù, chu đáo, nhẫn nại nên có nhiều thuận lợi cho công việc giáo dục HS.Tuy nhiên GV nữ cũng có những khó khăn vì họ cũng luôn có gánh nặngvề gia đình, về điều kiện làm việc.

- TTGV trường THCS là một TT có điều kiện đoàn kết, có phong cáchđồng đội Phong cách đó đòi hỏi mỗi thành viên trong TT có đầy đủ tráchnhiệm cá nhân trước TT, có ảnh hưởng chung đến hoạt động TT, có sựcộng tác giữ các thành viên với nhau, giữa các bộ phận và giữa TT với cánhân để cùng nhau công tác hoàn thành nhiệm vụ chung.

Tóm lại, TTGV trường THCS là tập hợp các nhà sư phạm được tổchức chặt chẽ, hoạt động theo Điều lệ trường THCS, trường trung học phổthông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành cùng các quy định, các chương trình kế hoạch xác định, nhằmthực hiện tốt các mục tiêu của nhà trường và xây dựng được TTGV ngàycàng vững mạnh

Trang 24

TTGV trường THCS là lực lượng nòng cốt của TT sư phạm Đó lànhững người có chung một hoạt động, có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng, tổchức chặt chẽ và thường có tính ổn định, bền vững.

Do tính chất nghề nghiệp, người GV nói chung và GV trường THCSnói riêng cần phải rèn luyện để có một số những nét tính cách sau:

- Công bằng và khách quan trong việc đối xử với HS, không thiên vị,không thành kiến với bất kỳ HS nào.

- Luôn yêu thương HS song không được dễ dãi mà phải luôn yêu cầucao đối với các em nhằm hướng các em đạt được những kết quả giáo dụcnhư mong muốn.

- Có phong cách giao tiếp vừa niềm nở, gần gũi và tế nhị với HS.

- Biết cách kiềm chế và cân bằng tình cảm trong quan hệ và giao tiếp,ứng xử với HS và gia đình HS.

- Giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt và kiên trì trong mọi tình huống giaotiếp và xử sự nhằm đạt được hiệu quả giáo dục mong muốn.

1.1.2 Khái niệm BKKTL và BKKTL TC trong TTGV trường THCS:

1.1.2.1 Khái niệm BKKTL và tác động của BKKTL:

a Khái niệmBKKTL:

Thuật ngữ “BKKTL” (Psyscho-atmosphere) muốn diễn tả một trạngthái tinh thần vui tươi, phấn khởi, một tâm trạng thoải mái trong hoạt độngcủa một TT hoặc đề cấp đến không khí căng thẳng, lục đục, kém sôi nổicủa một TT.

Theo Bùi Văn Huệ, Nguyễn Ngọc Bích thì BKKTL là hệ thống cáctrạng thái tâm lý tương đối ổn định đặc trưng cho một TT nào đó [14, 57].

Nhưng BKKTL không đơn thuần là tổng thể các phẩm chất cá nhâncủa từng người mà được hình thành từ mối quan hệ qua lại giữa con người.

Trang 25

Theo Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hải Khoát: BKKTL là trạngthái tâm lý xã hội của TT cơ sở nó phản ánh tính chất, nội dung và xuhướng tâm lý thực tế của các thành viên trong TT đó Trạng thái tâm lýnày của các thành viên trong TT có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệtâm lý trong TT, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của TT đó

[22, 30].

Theo tài liệu sưu tầm và hệ thống hóa của Lê Văn Lập thì BKKTLtrong TT là trạng thái tâm lý trong TT, thể hiện sự phối hợp tâm lý xã hội,sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lýtrong quan hệ liên nhân cách của họ BKKTL tồn tại khách quan trong TT.

[Lê văn Lập, 69]

Như vậy, khái niệm BKKTL dùng để chỉ tình trạng tinh thần củamột TT cơ sở (không khí cởi mở, thân mật, phấn khởi và thoải mái củamột TT đoàn kết nhất trí… hay không khí căng thẳng, nặng nề, u ám củamột TT lục đục, mâu thuẩn, mất đoàn kết…) BKKTL phản ảnh thực trangcác mối quan hệ liên nhân cách trong TT nảy sinh trong quá trình hoạtđộng chung, Đó chính là tâm trạng chung của TT được hình thành trongquá trình giao tiếp hàng ngày Nhờ cơ chế tâm lý xã hội mà lan truyền tâmtrạng từ cá nhân này, nhóm này sang cá nhân khác, nhóm khác và cả TT.Tùy theo tính chất tích cực hay tiêu cực của BKKTL trong TT à nó làmtăng hay hũy diệt sức khỏe, tinh thần, năng suất lao động của mỗi cá nhânvà hiệu quả lao động của TT.

Theo nghĩa rộng hơn, có thể hiểu BKKTL bao gồm trạng thái tâm lýxã hội BKKTL có 3 mặt quan hệ với nhau: mặt tâm lý, mặt xã hội, mặttâm lý xã hội Một đặc trưng khá bền vững của BKKTL có thể ảnh hưởngtốt hay xấu đến tính tích cực của cá nhân.

Trang 26

Tóm lại, BKKTL là hệ thống các trạng thái tâm lý tương đối ổnđịnh, đặc trưng cho một TT nào đó có ý nghĩa đối với những hoạt động củacác thành viên trong TT đó.

b Tác động của BKKTL đến hoạt động cá nhân và TT.

BKKTL được thể hiện trong hoạt động dươí các hình thức rấtphong phú, đa dạng như: kết quả của hoạt động cùng nhau, kỷ luật laođộng sẽ đựơc chấp hành một cách tự giác Hiệu quả lao động cao hoặc sẽcó những xung đột, bất hoà, mất đoàn kết, kết quả công việc thấp, BKKTLảnh hửơng và tác động rất lớn đến cá nhân và TT.

* Tác động đối với cá nhân.

BKKTL tốt đẹp thì các thành viên sẽ cảm thấy được tự do tư tưởng,tinh thần thoải maí, thích làm việc, kỷ luật không phải là bắt buộc mà lànhu cầu của họ Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận các vấn đề để xâydựng TT đoàn kết vững mạnh, không e dè khi phát biểu, bản thân từngngừơi sẽ ra sức làm tròn nhiệm vụ cuả mình, tôn trọng và giúp đỡ nhautrong công việc Ngựơc lại, nếu BKKTL của TT không tốt đẹp, thì mọithành viên cảm thấy không khí rất nặng nề , căng thẳng, mệt mỏi, các ýkiến có tính chất đã kích, xoi mói nhau, xuất hiện các tần số xung đột.

* Tác động đối với TT.

BKKTL trong TT ảnh hưởng rất rõ rệt đến hiệu quả lao động, đến sựphát triển của TT và ảnh hưởng đến tâm trạng cuả các thành viên trong TT.TT đoàn kết, nhất trí đang ra sức thực hiện một kế hoạch thi đua,hoặc không khí “căng thẳng, lục đục” cuả một TT lủng củng nhiều bất hoà,nghi kỵ nhau Điều đó chứng tỏ BKKTL có tác động rất lớn đến TT.

* Tác động đối với xã hội.

Trang 27

TT tốt sẽ góp phần thúc đẩy xã hội, tác động tích cực đến xã hội,làm phát, triển khả năng sáng tạo, những khả năng có ích cho xã hội TTcó mâu thuẫn mất đoàn kết thì có tác động ngược lại.

Tóm lại BKKTL TT có tác động đến đời sống của cá nhân, TT và xãhội Qua đó chúng ta càng thấy rõ vai trò quan trọng của hiện tượng tâmlý xã hội đặc biệt này và sự cần thiết phải hình thành những mối quan hệ,những yếu tố thuận lợi, tích cực trong hoạt động và những mối quan hệcủa đời sống TT.

1.1.2.2 Khái niệm BKKTL TC trong TTGV trường THCS

a Khái niệm BKKTL TC:

- Theo tác giả Bùi Xuân Hoản: “ BKKTL TC trong TT là trạng thái tâmlý của TT nói lên đời sống tâm lý tinh thần lành mạnh BKKTL TC lànhmạnh được xây dựng lên bởi các hiện tượng tâm lý xã hội tích cực như dưluận, tâm trạng, truyền thống, uy tín cá nhân, các mối tác động qua lại

trong TT được điều chỉnh theo hướng tích cực” [10, 89]

- Theo Trần Đức Long “ BKKTL TC trong TT là những trạng thái tâmlý tích cực nẩy sinh trong cuộc sống, hoạt động chung, phản ánh tính chấttốt đẹp trong quan hệ giữa các thành viên, biểu hiện ở thaí độ trong quanhệ với lãnh đạo, thái độ đối với nhau, thái độ đối với lao động, thái độ đốivới bản thân và có tác dụng tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ chung củaTT” [21, 44].

Trong một tổ chức, giữa con người và con người luôn có tác độngqua laị lẫn nhau Sự tác động này trong quá trình giao tiếp, hoạt động sẽtạo ra tâm trạng nhất định: nó phản ánh tính tốt đẹp hoặc không tốt đẹptrong mối quan hệ giữa các cá nhân trong TT Tâm trạng chung cuả cácthành viên trong nhóm khi đã đựơc hình thành tốt sẽ ảnh hưởng đến tâm

Trang 28

trạng cuả những cá nhân riêng lẻ và nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngcuả mỗi cá nhân và cuả cả TT.

Tóm lại: Bầu KKTL TC sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗithành viên, tạo tính tích cực của mỗi người khi thực hiện đựơc nhiệm vụđược giao, đựơc sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân Mọingười mau chóng hoà nhập được vào TT, cảm thấy hài lòng vì đựơc làmviệc ở TT đó Năng suất lao động và hiệu suất công tác cao Không có hiệntượng CB, GV, CNV tốt bất mãn xin chuyển đi nơi khác.

b Đặc điểm của BKKTL TC:

Một TT có BKKTL TC lành mạnh, tốt đẹp khi nó có các đặc điểmsau:

* Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người quan tâm

giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẽ khó khăn với nhau Mọi người đựơc tựdo tư tưởng, kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu của họ.

Nhu cầu được tự do phát triển cùng với sự phát triển trình độ nhậnthức cuả con người Trình độ nhận thức càng cao thì nhu cầu tự do cànglớn, người LĐcần tôn trọng sự tự do cuả họ, khen chê đúng mức, tế nhị.Đối xử “có lý, có tình” sẽ khuyến khích các thành viên vui vẻ, tin tưởnglãnh đaọ, tiếp xúc thoải maí với các thành viên, tạo sự gắn bó giúp đỡ lẫnnhau, tạo ra sự đồng nhất của TT, taọ ra trật tự vững chắc, họ cảm thấy kỷluật lao động đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động cuả TT giànhđược thắng lợi mà họ mong muốn Kỷ luật lao động mang hai ý nghĩa cơbản là cho xã hội và cho cá nhân Chỉ có sự hiện diện cuả kỷ luật, xã hộimới ổn định, TT mới có sự hoạt động nhịp nhàng mang lại hiệu quả cao.

* Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận nhằm xây dựng TT vững

mạnh.

Trang 29

Trong mối quan hệ qua lại giữa dư luận và các ý kiến trao đổi đềutập trung để xây dựng TT vững mạnh thể hiện ở chỗ: TTGV chịu sự chiphối, ràng buộc bởi dư luận tích cực trong TTGV Nhờ có sức mạnh củadư luận mà từng người trong TT buộc phải điều chỉnh hành vi cuả mìnhtheo những chuẩn mực đạo đức cuả ngươì thầy.

* Mục đích hoạt động của TT được mọi ngừơi hiểu rõ và nhất trí.

Mục đích hoạt động cuả TT được mọi ngươì nhất trí thể hiện qua mỗithành viên trong TT có ý thức rõ ràng yêu cầu của công việc mình làm, coi đó làmục tiêu phấn đấu của mình đó là điều kiện để TT tồn tại và phát triển Trongcông việc luôn thể hiện tinh thần tự giác, ý thức, trách nhiệm, mọi người nổ lựchết mình phát huy khả năng vốn có hướng vào mục tiêu đã đề ra của nhà trường,thi đua nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ Song mỗi thành viên trong nhà trườngphải chấp hành nghiêm chỉnh các nội qui cơ quan, các qui định của ngành Nhấttrí trong mục đích hoạt động của TT, tạo đựơc BKKTL TC.

* Mọi thành viên có tình cảm gắn bó với TT, giúp đỡ nhau, lao động

sáng tạo.

Tình cảm gắn bó với TT, giúp đỡ nhau lao động sáng tạo là nhữngbiểu hiện của BKKTL TC trong TTGV đồng thời là một đặc trưng quantrọng phản ánh tính chất tích cực của BKKTL trong TT nhà trường Có sựhợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong TT thì mới tạo đựơc tình cảm gắn bó,thương yêu nhau, gần gũi chia sẻ những khó khăn trong công việc và đôilúc giúp nhau trong cuộc sống đời thường Tình cảm đó xuất phát từ cánhân biết gắn bó với TT và hết lòng góp sức cùng nhau đưa TT ngày càngvững mạnh hơn Tình cảm của mỗi thành viên đối với TT thể hiện ở chỗmọi người phấn khởi trước những thành công của TT, lo lắng trước nhữngkhó khăn mà TT đang gặp phải, mỗi người đều có ý thức bảo vệ danh dựTT của mình.

Trang 30

* Trách nhiệm của từng người trong TT được xác định rõ ràng, đúng

Trong TT có BKKTL TC thì nhiệm vụ của từng thành viên đựơc xácđịnh rõ ràng, mọi người hiểu rõ công việc của mình và có khả năng hoànthành công việc đó Người LĐ khi phân công cần xem trọng việc bố trícông việc phải đúng người đúng việc thì mới phát huy hết khả năng của cánhân, yếu tố này rất quan trọng dẫn đến hiệu quả thành công của nhàtrường Do vậy, đòi hỏi người LĐ nhà trường với GV, đòi hỏi giữa GV vớiGV, GV với LĐ cần phải cố gắng hết sức để hoàn tốt nhiệm vụ chung.

* Sự nhận xét, phê bình mang tính chất xây dựng, không có đả kích, xoi

mói nhau:

Phê bình mang tính xây dựng là nội dung không thể thiếu đểBKKTL của TTGV phát triển theo hướng tích cực Tính tích cực củaBKKTL được xác định bởi sự trưởng thành về chính trị đạo đức của mỗithành viên, mối quan hệ giữa con người với con người, sự thống nhất về ýchí, về hành động đều hướng tới mục tiêu xây dựng một TT lành mạnh Thái độ phê bình đối với nhau mang tính góp ý để giúp đỡ nhau tiếnbộ, GV nào sai thì mạnh dạn phê bình thẳng thắng cho người đó bằngnhiều cách: có thể nói riêng một cách chân tình hoặc góp ý chung trong tổnhóm chuyên môn giúp cho bản thân người đó hiểu và nhận ra đó là việclàm sai cần phải sửa, hướng vào việc hoàn thiện nhân cách của con người,góp ý mang tính xây dựng, thái độ tôn trọng quan tâm lẫn nhau, không baoche dung túng những việc làm sai, xấu gây mất đoàn kết nội bộ.

Mặt khác, phê bình trong TTGV cũng cần phải thực hiện sự kiênquyết, thấy rõ cái sai nhưng cũng nêu rõ những ưu điểm, thành tích của họ.Phê bình thẳng thắng sẽ gây ra những cảm xúc nhất định ở mỗi con ngườinhư: ăn năn, hối hận, tin tưởng, hoặc quyết tâm… các cảm xúc đó chi phối

Trang 31

đến suy nghĩ, hành động của cá nhân, làm biến đổi tính tích cực hoạt độngcủa các thành viên trong TTGV Do vậy, việc phê bình với nhau trong TTlà để xây dựng, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ Đó là yếu tốquan trọng để xây dựng BKKTL TC trong nhà trường.

* Người LĐ có uy tín thể hiện qua việc người LĐ vừa là thủ lĩnh, khi

vắng mặt TT vẫn hoạt động bình thường.

Là LĐ thì phải có uy tín, bởi vì uy tín có sức mạnh ám thị rất mãnhliệt, khi người LĐcó uy tín thì mọi mệnh lệnh, mọi ý kiến của ông ta đềuđựơc cấp dưới tin tưởng, đem hết tin thần và nghị lực, khả năng và sángkiến của mình để thực hiện cho bằng đựơc nhiệm vụ với tinh thần tự giác.Trong một TT mà người LĐ có uy tín thì sức mạnh của nó đựơc nhân lênnhiều lần so với sức mạnh của từng người cộng lại Người LĐ trở thànhtrung tâm của tất cả tình cảm tốt đẹp, BKKTL của TT sẽ luôn nhẹ nhàng,vui vẻ, thoải mái làm việc

Uy tín, là sự kết hợp hoài hoà giữa hai yếu tố quyền lực và sự tínnhiệm của mọi người đối với người LĐ.

Nếu có uy mà không có tín thì sớm muộn uy cũng bị sụp đổ Nếu cótín mà không có uy thì tác dụng của tín cũng bị hạn chế.

Vì vậy, muốn có quyền lực thực sự, bản thân người QL phải có đủphẩm chất và năng lực tương xứng Ngày xưa Khổng Tử đã nói “ Danh cóchính thì ngôn mới thuận ” tức là cái danh đòi hỏi phải có phẩm chất vànăng lực tương xứng, nếu không cái danh đó cũng rơi vào tình trạng “hữudanh vô thực” không có sự tín nhiệm, sự khâm phục của mọi người thì khikhông có mặt người LĐ họ sẽ vô tổ chức, không làm việc, bê bối, khôngcó tổ chức kỷ luật

Trang 32

Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương rất điển hình: Người làLĐ có uy tín tuyệt đối trong Đảng ta, nhân dân ta Mọi lời nói, chỉ thị củaNgười có sức thuyết phục cao, được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả Tóm lại uy tín của người LĐ và BKKTL TC, lành mạnh rất cần thiếtcho TTGV Nó giúp cho TT ấy đạt hiệu quả cao trong công việc và nhữngmục tiêu mà họ mong muốn.

* Không có hiện tượng CB, GV, CNV tốt bất mãn xin chuyển đi nơi

Một TT có BKKTL TC mọi thành viên sẽ cảm thấy thích thú, hăngsay làm việc với ngôi trường đó, không muốn chuyển đi nơi khác Vì đâylà điều kiện ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của GV Dù làm việc có cựckhổ cách mấy nhưng tinh thần vui tươi, thoải mái thì ai cũng không hềchán nản, mệt mỏi Chính vì vậy việc xây dựng BKKTL TC trong một TTlà đều rất quan trọng và cần thiết, tạo nên không khí vui vẻ, phấn khởitrong TTGV, làm cho sự gắn bó giữa các thành viên trong TT ngày càngchặt chẽ, động viên được họ thi đua nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ,tạo cho họ cảm thấy trường học thật sự là ngôi nhà thứ hai của mình thì họsẽ gắn bó với nhà trường.

* Những người mới nhanh chóng hoà nhập vào TT, cảm thấy hài lòng

vì được làm việc ở TT đó.

Đối với những người mới về trường công tác, các thành viên trongnhà trường nhất là người LĐ phải làm cho họ cảm thấy nơi đây thật sự lànơi làm việc thoải mái, mọi người đối sử với nhau rất gần gũi, nhiệt tình,vui vẻ, đựơc cấp trên tôn trọng, tin yêu, đồng thời họ nhận thấy đựơc sự tintưởng hầu như tuyệt đối của mọi người vào người lãnh đạo, làm theongười LĐ vì sức cảm hóa của người đó, kính phục người LĐ vì có tài vàđức chứ không phải vì sợ người LĐ mà làm, họ còn được bạn bè truyền

Trang 33

những kinh nghiệm trong giảng dạy, LĐ thì tạo mọi điều kiện làm tốt côngtác, tìm hiểu khó khăn họ gặp phải để giúp đỡ Chính vì vậy, người GVmới về sẽ nhanh chóng hoà nhập vào TT đó.

* Năng suất lao động và hiệu quả công tác cao.

Ở một TT nào có BKKTL TC thì sẽ làm cho từng thành viên phấnkhởi, vui tươi, hào hứng trong công việc, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau hoànthành nhiệm vụ, cùng nhau hoạt động trên tinh thần tự giác, tích cực, năngđộng, sáng tạo Từng cá nhân luôn thể hịên tinh thần trách nhiệm cao,không ngại khó, luôn cố gắng, phấn đấu không ngừng khi nhận công việcrất quan tâm tìm tòi những phương pháp hay, lòng say mê lao động, từ đónâng cao chất lượng giảng dạy, hiệu quả công việc đạt kết quả cao Điềuđó cho thấy nếu TT có BKKTL TC thì tình trạng vi phạm kỷ luật lao độngít mà hiệu quả công việc lại rất cao.

c Khái niệm BKKTL TC trong TTGV trường THCS:

BKKTL TC của TTGV là trạng thái tâm lý tích cực, ổn định của TTnhững nhà giáo phản ánh tính chất tốt đẹp trong quan hệ và hoạt độngchung giữa các thành viên góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đóng góptích cực cho sự phát triển của xã hội.

BKKTL TC trong TTGV THCS có mối quan hệ chặt chẽ với cácmối quan hệ giữa các thành viên diễn ra trong quá trình công tác Do tínhchất và mối quan hệ chặt chẽ của BKKTL TC đối với tâm trạng của TTGVTHCS nói chung và của từng thành viên nói riêng nên BKKTL TC trongTTGV có tầm quan trọng đối với mọi hoạt động trong công tác của nhàtrường và của từng GV.

1.1.3 Khái niệm QL, QL nhà trường và biện pháp quản lý:1.1.3.1 Khái niệm QL:

Trang 34

Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới QL QL vừa là khoa học vừalà nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô vàvi mô Đó là những hoạt động cần thiết phải thực hiện khi con người kếthợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêuchung.

Ngày nay thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng vẫn chưa có mộtđịnh nghĩa thống nhất.

- Có người cho QL là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phốihợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm.

- Quản lí được định nghĩa như là việc đạt tới mục tiêu của tổ chứcmột cách có hiệu quả thông qua lập kế hoạch, tổ chức, xếp đặt nhân sự, chỉđạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức.

- Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì QL (tiếng Anh làManagement ) đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả cácbộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thànhlập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực vàgiá trị vô hình).

- Đầu thế kỷ 20 nhà văn QL Mary Parker Follett định nghĩa QL là"nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác".

- QL là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhânlàm việc với nhau trong nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu

đã định (Harold Koontz, cyrilodonnell Heinweihrich,1996)

Trang 35

hội … Bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, các phươngpháp và biện pháp cụ thể nhằm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêutổ chức

Suy cho cùng thì bản chất của hoạt động QL là cách thức tác động(tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật có tổ chức, có mục đích củachủ thể QL đến đối tượng QL trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vậnhành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Trong các cách diễn đạt khái niệm QL trên đều thể hiện một sốđiểm chung nhất sau đây:

 QL bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. QL thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể QL và đối tượng

QL, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tínhbắt buộc.

 QL bao giờ cũng là QL con người: Hoạt động QL được thực hiệnvới một tổ chức hay một nhóm xã hội mà yếu tố con người là chủyếu bao gồm người QL và người bị QL giữ vai trò trung tâm tronghoạt động QL

 QL là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quiluật khách quan

 QL xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin.

 QL có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng QL và ngượclại.

QL là một khoa học đồng thời có tính nghệ thuật cao [15, ]

QL là thuộc tính nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội, lao độngQL là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hànhvà phát triển

Trang 36

QL là hoạt động khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọngtrong XH loài người Nhờ có QL mà có thể tạo ra sự thống nhất ý chí trongtổ chức (các thành viên của tổ chức, giữa người bị QL với nhau, giữangười QL - người bị QL), từ đó mới có thể đạt mục tiêu đề ra với hiệu quảcao nhất.

QL có tác dụng định hướng cho sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xácđịnh mục tiêu và hướng mọi nỗ lực của cá nhân, tổ chức vào mục tiêuchung đó Đồng thời tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt độngcủa các cá nhân trong tổ chức, tạo động lực cho hoạt động bằng kích thích,khen thưởng, trách phạt, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của cá nhân và tổ chức, đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn địnhvà hiệu quả.

- Trong thực tiễn QL là quá trình đạt đến mục tiêu của hệ thống bằngvận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểmtra Thuật ngữ “QL” là một từ tiếng Việt gốc Hán, nó gồm hai quá trìnhtích hợp vào nhau: quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ởtrạng thái “ổn định”, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới vàđưa vào thế “phát triển” Bốn chức năng cơ bản của QL gồm lập kế hoạch,tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra có mối quan hệ qua lại khắn khít với nhau như ởhình sau:

KIỂM TRA LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

CHỈ ĐẠO

Trang 37

QL có tầng cao, tầng trung và tầng cơ sở QL tầng cơ sở là QL vimô, QL trực tiếp con người, cơ sở vật chất, sự việc cụ thể theo qui định,chấp hành nhiệm vụ cụ thể do cấp trên quyết định, tính độc lập không lớn.QL tầng cao và trung là QL vĩ mô, xử lý chủ yếu những vấn đề quan trọngcó tính chiến lược và nguyên tắc, tính độc lập tương đối lớn Có thể xemQL tầng cao và QL tầng trung là LĐ.

- Các phương pháp QL thường được áp dụng: Phương pháp hành chánh tổ chức. Phương pháp kinh tế.

 Phương pháp giáo dục thuyết phục. Phương pháp tâm lý xã hội.

1.1.3.2 Khái niệm QL nhà trường:

QLNT có những đặc điểm riêng của nó so với các dạng QL xã hộikhác QL nhà trường là QL các hoạt động giáo dục (hoạt động dạy học -giáo dục của GV, hoạt động học của HS, hoạt động phục vụ việc dạy học -giáo dục của cán bộ, nhân viên và các vấn đề khác.

Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp của hệ thống giáo dục Hoạtđộng của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp với đối tượnggiáo dục là con người Vì vậy việc QL tốt, đảm bảo tính khoa học sẽ thốngnhất, đoàn kết được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thựchiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.

Đặc biệt trong thời đại ngày nay, quy mô, loại hình trường thuộcngành GD & ĐT đang ngày càng tăng nhanh và mạnh cho phù hợp với yêucầu của thời đại và thực tiễn phát triển của đất nước (số lượng GV, HScàng đông, cơ sở vật chất càng nhiều, nội dung, phương pháp, hình thứcGD&ĐT càng phong phú, đa dạng…) yêu cầu QL, LĐ ngành ngày càng

Trang 38

cao và chặt chẽ nhằm tăng sức mạnh của tổ chức, cá nhân trong từng đơnvị, trường học.

Nhà trường là khách thể QL cơ bản của tất cả các cấp QLGD, đồngthời là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội.

Qúa trình QLNT là quá trình tác động có ý thức (tác động thông quacác chức năng QL, theo các nguyên tắc định hướng vào mục tiêu giáo dục,bằng các phương pháp QL hợp với các đối tượng QL ) của bộ máy QLNT(tập hợp các CBQL của nhà trường) lên khách thể QL (Mọi người tham giaquá trình GD & ĐT của nhà trường, quá trình GD & ĐT của nhà trường,các nguồn lực, điều kiện cho hoạt động GD & ĐT của nhà trường) nhằmthực hiện dược mục tiêu GD & ĐT của nhà trường một cách có hiệu quảnhất

Như vậy, QLNT là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp qui luật của chủ thể QL, nhằm làm cho nhà trường vận hànhtheo nguyên lý giáo dục đặt ra trong từng thời kỳ phát triển của đất nướcđối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ, và với từng người học.

Trong nhà trường, chủ thể QL là HT và TT ban giám hiệu, nhưngtrước hết đó là nhiệm vụ, chức năng, trách nhiệm của HT

1.1.3.3 Khái niệm biện pháp QL:

Tuy rất thường được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhưng ngòaicác sách từ điển ra thì khái niệm “Biện pháp“ vẫn rất ít được các tài liệu đisâu xác định một cách thật đầy đủ.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì biện pháp (tiếng Anh làMeasure, Means, Method ) là cách làm, cách thức xử lý công việc hay giảiquyết vấn đề cụ thể nào đó.

Trang 39

Trong quản lý thì biện pháp quản lý được xem là cách thức để xử lýcông việc trong công tác quản lý hay cách thức giải quyết các vấn đề, tìnhhuống cụ thể trong quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đượcxác định.

Khác với những cách thức xử lý công việc hay cácg thức giải quyếtvấn đề thông thường, những cách thức xử lý hay giải quyết vấn đề trongcông tác quản lý không được áp dụng theo kiểu cảm tính, tùy hứng màphải được tính tón, cân nhắc, xác định từ trước và phải luôn dựa trên hệthống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và kếhọach đã ấn định.

Giải pháp: Theo nghĩa Hán Việt Giải : Cởi ra Pháp: Phép

Giải pháp là hệ thống các cách đưa ra nhằm giải quyết một vấn đềkhó khăn Theo Từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa Sài gòn- 2005),khái niệm giải pháp được hiểu như sau: “Giải pháp là phương pháp giảiquyết một vấn đề nào đó” Cũng theo tài liệu trên phương pháp là hệ thốngcác cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó Như phương pháphọc tập, làm việc có phương pháp…

So sánh từ biện pháp với từ giải pháp ta thấy hai từ này rất giốngnhau, chúng đều có nghĩa là các cách thức để xử lý hay giải quyết các vấnđề cụ thể nào đó Nhưng giải pháp là các biện pháp có tính đặc hiệu đượcxác định nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó, có thể hiểu là các việclàm hay cách thức xử lý cần phải thực thi để giải quyết vấn đề để đạt đượcmục đích theo mong muốn.

1.2 VAI TRÒ VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BKKTL TC TRONGTTGV TRƯỜNG THCS.

1.2.1 Vai trò của BKKTL TC trong TTGV TRƯỜNG THCS:

Trang 40

BKKTL TC không chỉ đơn thuần là tổng thể các phẩm chất cá nhâncủa từng người mà nó có mối quan hệ chặt chẽ với các mối quan hệ qua lạigiữa con người trong quá trình công tác Do tính chất và mối quan hệ chặtchẽ của BKKTL đối với tâm trạng của TTGV trường THCS nói chung vàtừng cá nhân trong TT nói riêng nên BKKTL TC có tầm quan trọng đốivới mọi hoạt động công tác trong nhà trường và đối với từng cá nhân GV.

Vai trò của BKKTL TC trong TTGV trường THCS thể hiện rõ quacác mặt sau đây:

- BKKTL TC tạo nên tâm trạng phấn khởi, vui vẻ của mỗi GV, gópphần quan trọng trong việc hình thành nên toàn bộ đời sống tinhthần của TTGV.

- BKKTL TC là điều kiện quan trọng để mỗi thành viên thực hiện cóhiệu quả nhiệm vụ được nhà trường giao phó.

- BKKTL TC là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự đoàn kết, sẵn sànggiúp đỡ lẩn nhau giữa các thành viên.

- BKKTL TC có tác dụng làm giảm hoặc biến mất những xung đột cótính gay gắt giữa các thành viên và giữa thủ trưởng với GV.

a) Ảnh hưởng BKKTL TC đến hoạt động chuyên môn.

Một tổ chức hay một đơn vị có BKKT TC nó sẽ ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động chuyên môn của đơn vị đó Vì ở nơi nào có BKKTL tốt đẹpsẽ khiến mọi người sẽ cảm thấy an toàn và sẽ giành thời gian, sức lực đầutư vào chuyên môn, mọi người sẽ cùng nhau hoạt động một cách đồng bộ,không có sự ganh ghét, ích kỷ Ở nới đó mọi người sẵn sàng chia sẽ vớiđồng nghiệp của mình khi họ gặp khó khăn trong chuyên môn Theo sốliệu trong bài báo I-Un-Đa-Sép cùng làm ra một sản phẩm với các điềukiện như nhau thì người có tinh thần sảng khoái làm từ 1,5 - 2 phút, còn

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:17

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1. Mơ hình phát triển quan hệ tập thể xét theo các tầng bậc Pêtrốpxki (Worterbuch der Psychologie, Leipziiy - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

Hình 1.1..

Mơ hình phát triển quan hệ tập thể xét theo các tầng bậc Pêtrốpxki (Worterbuch der Psychologie, Leipziiy Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.2: Mức độ gắn bĩ của các thành viên đối với TT ở4 trường quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

Bảng 2.2.

Mức độ gắn bĩ của các thành viên đối với TT ở4 trường quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 2.3: So sánh kết quả trả lời 3 câu hỏi ở4 trường THCS trong Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh (phụ lục 2). - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

Bảng 2.3.

So sánh kết quả trả lời 3 câu hỏi ở4 trường THCS trong Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh (phụ lục 2) Xem tại trang 80 của tài liệu.
2.4.2. Kết quả điều tra: - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

2.4.2..

Kết quả điều tra: Xem tại trang 96 của tài liệu.
* Bảng 2.5: Thống kê phiếu phiếu trưng cầ uý kiến của HT và phĩ HT về BKKTL của nhà trường đang trực tiếp QL. - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

Bảng 2.5.

Thống kê phiếu phiếu trưng cầ uý kiến của HT và phĩ HT về BKKTL của nhà trường đang trực tiếp QL Xem tại trang 96 của tài liệu.
* Bảng 2.6: Thống kê phiếu trưng cầ uý kiến của HT, Phĩ HT và GV trường về tính cấp thiết và tính khả thi. - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

Bảng 2.6.

Thống kê phiếu trưng cầ uý kiến của HT, Phĩ HT và GV trường về tính cấp thiết và tính khả thi Xem tại trang 98 của tài liệu.
Qua bảng thống kê ở trên, chúng tơi thấy tính cấp thiết (rất cần) và tính khả thi về các biện pháp xây dựng BKKTL - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

ua.

bảng thống kê ở trên, chúng tơi thấy tính cấp thiết (rất cần) và tính khả thi về các biện pháp xây dựng BKKTL Xem tại trang 98 của tài liệu.
Uy tín thực sự của người HT phải được hình thành do người HT luơn cĩ ý thức rèn luyện đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết. - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

y.

tín thực sự của người HT phải được hình thành do người HT luơn cĩ ý thức rèn luyện đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết Xem tại trang 104 của tài liệu.
Bảng 3.3: BẢNG TỔNG HỢP TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BKKTLTC - Một số biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận bình thạnh   tp  hồ chí minh

Bảng 3.3.

BẢNG TỔNG HỢP TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BKKTLTC Xem tại trang 126 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan