"Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh,sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân" do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm.Đề tài NN7 đã mang lại nhiều
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh - -
Trang 2bùng nổ về công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từtrước đến nay Những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gầnđây đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh tế, lạitrải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài Song, dưới tác động của cuộc cách mạngkhoa học - công nghệ hiện đại, Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ thay đổidiện mạo của mình Cả nước đang tiếp tục công cuộc đổi mới sâu sắc, đẩy mạnh
CNH – HĐH đất nước Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng khẳng định: “Muốn tiến hành CNH- HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Phát triển nguồn lực con người là phát triển “đức và tài ” Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng là “quốc sách hàng đầu” (Nghị quyết Đại hội Đảng khóa
VIII) Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh phổ thông cầnđược cải tiến và đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục toàn diện,hài hòa đáp ứng yêu cầu mới của xã hội Vì vậy, giáo dục đạo đức là một trongnhững điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quátrình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt
là trong nhà trường phổ thông, đối với học sinh ở lứa tuổi thiếu niên
Năm 1964, khi nói chuyện với thầy trò trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
Bác Hồ đã dạy: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của công tác giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài, đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – danh nhân văn hoá thế giới – nhà giáo dục vĩ đại
của dân tộc đã dạy: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”; “có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó” Tư
tưởng trồng người của Bác Hồ là giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên,học sinh là vừa “hồng”, vừa “chuyên”
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta, đang đi vào chiều sâu và được triển khai trên
Trang 3quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đã đạt được những thànhtựu to lớn Cơ chế thị trường , nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang pháthuy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc đẩy nhịp độ tăngtrưởng kinh tế ở nước ta Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng ngày càng bộc lộnhững mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ vănhóa - nghệ thuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các tầng lớp dân cư trong
xã hội trong đó số lượng thanh thiếu niên là rất lớn, các tệ nạn xã hội thâm nhậpvào trường học hiện nay ngày một gia tăng Những ảnh hưởng tiêu cực đó lenlỏi, thẩm thấu vào mọi quan hệ xã hội, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫntới sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận xã hội nói chung, ảnh hưởng xấu tớithế hệ trẻ nói riêng, đặc biệt làm ảnh hưởng tới một bộ phận thanh thiếu niên,học sinh, sinh viên sống không có lý tưởng, không có mục đích, sống chạy theocác nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn sống thích hưởng thụ,sống không có niềm tin, hoang mang, buông thả Đánh giá thực trạng này trongvăn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng 2 khoá VIII nhấn mạnh :
“Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”
Dó đó, một câu hỏi đặt ra cho giáo dục là làm thế nào để giáo dục thế hệtrẻ một cách toàn diện, đặc biệt là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinhtrong thời kỳ kinh tế hội nhập Vậy cần có biện pháp ngăn chặn và khắc phụctình trạng suy thoái đạo đức đó Nhà trường, gia đình và toàn xã hội phải kết hợp
và có chương trình hành động phối hợp tích cực để thực hiện giáo dục đạo đức,
để bảo vệ sự trong sạch, lành mạnh của đời sống đạo đức cho thế hệ trẻ Đẩymạnh giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là góp phần quan trọng vào xâydựng chủ nghĩa xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Như thế, giáo dục đạo
Trang 4đức cho học sinh phổ thông gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, vớicuộc đấu tranh ý thức hệ hiện nay.
Hiện nay, các trường THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cũng khôngđứng ngoài thực trạng đó Trong những năm qua, nhiều gia đình, chỉ tập trungvào làm kinh tế không chú ý chăm lo đến việc học tập và tâm lý của các em.Hàng loạt các hình thức trò chơi như đánh xèng, bi A, games, chát…đã thu húthọc sinh Số thanh niên đã ra trường không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôikéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý, trộm cắp,đánh nhau và nhiều tệ nạn khác, làm cho số lượng học sinh yếu về rèn luyện đạođức của trường ngày càng tăng
Trước thực trạng này, những năm qua, việc giáo dục đạo đức đã được cáccấp, các ngành quan tâm Đặc biệt là những người làm công tác giáo dục đãquan tâm, đầu tư nhưng chưa coi trọng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạođức Xuất phát từ những lý do khách quan và lý do chủ quan như nêu trên tôi lựa
chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục đạo đức cho họcsinh, luận văn đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượngđạo đức cho học sinh các trường THPT nói chung và học sinh THPT huyệnKinh Môn nói riêng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinhcác trường THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương từ đó góp phần nâng caochất lượng giáo dục cho học sinh
4 Giả thuyết khoa học
Việc quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPThuyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương còn có những hạn chế Nếu có những biệnpháp quản lý hợp lý, đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế, phát huy tối đa cácnguồn lực tham gia vào công tác giáo dục đạo đức sẽ góp phần nâng cao chất
Trang 5lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác lập một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác giáo dục đạo đức học sinh các trường THPT
5.2 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh các trường THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh các trường THPT huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
6 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu các biện pháp quản lý nhằm nâng caochất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Kinh Môn,tỉnh Hải Dương
- Người được nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộlàm công tác Đoàn, giáo viên bộ môn và học sinh các trường THPT huyện kinhMôn, tỉnh Hải Dương
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Tổng hợp, phân tích các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tài liệu tạpchí, sách, báo nói về giáo dục, giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, họcsinh THPT nói riêng
+ Tìm hiểu lý luận về giáo dục, giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục, quản lýgáo dục đạo đức…
+ Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: quan sát thông qua các hoạt động của nhà trườngnhư sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đoàn thanh niên, sinh hoạt lớp chủ nhiệm….+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để hỏi Phiếu thiết
kế cho Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ công tác Đoàn và học sinh ởcác trường trong huyện
+ Phân tích tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Phương pháp này nhằm tổng
Trang 6kết các biện pháp quản lý giáo dục đã thực hiện, đánh giá ưu, nhược điểm.
7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ
+ Thống kê, biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ: Đó là việc sử dụng phần mềm để sử
lý só liệu và trình bày theo hệ thống bảng biểu
+ Phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL đặc biệt là bí thư Đoàn ở các trường về cáchoạt động của Đoàn thanh niên, sự tạo điều kiện của Hiệu trưởng, sự phối hợpcủa các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc tham gia giáo dục đạođức học sinh
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phần nội dung của luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh THPT
Chương 2 Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở các trường
THPT huyện Kinh Môn – Hải Dương
Chương 3 Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở các trường
THPT huyện Kinh Môn – Hải Dương
Trang 7CHƯƠNG I
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở phương Đông từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN ) – nhà tư tưởng,nhà giáo dục lớn Trung Hoa cổ đại đã nêu lên quan điểm của mình về giáo dụcđạo đức thông qua các tác phẩm bất hủ của mình, trong đó có các tác phẩm:
“Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo đức
Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức
và sự hiểu biết quy định lẫn nhau Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậychỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức
Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế ápđặt để có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trêntrái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vôdụng” Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhàtrường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”, “Conngười cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức tính thìkhông thành người”
Kế thừa tư tưởng của Người, trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX đã cónhiều công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức của nhiều tác giả trong nước đãđược công bố từ góc độ tâm lý học, giáo dục học
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
có những đóng góp rất quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu này với các tác giả
Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia, Phạm Minh Hạc, Phạm TấtDong và nhiều tác giả khác Để đi đến các quan niệm và giải pháp về giáo dục
Trang 8đạo đức, các tác giả đã lựa chọn cho mình những cách tiếp cận khác nhau, tạo ra
sự đa dạng, phong phú về nội dung và phương pháp nghiên cứu Tác giả NguyễnĐức Minh nghiên cứu và trình bày cơ sở tâm lý - giáo dục học của giáo dục đạođức Tác giả Hà Thế Ngữ chú trọng đến vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạođức thông qua giảng dạy các bộ môn khoa học, nhất là các bộ môn khoa học xãhội và nhân văn, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học để trên cơ sở đó giáodục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thựchiện các hành vi đạo đức cho học sinh
Theo tác giả Phạm Minh Hạc xuất phát từ đặc trưng tâm lý học để khảo sáthành vi và hoạt động, nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc của nhân cách, thựchiện giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục tiêuquan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục
Tác giả Phạm Tất Dong đã đi sâu nghiên cứu cơ sở tâm lý học của hoạtđộng giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp, gắn kết các hoạt động này vớigiáo dục đạo đức nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp và lýtưởng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ
Có những tác giả tuy không đi sâu vào giáo dục đạo đức, nhưng khi bàn vềgiáo dục đã đề cập tới giáo dục đạo đức Ví dụ; Hồ Ngọc Đại, khi đề xuất "côngnghệ giáo dục", tìm kiếm những giải pháp hiện đại hóa (HĐH) "nền giáo dụcgiành cho trăm phần trăm dân cư" đã công bố một số công trình có liên quan tớigiáo dục đạo đức
Phạm Hoàng Gia nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục nhận thức khoahọc với giáo dục đạo đức, những biểu hiện nhân cách trong lối sống và đưa ra
dự báo mô hình nhân cách thanh niên năm 2000
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà hoạtđộng xã hội hết sức nhức nhối đối với hiện tượng suy thoái, thậm chí băng hoạiđạo đức ở một số bộ phận thanh thiếu niên do tác động tiêu cực từ những mặttrái của cơ chế thị trường và đã có nhiều bài viết đáng quan tâm
Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức từ sau Đại hội Đảnglần thứ VI (1986), cần kể đến một số đề tài như công trình mang mã số NN7:
Trang 9"Cải tiến công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh,sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân" do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm.
Đề tài NN7 đã mang lại nhiều nội dung mới về giáo dục đạo đức, chính trị và tưtưởng trong các trường từ tiểu học đến đại học những năm đầu của thập kỷ 90của thế kỷ XX
Trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, do nhận thức được tầm quantrọng đặc biệt của nhân tố con người, nhiều nhà khoa học có uy tín đã tập hợptrong chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ quốc gia KX.07 (1991 -1995) do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm nhằm nghiên cứu các đề tài về conngười với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển Trong phạm vi củachương trình nghiên cứu này đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về giáodục đạo đức, phát triển nhân cách Đáng lưu ý nhất là vấn đề giáo dục truyềnthống dân tộc và cách mạng đã được các tác giả đề cập và lý giải trên cơ sởkhoa học
Trong những năm đổi mới, đồng chí Phạm Văn Đồng đã viết nhiều tácphẩm nghiên cứu về Hồ Chí Minh và về giáo dục, thể hiện tâm huyết đối vớigiáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ mà ông xem là chức năng quan trọng của nhàtrường Ông đã viết: Nhà trường, từ mẫu giáo đến đại học là nơi rèn luyện, nơiđào tạo con người trở thành những người được trang bị tốt về phẩm chất, đạođức, nghề nghiệp, phong cách và cống hiến, trở thành những người chiến sĩ củamột sự nghiệp vĩ đại xây dựng Tổ quốc ta, dân tộc Việt Nam ta, sự nghiệp nước
ta theo định hướng XHCN và tiến lên cao hơn nữa, tiến đến cái đích mà C Mác
đã chỉ rõ: "Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấpcủa nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người làđiều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" [59, tr 628] Tác giả đã
kế thừa trực tiếp những thành quả nghiên cứu nêu trên đây, dựa vào những gợi
mở của các tác giả đi trước về lý luận và phương pháp để triển khai công trìnhcủa mình
Tuy nhiên, phải khẳng định không phải là ít nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứucho phù hợp với thời đại Cho đến nay, vẫn còn một số người vẫn nghiên cứu về
Trang 10vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông được nghiên cứu và trình bày từgóc độ lý luận chính trị - xã hội của chủ nghĩa cộng sản khoa học và hầu nhưchưa có một chuyên khảo đi sâu vào đề tài giáo dục đạo đức cho học sinh phổthông trong điều kiện đổi mới hiện nay Tác giả mong muốn và hy vọng gópđược một phần nhỏ bé của mình vào việc khắc phục sự thiếu hụt nói trên.
2 Một số khái niệm cơ bản
2.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là hoạt động nảy sinh từ nhu cầu của cuộc sống của con người từkhi có sự hợp tác và phân công lao động Hoạt động của con người càng phongphú, đa dạng, trình độ của người lao động ngày một nâng cao đòi hỏi cần cótrình độ quản lý, điều hành Theo Các Mác “ Bất cứ lao động xã hội trực tiếphay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải cómột sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân Sự chỉ đạo đó phải là chứcnăng chung của cơ sở sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quanđộc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó Một nhạc sỹ độc tấu thì tự điều khiển lấymình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” Như vậy, theo C Mácthì quản lý là một hoạt động tất yếu trong bất cứ một hình thức lao động tập thểnào nhằm điều hành, phối hợp những hoạt động của cá nhân nhằm đạt đượcnhững mục tiêu chung của tập thể của tổ chức Ông ví hoạt động của tổ chức,tập thể cần phải có hoạt động quản lý như dàn nhạc cần có người chỉ huy
Do tính chất phong phú, đa dạng và phức tạp trong hoạt động của conngười nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý Tùy theo cách tiếp cậncủa các tác giả khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về quản lý
Theo tác giả Taylor, người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động trongtừng bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đathời gian lao động, sử dụng hợp lý nhất công cụ và phương tiện lao động nhằmtăng năng suất lao động, cho rằng: “ Quản lý là nghệ thuật biết rõ chính xác cái
gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”
Cho đến nay, thuật ngữ “quản lý” được dùng rất phổ biến, nhưng chưa cóđịnh nghĩa thống nhất Có rất nhiều quan niệm khác nhau, có người cho rằng
Trang 11quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo hoàn thành công việc do những người khácthực hiện Cũng có ý kiến cho rằng quản lý là phương thức tốt nhất để đạt đượcmục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan, hay nói rộnghơn là một nhà nước
Quản lý theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng ( NXB Giáo Dục,1998) là: Tổchức điều khiển hoạt động của một đơn vị cơ quan
Theo GS Đỗ Hoàng Toàn : “ Quản lý là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý để đạt được mục tiêu chung.”(trích Giáo trình Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục, trang 27)
H.Koontz thì khẳng định: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảophối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích củanhóm (tổ chức)
Theo nghĩa rộng; quản lý là hoạt động có mục đích, hành động của nhữngngười khác nhằm thu được kết quả mong muốn Từ những ý chung của các địnhnghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động có tổ chức, có hướng đích củachủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.”( Bùi minh Hiền(2009): Quản lý giáo dục NXB Đại học Sư phạm Hà Nội)
Theo Fayol, quản lý gồm các quá trình: dự đoán và lập kế hoạch, tổ chứcđiều khiển, phối hợp kiểm tra Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụngđịnh hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những ngườidưới quyền Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức,điều phối, kiểm tra, kiểm soát Hướng được sự chú ý của con người vào mộthoạt động nào đó; điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông
bộ phận
Theo O.V.Kollova “Quản lý là sự tính toán sử dụng các nguồn lực hợp lí, (nhân lực, vật lực) nhằm thực hiện các nhiệm vụ và đạt được kết quả tối ưu về kinh tế xã hội”.
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ trong tác phẩm: Những vấn đề cốt yếu
của quản lý, đã nêu: “Quản lý là một quá trình được định hướng, có mục tiêu Quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những
Trang 12mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”
Theo tác giả Nguyễn Văn Lê trong tác phẩm “Khoa học Quản lý nhà trường” đã định nghĩa: “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó, mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt được hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đã đề ra”
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “ Quản lý là tác động có mục đích
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thựchiện được những mục tiêu dự kiến”
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lýđến đối tượng quản lý nhằm khai thác, lựa chọn, tổ chức, và thực hiện có hiệuquả những nguồn lực và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức đã
đề ra trong một môi trường có sự biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chủthể, đối tượng, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý
Có thể mô hình hóa khái niệm quản lý bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lýKhi tiến hành quản lý cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc mụctiêu; thu hút sự tham gia của tập thể; kết hợp hài hoà giữa các lợi ích; tiết kiệm
và hiệu quả cao; thích ứng linh hoạt; khoa học hợp lý; phối hợp hoạt động cácbên có liên quan
2.1.1 Chức năng quản lý.
Quản lý là một hoạt động đặc biệt, có tính sáng tạo Hoạt động quản lý
CHỦ THỂ QUẢN LÝ
MỤC TIÊU QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
QUẢN LÝ
Trang 13cũng phát triển từ thấp đến cao, gắn với quá trình phát triển, đó là sự phân công,chuyên môn hóa lao động quản lý Sự phân công chuyên môn hóa lao độngquản lý là cơ sở hình thành các chức năng quản lý.
Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủthể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt động quản lýnhằm thực hiện mục tiêu chung của quản lý
Phân công gắn liền với hợp tác Phân công, chuyên môn hóa càng sâu, đòihỏi sự hợp tác càng cao, mối liên hệ càng chặt chẽ với trình tự nhất định giữacác chức năng quản lý
Chức năng quản lý xác định khối lượng các công việc cơ bản và trình tựcông việc của quá trình quản lý, mỗi chức năng có nhiều nhiệm vụ cụ thể, là quátrình liên tục của các bước công việc tất yếu phải thực hiện Vì vậy, quản lý thựchiện các chức năng khác nhau, từng chức năng có tính độc lập tương đối nhưngchúng được liên kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán Chức năng quản lý cócác chức năng cơ bản sau:
* Chức năng lập kế hoạch: Đây là chức năng cơ bản nhất trong số các chức
năng quản lý, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động vàbước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định của hệ thốngquản lý
- Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của kế hoạch Mục tiêu là cái đích màmọi hoạt động của hệ thống hướng tới Các mục tiêu tạo thành một hệ thốngphân cấp từ mục tiêu chung của hệ thống đến mục tiêu của các bộ phận, mụctiêu của cá nhân và tạo thành cả một hệ thống mạng lưới các mục tiêu được phảnánh trong các chương trình phối hợp chặt chẽ với nhau Các nhà quản lý có thểxác định một cách tốt nhất số lượng các mục tiêu xuất phát từ bản chất công việccủa hệ thống Như vậy, mục đích của kế hoạch là hướng mọi hoạt động của hệthống vào các mục tiêu tạo khả năng đạt mục tiêu một cách hiệu quả và chophép người quản lý có thể kiểm soát được quá trình tiến hành nhiệm vụ
- Xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt các mụctiêu, thực chất là lập kế hoạch trong quá trình thực hiện chức năng kế hoạch
Trang 14Tiền đề của kế hoạch là các dự báo Lập kế hoạch là quá trình lựa chọn cơ hội,phân tích thực trạng của hệ thống, xây dựng phương án hành động và tổ chứccác phương tiện để đạt tới mục tiêu đã xác định toàn bộ quá trình trên đây là tổhợp các bước tiến hành, các nguồn cần sử dụng các phương tiện cần phải có đểthực hiện, được xây dựng cho các thời kỳ dài, ngắn khác nhau gọi là kế hoạcngắn hạn, kế hoạch trung hạn và dài hạn Dù thuộc loại hình nào, kế hoạch cũngphải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
+ Coi trọng khâu tiền kế hoạch gồm các hoạt động dự báo, điều tra, thăm
dò Phân tích thực trạng của hệ thống nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việcxây dựng kế hoạch
+ Hệ thống mục tiêu phải được xác lập có căn cứ khoa học từ mục tiêu cơbản đến mục tiêu cụ thể, mục tiêu ưu tiên cho từng thời kỳ và sát với thực tế,đồng thời được gắn kết thống nhất giữa chính trị - xã hội
+ Nội dung của kế hoạch một mặt, tạo thuận lợi và đồng bộ cho quá trìnhthực hiện, mặt khác có khả năng thích ứng với sự biến đổi của môi trường bênngoài hệ thống
Do đó thực hiện chức năng kế hoạch hóa tạo ra tầm nhìn chiến lược chonhà quản lý, giúp việc cho sự phát hiện và lựa chọn chính xác các chương trìnhhành động phù hợp với các nguồn của hệ thống, làm giảm bất trắc, làm hạn chếlãng phí do được tính toán sắp đặt từ trước Đồng thời chức năng kế hoạch làcăn cứ để hình thành và thực hiện các chức năng khác
* Chức năng tổ chức
Tổ chức là xác định một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ hay chức vụđược hợp thức hóa
Chức năng tổ chức gồm có hai nội dung
- Một là sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và nhiệm vụđảm nhận Tổ chức bộ máy phải phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động, phù hợpvới khả năng để đạt được mục tiêu Công việc tổ chức bộ máy là phân chia tổchức thành các bộ phận thực hiện các chức năng cụ thể và xây dựng cơ chế phốihợp, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm đạt được sự đồng
Trang 15* Chức năng kiểm tra, đánh giá:
Đây chính là công việc thu thập thông tin ngược để kiểm soát hoạt động
của bộ máy nhằm điều chỉnh kịp thời những sai sót, lệch lạc đưa tổ chức tiếnđến mục tiêu Do đó chức năng kiểm tra, đánh giá diễn ra ở giai đoạn cuối cùngcủa chu trình quản lý, nó bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:
+ Đánh giá thực trạng, xác định xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ
kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kết quả phù hợp đến đâu so với dự kiến + Phát hiện những lệch lạc, sai sót, những gì trong kế hoạch đã đạt được + Điều chỉnh kế hoạch, tìm biện pháp uốn nắn những lệch lạc
Trong quản lý chủ thể quản lý phải thực hiện một dãy các chức năng nốitiếp nhau, từ việc xây dựng kế hoạch tới xác định mục tiêu phát triển cho tớikiểm tra đánh giá các kết quả thực hiện và tổng kết quá trình quản lý Kết quả cóthể đạt được hoặc chưa đạt được các mục tiêu mong muốn Trên cơ sở thông tinthu được, nhà quản lý lại xây dựng mục tiêu phát triển mới cho tổ chức và mộtchu trình mới lại tiếp tục Tuy nhiên, các chức năng quản lý trên thực tiễn khôngchỉ được thực hiên một cách tuần tự mà nhiều khi đan xen lẫn nhau Thông tin làhuyết mạch của quản lý, không có thông tin thì các nhà quản lý không thể đưa ranhững quyết định kịp thời và đúng đắn Chỉ có thông tin chính xác về đối tượng,nhà quản lý mới thực hiện tốt bốn chức năng quản lý
Muốn tìm ra những sai sót, và lệch lạc trong quản lý cần phải tiến hànhkiểm tra thường xuyên hoạt động kiểm tra và kết hợp nhiều hình thức kiểm trakhác nhau như kiểm tra trọng điểm, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm
Trang 16tra đột xuất… từ đó có những đánh giá và đưa ra những điều chỉnh phù hợp.Tóm lại, bốn chức năng trên, chức năng nào cũng quan trọng Nhưng ở mỗichức năng đảm nhận vị trí, vai trò nhất định, trong đó chức năng kiểm tra, đánhgiá cũng là một khâu rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác quản
lý nói chung Các chức năng này có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, đòihỏi các nhà quản lý trường học phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tập thểgiáo viên, học sinh thật chính xác, đồng thời hướng họ thành chủ thể của qúatrình quản lý Từ đó chủ thể quản lý tự quản lý quá trình dạy học – giáo dục củamình Do đó, các chức năng quản lý phải tạo thành một hệ thống thống nhất vớimột trình tự nhất định, trong đó từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối,vừa có mối quan hệ phụ thuộc với các chức năng khác Quá trình ra quyết địnhquản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo một trình tự nhất định.Việc bỏ hoặc coi nhẹ bất cứ một chức năng nào trong chuỗi các chức năng đềuảnh hưởng xấu đến kết quả quản ký Các chức năng tạo thành một chu trìnhquản lý của một hệ thống
Căn cứ vào chức năng và vai trò thông tin trong quản lý, có thể biểu diễnmột chu trình quản lý như sau:
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ của các chức năng quản lý
KẾ HOẠCH
THÔNG TIN CHỈ ĐẠO
KIỂM TRA
TỔ CHỨC
Trang 172.1.2 Nguyên tắc quản lý
Nhận thức và vận dụng các quy luật trong quản lý là quá trình đi từ cáichung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể đề ra các nguyên tắc của quản lý.Các nguyên tắc quản lý là các quy định, các chuẩn mực có tính chỉ đạo mànhững người quản lý phải tuân thủ theo trong quá trình quản lý
Các nguyên tắc quản lý do con người định ra, vừa phản ánh các quy luậtkhách quan nhưng cũng mang dấu ấn chủ quan Trong lịch sử hoạt động quản lýngười ta đưa ra nhiều nguyên tắc quản lý và mọi lĩnh vực họat động lại có nhữngnguyên tắc quản lý đặc thù Trong quản lý nói chung, có một số nguyên tắc cơbản sau đây:
* Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Là nguyên tắc tổ chức cơ bản của quản lý, phản ánh mối quan hệ giữa chủthể quản lý và đối tượng quản lý cũng như yêu cầu và mục tiêu của quản lý.Nguyên tắc tập trung dân chủ đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tậptrung thống nhất cao, khắc phục tình trạng tự do và vô chính phủ cũng như tậptrung quá mức dẫn đến tập trung quan liêu Tập trung phải trên cở sở dân chủ,dân chủ phải được thực hiện trong khuôn khổ tập trung Đây là nguyên tắc rấtquan trọng của quản lý, nó có tính khách quan song thực hiện không đơn giản,phụ thuộc vào bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và phong cách của người quản lý
* Nguyên tắc hài hòa các lợi ích
Quản lý suy cho cùng là quản lý con người nhằm phát huy tính tích cựcsáng tạo của người lao động Song, động lực của quản lý, cả chủ thể và đốitượng là lợi ích, do đó một nguyên tắc quan trọng của quản lý là phải chú ý đếnlợi ích, trong đó lợi ích của người lao động là trực tiếp đồng thời thời chú ý đếnlợi ích của tổ chức và xã hội Kết hợp hài hòa các lợi ích phải được xem xét và
đề ra ngay từ khi đề ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội, quátrình hoạt động quản lý, đến khâu phân phối và tiêu dùng Giải quyết tốt mốiquan hệ lợi ích trong quản lý sẽ đảm bảo cho hệ thống quản lý vận hành thuậnlợi và có hiệu quả, ngược lại, nếu quan hệ lợi ích bị rối loạn sẽ là nguyên nhâncủa sự rối loạn tổ chức, phá vỡ hệ thống quản lý
Trang 18* Sử dụng toàn diện các phương pháp quản lý, kết hợp phương pháp hànhchính, tâm lý giáo dục và kinh tế, coi trọng phương pháp kinh tế
Đây là nguyên tắc thể hiện sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượngquản lý thông qua việc vận dụng các quy luật tổ chức – hành chính, quy luật tâm
lý và quy luật kinh tế Đối tượng quản lý là con người chịu sự tác động củanhiều mối quan hệ, có nhiều mục tiêu nhiều nhu cầu khác nhau và luôn luônthay đổi theo không gian và thời gian Do đó phải tùy theo đối tượng mà phải sửdụng tổng hợp và toàn diện các phương pháp quản lý với sự thay đổi liều lượngtác động một cách linh hoạt, phù hợp
2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là một hệ thống thành viêntrong hệ thống kinh tế xã hội Để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục phải cóhoạt động quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội vớimục tiêu là đưa ra hệ thống giáo dục, một bộ phận của nó tiến đến mục tiêu đãxây dựng Vì vậy, có thể nói giáo dục là hiện tượng xã hội vĩnh hằng thì cũng cóthể nói như thế về quản lý giáo dục Do đó, cũng như quản lý xã hội nói chung,quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi nhữngmục đích của mình Trên cơ sở, khái niệm quản lý nói chung thì theo quan điểmcủa từng người mà có những quan điểm khác nhau cũng có những định nghĩa vềQuản lý giáo dục khác nhau
Quản lí giáo dục, theo nghĩa rộng là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong
xã hội Quá trình quản lý đó bao gồm các hoạt động giáo dục và có tính giáo dụccủa bộ máy Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân.Quản lý giáo dục, theo nghĩa hẹp bao gồm quản lý “hệ thống giáo dục”, làquản lí hoạt động Giáo dục và Đào tạo diễn ra trong các đơn vị hành chính (xã,huyện, tỉnh, toàn quốc) và “Quản lý nhà trường”, là quản lí các hoạt động Giáodục và Đào tạo diễn ra trong các cơ sở giáo dục
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, thì “ Quản lý giáo dục là hệ thống tácdụng có mục đích, có kế hoạch hợp với quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làmcho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất
Trang 19của nhà trường XHCN Việt nam mà tiêu biểu đến mục tiêu dự kiến, tiến lêntrạng thái mới về chất”
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: "Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát làhoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽcông tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội" [3,24]
Có cùng quan điểm trên, tác giả M.I Kôn-đa-côp cho rằng: Quản lý giáodục là tập hợp tất cả các biện pháp tổ chức, kế hoạch hóa, công tác cán bộ, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáodục, để tiếp tục và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cũng khẳng định: "Quản lý giáo dục là hệthống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản
lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện cáctính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạyhọc, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lêntrạng thái về chất" [35,21]
Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục, song cơbản đều thống nhất với nhau về nội dung và bản chất của khái niệm này Đó làquá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các yếu
tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục, nhằm thực hiện có hiệu quả mụctiêu giáo dục
Không những vậy, khái niệm “quản lý giáo dục” còn được hiểu ở nhiều cấp
độ khác nhau nhưng có hai cấp độ chủ yếu trong quản lý giáo dục thường thấylà: cấp vĩ mô và cấp vi mô
Đối với cấp vĩ mô: Quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất
cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhàtrường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục,đào tạo thế trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục
Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục là một hệ thống những tác động tựgiác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ
Trang 20thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ họcsinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chấtlượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường
Quản lý giáo dục bao gồm chủ thể quản lý, khách thể quản lý và quan hệquản lý:
- Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp
- Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học
- Quan hệ quản lý: là mối quan hệ giữa người dạy và người học; quan hệgiữa người quản lý với người dạy, người học; quan hệ giữa giáo giới với cộngđồng Các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượnghoạt động của nhà trường, của toàn thể hệ thống giáo dục Quản lý giáo dục làquản lý con người, con người có tri thức và văn hoá Chính vì vậy, để đạt đượcmục tiêu mong muốn của của quản lý giáo dục đòi hỏi phải có nguyên tắc để chỉđạo Xác định đúng mục tiêu, tạo ra sự ổn định và phát triển của hệ thống giáodục là một phần quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quảcủa công tác quản lý giáo dục
Bốn yếu tố của quản lý giáo dục là: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý,khách thể quản lý và mục tiêu quản lý Bốn yếu tố này được mô phỏng thành sơ
đồ sau:
Sơ đồ 1.3 Bốn yếu tố của quản lý giáo dụcNội dung quản lý giáo dục bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành, tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêuchuẩn cơ sở vật chất thiết bị trường học; tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; tổchức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; huy động quản lý các
Khách thể quản lí Mục tiêu
quản lí
Trang 21nguồn lực
Tóm lại, trên cơ sở định nghĩa quản lý nói chung và phân tích các định
nghĩa trên: Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực và phối hợp những nỗ lực của cán bộ, giáo viên, học sinh để phát triển sự nghiệp giáo dục theo mục tiêu, quan điểm của Đảng.
Đồng thời, Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tớikhách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệuquả cao nhất
2.3 Khái niệm về quản lý nhà trường phổ thông
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nướctrong phạm vị trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theonguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh
Quản lý giáo dục có thể chia làm hai cấp độ là cấp vĩ mô và cấp vi mô.Quản lý giáo dục vĩ mô là quản lý cả hệ thống giáo dục bao gồm các thành tốcủa hệ thống trong đó quản lý nhà trường là trọng tâm Quản lý nhà trường làquản lý giáo dục cấp vĩ mô
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì “ Quản lý nhà trường (Việt Nam) thựchiện quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng (trong phạm vi trách nhiệm) trongviệc thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng, tổ chức thực hiện các nguồn lực
và những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố của quá trình giáo dụcdiễn ra trong nhà trường, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục đểđạt tới mục tiêu giáo dục – mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ”
Khái niệm trên cho thấy mục tiêu của quản lý nhà trường là vận hành quátrình giáo dục trong nhà trường theo quan điểm đường lối giáo dục của Đảng đểđáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập của nhân dân, phát tiển nhân cách toàn diệncho người học đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội
Chủ thể quản lý nhà trường bao gồm các nhà quản lý giáo dục bên ngoàinhà trường và chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm đội ngũ cán bộ
Trang 22quản lý, công nhân viên chức, học sinh Đối tượng quản lý nhà trường là cácthành tố cấu tạo nên quá trình giáo dục trong nhà trường.
Nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứngnhu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, phù hợp với
xu thế toàn cầu hóa lực lượng sản xuất Trong quản lý trường học, quản lý conngười là trung tâm số một Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là dạy học vàgiáo dục học sinh
Quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt độnghọc của học sinh Các hoạt động của nhân viên nhà trường phục vụ việc dạy vàhọc, đảm bảo kết hợp với các lực lượng trong nhà trường nhằm thực hiện cóchất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục
Như vậy, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trongphạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụgiáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội
2.4 Khái niệm về giáo dục
Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giớikhách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích lũy vốn kinh nghiệm Mặtkhác, bất cứ một xã hội nào muốn tồn tại được nếu các thành viên của xã hộitiếp nhận những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy
Giáo dục được hiểu là hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó chỉ có trong xã hộiloài người, là hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của nhân loại Giáo dục học sinh là đưa các em gia nhập vào các mối quan hệ xã hội mới
tổ chức cuộc sống, tổ chức và hướng dẫn các loại hình hoạt động và giao lưu củahọc sinh, bao gồm cả việc chọn lựa các đối tượng hoạt động và quy định cácchuẩn mực giao lưu Kích thích và điều chỉnh các phương thức hoạt động vàgiao lưu của các em Giáo dục là con đường ngắn nhất giúp thế hệ trẻ phát triển,
bỏ qua những mò mẫm không cần thiết trong cuộc đời một con người
Giáo dục có nhiều loại như giáo dục gia đình, xã hội và nhà trường thì giáodục nhà trường là quan trọng nhất Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyênnghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo, có nội dung chương trình
Trang 23chọn lọc, có phương pháp phù hợp với lứa tuổi, có phương tiện kỹ thuật đặc thùphục vụ giáo dục Mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với yêu cầu xã hội
và thời đại Giáo dục tạo nên bộ mặt tâm lý xã hội thời đại Tuy nhiên cần phảiphối hợp giữa giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường thànhmột thể thống nhất cùng thực hiện mục tiêu giáo dục đem lại hiêu quả cao tronggiáo dục Không những vậy giáo dục ngoài việc bồi dưỡng những phẩm chất tốtđẹp của con người còn có thể giúp họ sửa chữa những sai lệch trong ý thức đạođức và hành vi của con người
Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tácđộng nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lốisống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho học sinh, giúp hình thành vàphát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn
bị cho học sinh tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội
2.4.1 Các chức năng của giáo dục
Giáo dục được coi là một hiện tượng xã hội, hiện tượng này nảy sinh, tồntại, phát triển và tiến bộ cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người,trong đó nổi bật lên là việc các thế hệ đi trước truyền thụ lại các kinh nghiệmsống, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm hoạt động xã hôi nói chung cho cácthế hệ sau
Các nhà giáo dục học đã chứng minh rằng: Từ thời cổ xưa cho đến nay, khinói đến giáo dục là người ta nói đến những tác động làm phát triển con người cả
về thể chất lẫn tâm hồn tức là dạy dỗ, bảo ban, nuôi nấng, chăm sóc Xã hộingày càng phát triển, nội dung kinh nghiệm ngày càng phong phú và việc truyềnthụ kinh nghiệm ngày càng được chuyên môn hoá dần Trong xã hội dần dầnxuất hiện những nhà trí thức từ đó nghề day học ra đời Như vậy về thực chất,nếu xét theo phương diện lịch sử, giáo dục là hiện tượng xã hội trong đó thế hệtrước truyền thụ cho thế hệ sau những kinh nghiệm lịch sử xã hội (chứa đựngnhững giá trị văn hoá của xã hội, kinh nghiệm xã hội bao gồm: Những tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, niềm tin, các thái độ …Tức là các chuẩn mực, các phương thức
và các phương tiện của các hoạt động và giao lưu của con người), thế hệ sau lĩnh
Trang 24hội những kinh nghiệm xã hội đó biến nó thành kinh nghiệm của bản thân, thànhnhân cách của mình để có thể tham gia vào cuộc sống, tham gia vào hoạt độnglao động sản xuất và các hoạt động xã hội khác, cũng như các mối quan hệ xãhội Nếu xét về phương diện xã hội thì giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hộinhững kinh nghiệm lịch sử xã hội giữa người này và người kia.
Trong quá trình lĩnh hội và sử dụng những kinh nghiệm lịch sử xã hội,nhân cách được hình thành và ngày càng phát triển đầy đủ hơn Trong quá trình
đó các thế hệ sau không chỉ tiếp thu, lưu trữ, giữ gìn mà còn phát triển gía trịvăn hoá xã hội, do đó góp phần phát triển xã hội Cho nên, sự kế tục các thế hệ -
đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội Có thể nói việc truyền thụ và lĩnh hội nhữngkinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trình lịch sử phát triển của xã hội loàingười là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội
Nó là nhu cầu sống còn của con người, là chức năng không thể thiếu được của
xã hội loài người Giáo dục nảy sinh là do nhu cầu tồn tại và phát triển của xãhội Nhờ có giáo dục, các thế hệ đang lớn mới có thể tiếp tục duy trì và pháttriển hoạt động lao động sản xuất, các hoạt động xã hội khác cũng như các mốiquan hệ xã hội Nếu không có giáo dục sẽ không có sự tái sản xuất ra các hoạtđộng lao động, các hoạt động xã hội khác cũng như các mối quan hệ xã hội.Các nhà giáo dục học đã xem giáo dục như là “quá trình xã hội hóa“ liên tụccủa con người Đặc trưng của giáo dục được thể hiện ở chỗ : Được tổ chức vàđịnh hướng tỉ mỉ, được tiến hành trong các tổ chức được hình thành vì mục đíchgiáo dục con người, có những chuẩn mực được xác định một cách tương đối Vìvậy GD là một quá trình tác động có mục đích, có nội dung, phương pháp của nhàgiáo dục và đối tượng GD nhằm hình thành ở đối tượng GD những phẩm chất,năng lực cần thiết GD có vai trò chủ đạo cho sự phát triển nhân cách, thể hiện ởchỗ: GD không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự phát triển nhân cách mà còn tổchức dẫn dắt hình thành và và phát triển nhân cách, đặc biệt ở trẻ nhỏ Khôngnhững thế, GD có thể mang lại những tiến bộ cho cá nhân, có thể làm tăng nhanh
sự phát triển Đồng thời hướng con người tới những hành vi đúng đắn
Do giáo dục tác động đến con người cho nên nó cũng có khả năng tác động
Trang 25đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người làchủ thể Những tác dụng của giáo dục đối với các quá trình xã hội xét về mặt xãhội học được gọi là những chức năng xã hội của giáo dục Có 3 loại chức năng
xã hội của giáo dục : Chức năng kinh tế - sản xuất, chức năng - chính trị xã hội
và chức năng tư tưởng - văn hoá Những chức năng này thể hiện vai trò của giáodục đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội về tất cả các mặt
* Chức năng kinh tế – sản xuất:
Các nhà nghiên cứu kinh tế học giáo dục đã chỉ ra rằng : Khoa học – Giáodục – Sản xuất là ba bộ phận hợp thành một cơ cấu thống nhất và trở thành nhân
tố quyết định đối với kết quả của nền kinh tế quốc dân Trong điều kiện pháttriển của cách mạng khoa học kỹ thuật, không chỉ tăng cường mối liên hệ giữakhoa học với sản xuất để biến khoa học thành một lực lượng sản xuất trực tiếp
mà phải thực hiện sự tác động qua lại giữa khoa học giáo dục và sản xuất Mắtxích quan trọng trong mối quan hệ này là quan hệ giữa giáo dục và sản xuất.Lao động sản xuất dù có đơn giản đến đâu cũng cần phải có sự đào tạo, đểngười lao động biết lao động có kinh nghiệm lao động Lao động càng phức tạp,càng hiện đại càng cần phải có sự đầu tư vào việc đào tạo càng lớn Hiệu quảcủa nền sản xuất vật chất phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển chung về mặtnhận thức và trình độ chuyên môn của người lao động Trình độ học vấn vàchuyên môn giúp cho người lao động có khả năng tiếp cận và vận dụng nhữngthành tựu của khoa học kỹ thuật vào lao động để tác động đến công cụ lao động,biến lao động thành hoạt động sáng tạo Vì vậy, quan hệ giữa trình độ của ngườilao động với năng xuất lao động đã được coi là quy luật cơ bản của nền sản xuấthiện đại Trình độ chuyên môn của người lao động càng cao thì năng xuất laođộng càng cao C Mác đã từng làm rõ mối quan hệ giữa giáo dục với sản xuấttrên nền tảng của sức lao động Sức lao động xã hội, theo C Mác chỉ tồn tạitrong nhân cách sống của con người Giáo dục tạo nên sức mạnh bản chất củacon người do đó giáo dục được coi là phương thức tái sản xuất sức lao động xãhội Sức lao động đó có thể là những thành phẩm như kỹ sư, công nhân vv…haybán thành phẩm như học sinh Trong mỗi giai đoạn giáo dục luôn cung cấp kịp
Trang 26thời nguồn nhân lực thiếu hụt cho xã hội Với sự giáo dục thường xuyên ngườilao động nhanh chóng thích ứng với thay đổi, phát triển mạnh và liên tục củanền sản xuất Vì vậy có thể nói : Đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho chosản xuất, là thứ đầu tư khôn ngoan và có lợi nhất Đây là chiến lược quan trọngcủa các nước phát triển và đang phát triển hiện nay.
Tóm lại, muốn nền sản xuất phát triển xã hội phát triển thì đòi hỏi giáo dụcphải phát triển Giáo dục phải đào tạo được một đội ngũ nhân lực lao động cótrình độ, chuyên môn đáp ứng kịp thời với yêu cầu của nền sản xuất đó
* Chức năng chính trị – xã hội
Chức năng này, thể hiện vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế
-xã hội - mặt chính trị Giáo dục tác động đến cấu trúc -xã hội, tức là tác động đếncác bộ phận của xã hội bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội, cácmối quan hệ giữa các bộ phận đó Khi giáo dục tác động đến cấu trúc xã hộinhằm góp phần biến đổi cấu trúc xã hội theo mục đích mong muốn Giáo dục xãhội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở nên thuần nhất, nghĩa là gópphần xoá bỏ sự phân chia giai cấp trong xã hội, xóa bỏ khoảng cách giữa cácgiai cấp, tầng lớp trong xã hội, từ đó làm cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hộixích lại gần nhau bằng cách nâng cao trình độ văn hoá, nhận thức cho toàn thểnhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn nghề nghiệp vv…Chẳng hạn: Xã hội bao gồm các mối quan hệ xã hội như : Quan hệ sảnxuất, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền vv… Trong tất cả các mối quan hệnày đều chứa đựng quan hệ giáo dục Ví dụ : Quan hệ đạo đức xã hội chủ nghĩachứa đựng quan hệ giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa và được thúc đẩy bởiquan hệ này
Giáo dục góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu xã hội : Giáo dục dân
số và kế hoạch hoá gia đình góp phần thực hiện mục tiêu về phát triển dân số của
xã hội, giáo dục giới tính góp phần tiến tới đảm bảo sự bình đẳng nam nữ vv…Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang có những chính sách ưu tiên theo vùngtrong chế độ tuyển sinh nhằm góp phần đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ chocác vùng khó khăn chưa có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như các vùng
Trang 27sâu, vùng cao, các tỉnh miền núi phía Bắc.
* Chức năng văn hoá - xã hội
Chức năng văn hóa – xã hội được thể hiện qua việc nâng cao dân trí.Giáo dục là quá trình truyền đạt lĩnh hội, qua đó người học tích lũy mở mangtrí tuệ, hình thành văn hóa đạo đức, họ là người bảo tồn và phát triển nền vănminh của dân tộc và thế giới Có nhiều con đường để thực hiện giáo dục,trong đó con đường hữu hiệu nhất là tổ chức đào tạo Một quốc gia có trình
độ dân trí cao biểu hiện qua đời sống tinh thần vật chất đạt trình độ hiện đạitrong đó mỗi người có đời sống chính trị, văn hóa, đạo đức, có hành vi cánhân đảm bảo tốt các mối quan hệ xã hội đối với tổ quốc và cả cuộc sống laođộng, sinh hoạt đời thường của mỗi cá nhân
Giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phốitoàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến toàn xã hội, xây dựng một trình
độ văn hoá cho toàn dân Giáo dục góp phần phát triển tư tưởng văn hoábằng cách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao cho toàn
xã hội Với một nền giáo dục phổ thông tốt được phổ cập rộng rãi, sẽ nângcao dân trí, làm xuất hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chođất nước
Tóm lại, giáo dục đã thực hiện chức năng của công cụ tái sản xuất sức laođộng xã hội, cải biến cấu trúc xã hội, xây dựng hệ tư tưởng và nền văn hoá xãhội Do dó, giáo dục đã đáp ứng những đòi hỏi phát triển của hình thái kinh tế xãhội về lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội và ý thức xã hội
Muốn thực hiện được các chức năng trên đòi hỏi giáo dục phải đi trướcmột bước để tạo ra một xã hội có trình độ, chuyên môn về học vấn cũng nhưphát triển mọi mặt nhân cách, mọi người được chuẩn bị tốt cho cuộc sốngcủa họ Làm thoả mãn nhu cầu được học hành, được phát triển nhân cáchcủa con người Giáo dục là một phúc lợi, một quyền sống tinh thần, một lợiích, một hạnh phúc cơ bản của mỗi thành viên trong xã hội
3 Một số khái niệm lý luận về đạo đức.
Trang 283.1 Một số cơ sở lý luận giáo dục đạo đức trong trường THPT
* Xét ở góc độ tâm lý lứa tuổi
Theo tổ chức y tế thế giới WTO độ tuổi vị thành niên là từ 10- 19 tuổi ỞViệt Nam quy định độ tuổi vị thành niên từ 10-18 tuổi, Theo điều tra năm 1999,
tỷ lệ thanh niên ở nước ta chiếm 23% dân số, trong đó 81% đang theo học
Như vậy học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các emđang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ
em sang người lớn Các em có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lênlàm chủ bản thân Ở giai đoạn này, sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớnluôn làm các em tỏ ra khó chịu Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi,khám phá phát hiện những điều chưa biết, những cái mới mẻ của cuộc sống.Đồng thời các em cũng muốn vượt khỏi sự ràng buộc của cha mẹ Vì vậy, cácnhà giáo dục, gia đình và xã hội cần có hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của các em
để có biện pháp tác động tới các em giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình
Bởi vậy, người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo, các lực lượng xã hội) cần phảinắm được các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những vấn đề lý luận về đạo đứchọc để giáo dục, quản lý các em có hiệu quả theo những chuẩn mực của xã hội,đồng thời hướng các em vào các hoạt động tập thể nhiều hơn để các em có điều
Trang 29kiện rèn luyện bản thân và hoàn thiện nhân cách của mình.
3.2 Khái niệm đạo đức
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này, tuỳ theo từng quan niệm
mà có những cách hiểu khác nhau về khái niệm này
Theo “ Đại từ điển Tiếng Việt” thì đạo đức là “ Phép tắc về mối quan hệgiữa người với người, giữa cá nhân với tập thể với xã hội ”
Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh : “ Đạo đức là một hình thái ý thức – xã hộibao gồm những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tựgiác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến
bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người với người ”
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì đạo đức có thể hiểu theo nghĩa rộng vànghĩa hẹp Nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì đạo đức liên quan chặt chẽ với phạmtrù chính trị, pháp luật, lối sống Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách ,phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân được cá nhân xã hội hóa Nếu hiểu theonghĩa hẹp thì đạo đức là luân lý, là những quy định, những ứng xử trong quan hệcủa con người với con người, với công việc, với bản thân, kể cả với thiên nhiên
và môi trường sống
Như vậy, đạo đức là luân lý, là chuẩn mực ứng xử tức là khái niệm đạo đức
đã gắn với giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức xã hội Theo tác giả Hà NhậtThăng: “ Khi những giá trị đạo đức biến thành nhận thức chung của mọi thànhviên thì nó trở thành truyền thống, có sức mạnh vật chất điều chỉnh nhận thức vàhành động chung của toàn xã hội Vì vậy đạo đức có vài trò, có ý nghĩa rất lớntrong công việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [18, tr 19]
Do đó, đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nóthuộc về vấn đề tốt - xấu, hơn nữa xem như là đúng - sai, được sử dụng trong 3phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúccòn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhânvăn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.Nhưng để hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta phải hiểu đạo đức là hình thái ýthức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá
Trang 30cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên tronghiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cánhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hộị
Vì thế, đạo đức được xem là hiện tượng lịch sử, nó là sự phản ánh của cácquan hệ xã hội Mỗi chế độ mang một đặc điểm khác nhau Lợi ích của giai cấpthống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có và nó gắn liền vớichế độ xã hội mà giai cấp tồn tại Trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức
về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề raquan niệm đạo đức riêng của mình Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tínhgiai cấp Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định Các hình thái kinh
tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt,những hình thức cộng đồng chung Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "nhữngluật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lênin) Đó là nhữngyêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa ngườivới người Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phảnbội và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn
"không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đứccũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen) Quan hệgiữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn Ngay trong xã hộinguyên thuỷ đã có những hình thức đơn giản của sự tương trợ và không còn tục
ăn thịt người Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù củathị tộc dần dần mất đi Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô,đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án Đạo đức phong kiến bópnghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng
cá nhân, coi trọng nhân cách "Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổcủa đạo đức giai cấp Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sựđối lập giai cấp và mọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội
đã tới một trình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắngđược mà còn quên đi sự đối lập giai cấp" Đó là trình độ của xã hội tương lai, xãhội cộng sản chủ nghĩa (Enghen)
Trang 31Theo chủ nghĩa Mác, đạo đức là cái có thật trong ý thức xã hội, trong đờisống tinh thần của con người, nghĩa là về lý luận nó là bộ phận của kiến trúcthượng tầng xã hội Đạo đức tồn tại trong mọi ý thức, hoạt động giao lưu, trongtoàn bộ hoạt động sống của con người.
- Xét dưới góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệtđược phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh(hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình
- Xét dưới góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cáchcủa con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng
xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữabản thân họ với người khác và với chính bản thân mình
Đạo đức của con người hình thành, phát triển cần có một quá trình đó chính
là quá trình tác động qua lại giữa xã hội với cá nhân để chuyển hóa nhữngnguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức- xã hội thành những phẩm chấtđạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức công dân và
đáp ứng yêu cầu của xã hội
Bản chất của đạo đức mang tính lịch sử - xã hội; tính giai cấp, tính dân tộc
và thời đại; tính đặc thù của cá thể (cá nhân) Do đó, ở mỗi giai đoạn đạo đức lạiđược hiểu theo những cách khác nhau
Đạo đức ở xã hội công xã nguyên thủy: mang hình thái kinh tế xã hội đầu
tiên của loài người Ý thức xã hội bắt đầu xuất hiện từ “Ý thức bầy đàn đơnthuần” tiến tới “Ý thức xã hội nguyên thủy” Thông qua lao động, ngôn ngữ ,con người biểu lộ được những mối quan hệ tình cảm giữa cá nhân và cộng đồng
Ở chế độ thị tộc, ý thức đạo đức gắn với cuộc sống tinh thần tổ tiên là tôn giáonguyên thủy, sinh ra từ các biểu tượng mông muội, tối tăm của con người vớithiên nhiên, họ đã tìm vật tổ (tổ tem) để thờ cúng, đạo đức thể hiện dưới kinhnghiệm, truyền thống, phong tục tập quán và các điều cần tránh Chế độ công xãnguyên thủy ý thức cá thể đồng nhất với ý thức tập thể (hòa tan lao động và lợiích cá nhân vào tập thể) Lợi ích của cộng đồng thị tộc do lao động tập thể quy
Trang 32định, là nhân tố cơ bản tạo ra đạo đức nguyên thủy Vậy thực chất đạo đức công
xã nguyên thủy là sự phản ảnh thực chất quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể
- lợi ích đồng nhất Dấu hiệu của đạo đức nguyên thủy chưa trở thành quan hệriêng biệt, chế định đơn giản, biểu hiện bằng tình cảm truyền thống thị tộc, nềntảng của đạo đức công xã nguyên thủy chính là sự hợp tác và công bằng
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, đạo đức xã hội chủ nghĩa xuất hiện và hìnhthành trong lòng tư bản chủ nghĩa, quan niệm đạo đức xã hội chủ nghĩa đối lậpvới tư bản chủ nghĩa Ở các nước xã hội chủ nghĩa bên cạnh việc hình thànhmột hệ xã hội chủ nghĩa là giai đoạn thấp của đạo đức cộng sản chủ nghĩa vừathoát khỏi đạo đức tư bản chủ nghĩa và vẫn còn tàn dư của đạo đức phi xã hộichủ nghĩa khác Do đó, Đạo đức XHCN là nền đạo đức tiến bộ nhất trong quátrình phát triển của lịch sử xã hội loài người: là quá trình người lao động đượcgiải phóng và làm chủ về kinh tế, xã hội Vì thế đạo đức XHCN được biểu hiệnbằng quá trình giải phóng XH, giải phóng con người Đồng thời, XHCN tồn tạinhiều thành phần kinh tế do nhà nước điều hành dưới sự lãnh đạo của Đảngcộng sản, làm cho nhân dân lao động thực sự làm chủ đất nước Là nền tảng đạođức thống nhất giữa lý tưởng của dân tộc và lý tưởng thời đại, con người pháthuy lao động sáng tạo phục vụ cho tiến bộ xã hội vì mục tiêu con người Đồngthời, sự tiến bộ đạo đức XHCN ở chỗ phạm vi ứng dụng luân lý không ngừng
mở rộng, thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống Vì vậy, đạo đức XHCN là nềnđạo đức có giá trị phổ biến và nhân đạo, còn trong các xã hội cũ, đạo đức đã trởthành phương tiện, công cụ để giai cấp thống trị đàn áp bóc lột nhân dân laođộng Dưới chế độ XHCN, khi giai cấp công nhân đại diện cho lợi ích của nhândân lao động nắm được chính quyền thì lợi ích của người lao động và toàn xãhội thống nhất với nhà nước Nhà nước XHCN là nhà nước của dân, do dân và
vì dân, là điều kiện thuận lợi để mọi giá trị đạo đức, mọi phẩm chất cao đẹp củanhân dân, của dân tộc phát huy, nhân dân lao động vừa là chủ thể, vừa là độnglực, vừa là mục tiêu sáng tạo mọi giá trị tinh thần văn hóa
Vì vậy, đạo đức được định nghĩa là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợpnhững nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá
Trang 33và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống vàsức mạnh của dư luận xã hội Không những thế đạo đức còn được một hệthống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức vàđiều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể vàcộng đồng.
3.3 Bản chất của đạo đức
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của đạo đức đãkhẳng định đạo đức không phải từ sự “tiên nghiệm” càng không phải là lựclượng từ bên ngoài ấn vào xã hội, đạo đức là sản phẩm của xã hội
Đạo đức là lĩnh vực của quan hệ thật sự con người Trong khi phát triển vớitính cách là thực thể xã hội, con người lựa chọn và chịu trách nhiệm với sự lựachọn, với hậu quả của những sự lựa chọn đối với hành vi ứng xử người - người
Tự do lựa chọn và sự lựa chọn có trách nhiệm nảy sinh trong quan hệ người người, trong quan hệ cá nhân và xã hội Mỗi người chấp nhận kiểm tra nhữngyêu cầu của xã hội để nhận được sự đánh giá, sự ủng hộ của xã hội Còn xã hộithì với những chuẩn mực của nó, yêu cầu các cá nhân điều chỉnh các hành viphù hợp với lợi ích của xã hội
-Với tính cách là sự phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức mang bản chất xã hội.Bản chất xã hội của đạo đức được hiểu theo nghĩa:
- Nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định
- Nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản ánh đạo đức, làmcho đạo đức, tồn tại như một lĩnh vực độc lập về sản xuất tinh thần của xã hội
- Sự hình thành, phát triển, hoàn thành bản chất xã hội của đạo đức đượcqui định bởi trình độ phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hộicủa con người Nói cách khác, nội dung khách quan của các quan niệm, quanđiểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức chính là biểu hiện của trạng thái,một trình độ phát triển nhất định của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xãhội, của cơ sở kinh tế
Việc khẳng định tính qui định của cơ sở kinh tế đối với đạo đức cho phép
Trang 34nhìn nhận sự biến đổi của đạo đức theo sự biến đổi của cơ sở kinh tế Phân tíchmối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng mà trong đó đạo đức làmột yếu tố của nó, Mác viết: “ Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúcthượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”.
Tiếp tục và cụ thể hoá tư tưởng của Mác về tính qui định của cơ sở kinh tếđối với ý thức xã hội nói chung và đạo đức nói riêng, Ăngghen đã luận chứngcho bản chất xã hội của đạo đức bằng cách chỉ ra tính thời đại, tính dân tộc vàtính giai cấp của đạo đức Trong tác phẩm “ Chống Đuy- Rinh” Ăngghen đã chỉ
ra mối quan hệ của các thời đại đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đứcvới tính cách là biểu hiện về mặt đạo đức của các thời đại kinh tế Phê phánquan điểm của Đuyrinh về những chân lý đạo đức vĩnh cửu, Ăngghen đã khẳngđịnh rằng, thực chất và xét đến cùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quanđiểm đạo đức chẳng qua là sản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế
mà thôi Lấy ví dụ về nguyên tắc không được ăn cắp, Ăngghen cho rằng đókhông phải là một nguyên tắc, một chân lý vĩnh cửu gắn liền với bản chất trừutượng của con người Nguyên tắc này có cơ sở kinh tế của nó và nó sẽ mất ýnghĩa khi cơ sở kinh tế của nó không còn nữa Ông viết: “ Từ khi sở hữu tư nhân
về động sản phát triển thì tất cả các xã hội có chế độ sở hữu tư nhân ấy, tất phải
có một lời răn chung về đạo đức: không được trộm cắp” Vậy, là chỉ từ khi có sởhữu tư nhân, người ta mới yêu cầu bảo vệ nó Trước khi có sở hữu tư nhân,không thể có nguyên tắc đạo đức không được trộm cắp Cũng như vậy, “ trongmột xã hội mà mọi động cơ trộm cắp bị loại trừ” nghĩa là trong xã hội cộng sảnchủ nghĩa, lời răn đạo đức đó sẽ không có ý nghĩa nữa
Tính qui định của thời đại đối với đạo đức cho ta quan niệm khoa học vềloại hình đạo đức Mặc dù đạo đức có qui luật vận động nội tại, có sự kế thừa, có
sự lệch pha nào đó đối với cơ sở sản sinh ra nó nhưng về căn bản, tương ứng vớimột chế độ kinh tế, mỗi phương thức sản xuất và do đó mỗi hình thái kinh tế -
xã hội là một hình thái đạo đức nhất định Đạo đức nguyên thủy, đạo đức chiếmhữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và sau đó, đạo đức Cộng sản chủnghĩa là những thời đại tiến triển dần dần của đạo đức nhân loại
Trang 35Cùng với tính thời đại, tính dân tộc là một trong những biểu hiện bản chất
xã hội của đạo đức Có thể nhìn nhận tính dân tộc như là sự biểu hiện đặc thùtính thời đại của đạo đức trong các dân tộc khác nhau Không phải các họcthuyết đạo đức trước Mác không thấy sự khác biệt trong đời sống đạo đức củacác dân tộc Có điều, việc giải thích sự khác biệt ấy hoặc là dựa trên cơ sở tôngiáo hoặc là dựa trên các quan niệm duy tâm triết học nên không đúng đắn…
Có thể nói, đạo đức như là một hình thái ý thức xã hội, các nhà kinh điểncủa Chủ nghĩa Mác đã đặt cơ sở khoa học cho việc luận chứng tính dân tộccủa đạo đức Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức vừa bị qui địnhbởi tồn tại xã hội, vừa chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác(chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn giáo …) Tổng thể những nhân tố ấy trongmỗi dân tộc là sự khác biệt nhau, làm thành cái mà ngày nay chúng ta gọi làbản sắc dân tộc Bản sắc ấy được phản ảnh vào đạo đức nên tính độc đáo củacác quan niệm, các chuẩn mực, cách ứng xử đạo đức, nghĩa là tạo nên tínhđộc đáo trong đời sống đạo đức của mỗi dân tộc Nhìn nhận tính độc đáo và
sự khác biệt ấy về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bản của đạo đức, cặpkhái niệm thiện-ác, Ph Angghen chỉ ra sự biến đổi cúa chúng qua các thời đại
và dân tộc Ông viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sangthời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mứcchúng thường trái ngược hẳn nhau”
Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, mỗi giai cấp có vai trò, địa
vị khác nhau trong hệ thống kinh tế, xã hội và do đó mà họ có các lợi ích khác
và đối nghịch nhau Đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội đã phản ảnh
và khẳng định lợi ích của mỗi giai cấp Ý thức đạo đức giúp mỗi giai cấp hiểuđược lợi ích của nó, hiểu được những cách thức, biện pháp bảo vệ và khẳng địnhlợi ích giai cấp Mặt khác, mỗi giai cấp đều sử dụng đạo đức của mình như làcông cụ bảo vệ lợi ích của mình Như vậy, tính giai cấp của đạo đức là sự phảnánh và sự thể hiện lợi ích của các giai cấp Tính giai cấp của đạo đức là biểuhiện đặc trưng của bản chất xã hội của đạo đức trong xã hội có giai cấp (vì xãhội là quan hệ người – người, quan hệ người – người không trừu tượng mà gắn
Trang 36với những quan hệ kinh tế - xã hội) Mỗi giai cấp có những lợi ích riêng đó nócũng có những quan niệm đạo đức, hệ thống đạo đức riêng Những hệ thống đạođức này có sự tác động khác nhau, triệt tiêu nhau (nếu đối kháng), do đó mà tácđộng hoặc tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội Tuy nhiên,
hệ thống đạo đức được áp đặt cho toàn xã hội bao giờ cũng là hệ thống đạo đứccủa giai cấp thống trị, mặc dù, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi giai cấp vẫn ứng
xử theo những lợi ích trực tiếp của mình Do chiếm được địa vị thống trị trongđời sống xã hội, giai cấp thống trị đã làm cho đạo đức của mình trở thành yếu tốthống trị trong đời sống xã hội Giai cấp thống trị nắm khâu tuyên truyền điềukhiển toàn bộ quá trình sản xuất tinh thần, trong đó có sản xuất các giá trị đạođức phù hợp với lợi ích giai cấp của nó, và buộc mọi thành viên trong xã hộiphải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức này Từ đó, nó trở thành cái phổ biếntrong xã hội và được củng cố thành thói quen, phong tục, tâm lí Vì vậy, nó cósức sống dai dẳng trong tâm lí xã hội và cá nhân Còn giai cấp bị trị, do bị tướcđoạt mất những điều kiện và tư liệu sản xuất tinh thần các giai cấp bị thống trịkhông thể phát triển đạo đức của mình ngang tầm với đạo đức của giai cấp thốngtrị Hệ thống này luôn bị chèn ép và do đó kém phát triển Đạo đức của giai cấp
bị trị không đủ điều kiện để ảnh hưởng đến toàn bộ các thành viên của giai cấpmình Nó tồn tại như cái không chính thống, không phổ biến bằng đạo đức củagiai cấp thống trị tuyên truyền và sử dụng đạo đức của mình trên phạm vi toàn
Trang 37trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử những giá trị đạo đức này thườngthường là những giá trị đạt được ở giai cấp tiến bộ nhất trong từng giai đoạnphát triển của lịch sử nhân loại Đi đến tột đỉnh các giá trị đạo đức của giai cấptiến bộ của từng thời kỳ lịch sử, nhân loại sẽ bắt gặp đạo đức của mình tươngứng với các thời kỳ lịch sử đó
4 Giáo dục đạo đức
4.1 Khái niệm giáo dục đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cáithiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người Đạo đức vềbản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hìnhthành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận Đạo đức là quytắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống nhân loại, đạo đức định hướng giá trịcho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mựccủa xã hội Những giá trị phổ biến của đạo đức thể hiện trong các khái niệm:thiện, ác, công bằng, văn minh, lương tâm, trách nhiệm… thang gía trị của đạođức diễn biến theo lịch sử, mang tính dân tộc
Giáo dục đạo đức là hoạt động của nhà giáo dục dựa theo yêu cầu xã hội,tác động có hệ thống lên người được giáo dục một cách có mục đích và có kếhoạch để bồi dưỡng những phẩm chất tư tưởng mà nhà giáo dục kỳ vọng,chuyển hóa những quan điểm, yêu cầu và ý thức xã hội có liên quan thành phẩmchất đạo đức, tư tưởng của mỗi cá nhân
Trong công cuộc xây dựng đất nước, giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quantrọng đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo và đối với toàn xã hội Giáo dục đạođức có vai trò thúc đẩy ổn định lâu dài của xã hội, xã hội ổn định là tiền đề là cơ
sở để phát triển, giáo dục đạo đức bảo đảm cho sự ổn định lâu dài của xã hội Lítưởng, niềm tin, đạo đức được hình thành qua công tác giáo dục đạo đức trong
và ngoài nhà trường Đồng thời, giáo dục đạo đức có vị trí hàng đầu và chủ đạotrong giáo dục nhà trường, giáo dục đạo đức với tư tưởng chính trị rõ ràng có vaitrò định hướng cho các nội dung giáo dục khác Nhà trường thông qua thực hiệncông tác giáo dục đạo đức có thể nâng cao hiệu quả giáo dục, thúc đẩy hoàn
Trang 38thành các nhiệm vụ giáo dục khác Đối với sự phát triển của thanh thiếu niên,giáo dục đạo đức được hình thành cho hệ thống lập trường chính trị, quan điểm,thế giới quan mácxít và phẩm chất đạo đức phù hợp chuẩn mực đạo đức của xãhội Trong xu thế hội nhập của thế giới hiện đại, giáo dục đạo đức trong nhàtrường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cuộc sống và lựa chọn giátrị của thế hệ trẻ.
Quá trình hình thành phát triển đạo đức của con người thông qua nguyêntắc, yêu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức – xã hội Quá trình giáo dục đạo đức:
Là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong trường THPT Quá trìnhgiáo dục trong nhà trường được chia ra làm nhiều bộ phận: Giáo dục đức dục,giáo dục trí dục, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động kỹ thuậttổng hợp, hướng nghiệp Trong đó, giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc
rễ tạo nên nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác Quá trìnhgiáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường và xã hội, con ngườivới cuộc sống và các mối quan hệ trong xã hội
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nhằm giúp cho học sinh hình thành thếgiới quan khoa học, nắm được những quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội,
có ý thức thực hiện nghĩa vụ của người công dân, từng bước trang bị cho họcsinh định hướng chính trị kiên định rõ ràng và coi đó là kim chỉ nam cho hànhđộng của mình Đồng thời, giúp học sinh hiểu và nắm vững những vấn đề cơbản trong đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thứchọc tập, làm việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật, biết sống và làm việctheo pháp luật, sống có kỉ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệgiữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau Khôngnhững thế, bồi dưỡng cho học sinh năng lực phán đoán, đánh giá đạo đức, yêucầu học sinh phải thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức do xã hộiquy định, biết tiếp thu văn minh nhân loại kết hợp với đạo đức truyền thống củadân tộc Ngoài ra, còn dẫn dắt học sinh biết rèn luyện để hình thành hành vi thóiquen đạo đức, có ý thức tích cực tham gia các hoạt động chịnh trị xã hội, có ýthức đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực lạc hậu, từ đó tác động vào nhận
Trang 39thức của học sinh biến các giá trị đó thành ý thức tình cảm, hành vi, thói quen vàcách ứng xử trong đời sống hàng ngày Trên cơ sở đó, thông qua việc tiếp cậnvới cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cốniềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối sống theo con đường CNXH Vì vậy, giáodục đạo đức cần phải chú ý tới đặc điểm của từng loại đối tượng và cụ thể hóathành những nội dung.
4.2 Cấu trúc giáo dục đạo đức.
Đạo đức có cấu trúc như sau: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệđạo đức
Ý thức đạo đức: Con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ xãhội Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cánhân và những quyền lợi cộng đồng Để tồn tại, con người phải dựa vào nhautrên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng.Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trởthành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức đạo đức
Hành vi đạo đức: Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động cơnào đó Khi hành vi được thực hiện đó thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó đượcgọi là hành vi đạo đức Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá đạo đứccủa cá nhân Hành vi đạo đức tác động trực tiếp đến con người và gắn liền với ýthức đạo đức Khi xem xét văn hoá đạo đức chúng ta không thể chỉ xem xét ýthức đạo đức mà phải xem xét cùng với những hành vi đạo đức
Quan hệ đạo đức: Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã ý thức đạo đứcđiều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội Nhữngquan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã hội, nhữngphong tục, tập quán vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác nóđóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức.Trong đó, ý thức đạo đức cókhả năng đánh giá, xét đoán những hành vi theo tiêu chuẩn đúng sai hoặc thiện
ác mang tính người Đồng thời, đó cũng là khả năng thúc đẩy, hướng dẫn conngười biết làm điều lành, tránh điều xấu xa, biết lựa chọn đâu là nẻo đúng,đường sai
Trang 40Ý thức đạo đức đánh giá các trạng thái ý thức, các phán đoán theo tiêuchuẩn thiện ác, đúng sai Giữa ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạođức có mối quan hệ với nhau không Ý thức đạo đức là sự thể hiện thái độ nhậnthức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thốngchuẩn mực hành vi và những qui tắc đạo đức xã hội đặt ra; nó giúp con người tựgiác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa
vụ đạo đức Trong ý thức đạo đức còn bao hàm cảm xúc, tình cảm đạo đức củacon người Tóm lại, ý thức đạo đức (về mặt cấu trúc) gồm tri thức đạo đức.Thực tiễn đạo đức là hoạt động của con người do ảnh hưởng của niềm tin, ýthức đạo đức, là quá trình hiện thực hoá ý thức đạo đức trong cuộc sống Ý thức
và thực tiễn đạo đức luôn có quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau tạonên bản chất đạo đức con người, của một giai cấp, của một chế độ xã hội và củamột thời đại lịch sử Ý thức đạo đức phải được thể hiện bằng hành động thì mớiđem lại những lợi ích xã hội và ngăn ngừa cái ác Nếu không có thực tiễn đạođức thì ý thức đạo đức không đạt tới giá trị, sẽ rơi vào trừu tượng theo kiểu cácgiáo lý của tôn giáo
Thực tiễn, đạo đức được biểu hiện như sự tương trợ, giúp đỡ, cử chỉ nghĩahiệp, hành động nghĩa vụ…Thực tiễn, đạo đức là hệ thống các hành vi đạo đứccủa con người được nảy sinh trên cơ sở của ý thức đạo đức
Quan hệ đạo đức là hệ thống những quan hệ xác định giữa con người vàcon người, giữa cá nhân và xã hội về mặt đạo đức Không những quan hệ đạođức là một dạng quan hệ xã hội, là yếu tố tạo nên tín hiệu thực của bản chất xãhội của con người Các quan hệ đạo đức không chỉ hình thành nên giữa các cánhân, mà còn giữa cá nhân với xã hội, với những mặt riêng biệt của xã hội(chẳng hạn: với lao động, với văn hoá tinh thần) trong chừng mực những mặtnày liên quan đến các lợi ích chứa đựng trong các mối quan hệ này Nó đượchình thành và phát triển như những qui luật tất yếu của xã hội, nó xác địnhnhững nhu cầu khách quan của xã hội, nó “tiềm ẩn” trong các quan hệ xã hội.Quan hệ đạo đức tồn tại một cách khách quan và luôn luôn biến đổi qua cácthời đại lịch sử và chính nó là một trong nhữg cơ sở để hình thành nên ý thức