1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lơp 10 ở trường trung học phổ thông hiện nay

108 1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 654,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGUYỄN THỊ THANH THỦY KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

(Qua khảo sát tại trường THPT Dân tộc nội trú

huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An)

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Giáo dục Chính trị

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thái Sơn

Nghệ An - 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

(Qua khảo sát tại trường THPT Dân tộc nội trú

huyện Quỳ châu, tỉnh Nghệ An)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An - 2012

Trang 3

Ban Giám Hiệu và Thầy, Cô giáo Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Quỳ Châu đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GVC - TS Nguyễn Thái Sơn, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cùng các bạn học viên lớp Cao học Giáo dục Chính trị khóa 18 đã giành nhiều tình cảm, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa học.

Trang 4

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

Trang

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết hợp phương

pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần

“Công dân với đạo đức”

1.1 Những vấn đề lí luận chung về phương pháp thuyết trình và

phương pháp nêu vấn đề

8

1.2 Sự cần thiết phải kết hợp phương pháp thuyết trình với phương

pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân

16

1.3 Thực trạng của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với

phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”

28

Chương 2: Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thuyết

trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân

với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT DTNT Quỳ Châu,

Nghệ An

Chương 3: Quy trình và một số giải pháp kết hợp phương pháp

thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần

“Công dân với đạo đức”

3.1 Quy trình thiết kế bài giảng kết hợp phương pháp thuyết trình

với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo

đức”

71

3.2 Một số giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình với phương

pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”

82

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 5

KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1 GDCD: Giáo dục công dân

2 GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo

3 PPDH: Phương pháp dạy học

Trang 6

xu thế phát triển của thế giới hiện nay, cả dân tộc ta đang nỗ lực thực hiện mộtnhiệm vụ hết sức quan trọng: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [14; 103] Để thực hiện được nhiệm

Trang 7

vụ lớn lao này, một trong những vấn đề vừa mang tính cấp bách vừa mang tínhchiến lược hiện nay là cần phải xây dựng một nền giáo dục có chất lượng ngàycàng cao, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài choquá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạyhọc phù hợp với đặc trưng môn GDCD, phù hợp với nội dung từng phần, từngbài dạy, tiết dạy nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh, bồi dưỡng cho học sinh có khả năng hợp tác làm việc trong tậpthể, rèn luyện kĩ năng biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống,đem lại cho học sinh niềm vui, hứng thú sau mỗi tiết học

Để thực hiện được điều đó, trong quá trình dạy học môn GDCD nói chung

và dạy môn GDCD lớp 10 nói riêng, đặc biệt là dạy học phần “Công dân với đạođức” thì việc kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề là

sự kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy họchiện đại, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Đổimới phương pháp dạy học không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn các phương phápdạy học truyền thống, phương pháp dạy học cũ mà ngược lại cần biết kế thừa cái

cũ kết hợp với cái mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tối ưu của đổi mớiphương pháp dạy học Việc kết hợp phương pháp thuyết trình và phương phápnêu vấn đề có tác dụng phát huy tư duy sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi giải quyếtnhững vấn đề đặt ra trong học tập đồng thời biết rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức áp dụng vào đời sống thực tiễn

Một trong những nội dung chủ yếu của môn GDCD lớp 10 phần “Công

dân với đạo đức” là giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản: một số phạm

trù cơ bản của đạo đức học, các yêu cầu cơ bản của người công dân Việt Namtrong thời kì Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa như: công dân với tình yêu, hônnhân, gia đình; công dân với cộng đồng; công dân với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Góp phần hình thành cho HS có khả năng đánh giá được các

Trang 8

hành vi hiện tượng đạo đức trong đời sống xã hội, biết tự điều chỉnh bản thânphù hợp các chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Với mục tiêu, nội dung dạy học môn GDCD lớp 10, chúng tôi thấy rằng,phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề là hai phương pháp quantrọng, hoàn toàn phù hợp trong dạy học môn GDCD lớp 10 Tuy nhiên, trongthực tế thì mới sử dụng từng phương pháp chứ chưa thể hiện rõ sự kết hợp nêndẫn đến tình trạng giờ học nặng nề, buồn tẻ, kém hiệu quả Vì vậy, việc nghiêncứu sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đềkhông chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn, góp phầnvào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng giáo viên là người

tổ chức, điều hành, cố vấn cho học sinh thực hiện Chính vì lí do trên đây, đã

khiến tác giả chọn vấn đề: “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp

10 ở trường Trung học phổ thông hiện nay” (Qua khảo sát tại trường THPT

Dân tộc nội trú Quỳ Châu, Nghệ An)

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong lịch sử, đã từng xuất hiện tư tưởng coi trọng vai trò của người học,

xem người học là chủ thể trong quá trình học, tiêu biểu là tư tưởng giáo dục củanhà giáo dục vĩ đại Khổng Tử Vấn đề đổi mới PPDH lấy người học làm trungtâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học cũng đã vàđang được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục trên thế giới và ViệtNam bàn đến, đặc biệt là trong những năm gần đây

Từ những năm cuối của thế kỉ XX, thế giới đã có rất nhiều nhà giáo dụcquan tâm nghiên cứu về vấn đề này Có thể kể ra một số tên tuổi tiêu biểu như:L.V.Reebroa, P.M Erdonier hay I.F Khalarmov… Trong đó, I.F Khalarmov –nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại đã để lại cho chúng ta một công trình khoa học có

giá trị là “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” (gồm 2 tập) Trong

Trang 9

tác phẩm này ông đã chỉ ra rằng: “Tri thức trở thành kiến thức thực sự khi HSchiếm lĩnh nó bằng sức lao động, sáng tạo của mình” [23; 13].

Những năm gần đây ở nước ta đã có rất nhiều công trình khoa học củanhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà giáo dục đề cập đến vấn đề này dưới nhiều góc

độ và khía cạnh khác nhau Cụ thể:

- Nhóm sách, tài liệu tham khảo viết về việc vận dụng các PPDH trong quá

trình giảng dạy GDCD nhằm đạt hiệu quả cao trong QTDH như: “Phương pháp

giảng dạy giáo dục công dân” của Vương Tất Đạt (Nxb Đại học sư phạm Hà

Nội I, 1994), “Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức và giáo dục công

dân” của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998), “Góp phần dạy tốt, học tốt môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông” do tác

giả Nguyễn Đăng Bằng làm chủ biên (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001) Ở nhóm tàiliệu này, các tác giả chỉ chú trọng đến các PPDH truyền thống mà ít đề cập đếnviệc vận dụng các PPDH tích cực vào trong quá trình dạy học bộ môn nhằmnâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học môn GDCD nói chung

- Nhóm luận văn nghiên cứu việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảngdạy một phần cụ thể của chương trình GDCD lớp 10: Luận văn thạc sĩ của Trần

Thị Hồng: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học giáo dục

công dân lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Đông Sơn I, tỉnh Thanh Hóa”

(2006); Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Minh: “Kết hợp phương pháp dạy học

truyền thống với phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 – phần thứ nhất” (Qua thực tế các trường THPT

Hải Phòng) (2007); Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Ngân: “Vận dụng

các phương pháp dạy học tích cực trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” ở trường THPT hiện nay” (Qua thực tế một số trường THPT tỉnh Nghệ An) (2008); Luận văn thạc sĩ của Nguyễn

Văn Vinh: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần

“Công dân với đạo đức” chương trình GDCD lớp 10 nhằm nâng cao nhận thức

Trang 10

của học sinh THPT về các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc” (2010);

Luận văn của thạc sĩ của Phạm Thị Nga : “Đổi mới phương pháp dạy học theo

hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong phần “Công dân với đạo đức”

ở trường THPT hiện nay (2010).

Nhóm công trình này đã chỉ ra được quan niệm về phương pháp dạy họctích cực, các phương pháp dạy học tích cực cụ thể, những đặc trưng của cácPPDH tích cực, đặc biệt đã đưa ra được một số quy trình và điều kiện vận dụngcác PPDH tích cực vào một số bài cụ thể trong chương trình GDCD lớp 10

- Nhóm các bài viết trên báo và tạp chí có liên quan đến vấn đề này: “Một

vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường THPT ở nước ta”

của tác giả Trần Kiều, Tạp chí Nghiên Cứu Giáo Dục, số 5 (1995); “Phương

pháp và tư liệu giảng dạy môn Giáo dục công dân” của tác giả Lê Đức Quảng

và Phan Trọng Luận, Tạp chí Khoa học Giáo Dục, số 65 (1998) Nhóm các bàiviết này mới chỉ ra được cách thức và hướng dẫn QTDH bộ môn GDCD để đạthiệu quả cao chứ chưa đề cập đến vấn đề kết hợp phương pháp thuyết trình vớiphương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD

Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều có ý nghĩa tolớn đối với việc kế thừa trong việc vận dụng các phương pháp dạy học mônGDCD lớp 10 Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trìnhnghiên cứu khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể vềviệc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề nhằm nâng

cao chất lượng dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình GDCD lớp

10 ở trường THPT Vì vậy, bản thân tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình

là: “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường Trung học phổ thông hiện nay” (Qua khảo sát tại trường THPT DTNT Quỳ Châu, Nghệ

An)

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 11

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra các giải pháp để kết hợpphương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề nhằm nâng cao chất

lượng dạy học phần “Công dân với đạo đức” chương trình GDCD lớp 10 ở

trường THPT

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên thì luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình

với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm dạy học một số bài trong phần “Công dânvới đạo đức” môn GDCD lớp 10 tại trường THPT DTNT Quỳ Châu

- Xây dựng quy trình và đề ra một số giải pháp kết hợp phương pháp thuyết

trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”.

Vì vậy, bản thân tôi đã lựa chọn đề tài nêu trên với mong muốn góp phần nhỏ bévào quá trình đổi mới PPDH hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu việc kết hợp phương pháp thuyết trình với

phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn

GDCD lớp 10 ở trường THPT hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp thuyết trình

kết hợp với phương pháp nêu vấn đề trong một số bài cụ thể thuộc phần “Công

dân với đạo đức” – Phần II chương trình GDCD 10 (Qua khảo sát, điều tra,

thực nghiệm sư phạm tại trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An)

5 Giả thuyết khoa học

Trang 12

Nếu triển khai đồng bộ các giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp nêu vấn đề thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học phần

“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT

6 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Cơ sở lí luận

Đề tài dựa trên quan điểm lập trường cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam vềgiáo dục đạo đức

Đề tài dựa trên cơ sở nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK), sáchgiáo viên (SGV), sách thiết kế bài dạy, sách phương pháp dạy học môn giáo dụccông dân ở trường trung học phổ thông, sách hướng dẫn bồi dưỡng giáo viêngiảng dạy môn GDCD và các văn bản chỉ đạo quá trình dạy học của Bộ Giáodục & Đào tạo

Đề tài kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học giáodục ở trong và ngoài nước

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài quán triệt nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, trong quá trình thực hiện tác giảcòn kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như:

- Phương pháp lôgic

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp trao đổi, khảo sát thăm dò ý kiến giáo viên

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài về việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêuvấn đề nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phát huy tínhnăng động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, tạo niềm vui, hứng thú tronghọc tập của học sinh

Trang 13

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu vàgiảng dạy môn GDCD.

Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD ngày càng đạthiệu quả cao hơn

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết

trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”.

Chương 2: Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thuyết trình với

phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn

GDCD lớp 10 ở trường THPT DTNT Quỳ Châu, Nghệ An

Chương 3: Quy trình và một số giải pháp kết hợp phương pháp thuyết trình

với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”.

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC”

1.1 Những vấn đề lí luận chung về phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề

Trang 14

1.1.1 Phương pháp thuyết trình

1.1.1.1 Khái niệm phương pháp thuyết trình

* Quan niệm về phương pháp thuyết trình

Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học (PPDH) trong đó giáoviên sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho học sinh hệ thốngthông tin về nội dung học tập Học sinh tiếp nhận hệ thống tri thức đó từ giáoviên và xử lí tùy theo tính chủ thể của người học và yêu cầu của người dạy

Thuyết trình là PPDH ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn là một trong nhữngphương pháp được sử dụng khá phổ biến Phương pháp này được sử dụng hầunhư ở tất cả các môn học trong trường THPT, nhất là các môn khoa học xã hội.Đối với môn GDCD, nó giữ vai trò rất quan trọng Trong dạy học, giáo viên chỉtruyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản và thiết thực, song để HS có thể lĩnhhội được những tri thức trừu tượng của môn học này một cách có hệ thống, mộtmặt giáo viên phải giảng dạy những nội dung cơ bản trong SGK, mặt khác còn

mở rộng có giới hạn tri thức sao cho HS tiếp thu tri thức liên tục Tri thức trước

là tiền đề, cơ sở để tiếp thu tri thức sau Tri thức sau bổ sung, củng cố tri thứctrước và cuối cùng HS lĩnh hội đầy đủ, có hệ thống tri thức của bộ môn Nhưvậy, chỉ trong một thời gian ngắn với PPDH thuyết trình giáo viên có thể cungcấp cho HS một khối lượng tri thức lớn và HS có thể lĩnh hội khối lượng tri thức

đó một cách có hệ thống theo một logic chặt chẽ

* Các loại thuyết trình: Phương pháp thuyết trình bao gồm thuyết trình kể

chuyện, thuyết trình giảng giải và thuyết trình diễn giảng

- Thuyết trình kể chuyện: Kể chuyện là một hình thức của phương pháp

thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lời nói biểu cảm và các thao tác dẫn dắthọc sinh tiếp cận và làm nổi bật nội dung của tri thức cần truyền thụ

- Thuyết trình giảng giải: Giảng giải là một hình thức của phương pháp

thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lời nói để giải thích HS hiểu các khái niệm,

Trang 15

phạm trù, quy luật và sự vận dụng chúng Giảng giải thường được sử dụng khigiảng tri thức mới

- Thuyết trình diễn giảng: Diễn giảng là một hình thức của phương pháp

thuyết trình trong đó tri thức được truyền thụ theo một hệ thống logic chặt chẽbao gồm khối lượng tri thức lớn và thực hiện trong thời gian tương đối dài thôngqua lời giảng của giáo viên Diễn giảng thường được áp dụng đối với những bài

có nội dung tri thức phức tạp, khó, trừu tượng và khái quát cao

1.1.1.2 Ưu điểm của phương pháp thuyết trình

Đây là PPDH dễ thực hiện, không đòi hỏi bất cứ phương tiện nào đối vớigiáo viên Với cách diễn đạt lưu loát, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với lôgic nhậnthức và trình độ của HS, phương pháp thuyết trình trong khoảng thời gian ngắn(1 tiết học) đã giúp giáo viên chuyển tải đến HS một khối lượng thông tin cầnthiết, cô đọng theo một cấu trúc lôgic chặt chẽ, phản ánh nội dung môn học màgiáo viên đã chắt lọc được từ kho tàng tri thức của nhân loại Đây là điểm mạnhcủa phương pháp thuyết trình mà những PPDH khác không dễ gì có được

Phương pháp thuyết trình giúp người dạy trình bày một lượng kiến thứclớn mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa theo một hệ thống logic mà ngườihọc khó có thể tự mình tìm hiểu được một cách nhanh chóng và sâu sắc Thôngtin trong SGK mà HS đọc thường lạc hậu hơn sự phát triển hiện tại của những trithức này trong thực tế Do đó nếu sử dụng phương pháp thuyết trình tốt sẽ cungcấp cho HS những thông tin cập nhật, chưa kịp trình bày trong SGK từ nhữngnguồn tài liệu khác nhau mà HS phải mất nhiều thời gian, công sức mới tìm hiểu

và tổng hợp được

Thuyết trình là giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và HS, vì vậy khi thuyếttrình giáo viên có thể thường xuyên thay đổi các biện pháp, các thủ thuật thuyếttrình và điều chỉnh lại nội dung tri thức cho phù hợp với đối tượng HS Thái độ

và lòng nhiệt tình của giáo viên khi thuyết trình có vai trò quan trọng trong việctruyền cảm hứng và sự nhiệt tình, sáng tạo cho HS Cho nên không ít HS sau khi

Trang 16

tốt nghiệp THPT có nguyện vọng, hứng thú với nghề dạy học hoặc say mênghiên cứu các lĩnh vực khoa học của bộ môn

Trong thực tế học sinh rất khó định hướng khi tìm hiểu và nghiên cứuSGK, tài liệu môn học, vì vậy bài thuyết trình của giáo viên có thể giúp HS địnhhướng và nhận thức khi đọc tài liệu Với phương pháp thuyết trình, người dạy sửdụng ngôn ngữ, hành động, cử chỉ cùng các thao tác sư phạm có tác dụng lôicuốn, kích thích người học tập trung chú ý, phát triển tư duy, lĩnh hội tri thứcmột cách có hệ thống và có ý thức Phương pháp thuyết trình giúp người dạykhông chỉ sử dụng ngôn ngữ nói của mình tác động trực tiếp đến học sinh màvới tư cách mẫu mực, với những hành vi, cử chỉ, thể hiện thái độ, niềm tin,phẩm chất nhân cách của người thuyết trình sẽ có tác động mạnh mẽ đến tâm tư,tình cảm, đến suy nghĩ và hành động đúng đắn của người học

Phương pháp thuyết trình còn cho phép người dạy truyền đạt được mộtkhối lượng thông tin khá lớn cho nhiều người học trong cùng một thời điểm nêntính hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực rộng lớn cho

xã hội Đồng thời PPTT cũng phù hợp với điều kiện có số đông người họcnhưng nghèo nàn, thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học Ngoài ra,các bài thuyết trình cũng cung cấp cho người học khuôn mẫu về phương phápnhận thức, phương pháp tổng hợp, phân tích, cấu trúc tài liệu học tập, giúpngười học có được phương pháp tự học

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH theo hướng hiện đạinhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; mặc dù PPTT làphương pháp tiêu biểu cho hệ thống PPDH truyền thống nhưng với những ưuđiểm nổi bật vừa trình bày ở trên thì PPTT vẫn phát huy hiệu quả của nó nhất là

ở các môn khoa học xã hội

1.1.1.3 Hạn chế của phương pháp thuyết trình

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, PPTT cũng có những hạn chế nhất định.Hạn chế cơ bản của PPTT là làm cho người học ít có cơ hội phát huy tính tích

Trang 17

cực, chủ động, sáng tạo của HS Vì khi thực hiện PPTT, người học thường chỉthực hiện nhiệm vụ lắng nghe, ghi chép và tiếp thu một cách thụ động các kiếnthức mà người dạy cung cấp, từ đó người học mau chóng mệt mỏi, chán nản,buồn ngủ Hơn nữa, sử dụng PPTT làm hạn chế khả năng tư duy độc lập của HS.Kiến thức truyền thụ một chiều từ giáo viên, giáo viên là người chịu trách nhiệmduy nhất về sự thành công và chất lượng của bài giảng, điều này làm cho họcsinh dễ ỷ lại vào giáo viên như không tích cực suy nghĩ, đưa ra các quan điểmcủa mình về những vấn đề được học.

Nếu lạm dụng phương pháp thuyết trình, coi đó là phương pháp duy nhất

và sử dụng lâu dài thì: Giáo viên sẽ thu được ít thông tin phản hồi từ HS dothuyết trình là PPDH chủ yếu truyền thụ một chiều Vì là độc thoại (thầy giảng,trò nghe) nên HS dễ bị rơi vào trạng thái thụ động, phải cố gắng tập trung lắngnghe để hiểu, ghi chép bài nên thần kinh bị ức chế dễ gây mệt mỏi Tạo thóiquen thụ động, chờ đợi thầy giảng, thích nghe hơn là thích đọc, ngại tìm tòi,nghiên cứu và tất yếu không thể có chất lượng học tập tốt được Ngược lại, cónhững vấn đề giáo viên không giảng giải rõ ràng vì cho rằng điều đó quá dễhiểu, các em đã hiểu rõ Trong lúc các em rất cần sự giảng giải càng chi tiết càngtốt về đơn vị kiến thức ấy Học sinh ít có cơ hội trình bày quan điểm của mìnhcũng là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kĩ năng giao tiếp của các em Sửdụng phương pháp thuyết trình còn hạn chế ở chỗ người học có thể lưu trữ được

ít thông tin Vì học sinh không thể nhớ hết những gì mà giáo viên trình bày Cácnghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh rằng tỉ lệ lưu giữ thông tin trong trínhớ học sinh sau 03 ngày là 10% nếu sử dụng phương pháp bằng lời, 20% nếu

sử dụng hình ảnh trực quan, 70% nếu kết hợp cả lời nói và hình ảnh, 80% nếukết hợp cả lời nói, hình ảnh và hành động Còn nếu để học sinh tự phát hiện thì

tỉ lệ lưu giữ thông tin là 90%

Chính vì những nhược điểm này nên hiện nay có nhiều quan điểm phủnhận phương pháp thuyết trình, thậm chí còn muốn loại trừ nó ra khỏi hệ thống

Trang 18

PPDH trong nhà trường Đây là những quan điểm cực đoan, bởi vì dạy học vẫnrất cần sử dụng phương pháp thuyết trình đặc biệt với những nội dung tri thứcmang tính lí luận, đòi hỏi phải có sự phân tích, so sánh, phê phán các quan điểm

để bày tỏ chính kiến hoặc cảm xúc cá nhân “Trong thực tế nhiều bài thuyếttrình của giáo viên đã để lại những ấn tượng lớn, ảnh hưởng lâu dài đến HSkhông những về giá trị học thuật, phương pháp nhận thức mà còn cả về tình cảmđạo đức và tâm huyết nghề nghiệp Đây là điều mà không ai có thể phủ nhận” [15; 128-131]

Như vậy, với PPTT nội dung của bài dạy sẽ có tính hệ thống, tính logiccao, người dạy chủ động được thời gian Song nếu quá đề cao người dạy thì khi

sử dụng PPTT, người học thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn

tẻ, kiến thức thiên về lí luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của người học, do

đó kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế, cũng như vận dụngkinh nghiệm sống của bản thân để làm rõ thêm những nội dung của bài học sẽ bịhạn chế

1.1.2 Phương pháp nêu vấn đề

1.1.2.1 Khái niệm phương pháp nêu vấn đề

* Quan niệm về phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD

Theo các nhà nghiên cứu tâm lí, con người chỉ tích cực tư duy khi họ rơivào hoàn cảnh có vấn đề, khi phải tìm cách thoát khỏi tình huống đang làm cảnbước trong nhận thức hoặc trong thực tế của họ Hoàn cảnh có vấn đề nảy sinhkhi con người phát hiện các mâu thuẫn trong lí thuyết hay thực tế, với phươngpháp tư duy cũ, với kinh nghiệm và những tri thức đã có họ không thể giải quyếtđược, làm cho họ rơi vào trạng thái tâm lí đặc biệt, thôi thúc họ đi tìm cách giảiquyết Đây chính là cơ sở nảy sinh lí thuyết dạy học nêu vấn đề

PPDH nêu vấn đề là PPDH, trong đó giáo viên tạo ra các tình huống mâuthuẫn, đưa HS vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi, khám phá, từ đó hướng dẫn,

Trang 19

khích lệ HS tìm cách giải quyết để nắm được kiến thức, phát triển trí tuệ và thái

độ học tập

Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranhgay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thựctiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinhdoanh Vì vậy, tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đềgặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồngkhông chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải được đặt ra như một mục tiêu giáodục và đào tạo

Phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD ở trường THPT xuấtphát từ bản thân chính bộ môn Là một bộ môn trang bị cho HS những tri thức

cơ bản và thiết thực về thế giới quan khoa học, nhân sinh quan, phương phápluận, phương pháp tư duy khoa học, với những tri thức trừu tượng và khái quátcao, môn GDCD đòi hỏi phải có phương pháp truyền thụ và lĩnh hội có hiệu quảnhất Một trong những PPDH đó là phương pháp dạy và học nêu vấn đề HS sẽnắm vững, hiểu sâu và rộng tri thức khi biết tự mình đặt ra và giải quyết vấn đềcùng với giáo viên và dưới sự hướng dẫn của giáo viên Đồng thời đây cũng làbước HS cần chuẩn bị cho mình những tri thức trước khi bước vào cuộc sống sôiđộng, luôn luôn biến đổi, buộc họ phải tư mình tìm hiểu, đặt ra và giải quyết vấnđề

* Các hình thức của PPDH nêu vấn đề

Tùy theo nội dung kiến thức cụ thể của từng bài giảng và trình độ, nănglực tiếp thu tri thức của HS, giáo viên vận dụng phương pháp nêu vấn đề ởnhững hình thức như sau: trình bày nêu vấn đề, tìm tòi bộ phận (từng phần), nêuvấn đề toàn bộ (toàn phần)

- Trình bày nêu vấn đề

Đây là mức độ thấp nhất trong dạy học nêu vấn đề Hình thức này được

sử dụng khi cần phải truyền thụ kiến thức trừu tượng và khái quát cao, hoàn toàn

Trang 20

mới đối với HS, những thuật ngữ khoa học HS nghe thấy, nhưng chưa có mộtchút hiểu biết nào về chúng.

- Tìm tòi bộ phận

Trong mỗi bài giảng bao gồm nhiều đề mục, mỗi đề mục lại bao gồmnhiều mục nhỏ Các đề mục và các mục nhỏ có liên quan chặt chẽ với nhau, tạothành một bài giảng trọn vẹn với kết cấu logic xác định

- Nêu vấn đề toàn bộ

Đây là hình thức có mức độ cao nhất trong PPDH nêu vấn đề Ở hình thứcnày, dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt khéo léo của giáo viên HS tự mình giải quyếttoàn bộ một vấn đề nêu ra trong bài giảng

1.1.2.2 Ưu điểm của phương pháp nêu vấn đề

Cung cấp môi trường sư phạm lí tưởng cho HS tổ chức các hoạt động họctập của mình Trong môi trường đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên HS đượctrực tiếp làm việc với đối tượng học tập (tri thức khoa học), tự mình nghiên cứu,bóc tách nội dung học tập thông qua các tình huống

HS tiếp nhận nội dung bài học gắn với những tình huống cụ thể, điển hìnhtheo nguyên tắc: tôi nghe thì tôi nhanh quyên, tôi nhìn thì tôi nhớ và tôi làm thìtôi nhanh hiểu

Tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năngvận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác vào việc giải quyết các vấn

đề trong học tập và trong các lĩnh vực khác cho HS Phát triển cho HS kĩ năngthích ứng trong các tình huống khác nhau (đây chính là mục tiêu của dạy họchiện đại) Nâng cao lòng tin vào khả năng của bản thân trong việc giải quyết cáctình huống học tập cũng như đời sống hiện thực Tăng cường hiểu biết và sự hợptác giữa các thành viên trong nhóm thông qua việc hợp tác để giải quyết tìnhhuống

Trong dạy học nêu vấn đề cần lưu ý nêu được vấn đề cần nghiên cứu: cóthể là một câu hỏi, một tình huống, một trạng thái, một nghịch lí mà ở đó cần có

Trang 21

lời giải đáp Có phương hướng giải quyết một cách đơn giản, dễ hiểu để họcsinh dễ dàng tiếp thu Tình huống có vấn đề không phải là vấn đề mà đó là mộttrạng thái tâm lí xuất hiện đối với người học, tình huống đó tạo ra được sự tò

mò, hứng thú, lôi cuốn đối với người đang tiếp thu nó (người nghe) Tình huống

đó phải đặt ra được câu hỏi, có hướng giải quyết của chủ thể và có nhiều cáchnhư thuyết trình vấn đề, mô tả vấn đề, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời Giúpngười học biết vận dụng phương pháp để giải quyết, sắp xếp vấn đề phù hợp

Tình huống có vấn đề phải tạo ra niềm tin và kích thích tính tích cực,hứng thú giải quyết vấn đề của học sinh Khi nêu ra những tình huống thực tế,giáo viên cần diễn đạt một cách có logic dưới dạng mâu thuẫn chưa được giảiquyết Tình hống đưa ra phải gần gủi, quen thuộc với học sinh, mặt khác cáchđặt vấn đề phải mới (theo phương châm vấn đề mới của những sự kiện khôngmới; suy nghĩ mới về những điều không mới) và nhất thiết phải chú ý tới nguyên

lí về sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn Giáo viên có thể nêu ra những luậnđiểm, những nhận định đối lập nhau

1.1.2.3 Hạn chế của phương pháp nêu vấn đề

Xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học là việc khó, không phảigiáo viên nào cũng làm được Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệmchuyên môn, có trình độ sâu rộng và am hiểu những vấn đề thực tế liên quan đến

bộ môn

Nếu giáo viên tổ chức lớp học không tốt sẽ mất rất nhiều thời gian, lãngphí thời gian học tập vì HS tốn nhiều thời gian để giải quyết tình huống và rút racác tri thức cần thiết

Học sinh dễ bị lạc hướng trong quá trình giải quyết tình huống, dễ nản chíkhi gặp tình huống khó hoặc không nhiệt tình khi gặp tình huống thiếu đi tínhhấp dẫn Chưa kể đến những tình huống khó thực hiện do tốn kém kinh phí

1.2 Sự cần thiết phải kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn giáo dục công dân

Trang 22

1.2.1 Một số vấn đề lí luận chung về việc kết hợp các phương pháp dạy học

Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, do vậy trong quátrình dạy học cần phải lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với nội dungcủa từng phần, từng bài; đồng thời các phương pháp đó phải hỗ trợ cho nhautrong quá trình dạy học Muốn làm được điều đó, giáo viên cần hiểu rõ mối quan

hệ giữa mục đích dạy học và phương pháp dạy học; giữa nội dung và PPDHcũng như mối quan hệ giữa các phương pháp dạy học với nhau

1.2.1.1 Mối quan hệ giữa mục đích dạy học và phương pháp dạy học

Đất nước ta đang trong thời kì Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải

có những con người lao động có chất lượng cao, năng động, sáng tạo, có đủ sứcgiải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước và đó cũng

là nhiệm vụ đặt ra đối với giáo dục và đào tạo ở nước ta Chính vì vậy, mục đíchcủa dạy học ngày nay là phải: tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững hệ thốngtri thức khoa học và hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tương ứng; tổ chức, điều khiểnngười học hình thành và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là nănglực tư duy sáng tạo về các phẩm chất, thói quen và hành vi đạo đức Để đạt đượcmục đích đó, tất yếu trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tiến hành đổi mớiPPDH

Xuất phát từ yêu cầu về lí luận và thực tiễn, Đảng và nhà nước ta xác địnhđổi mới PPDH là một trong những chủ trương lớn nhằm thực hiện mục tiêu đổimới giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thế hệ trẻ Chủ trươngnày đã được thể hiện rõ trong nhiều văn bản quan trọng như: Nghị quyết 4 của

TƯ Đảng khóa VII đã xác định phải khuyến khích tự học, áp dụng PPDH hiệnđại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải đổi mới phương pháp giáodục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạocủa người học Nghị quyết số 40 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới

Trang 23

chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định phải đổi mới chương trình SGK

và PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ

Định hướng đó đã được pháp chế hóa trong Điều 28, khoản 2 – Luật Giáodục 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh” [18; 30]

Định hướng trên nhấn mạnh đến việc phát huy tính tích cực, khả năng tựhọc, phương pháp tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, hứng thú họctập của học sinh Do đó, vấn đề đặt ra là phải tìm những phương pháp, kết hợpcác phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng bộ môn để đạtđược mục đích đó Đây chính là trách nhiệm của những người làm công tác giáodục mà trực tiếp là giáo viên trực tiếp dạy học ở các bộ môn cụ thể

1.2.1.2 Mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp

Trong quá trình dạy học thì việc quan trọng nhất là làm thế nào để truyềnđạt kiến thức cho HS một cách có hiệu quả, đó là một trong những mục đích màquá trình dạy học hướng tới Do vậy, việc xác định phương pháp sao cho phùhợp với nội dung giữ vai trò quyết định vì giữa nội dung và phương pháp có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Mối quan hệ giữa nội dung và phương pháp đượcnghiên cứu từ rất sớm, chúng tôi xin trình bày một số hướng tiếp cận về mốiquan hệ đó làm cơ sở để thực hiện kết hợp nhiều phương pháp trong quá trìnhdạy học nhằm truyền đạt những đơn vị kiến thức khác nhau trong cùng một bài

Hướng tiếp cận thứ nhất là: Phương pháp là hình thức vận động của nộidung sự vật Theo quan điểm này, mỗi sự vật đều có bản chất của nó và được thểhiện qua hình thức nhất định Do đó, mỗi sự vật đều có phương pháp vận độngriêng Vận dụng cách tiếp cận này vào quá trình dạy học cho thấy mỗi nội dungdạy học có một phương pháp dạy học đặc thù, mang lại hiệu quả nhất định mà

Trang 24

không có PPDH nào thay thế được Cho nên không thể nói rằng phương phápnày tốt, phương pháp kia không tốt mà phải xác định với nội dung này thìphương pháp nào là phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất Từ sự phân tích,chúng tôi thấy rằng để có thể xác định và sử dụng phương pháp dạy học tốttrước hết phải trả lời câu hỏi dạy cái gì sau đó mới đến câu hỏi dạy như thế nào.Phương pháp dạy học phải phù hợp với nội dung dạy học, sự thay đổi nội dungdẫn đến sự thay đổi phương pháp dạy học.

Hướng tiếp cận thứ hai là: Phương pháp là cách thức, là con đường, làphương tiện để đạt tới mục đích nhất định Với quan điểm này, phương pháp cótính độc lập tương đối với nội dung sự vật Hệ quả từ cách tiếp cận này là cónhiều phương pháp triển khai một nội dung dạy học, trong đó có một phươngpháp tốt nhất Vì thế, muốn đạt kết quả cao trong dạy học phải trả lời được câuhỏi: dạy nội dung này có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện nào?Phương pháp, phương tiện nào là tối ưu nhất để chuyển tải nội dung đó đến chohọc sinh

Như vậy, “Phương pháp dạy học cũng xuất phát từ tính khách quan của nó

Nó không phải là hình thức bên ngoài của nội dung Nó phải xuất phát từ nộidung, từ những đặc trưng của tri thức môn học mà có một phương pháp truyềnđạt phù hợp” [4; 8]

Mặc dù việc lựa chọn phương pháp phải xuất phát từ nội dung, tuy nhiênkhông được quá cứng nhắc, cần linh động trong việc lựa chọn cũng như kết hợpcác phương pháp để truyền tải những nội dung cần thiết, bởi vì nội dung nào thìphương pháp nấy, không có phương pháp nào là vạn năng ứng với mọi nộidung Trong quá trình dạy học, người dạy không thể không chú ý đến mối quan

hệ giữa nội dung và phương pháp vì quan hệ giữa nội dung và phương pháp làquan hệ cơ bản nhất, mỗi bài học có một nội dung khác nhau Nếu nội dung dễthì phải tăng tốc khi dạy học và sử dụng nhiều dạng hoạt động khác nhau Nếu

Trang 25

nội dung khó thì tốc độ dạy học phải chậm lại và dùng nhiều câu hỏi hoặc tổchức thảo luận

1.2.1.3 Mối quan hệ giữa các phương pháp

Xuất phát từ mối quan hệ giữa mục đích dạy học và nội dung cần truyềnđạt cho người học với PPDH; xuất phát từ thực tế mỗi phương pháp dạy học đều

có những ưu điểm và hạn chế riêng; đồng thời, trong mỗi bài học có rất nhiềuđơn vị kiến thức khác nhau không thể sử dụng đơn nhất một phương pháp Dovậy, để đảm bảo kiến thức cần truyền đạt nhất thiết chúng ta phải kết hợp nhiềuphương pháp dạy học khác nhau và tất nhiên các phương pháp được chọn để kếthợp phải phát huy tối đa ưu điểm trong những đơn vị kiến thức nhất định vàkhắc phục những hạn chế của phương pháp còn lại

Trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội trong đó có giáo dục Một yêu cầu đặt ra cho giáo dục

là làm như thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng đượcyêu cầu của tình hình mới, xuất phát từ thực tế đó những năm gần đây Bộ GD &

ĐT đã tiến hành đổi mới toàn diện nền giáo dục trong đó có đổi mới PPDH theohướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học Do vậy, bêncạnh những phương pháp dạy học truyền thống tiêu biểu như phương phápthuyết trình, đã xuất hiện những phương pháp dạy học theo hướng hiện đại nhưphương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề

Với xu thế của thời đại, chúng ta có thể khẳng định rằng, hệ thống phươngpháp dạy học truyền thống không thể đáp ứng được những yêu cầu mới của sựnghiệp giáo dục hiện đại tuy nhiên những PPDH hiện đại xuất hiện không phảichỉ do điều kiện kinh tế, khoa học hiện đại quy định mà còn có nguồn gốc từ sự

kế thừa, chọn lọc, phát triển những yếu tố tiên tiến của PPDH truyền thống Vìvậy, “Để hiện đại hóa PPDH, chúng ta cần nghiên cứu lại hệ thống PPDH truyềnthống Nghiên cứu phương pháp truyền thống để tìm ra ý tưởng tiên tiến của

Trang 26

người xưa, để tìm ra tính hợp lí của những biện pháp mà các thế hệ đi trước đãtổng kết, để tìm ra chỗ mạnh và chỗ hạn chế của nó để vận dụng thích hợp trongviệc thực hiện nhiệm vụ đào tạo của môn học ” [1; 23].

Theo các nhà nghiên cứu tâm lí, con người chỉ tích cực tư duy khi họ rơivào hoàn cảnh có vấn đề, khi phải tìm cách thoát khỏi những tình huống đanglàm cản bước trong nhận thức hoặc trong thực tế cuộc sống thực tế của họ Hoàncảnh có vấn đề nảy sinh khi con người phát hiện các mâu thuẫn trong lí thuyếthay trong thực tế, với phương pháp tư duy cũ, với kinh nghiệm và những tri thức

đã có họ không thể giải quyết được, làm cho họ rơi vào trạng thái tâm lí đặc biệt,thôi thúc họ đi tìm cách giải quyết Do đó, bên cạnh PPDH theo hướng truyềnthống cần kết hợp với PPDH theo hướng hiện đại để ngay khi ngồi trên nghếnhà trường THPT HS có ý thức chuẩn bị vào đời sống thích nghi hơn, thuận lợihơn Sự kết hợp các phương pháp dạy học trong một tiết dạy góp phần nâng caohiệu quả tiết dạy, hạn chế của PPDH này sẽ được mặt tích cực của PPDH kiakhắc phục từng bước hoàn thiện phương pháp dạy học Các PPDH có mối quan

hệ biện chứng với nhau Ví dụ: Phương pháp thuyết trình là tiền đề, là cơ sở líluận để phương pháp nêu vấn đề phát huy tác dụng, học sinh có nắm được líthuyết sẽ góp phần thực hành, giải quyết vấn đề tốt hơn Ngược lại, những kiếnthức thu được sau quá trình tự giải quyết vấn đề của học sinh sẽ góp phần hệthống hóa các lí thuyết đã học Sự phối hợp các PPDH làm cho tiết học khôngđơn điệu, không rập khuôn và tránh được sự tác động một chiều Tiết học đượckết hợp nhiều PPDH hợp lí sẽ tạo được không khí học tập sinh động hơn, kíchthích hứng thú học tập, khơi gợi tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo năngđộng của người học, góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho HS Vì vậy, sự kếthợp các PPDH trong tiết dạy là một tất yếu khách quan

1.2.2 Tính tất yếu khách quan của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10

Trang 27

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc đổi mới nội dung, chương trìnhSGK thì việc đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu để nâng cao chất lượngdạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh đặc biệt là đối với phần

“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10.

Tính tất yếu của việc đổi mới PPDH môn GDCD nói chung, kết hợp

phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn trong dạy học phần “Công

dân với đạo đức” nói riêng là do xuất phát từ thực trạng đổi mới PPDH của bộ

môn; mục tiêu của môn học; nội dung của phần “Công dân với đạo đức” và xuất

phát từ mối quan hệ giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề

và cả đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 10

Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng đổi mới PPDH của bộ môn GDCD hiện

nay Tại hội thảo đánh giá hiệu quả dạy học môn GDCD tháng 4/ 2009, Bộ GD

& ĐT đã có nhận định như sau: “Về phương pháp dạy học, giáo viên dạy GDCD

đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tuy nhiên, hiệntượng dạy học lệ thuộc vào SGK và SGV còn phổ biến Việc rèn luyện kĩ năng

và giáo dục thái độ, hành vi của HS trong dạy học GDCD thực hiện chưa đạtyêu cầu đề ra của chương trình” [6; 30]

Thực tiễn dạy học cho thấy, việc đổi mới PPDH bộ môn đã được quantâm thực hiện và bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định nhưng vẫn còntồn tại những hạn chế nêu trên là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.Nguyên nhân khách quan là do nội dung của bộ môn GDCD các khối lớp phầnnhiều là các khái niệm, chính sách, quy định pháp luật của nhà nước mang tínhkhái quát và đòi hỏi tính chính xác cao; do đó, việc hướng dẫn để HS có thể hiểuđược bài là vô cùng cần thiết, điều đó đòi hỏi vai trò của người giáo viên, tức làchúng ta cần phát huy những ưu điểm của phương pháp thuyết trình Bên cạnh

đó nội dung của một số bài thì quá dài và khó hiểu, thời lượng thì ít nên giáoviên khó có thể áp dụng các PPDH theo hướng đổi mới Hơn nữa trình độ của

HS không đồng đều cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho việc

Trang 28

đổi mới PPDH không đạt kết quả như mong muốn Cơ sở vật chất, trang thiết bị,đặc biệt là đồ dùng dạy học của môn GDCD ở một số trường nhất là các trường

ở vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện đổi mớiphương pháp theo hướng hiện đại nhằm phát huy tính tích cực tự giác của HS Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là một số giáo viên nói chung, giáo viêndạy bộ môn GDCD nói riêng có tâm lí rất ngại đổi mới vì muốn đổi mới PPDHthì đòi hỏi đầu tư rất nhiều do đó sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức Nhận thức

về đổi mới phương pháp của một số giáo viên còn chưa đầy đủ như cho rằng đổimới PPDH là loại bỏ hoàn toàn các PPDH truyền thống và chỉ sử dụng PPDHtheo hướng hiện đại hoặc đồng nghĩa đổi mới phương pháp với đổi mới phươngtiện, thiết bị dạy học, nên cho rằng khi có đầy đủ phương tiện, thiết bị dạy họchiện đại thì đã đổi mới được phương pháp Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta cầnphải nhanh chóng tìm ra những giải pháp phù hợp làm thay đổi cả nhận thức vàđẩy mạnh cả quá trình thực hiện đổi mới PPDH môn GDCD trong nhà trườngTHPT hiện nay

Thứ hai, xuất phát từ mục tiêu dạy học môn GDCD “Quá trình dạy học

môn GDCD là quá trình khai thác tiềm năng và phát triển tâm lực của HS, pháttriển tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của HS” [6;24] Muốn thực hiện được mục tiêu trên việc đổi mới PPDH theo hướng hiện đại

là yêu cầu tất yếu vì với các PPDH truyền thống thì người dạy vẫn giữ vai tròchủ đạo, người học chỉ có thể tiếp thu kiến thức một chiều, thụ động ghi nhớ lạinhững kiến thức đã được trình bày nên không thể phát huy được tính tích cực,sáng tạo của mình; do đó, hạn chế trong việc phát triển hoàn thiện bản thânngười học Hơn nữa, “Môn GDCD ở trường THPT không những trang bị cho

HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi HS mà còn hìnhthành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thóiquen phù hợp với những giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống; giúp HS có sựthống nhất cao giữa ý thức và hành vi” [6; 25] Đặc biệt, những tri thức phần

Trang 29

“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 nhằm trang bị cho HS THPT một

cách tương đối có hệ thống những tri thức cơ bản phổ thông thiết thực về đạođức và lối sống có đạo đức, về thời đại, về con người, về cộng đồng, về quátrình xã hội đang diễn ra trên thế giới và trên đất nước ta, về cuộc đấu tranh trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa cái tiến bộ và cái phản tiến bộ Vìvậy, yêu cầu đặt ra là phải làm như thế nào để phát huy tối đa năng lực hoạtđộng của học sinh, vận dụng những kiến thức các em đã được học vào cuộcsống, đồng thời áp dụng những kinh nghiệm, kiến thức mà các em có trong cuộcsống và được học từ môn học khác để hiểu bài dễ dàng hơn, khắc sâu kiến thức

đã học qua đó rèn luyện cho HS các kĩ năng cần thiết, góp phần tự hoàn thiệnmình hơn

Thứ ba, xuất phát từ nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD

lớp 10, có nhiệm vụ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản: một số phạmtrù cơ bản của đạo đức học, các yêu cầu cơ bản của người công dân Việt Namtrong thời kì CNH, HĐH như: công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình; côngdân với cộng đồng; công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đểgiúp HS hiểu được các nội dung đó, vận dụng kiến thức vào thực tiễn có hiệuquả thì đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của giáo viên Phương pháp thuyết trìnhđược coi là một trong những PPDH được xem là phù hợp và mang lại hiệu quảcao nhất trong việc giảng dạy hệ thống các khái niệm, đồng thời cũng qua đó cóthể phát huy được tối đa hiệu quả của phương pháp thuyết trình Tuy nhiên, nộidung kiến thức ở phần này không đơn thuần là kiến thức về đạo đức mà lànhững kiến thức đạo đức được nhìn từ góc dộ GDCD, gắn liền với thực tế cuộcsống Nên những kiến thức đã học HS hoàn toàn có thể hiểu và vận dụng đượcvào thực tiễn cụ thể của bản thân dưới sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên quaviệc tổ chức cho HS tham gia giải quyết những tình huống có vấn đề

Như vậy, trong phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 việc

kết hợp PPDH thuyết trình với PPDH nêu vấn đề là vô cùng cần thiết để vừa

Trang 30

truyền đạt kiến thức bộ môn, vừa phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo củahọc sinh.

Thứ tư, xuất phát từ mối quan hệ giữa phương pháp thuyết trình với

phương pháp nêu vấn đề Với những ưu điểm của phương pháp thuyết trình vàphương pháp nêu vấn đề chúng hỗ trợ cho nhau là cần thiết giúp phát huy ưuđiểm, khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp Muốn thực hiện được giờhọc nêu vấn đề và giải quyết tình huống có vấn đề một cách hiệu quả thì nhấtthiết phải có sự hỗ trợ của phương pháp thuyết trình để giới thiệu về tình huống,nghịch lí, bí ẩn hay vấn đề cần giải quyết Ngược lại, phương pháp nêu vấn đềcũng hỗ trợ rất nhiều cho phương pháp thuyết trình nhằm tích cực hóa hoạt độngnhận thức của học sinh Với phương pháp dạy học nêu vấn đề giáo viên có thểkhuyến khích HS tìm tòi, suy nghĩ, phát hiện vấn đề mới nhờ vậy HS hiểu và ghinhớ bài sâu sắc hơn, PPNVĐ giúp tiết học trở nên sinh động, thu hút được sựtham gia tích cực của HS Khắc phục được lối truyền đạt một chiều từ phíangười dạy của PPTT; tạo cơ hội cho HS tự tin, thoải mái trình bày hiểu biết, suynghĨ của mình về tình huống, nghịch lí có vấn đề Giúp học sinh rèn luyện kĩnăng diễn đạt suy nghĩ của mình về vấn đề được học một cách logic, phát huyđược kĩ năng giao tiếp ở học sinh, đồng thời qua đó hỗ trợ cho giáo viên trongviệc khái quát, kết luận vấn đề Kết quả thu được tri thức mới, cách thức hoạtđộng mới

Kết hợp PPTT với PPNVĐ góp phần đổi mới phương pháp thuyết trình.Lúc này phương pháp thuyết trình không đơn giản là sự truyền thụ tri thức màcòn được sử dụng để hướng dẫn học sinh cách thức làm việc, gợi ý một số tưliệu phục vụ cho quá trình học tập Đặc biệt là lời giảng của giáo viên trở nên cóhiệu quả, được học sinh chú ý tiếp thu khi làm nhiệm vụ lý giải, phân xử nhữngtranh luận về tình huống có vấn đề

Thứ năm, xuất phát từ đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 10 Cùng với sự

phát triển về mặt thể lực, tâm sinh lí, ở học sinh lớp 10 cũng có những thay đổi

Trang 31

về mặt tư duy: Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cáchđộc lập, chặt chẽ, có căn cứ và mang tính nhất quán hơn Đây là điều kiện thuậnlợi để chúng ta có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các emtrong học tập Bên cạnh đó, tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chấttập thể nhất, ở lứa tuổi này, các em có khuynh hướng làm bạn với bạn bè cùngtuổi, các em muốn tham gia vào các nhóm khác nhau để có thêm nhiều bạn bè.Điều đó rất thuận lợi cho việc triển khai và thực hiện phương pháp nêu vấn đề.

Vì vậy, việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề mộtcách hợp lí sẽ giúp các em phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của mình,nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khách quan Hơn nữa khả năng tư duycủa các em không đồng đều nên quá trình tranh luận, giải quyết vấn đề sẽ giúpcác em biết học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau để dần hoàn thiện khả năng tư duy của bảnthân Tuy nhiên, ở độ tuổi này HS rất hiếu động, muốn thể hiện mình và nhìnchung tư duy nhận thức, tâm sinh lí của các em cũng chưa hoàn thiện.Vì vậy, đểmang lại hiệu quả cao trong quá trình nêu vấn đề là rất cần có sự hướng dẫn, gợi

mở của giáo viên giúp HS tìm ra vấn đề mới Lúc này giáo viên với tư cách làngười “trọng tài”, “cố vấn” cho HS trên con đường chiếm lĩnh tri thức của nhânloại

1.2.3 Khái quát nội dung cơ bản của phần “Công dân với đạo đức”

Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ trở thànhnhững người Việt Nam phát triển toàn diện Đó sẽ là những người công dân laođộng trong tương lai phát triển cân đối hài hòa về tất cả các mặt: đức , trí, thể,

mỹ Họ sẽ là những người quyết định tương lai của đất nước, của dân tộc ta

Môn GDCD là môn học có vị trí rất quan trọng trong trường trung họcphổ thông cùng với các môn khoa học khác góp phần đào tạo HS thành nhữngngười lao động vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt độngthực tiễn, có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm đối với bảnthân, gia đình và xã hội Tuy nhiên, khác với các môn khoa học khác, môn

Trang 32

GDCD hình thành ở học sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức tốt đẹp củangười công dân tương lai, có thế giới quan khoa học nhân sinh quan tiên tiến, cóđạo đức trong sáng, ra sức thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng đúng đắncủa Đảng và Nhà nước, sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có ý thứctrách nhiệm cao đối với đất nước Nhiệm vụ của môn GDCD tùy thuộc vào từnggiai đoạn phát triển của lịch sử của loài người và của đất nước ta.

Trong giai đoạn hiện nay môn GDCD chương trình lớp 10 phần “Công

dân với đạo đức” có những nhiệm vụ cụ thể là: Trang bị cho HS THPT một

cách tương đối có hệ thống những tri thức cơ bản phổ thông thiết thực về đạođức và lối sống có đạo đức, về thời đại, về con người, về cộng đồng, về quátrình xã hội đang diễn ra trên thế giới và trên đất nước ta, về cuộc đấu tranh trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa cái tiến bộ và cái phản tiến bộ Gópphần bồi dưỡng cho HS phương pháp tư duy khoa học biết phân tích, đánh giácác hiện tượng xã hội theo quan điểm tiến bộ Hình thành những kĩ năng vậndụng tri thức đã học vào cuộc sống học tập, lao động, sinh hoạt, giúp HS địnhhướng đúng đắn về chính trị tư tưởng đạo đức trong các hoạt động xã hội, trongcuộc sống hiện tại và tương lai Giáo dục đạo đức cho con người có vai trò rất tolớn trong đời sống xã hội, và môn GDCD có đóng góp to lớn trong nhiệm vụ ấy

Môn GDCD lớp 10 phần “Công dân với đạo đức” có nhiệm vụ giúp học

sinh nắm được những kiến thức cơ bản: một số phạm trù cơ bản của đạo đứchọc, các yêu cầu cơ bản của người công dân Việt Nam trong thời kì Côngnghiệp hóa, Hiện đại hóa như: công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình; côngdân với cộng đồng; công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gópphần hình thành cho HS có khả năng đánh giá được các hành vi hiện tượng đạođức trong đời sống xã hội, biết tự điều chỉnh bản thân phù hợp các chuẩn mựcđạo đức tiến bộ Nhưng, phần giáo dục đạo đức chỉ có trong học kì 2 của lớp 10

là quá ít Theo chúng tôi, cái đó nên “xoáy” đều trong cả 3 năm học Nội dung

Trang 33

công dân với đạo đức ở lớp 10 có thể tách một phần sang lớp 11 như: công dânvới tình yêu, hôn nhân, gia đình hay một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.

Để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ của môn GDCD ở trường THPTnói chung và ở lớp 10 nói riêng đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức củanhững người làm công tác giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên trực tiếpgiảng dạy bộ môn này Họ phải biết sử dụng các PPDH phù hợp trong quá trìnhgiảng dạy để giảm đi sự nặng nề, khô khan nhàm chán, gây hứng thú cho họcsinh, khuyến khích học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức từ đó nâng caochất lượng, hiệu quả học tập bộ môn góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo conngười phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều học sinh giáo viên, phụhuynh coi đây là môn phụ Cô giáo giảng, học sinh nghe trên lớp “thấm” đượccái gì thì “thấm”, về nhà là “quẳng” sách vở, không xem lại Và môn này là mônkhông thi tốt nghiệp nên chỉ cần đủ điểm – đó là suy nghĩ của nhiều học sinh.Môn học có tên “Giáo dục công dân” – dường như bị quá sức trong sứ mệnh

“góp phần giáo dục con người toàn diện”, kể cả nội dung sách, chương trình học

và phương thức giảng dạy

1.3 Thực trạng của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Dân tộc nội trú Quỳ Châu hiện nay

1.3.1 Vài nét về trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Theo kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh Nghệ An, trường cấp 3 QuỳChâu được thành lập từ năm 1965 đóng tại xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu.Phạm vi chiêu sinh trong 3 huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong Đó là thờiđiểm giặc Mỹ leo thang bắn phá Miền Bắc ác liệt, huyện Quỳ Châu cũng nằmtrong tuyến lửa Lúc đầu mới thành lập trường cấp 3 Quỳ Châu chỉ có 2 lớp, 75học sinh, 7 giáo viên và một nhân viên văn thư Từ năm 1965 đến năm 1993,trường đã 9 lần di dời khẩn trương nhưng vẫn duy trì được chất lượng Trong

Trang 34

suốt gần 30 năm, chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tinh thần đoàn kếtnhất trí, vượt khó, vượt khổ Thầy trò đã đổ không biết bao công sức để làm lớphọc, đào hào, đắp luỹ tránh bom đạn, học tập và lao động bằng tinh thần quậtcường của những con người Việt Nam thời chống Mỹ

Năm 1993, trường chuyển về địa điểm hiện nay và đổi tên thành trườngTHPT Dân tộc nội trú Quỳ Châu Trường được giao nhiệm vụ là vừa đào tạohọc sinh bậc THPT cho toàn huyện, vừa tổ chức nuôi dạy các em diện dân tộcnội trú để sau này làm nguồn cán bộ cho huyện, xã và các thôn bản Từ đó đếnnay thầy và trò nhà trường luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao Được sự quantâm của Đảng và nhà nước, cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho dạy vàhọc được đầu tư ngày một đáp ứng yêu cầu của dạy và học Quy mô trường lớp

và số lượng học sinh tăng nhanh Chất lượng dạy và học có bước chuyển biến rõrệt Huyện chỉ có 1 trường THPT

Trong hơn 45 năm qua, nhà trường đã đào tạo lớp lớp con em đồng bàocác dân tộc huyện nhà trưởng thành đã và đang phục vụ khắp mọi miền của Tổquốc Nhiều người đã trở thành những nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nhà quản lí

và nhà doanh nghiệp giỏi Hầu hết các cán bộ huyện, xã và các ngành cấp huyệnhôm nay đều là học sinh cũ của trường trưởng thành Số còn lại trở về địaphương đều phát huy được vai trò nòng cốt trong các thôn bản Chúng tôi tự hàobởi mái trường là cái nôi của giáo dục miền núi cao vùng tây bắc của tỉnh Từchỗ cơ sở vật chất của trường là các lán tạm, số lượng lớp học và đội ngũ giáoviên chỉ đếm trên đầu ngón tay Thậm chí, những năm sau đó số lượng HS tăngnhưng tỉ lệ học sinh bỏ học lại rất cao, chiếm từ 5% đến 7%, do đời sống củangười dân còn quá khó khăn, đường sá xa xôi Nhiều em đi học cách nhà 50 km,người bản địa chủ yếu là dân tộc Thái Hạn chế về nhiều mặt, các em hay bỏ họcgiữa chừng, giáo viên phải đến từng nhà để vận động các em đi học

Thế mà hôm nay, trường đã có tới 42 lớp với 1850 học sinh và 109 người

là cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Cơ sở vật chất trường với 3 khu nhà cao

Trang 35

tầng khang trang sạch đẹp Một điều đặc biệt là trường có khu nội trú kí túc xárộng lớn cho học sinh và giáo viên ở xa, có hệ thống công trình phụ khép kín,môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, có hệ thống nhà bếp nấu ăn phục vụ cho cả

HS và giáo viên ở nội trú Điều đáng vui mừng là trong năm học 2010 – 2011vừa qua trường đạt nhiều kết quả rất đáng trân trọng và tự hào: HS giỏi tỉnh đạt17/18 số lượt em tham gia dự thi, chiếm tỉ lệ 94,4%; Tỉ lệ HS đậu tốt nghiệpTHPT đạt 98%; HS đậu vào các trường ĐH, CĐ chiếm 30%, trong đó có 3 emcao điểm nhất là 27,5 điểm, tỉ lệ HS bỏ học giảm xuống < 1%

Ghi nhận những cố gắng của thầy và trò trong hơn 45 năm qua trường đãvinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba Thủtướng Chính phủ tặng bằng khen, Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng bằng khen.UBND Tỉnh Nghệ An, Sở GD & ĐT Nghệ An, UBND huyện và các ban ngànhtặng nhiều giấy khen

Phát huy truyền thống của trường trong hơn 45 năm qua, hiện tại thầy vàtrò trường THPT DTNT Quỳ Châu đang ra sức cố gắng để nâng cao chất lượngdạy và học Tăng tỉ lệ HS khá, giỏi lên 30%, giảm tỉ lệ HS yếu, kém xuống <5%, phấn đấu HS giỏi tỉnh đạt 100% (Những em tham gia dự thi); HS vào Đạihọc, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đạt 35 – 40% Giảm tỉ lệ HS bỏ họcgiữa chừng xuống < 1% Nâng dần chất lượng và trình độ đội ngũ cán bộ, giáoviên, công nhân viên Huy động mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất vàcảnh quan trường học Xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao trong tập thể cán bộ,giáo viên, công nhân viên trong đơn vị Từng bước xây dựng Trường đạt tiêu chícủa Trường chuẩn Quốc gia

1.3.2 Những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 tại trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An hiện nay

Trang 36

Để tìm hiểu thực trạng của việc kết hợp phương pháp thuyết trình vớiphương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn giáodục công dân lớp 10, chúng tôi tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến của 482 HS và

04 giáo viên dạy học môn GDCD tại trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnhNghệ An hiện nay Những năm gần đây, do số lớp học sinh của nhà trường cótăng hơn so với trước, tuy nhiên do thực hiện giảm tải dẫn đến giảm tiết dạy của

bộ môn nên đội ngũ giáo viên dạy GDCD chỉ có 4 người, tất cả đều có trình độĐại học và được đào tạo đúng chuyên ngành Có thể nói chất lượng của đội ngũgiáo viên GDCD trường THPT DTNT Quỳ Châu có thể nói là cao so với mặtbằng chung của vùng miền Bởi tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên giỏi tỉnh chiếm 25%(1/4), giáo viên có trình độ thạc sĩ chiếm 50% (2/4), 3/4 (75%) giáo viên đã từng

có kinh nghiệm dạy học trên 10 năm Những điểm này sẽ tạo điều kiện thuận lợitrong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường

Bảng 1.1 B ng t ng h p ý ki n c a giáo viênảng tổng hợp ý kiến của giáo viên ổng hợp ý kiến của giáo viên ợp ý kiến của giáo viên ến của giáo viên ủa giáo viên

trả lời

Đồng ý

Số lượng Tỉ lệ%

1 Theo thầy (cô), việc đổi mới PPDH

đối với môn GDCD là:

Rất cần thiếtCần thiếtKhông cần thiết

4 100%

0 0%

0 0%

2 Thầy cô đã thực hiện việc đổi mới

PPDH theo hướng phát huy tính tích

cực của HS như thế nào?

Rất chủ độngChủ độngChưa chủ động

1 25%

3 75%

0 0%

3 Theo thầy (cô), đối với nội dung

phần “Công dân với đạo đức” thì

việc kết hợp linh hoạt giữa các

phương pháp là vấn đề:

Rất cần thiếtCần thiếtKhông cần thiết

2 50%

2 50%

0 0%

Trang 37

đức” không?

5 Trong dạy học phần “Công dân với

đạo đức”, việc thầy (cô) kết hợp

PPTT với PPNVĐ đã mang lại kết

quả như thế nào?

Rất tốtTốtChưa tốt

1 25%

2 50%

1 25%

6 Theo thầy (cô), kết hợp PPTT với

PPNVĐ trong dạy học phần “Công

dân với đạo đức” là việc làm:

Rất khó khănKhó khănĐơn giản

3 75%

1 25%

0 0%

7 Các lớp tập huấn chuyên đề đã phục

vụ như thế nào cho việc đổi mới

PPDH của thầy (cô)?

Rất hiệu quảHiệu quảKhông hiệu quả

0 0%

2 50%

2 50%

8 Thầy (cô) có thường xuyên dự giờ

đồng nghiệp để học hỏi kinh

nghiệm không?

Thường xuyênThỉnh thoảngChưa bao giờ

1 25%

3 75%

0 0%

[Nguồn: Tác giả điều tra tại trường THPT DTNT Quỳ Châu]

Với bảng số liệu trên, chúng tôi thấy rằng: Trên cơ sở các quan điểm chỉđạo đổi mới PPDH của Bộ GD & ĐT nói chung, Sở GD & ĐT tỉnh Nghệ An nóiriêng, bản thân giáo viên dạy học bộ môn GDCD ở trường THPT DTNT huyệnQuỳ Châu có nhận thấy việc đổi mới PPDH đối với bộ môn là cần thiết Đa sốcác giáo viên đã chủ động trong việc đổi mới PPDH, đặc biệt là việc kết hợp

PPTT với PPNVĐ trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” đã bước đầu

đem lại những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộmôn

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp ý kiến của học sinh

TT Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Đồng ý

Trang 38

trong các môn học mà em được

học?

Quan trọngKhông quan trọng

Gắn liền với thựctiễn

17 3,52%

55 11,41%

410 85,06%

4 Theo em, việc chuẩn bị bài ở nhà

trước khi đến lớp đối với môn

GDCD là:

Thường xuyênThỉnh thoảngChưa bao giờ

85 17,63%

270 56,01%

127 26,34%

5 Trong quá trình học môn GDCD,

em đã tham gia xây dựng bài

như thế nào?

Tích cựcChưa tích cựcThụ động

95 19,7%

275 57,05%

112 23,23%

[Nguồn: Tác giả điều tra tại trường THPT DTNT Quỳ Châu]

Theo kết quả điều tra, thăm dò ý kiến của 482 HS lớp 10 ở trường THPTDTNT Quỳ Châu thì có đến 96,47% HS trả lời rằng học tập môn GDCD ởtrường THPT là bổ ích và rất bổ ích Có 25,51% HS xác định môn GDCD có vịtrí quan trọng trong các môn được học và các em cũng thấy được những kiếnthức ở phần “Công dân với đạo đức” gắn liền với thực tiễn cuộc sống, chiếm tỉ

lệ 85.06% [số liệu ở bảng 1.2] Tuy số lượng HS tham gia xây dựng bài chưanhiều nhưng các em đã có sự chuẩn bị bài ở nhà để có thể tham gia học tậpnghiêm túc ở lớp đã cho thấy những kết quả đạt được ban đầu của việc kết hợpPPTT với PPNVĐ trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” Tất cả nhữngđiều đó đang đặt ra cho giáo viên dạy GDCD có tâm huyết với nghề cần còn

Trang 39

phải tiếp tục, không ngừng nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thực hiện việckết hợp PPTT với PPNVĐ có hiệu quả cao hơn.

1.3.2.1 Một số ưu điểm và hạn chế của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Trong những năm gần đây, PPDH môn GDCD phần “Công dân với đạo

đức” đã có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ GV sử dụng phương pháp

mới, phương pháp nêu vấn đề sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, chú ýđộng viên học sinh tích cực học tập, có tiết dạy còn cho học sinh đóng tiểu phẩmphục vụ nội dung dạy học, học sinh ứng thú hơn với môn học Trong phươngpháp dạy học nêu vấn đề học sinh được tranh luận về những tình huống, nhữngnghịch lí diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, từ đó trau dồi những tri thức về đạođức làm người; hình thành ở họ những lí tưởng, tình cảm, đạo đức trong sángcao đẹp; có lối sống lành mạnh; biết đồng cảm, yêu thương đồng loại; biết xácđịnh rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của một người công dân đối với gia đình, nhàtrường và xã hội Từ đó học sinh có thể ứng xử một cách đúng đắn trong cuộcsống hàng ngày với tư cách là một công dân chân chính, kiểu mẫu của một xãhội văn minh, hiện đại Để thực hiện tốt điều đó, đòi hỏi phải kết hợp vớiphương pháp thuyết trình để truyền đạt, diễn giảng kiến thức một cách logic,chặt chẽ

Tuy nhiên, do nội dung của chương trình lớn hơn so với lượng thời giancho phép Các thiết bị phục vụ cho môn học còn quá ít (đa số giáo viên tự sưutầm) Vẫn còn tình trạng học sinh xem đây là một môn học phụ nên chưa thực

sự quan tâm tới môn học Hơn nữa nhiều học sinh chỉ ngồi học một cách thụđộng, không tích cực tham gia vào các hoạt động học tập Khi được hỏi về mức

độ tham gia vào việc xây dựng bài trong quá trình học tập môn GDCD thì có tới57,05% HS trả lời là “chưa tích cực”, 23,23% trả lời là “thụ động”, chỉ còn19,7% HS trả lời là “tích cực”

Trang 40

Dạy môn GDCD nhiều người nghĩ là dễ nhưng để giờ dạy thực sự có hiệuquả, HS hiểu và vận dụng được kiến thức là một vấn đề không hề đơn giản chútnào Nó đòi hỏi người giáo viên phải soạn giáo án, phải chuẩn bị đồ dùng dạyhọc công phu, kĩ lưỡng Nếu giáo án truyền thống được thiết kế theo kiểu triểnkhai các đề mục của bài học, lấy việc triển khai nội dung bài học làm trọng tâm,thể hiện rõ vai trò trung tâm của người giáo viên với trách nhiệm chính là lotruyền đạt hết nội dung đã quy định trong chương trình SGK thì giáo án soạntheo hướng đổi mới là giáo án được thiết kế theo kiểu khai thác các hoạt động,lấy việc triển khai các hoạt động dạy – học làm cụ thể làm trọng tâm Trong giáo

án đổi mới thể hiện rõ giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học tậpcòn HS tự tìm tòi, nghiên cứu, khai thác tri thức một cách tích cực, chủ động,sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại Môn GDCD có ưu thế lớn trong việc thông qua truyền thụ tri thức để giáodục tư tưởng, tình cảm cho học sinh Điều này đòi hỏi giáo viên phải mềm dẻo,năng động, linh hoạt, có nghệ thuật kết hợp thì mới đạt kết quả Tuy vậy, côngviệc “hậu cần” trước mỗi tiết học cũng ngày một công phu hơn mới mong cóđược sự chú ý của học sinh giáo viên phải mất khá nhiều thời gian và công sứcchuẩn bị giáo cụ, tìm tài liệu, hình ảnh Thời gian eo hẹp (chỉ 1 tiết/ 1 tuần/ 1lớp) khiến giáo viên ít có cơ hội đi sâu vào các vấn đề kĩ năng sống cho HS

1.3.2.2 Phân tích, đánh giá nguyên nhân những ưu điểm và hạn chế của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT DTNT huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Nhìn chung đổi mới PPDH môn GDCD nói chung, kết hợp phương pháp

thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo

đức” nói riêng đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực Để đạt được

điều đó, đã có sự quan tâm của các cấp các ngành trong lĩnh vực GD & ĐT; Sở

GD & ĐT thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn để GV

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lơp 10 ở trường trung học phổ thông hiện nay
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên (Trang 36)
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên TT Nội dung câu hỏi    Phương án - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lơp 10 ở trường trung học phổ thông hiện nay
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên TT Nội dung câu hỏi Phương án (Trang 36)
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra của các lớp đối chứng và các - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lơp 10 ở trường trung học phổ thông hiện nay
Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra của các lớp đối chứng và các (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w