1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn giáo dục công dân 10

103 2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 609 KB

Nội dung

NỘI DUNG...8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯ

Trang 1

NGUYỄN THỊ KIM DUNG

KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC”

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

(QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGHI LỘC 4, HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN)

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn giáo dục chính trị

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Viết Quang

Nghệ An, 2012

Trang 2

Với tính cảm chân thành và lòng kính trọng, tác giả xin chân thành cảm

ơn sâu sắc tới ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, khoa giáo dục chínhtrị - trường đại học Vinh; quý thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ

và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên giáo dục côngdân các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ

An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra và làm thựcnghiệm tại trường

Để hoàn thành luận văn của mình, tôi còn nhận được sự động viên, giúp đỡnhiệt tình của gia đình, các đồng nghiệp và toàn thể bạn bè

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáoTiến Sĩ Trần Viết Quang – người đã trực tiếp giảng dạy và trực tiếp giúp đỡ,hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận vănkhông tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầygiáo, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Vinh, tháng 10 năm 2012

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Dung

Trang 3

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Giả thuyết khoa học 6

7 Đóng góp mới của đề tài 6

8 Kết cấu của đề tài 7

B NỘI DUNG 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 8

1.1 Lý luận về phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề 8

1.2 Sự cần thiết kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục Công dân lớp 10 26

2.2 Cơ sở thực tiễn của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục Công dân lớp 10 tại trường THPT Nghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 32

Kết luận chương 1 42

Trang 4

PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 4, HUYỆN NGHI LỘC,

TỈNH NGHỆ AN 43

2.1 Kế hoạch thực nghiệm 43

2.2 Giả thuyết thực nghiệm 44

2.3 Phương pháp thực nghiệm 44

2.4 Nội dung thực nghiệm 44

2.5 Kết quả thực nghiệm 64

Kết luận chương 2 70

Chương 3: QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 71

3.1 Quy trình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục Công dân lớp 10 71

3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng kết hợp phương pháp thuyết với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan phương pháp luận khoa học” 79

Kết luận chương 3 86

C KẾT LUẬN 87

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

E PHỤ LỤC

Trang 5

CNXH Chủ nghĩa xã hội

GDCD Giáo dục công dân

GD - ĐT Giáo dục – đào tạo

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ hộinhập quốc tế, đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò của giáo dục và đào tạo.Mục tiêu của giáo dục - đào tạo (GD- ĐT) là tạo ra được những con ngườiphát triển toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”, có tư duy độc lập, sáng tạo, cóbản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất tốt đẹp, v.v

Môn Giáo dục công dân (GDCD) trong hệ thống các trường phổ thôngtrung học có vị trí rất quan trọng trong việc bồi dưỡng thế giới quan, nhânsinh quan mới, góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho họcsinh Đây là môn học mang tính trừu tượng và khái quát cao, bao trùm nhiềulĩnh vực khoa học cả tự nhiên và xã hội Đặc biệt, phần “Công dân với việc hình

thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” trong chương trình GDCD lớp

10 có nội dung liên quan trực tiếp tới việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học cho người học Bên cạnh những kết quả đạt được, việc dạy

và học môn học này còn có những hạn chế nhất định, nhất là về mặt PP

Trong hệ thống các PPDH, PP thuyết trình là một PP đã và đang được

sử dụng phổ biến ở tất cả các cấp học, ngành học Bên cạnh việc mang lạihiệu quả dạy học thiết thực, PP này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định,không khơi được tính tích cực, sáng tạo của người học Vì thế, vấn đề đặt ra làphải phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của PP thuyếttrình và phải kết hợp PP này với các PP khác, đặc biệt là PP nêu vấn đề nhằmnâng cao chất lượng DH

Thực tế cho thấy, việc kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề đãđược thực hiện ở nhiều trường PTTH, trong đó có trường THPT Nghi Lộc 4,tỉnh Nghệ An Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ

Trang 7

quan, việc kết hợp giữa hai PP này nhiều khi chỉ mang tính hình thức, ngẫunhiên tùy hứng, chứ chưa mang tính chủ động, dựa trên những cơ sở khoa học

và thực tiễn Do vậy, chất lượng dạy và học môn GDCD hiện nay trong cáctrường THPT, nhìn chung chưa cao

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn vấn

đề Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong

dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 (Qua khảo sát tại trường THPT Nghi lộc 4, huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An) làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

PP thuyết trình và PP nêu vấn đề là hai PP được sử dụng rất nhiều trongquá trình DH Các PP này đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu cả về lý luận vàthực tiễn Khi nói đến PP thuyết trình đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước đềcập đến như:

- Trong cuốn “Lý luận dạy học môn GDCD ở trường THPT”, tác giảPhùng Văn Bộ chỉ ra rằng, trong hệ thống các PP, PP thuyết trình gần như giữvai trò then chốt Một bài giảng lý luận triết học, kinh tế chính trị, CNXH, đạođức, pháp luật đều phải sử dụng lời giảng thuyết minh, diễn giảng của GV, cái

đó phải là chủ đạo

- Tác giả Vương Tất Đạt trong cuốn “Phương pháp giảng dạy GDCD” đãkhẳng định tầm quan trọng của PP thuyết trình Tác giả cho rằng, nếu GV sử dụngtốt PP thuyết trình để truyền thụ các khái niệm, phạm trù quy luật mang tính trừutượng và khái quát cao sẽ giúp cho HS nắm vững chúng Do đó, tránh được sựđơn điệu, gây hứng thú học tập, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của họ

Bên cạnh đó, để nâng cao tính tích cực, tự lực, năng động và sáng tạocho HS trong thời kỳ hội nhập Các GV cần phải thấm nhuần tư tưởng đổi

Trang 8

mới PPDH, biết sử dụng các PPDH tích cực, trong đó PP nêu vấn đề là mộttrong những PP có khả năng đáp ứng được tính thực tiễn đó.

Với tư cách là một PP dạy học nêu vấn đề xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, làmột PPDH mới, hoàn toàn khác với cách DH truyền thống Các công trình như:

“Những cơ sở dạy học nêu vấn đề” của V.Ôkon, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1976; “Bước đầu tìm hiểu và vận dụng dạy học vào chương trình toán lớp 10 các tỉnh phía nam” của Đỗ Thành Tích “Xây dựng tình huống có vấn đề trong giảng

dạy vật lý nhằm nâng cao chất phương học tập” của Nguyễn Hồng Việt đã đề cập

PP nêu vấn đề trên cả bình diện lý thuyết và thực nghiệm

Tác giả Trần Văn Hà với 2 tác phẩm “Dạy học giải quyết vấn đề - mộtphương hướng đổi mới trong mục tiêu và trong đào tạo”(năm 1995), “Tiếpcận nền kinh tế tri thức thế kỉ XXI - phương pháp giải quyết vấn đề - phươngpháp xử lý tình huống, hành động” (năm 2002) đã trình bày các khái niệm:vấn đề tình huống, tình huống có vấn đề, lý thuyết tình huống, bốn giai đoạncủa phương pháp xử lý tình huống hành động: điều tra, nghiên cứu, phân tích,hành động Trong báo cáo “Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phươngpháp xử lý tình huống hành động”, tác giả nêu ra ba công đoạn để giảng mộtbài theo PP tình huống bao gồm: giới thiệu lý thuyết và nguyên tắc cơ bản, tàiliệu, sách mà HS cần đọc; giới thiệu tình huống và DH tình huống theo kiểu

cá nhân hoặc nhóm; GV tổng kết buổi tranh luận, củng cố nâng cao Đồngthời tác giả cũng đưa ra quy trình chuẩn bị tình huống là: xác định rõ mụcđích, yêu cầu của bài học; thu thập, phân loại các tình huống có thật, thu thậpthông tin mới trong đời sống, sách báo; nghiên cứu, thảo luận tìm ra phương

án tối ưu Đặc biệt tác giả đã dày công sưu tầm, xây dựng hơn 2500 tìnhhuống và thực nghiệm giảng dạy ở trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và một số nước trên thế giới

Trong tác phẩm “Dạy học hiện đại- lý luận, biện pháp, kĩ thuật” tác giả

Trang 9

Đặng Thành Hưng đã trình bày khá toàn diện và sâu sắc về các vấn đề: tính cóvấn đề của dạy học, phân biệt tình huống dạy học và tình huống có vấn đề.

Ở tác phẩm “200 bài tập tình huống và thuật quản lí”, tác giả Vũ Huy

Từ đã sưu tầm, thiết kế 200 bài tập tình huống với nội dung phong phú, khoahọc, đem lại biện pháp hữu ích trong công tác quản lí nói chung và đặc biệttrong lĩnh vực kinh doanh

Như vậy, trên bình diện lý luận, cho đến nay chúng ta thấy hầu hết cáccông trình chỉ đề cập đến một PPDH cụ thể, riêng biệt hoặc là PP thuyết trìnhhoặc là PP nêu vấn đề Trong phạm vi tài liệu mà chúng tôi có được, có rất ítcông trình bàn về việc kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề

Trong quá trình tìm kiếm, khảo cứu tài liệu cho luận văn, chúng tôi tìmthấy giáo trình “phương pháp dạy học CNXH khoa học” do PGS TS NguyễnVăn Cư (chủ biên) Bên cạnh việc đánh giá cao PP thuyết trình tác giả đãnhận thấy hạn chế của PP thuyết trình truyền thống cần phải khắc phục Tronggiáo trình này PGS TS Nguyễn Văn Cư đã nêu rõ: “Để bài thuyết trình cóhiệu quả, cần có sự đổi mới lấy người học làm trung tâm hạn chế bớt phươngpháp thuyết trình thông báo, tái hiện tăng cường phương pháp thuyết trìnhtheo hướng giải quyết vấn đề; thuyết trình xen kẽ vấn đáp thảo luận hợp lí;thuyết trình có minh họa đặc biệt thuyết trình gắn liền với công nghệ thông tinhiện đại để bài giảng sinh động hơn”

Những gợi ý và chỉ dẫn này là những gợi mở ban đầu rất quan trọng mở

ra hướng nghiên cứu mới về kết hợp các PP trong dạy học nói chung và kếthợp PP thyết trình và PP nêu vấn đề nói riêng Việc sử dụng PP thuyết trình

và PP dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao chất lượng DH đã được các nhànghiên cứu các nhà giáo dục quan tâm, mặc dù còn ít nhưng bước đầu chothấy ý nghĩa của việc kết hợp giữa hai PP này

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn của việc kết hợp PP thuyết trìnhvới PP nêu vấn đề, luận văn đưa ra quy trình và giải pháp kết hợp hai PP nàytrong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học” chương trình GDCD lớp 10

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Phân tích cơ sở lý luận của sử dụng PP thuyết trình, PP nêu vấn đề và

sự kết hợp hai PP này trong quá trình dạy học môn GDCD ở trường THPT

- Khảo sát, đánh giá thực trạng kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn

đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học” chương trình GDCD lớp 10 tại Trường THPT Nghi Lộc

4, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Đề xuất quy trình và giải pháp kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn

đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10.

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Đề tài sử dụng các PP phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic nhằm xáclập những quan điểm lý luận cơ bản của vấn đề nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng PP điều tra, phỏng vấn, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, PPchuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng PPDH thuyết trình và

PP nêu vấn đề của GV trong quá trình dạy học môn GDCD ở trường THPT

Các phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý các kết quả điều tra, khảo sát trong quá trình nghiên cứu

Trang 11

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề

trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học” chương trình GDCD lớp 10

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu PP thuyết trình, PP nêu vấn đề và việckết hợp hai PPDH này trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thếgiới quan, phương pháp luận khoa học” trong chương trình GDCD lớp 10 tạiđịa điểm cụ thể là Trường THPT Nghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

6 Giả thuyết khoa học

Dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở các trường THPT hiện nay có

những hạn chế nhất định về mặt phương pháp PP thuyết trình và PP nêu vấn

đề nếu được kết hợp chặt chẽ, hợp lý trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan phương pháp luận khoa học”, sẽ phát huy được tính

tích cực học tập của HS, nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD

7 Đóng góp mới của đề tài

Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về PP thuyết trình và PP nêuvấn đề trong DH; phân tích sâu thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợphai PPDH này Đồng thời luận văn tìm ra những điều kiện kết hợp và quy trìnhkết hợp hai PPDH này trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thếgiới quan phương pháp luận khoa học” trong chương trình GDCD lớp 10

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc DH mônGDCD ở các Trường THPT

Trang 12

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đềtài được chia làm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp PP thuyết trình

với PP nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp PP thuyết trình

với PP nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10

Chương 3 Quy trình và giải pháp kết hợp PP thuyết trình với PP nêu

vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10.

Trang 13

1.1.1.1 Khái niệm phương pháp và phương pháp thuyết trình

* Khái niệm phương pháp

Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, con người luôn tìm tòi,sáng tạo nhiều phương thức, cách thức, hay gọi chung là PP, tác động vào đốitượng nhằm giảm bớt công sức, thời gian và tăng hiệu quả hoạt động Vì vậy,

PP trước hết là một thuật ngữ và sau đó là một khái niệm xuất hiện từ rất sớmtrong ngôn ngữ, nhận thức và tư duy của con người

Thuật ngữ PP bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là “method” có nghĩa là conđường, cách thức để đạt đến mục đích PP theo nghĩa chung nhất là cách thứcđạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định Theonghĩa khoa học, PP là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức vềcác quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định

Theo quan điểm triết học, PP là hệ thống những nguyên tắc được rút ra

từ tri thức về thế giới khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực tiễn của con người nhằm đạt tới mục đích đề ra

PP là phạm trù gắn với hoạt động có ý thức của con người, phản ánh hoạtđộng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người trong từng hoàn cảnh cụ

Trang 14

thể, nó là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạtđộng nhận thức và cải tạo của thế giới của con người Do vậy, đây là một phạmtrù hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đối với mọi loại hoạt động.

PPDH là cách thức hoạt động truyền thụ tri thức của GV kết hợp chặt chẽvới hoạt động học tập, lĩnh hội kiến thức của HS nhằm đảm bảo mục tiêu giáodục đề ra Dạy và học là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai chủ thể người GV

và HS, trong đó GV là người định hướng, tổ chức mọi hoạt động nhằm giúp HSnắm được các kiến thức mới; đối với HS phải tập trung suy nghĩ, chú ý lắngnghe và trao đổi cùng với GV để có thêm những kiến thức mới cho mình Sự kếthợp hài hòa giữa GV và HS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục thì đòi hỏi những người dạycần phải linh hoạt, nhạy bén, nắm chặt các kĩ năng lên lớp để có cách truyềnđạt phù hợp giúp người học nắm được các nội dung kiến thức bộ môn, tức làphải có PPDH hợp lí Tùy theo từng nội dung và đối tượng người học mà ta

có cách thể hiện, giảng giải khác nhau, nội dung và đối tượng nào thì sử dụng

PP nấy để hoàn thành mục tiêu giáo dục là nâng cao hiểu biết cho HS

Tuy được đề cập ở dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung, khinói tới PP các nhà khoa học đều cho rằng đó là cách thức, con đường để đạtđược mục đích đề ra

PP là phạm trù gắn với hoạt động có ý của con người phản ánh hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, do đó PP là nhân tố quyết địnhthành công hay thất bại của hoạt động nhận thức và thực tiễn Để nhận thứcđược bản chất và quy luật của SVHT cũng như cải tạo hiện thực một cách cóhiệu quả đòi hỏi con người cần phải có PP tối ưu Đây là vấn đề có tính quy luật

Quá trình dạy học nói chung và dạy học phần “Công dân với việc hìnhthành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” nói riêng cũng phải tuântheo tính quy luật này Trên thực tế trong quá trình DH, không có người GV

Trang 15

nào chỉ sử dụng thuần túy một PP mà thường căn cứ vào nội dung DH cụ thể

để kết hợp nhiều PP khác nhau

* Khái niệm phương pháp thuyết trình

Hiện nay có nhiều quan niệm về PP thuyết trình Thuyết trình là mộttrong những PP được sử dụng khá phổ biến và đem lại nhiều thuận lợi trongquá trình DH, nhất là trong DH các môn xã hội Điều này đã được lịch sử giáodục chứng minh Tuy nhiên mỗi nhà giáo dục lại có một quan niệm khác nhau

về PP thuyết trình Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xin đưa ra một sốquan niệm cơ bản sau:

“PP thuyết trình là một PP giảng dạy mà người dạy dùng lời nói sinhđộng, gợi cảm, thuyết phục để truyền thụ kiến thức cho học sinh theo mục đíchnhất định, khiến cho HS tiếp thu một cách có ý thức, có hiệu quả” [4;108]

“Phương pháp thuyết trình là phương pháp GV sử dụng ngôn ngữ vàphi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung họctập Người học tiếp thu hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý chúng tùytheo chủ thể người học và yêu cầu của họ” [ 9;55]

“ Thuyết trình là phương pháp GV dùng lời nói để trình bày, giải thíchnội dung bài học một cách có hệ thống lôgíc, theo chủ đích nhất định, nhờ vậyngười học sẽ tiếp thu bài giảng một cách có ý thức” [16;58]

Mặc dù có nhiều cách quan niệm khác nhau về PP thuyết trình Tuy nhiên,tựu chung lại có thể khẳng định thuyết trình là PP mà ở đó GV sử dụng lời nói cửchỉ của mình để cung cấp cho người học một hệ thống tri thức xác định

1.1.1.2 Các hình thức thuyết trình và cấu trúc của một bài giảng trình bày sử dụng phương pháp thuyết trình

* Các hình thức thuyết trình

PP thuyết trình trong DH thường thể hiện ở nhiều hình thức khác nhaunhư thuyết trình kể chuyện, thuyết trình giảng giải, thuyết trình diễn giảng

Trang 16

- Thuyết trình kể truyện

Kể chuyện là hình thức của PP thuyết trình, trong đó GV dùng lời nóibiểu cảm và các thao tác dẫn dắt HS tiếp cận và làm nổi bật nội dung của trithức truyền thụ Thông qua câu truyện, GV có thể nêu lên những sự kiện,những hiện tượng hay nguồn gốc phát sinh, phát triển của những tri thức mà

HS cần tiếp thu Nội dung của câu truyện phù hợp với nội dung của bài giảngkết hợp với lối kể chuyện sinh động của GV sẽ giúp cho HS tiếp thu bài mộtcách nhẹ nhàng, thấm sâu, thu hút được sự chú ý của HS trên lớp

- Thuyết trình giảng giải

Giảng giải là hình thức, trong đó GV dùng lời nói với những luận cứ,

số liệu để giải thích, chứng minh Hình thức này rất hữu ích khi dạy các vấn

đề trừu tượng như các khái niệm, phạm trù (vật chất, ý thức, duy vật, duytâm) và các quy luật, nguyên tắc, nguyên lý Giảng giải thường được sử dụngkhi dạy tri thức mới, bởi vì tri thức mới bao giờ cũng được xây dựng trên cơ

sở của các khái niệm, phạm trù, quy luật

- Thuyết trình diễn giảng

Diễn Giảng là hình thức truyền thụ tri thức theo một hệ thống lôgic chặtchẽ bao gồm khối lượng tri thức lớn và thực hiện trong một thời gian tươngđối dài thông qua lời giảng của GV Diễn giải thường được áp dụng đối vớinhững bài có nội dung tri thức phức tạp, khó, trừu tượng và khái quát cao

* Cấu trúc của một bài giảng trình bày sử dụng phương pháp thuyết trình

Khi dùng PP thuyết trình để trình bày vấn đề nào đó cần thực hiện qua

4 bước sau:

- Đặt vấn đề: Là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng

quát để kích thích sự chú ý ban đầu của HS

- Phát biểu vấn đề: Là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra

phạm vi những vấn đề cần phải xem xét

Trang 17

- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể thực hiện theo lôgíc quy nạp hay

lôgíc diễn dịch

+ Lôgíc quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng cụ thểđến cái chung, cái khái quát

+ Lôgíc diễn dịch là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái

cụ thể Theo lôgíc diễn dịch, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát, sau

đó tiến hành giải quyết, có thể theo 3 cách: phân tích từng phần, phân tíchphát triển hoặc phân tích so sánh đối chiếu

- Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề Nó là sự kết tinh dưới

dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét

Cách đặt vấn đề và phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách thông báotái hiện hoặc có tính vấn đề Cách giải quyết vấn đề có thể bằng lôgíc quy nạp haylôgíc diễn dịch, đều đó chứng tỏ cấu trúc của PP thuyết trình đã phản ánh mặt bêntrong và mặt bên ngoài của PPDH nói chung và PP thuyết trình nói riêng

1.1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình

* Ưu điểm của phương pháp thuyết trình

- Cho phép GV truyền đạt nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp,chứa đựng nhiều thông tin mà HS tự mình không dễ dàng tìm hiểu được mộtcách sâu sắc

- Giúp HS nắm được hình mẫu về cách tư duy lôgíc, cách đặt và giảiquyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoahọc một cách chính xác, rõ ràng, súc tích thông qua cách trình bày của GV

- Tạo điều kiện thuận lợi để GV tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tìnhcảm của HS qua việc trình bày tài liệu với giọng nói cử chỉ, điệu bộ thích hợp

và diễn cảm

Trang 18

- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tưduy của HS, vì có như vậy HS mới hiểu được lời giảng của GV và mới ghinhớ được bài học.

- Bằng PP thuyết trình, GV có thể truyền đạt một khối lượng tri thứckhá lớn cho nhiều HS trong cùng một lúc vì vậy, đảm bảo tính kinh tế cao

* Hạn chế của phương pháp thuyết trình

Một là, khi dùng PP này quá nhiều, GV thu được ít thông tin phản hồi

từ phía người học GV ít chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội trithức của từng HS

Hai là, nếu nội dung thuyết trình chủ yếu chỉ dựa vào SGK hoặc tài

liệu có sẵn thì có thể là một sự lãng phí thời gian của GV vì những nội dung

ấy HS có thể tự học ở nhà

Ba là, với một lượng thời gian ngắn mà thu nhận một lượng thông tin

quá lớn khi sử dụng PP thuyết trình sẽ làm cho khả năng lưu giữ thông tin củangười học thấp vì trí nhớ quá tải

Bốn là, PP này có thể hạn chế tính tích cực của người học hay nói cáchkhác, PP này có thể hạ thấp quá trình cá thể hóa của người học Người họcgần như thụ động tiếp nhận thông tin từ phía người dạy, ít có cơ hội thể hiện

và áp dụng những ý tưởng của mình trước những tri thức lĩnh hội được Do

đó, PP thuyết trình có thể làm cho bài giảng trở nên đơn điệu, nhàm chán,người học không hứng thú học tập

1.1.1.4 Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình

Khi sử dụng PP thuyết trình GV cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Yêu cầu về bố cục của bài giảng

Nội dung thuyết trình phải được kết cấu theo một hệ thống lôgíc vàkhoa học Yêu cầu này được thực hiện thông qua việc sử dụng một số thao

Trang 19

tác tư duy như phân tích - tổng hợp, quy nạp - suy diễn, lôgíc - lịch sử, trừutượng - cụ thể

+ Phân tích – tổng hợp

Phân tích tổng hợp là sự phân chia kiến thức khái quát, phức tạp, trừutượng thành những kiến thức đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, cụ thể hơn, nhờ đó

mà HS tiếp thu bài giảng một cách có hiệu quả Nhưng phân tích không phải

là mục đích cuối cùng của việc truyền thụ ý thức Giảng dạy nhằm cung cấptri thức hoàn chỉnh, đầy đủ cho HS hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản Mụcđích ấy được thực hiện bằng cách tổng hợp kiến thức Tổng hợp sự kết hợp,tái tạo các mối quan hệ của tri thức riêng lẻ trong tri thức chung và nắm lấytoàn bộ trong sự thống nhất của chúng Không giảng các tri thức riêng lẻ nhờphân tích thì HS không thể hiểu được tri thức cơ bản chung Không giảng cáctri thức cơ bản chung nhờ tổng hợp thì HS không nhận thức đầy đủ và sâu sắctri thức riêng lẻ Đó là lý do vì sao cần sử dụng kết hợp thao tác tư duy phântích và thao tác tư duy tổng hợp trong thuyết trình

+ Quy nạp – Suy diễn

Trong day học, quy nạp được xem như PP chuyển từ tri thức về các sựkiện riêng lẻ sang tri thức về cái chung; Khái quát các tri thức thành nguyên

lý chung phản ánh quy luật hoặc mối liên hệ cơ bản và tất yếu khác Tuynhiên, quy nạp không đủ luận cứ để chứng minh, rút ra kết luận vì vậy GVcầnkết hợp quy nạp với suy diễn Suy diễn không chỉ là PP chuyển từ tri thứcchung sang tri thức riêng mà còn từ mỗi kết luận đúng đắn trong số các chân

lý đã biết rút ra những chân lý mới nhờ các quy luật và các quy tắc của lôgíchọc Quy nạp và suy diễn vận động theo hai hướng khác nhau, đối lập nhau Sựđối lập đó không chỉ ở chỗ: Quy nạp sự vận động từ cái riêng đến cái chung, cònsuy diễn từ cái chung đến cái riêng mà còn ở chỗ tri thức trong quy nạp mangtính xác suất còn tri thức trong suy diễn có tính chắc chắn Song trong giảng dạy

Trang 20

chúng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau Vì thế, GV cần kếthợp hai thao tác tư duy này nhằm mang lại hiệu quả dạy học cao.

+ Lịch sử - lôgíc

Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển của sự vật, hiệntượng trong thế giới khách quan diễn ra theo trình tự thời gian và không gian nhấtđịnh với tất cả tính nhiều vẻ, đa dạng của nó, bao gồm tất cả các bước quanh co,phức tạp, tất yếu và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng Lôgíc là phạm trù dùng

để chỉ cái chung cái tất yếu, cái bản chất và quy luật của quá trình phát triển lịch

sử của sự vật Hay nói cách khác, lịch sử là phong phú là hiện tượng sinh động,còn lôgíc là bản chất, là sâu sắc Hai thao tác trên bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúpchúng ta nhận thức sự vật ngày càng đầy đủ hơn, chính xác hơn

+ Trừu tượng – cụ thể:

Cái cụ thể được dùng với hai nghĩa: Một là, cái cụ thể với nghĩa là sựvật được nhận thức bằng cảm tính Nó là tiền đề xuất phát của sự nghiên cứu.Hai là, cái cụ thể với nghĩa là tri thức khoa học về cái cụ thể được nghiên cứu

Nó được xem xét trong mối quan hệ với cái trừu tượng bởi vì nó phản ánh cái

cụ thể trong hiện thực bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù và quy luật Cáitrừu tượng ngoài ý nghĩa là quá trình vận động của nhận thức, từ trực quansinh động đến tư duy trừu tượng, còn có ý nghĩa trừu tượng như là kết quả củaquá trình trừu tượng hóa để có khái niệm, phạm trù, nguyên lý Cái trừu tượngnày chính là cái đã được khái quát hóa các thuộc tính riêng lẻ của sự vật Nó

là những nấc thang của sự nhận thức cái cụ thể Vì vậy, cái trừu tượng nàykhông phải là mục đích của nhận thức mà chỉ là công cụ của tư duy để đi từtrừu tượng đến cụ thể, nhằm phản ánh sự vật một cách đầy đủ hơn Do đó, cái

cụ thể và cái trừu tượng có mối liên hệ biện chứng với nhau Tuy chúng cókhác nhau nhưng chỉ là khác nhau tương đối, bởi vì trong quá trình nhận thức,giữa chúng luôn luôn có sự chuyển hóa lẫn nhau

Trang 21

- Yêu cầu về nội dung:

Lựa chọn những kiến thức cơ bản và thiết thực Trong mỗi bài giảngbao giờ cũng có trọng tâm trọng điểm Đó chính là những kiến thức cơ bản vàthiết thực của bài mà GV cần truyền thụ Kiến thức cơ bản và thiết thực lànhững kiến thức khái quát nhất, nêu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng và mốiquan hệ của chúng với nhau hoặc với các sự vật, hiện tượng khác, những kiếnthức giúp HS hiểu được những kiến thức khác và có thể lý giải, vận dụng vàothực tiễn Những kiến thức đó là những “Điểm nút”, “Sợi chỉ đỏ” xuyên suốttoàn bài, giúp cho HS tư duy năng động và sáng tạo Do đó, khi thuyết trìnhbài giảng, GV luôn luôn phải bám sát kiến thức cơ bản và thiết thực, tránhgiảng lan man không đi sâu vào những chi tiết, dù đó là những chi tiết hấpdẫn, dễ gây hứng thú cho HS Để lựa chọn chính xác kiến thức cơ bản và thiếtthực của từng bài, GV cần phải nắm vững chương trình bộ môn, kiến thức củatừng chương từng bài, vị trí, vai trò của từng bài trong chương và trongchương trình, tìm ra mối liên hệ tất yếu giữa chúng

- Yêu cầu về ngôn ngữ

Trong PP thuyết trình, lời giảng của GV giữ vai trò quyết định tới việclĩnh hội tri thức của HS Lượng thông tin đầu tiên và cuối cùng về tri thức khoahọc và tư tưởng do GV cung cấp trực tiếp cho HS đều thông qua lời giảng

+ Lời giảng phải chính xác rõ ràng

Tính chính xác, rõ ràng của lời giảng thể hiện ở việc sử dụng từ ngữ,thuật ngữ chính xác, phát âm chuẩn mực, câu nói đúng ngữ pháp, ngắn gọn

mà xúc tích Trong khi giảng không được sử dụng từ ngữ mập mờ, không rõnghĩa; Không nên dùng nhiều ngôn ngữ văn học thay cho thuật ngữ khoa học.Tuy nhiên, GV cũng không nên hạn chế quá mức việc dùng từ ngữ làm chobài học nghèo nàn, không sinh động, không thể hiện đầy đủ nội dung bài học

Trang 22

+ Lời giảng phải gợi cảm

Sức gợi cảm của lời giảng có tác dụng mạnh mẽ đến tình cảm và ý chícủa HS Nếu GV không có cảm xúc đối với những nội dung trong lời giảngcủa mình thì không thể hướng HS nhận thức đúng đắn tri thức khoa học, say

mê tìm tòi chân lý cái đúng sức gợi cảm của lời giảng phụ thuộc vào nhiềuyếu tố, trong đó có tính hình tượng của lời giảng Trong giảng dạy mônGDCD, GV có thể và cần sử dụng ngôn ngữ văn học, kể cả ca dao, thành ngữ,tục ngữ làm cho bài giảng thêm sinh động, cuốn hút HS Song không nên lạmdụng vì đây là một bài giảng GDCD chứ không phải một bài giảng văn học

Sức gợi cảm của lời giảng còn thể hiện ở ngữ điệu của GV Thực tế chothấy, cùng một từ, một ý được GV diễn đạt theo những ngữ điệu khác nhau sẽđem lại ngữ điệu khác nhau Đôi khi GV chỉ cần thay đổi giọng nói một chút

có thể làm cho HS tiếp thu bài thoải mái, nhẹ nhàng và sâu sắc hơn

+ Tốc độ và cường độ của bài giảng phải phù hợp với đối tượng vàtrình độ nhận thức của HS

Yêu cầu của dạy học không chỉ làm cho HS hiểu kiến thức mà còn phảihiểu sâu, rộng, nắm vững và vận dụng kiến thức vào hoạt động nhận thức vàhoạt động thực tiễn Do đó, trong quá trình giảng dạy, GV phải đảm bảo tốc

độ và cường độ của lời giảng sao cho HS nghe rõ ràng, ghi chép đầy đủ kiếnthức cần thiết Tùy theo tri thức cần truyền thụ và lĩnh hội, GV có thể thay đổitốc độ và cường độ lời giảng để HS thu nhận được thông tin một cách rõ ràng

và chính xác nhất

1.1.2 Phương pháp nêu vấn đề

1.1.2.1 Khái niệm phương pháp nêu vấn đề

Trong lý luận dạy học PP nêu vấn đề còn được gọi là PPDH giải quyếttình huống có vấn đề, PP giải quyết vấn đề, PPDH nêu vấn đề là PP khơi dậy

Trang 23

cho người học khả năng độc lập trong tư duy, trong nhận thức nhằm hướngtới mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Theo cuốn “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứutriết học” do thầy Phùng Văn Bộ (chủ biên) thì: “phương pháp nêu vấn đề làphương pháp giảng dạy dùng lời nói hướng HS vào tình huống có vấn đề, nêuvấn đề và tạo những điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề, cuối cùng kiểmtra lại những vấn đề đã được giải quyết để đi đến kết luận” [4;91]

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là hình thứcdạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạtđộng một cách sáng tạo, bao gồm sự kết hợp những PP dạy và học có nhữngnét cơ bản của sự tìm tòi khoa học Nhờ đó nó đảm bảo cho HS lĩnh hội vữngchắc những cơ sở khoa học, phát triển tính tích cực, tính tự lực, năng lực sángtạo và hình thành cơ sở thế giới quan cho họ” [1;41]

Qua đây, chúng ta thấy dù các học giả trong và ngoài nước có cách tiếpcận PPDH nêu vấn đề ở các khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung các quanniệm đó đều khẳng định PP nêu vấn đề là một PPDH sáng tạo thông qua cáctình huống có vấn đề Qua đó người học thực hiện quá trình tìm tòi khoa họcmột cách tích cực, tự lực, sáng tạo dưới sự dẫn dắt giúp đỡ của GV PPDHnêu vấn đề có thể hình thành nhu cầu phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh,kích thích óc sáng tạo của HS

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, chúng tôi cho rằng:

PP dạy học nêu vấn đề là PP trong đó GV căn cứ vào nội dung dạy học để đặt

ra hay nêu lên cho người học một hay một số tình huống có vấn đề, sau đóyêu cầu, kích thích, hướng dẫn HS tìm hiểu và giải quyết vấn đề của tìnhhuống đã cho nhằm kích thích tính tích cực, chủ động của HS và qua đó thựchiện tốt nhiệm vụ dạy học của mình

Trang 24

Thực chất của PPDH nêu vấn đề là GV phải tạo ra tình huống có vấn

đề, rồi từ đó tổ chức, điều khiển hoạt động của HS, giúp các em hình thànhthói quen tích cực, chủ động và độc lập suy nghĩ giải quyết vấn đề học tập

PP nêu vấn đề chú trọng vào mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo, tính

tự giác, tích cực của người học góp phần nâng cao hiệu quả của dạy học trongbối cảnh hiện nay

Dạy học nêu vấn đề đặt ra yêu cầu cao đối với GV không chỉ về trình

độ chuyên môn mà còn cả về yếu tố đạo đức và nghiệp vụ nghề nghiệp Bảnchất của dạy học nêu vấn đề là tạo ra bầu không khí sáng tạo trong học tập

Do đó, GV không những phải biết khơi dậy các ý kiến phát biểu mà còn phảibiết tôn trọng ý kiến của HS Với mục đích tạo lập tính tích cực, chủ độngcủa HS nên GV không những cần chuẩn bị kỹ lượng cho việc tổ chức,hướng dẫn HS mà còn phải tạo ra không khí thân thiện để các em tranh luận,phát biểu ý kiến

Dạy học nêu vấn đề không chỉ đặt ra yêu cầu cao về trình độ nghiệp vụ,

về tri thức mà còn đặt ra yêu cầu cao về kỹ năng sư phạm của người dạy

GV phải nắm vững tri thức trong giáo trình, am hiểu phương pháp luận của quátrình nhận thức khoa học nói chung và đặc thù nhận thức của bộ môn mìnhđảm nhận Trong khi theo dõi cách thức triển khai và lôgíc giải quyết vấn đềcủa HS, GV có thể đặt ra những câu hỏi phân biệt để HS bảo vệ ý kiến củamình hoặc nhận thấy ý kiến của mình là chưa hợp lý GV không đóng vai trò làtrọng tài khoa học mà chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt, chỉ hướng

PPDH nêu vấn đề có tác dụng kích thích tư duy độc lâp, sáng tạo, tìm tòiphát hiện và giải quyết vấn đề Khi HS tự khám phá ra những điều mới mẻ củamôn học họ sẽ hứng thú học tập, tự tin vào khản năng của mình Hơn nữa, thôngqua phát biểu ý kiến, tranh luận; PPDH nêu vấn đề còn góp phần rèn luyện khảnăng diễn đạt thuyết trình của HS

Trang 25

Như vậy, bản chất của PP nêu vấn đề trong dạy học là tổng hợp nhữnghoạt động tương hỗ của GV và HS trong việc tạo ra tình huống có vấn đề củaGV; việc tìm hiểu, nhận thức, giải quyết vấn đề và trình bày, diễn đạt sự hiểubiết và cách giải quyết vấn đề của HS.

1.1.2.2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp nêu vấn đề.

* Ưu điểm của phương pháp nêu vấn đề:

Khi sử dụng PPDH nêu vấn đề thu hút sự chú ý của HS tới vấn đề đặt

ra hoặc lôi cuốn HS tự đưa ra các giả thuyết dưới sự gợi ý của GV Khuyếnkhích óc sáng tạo, say mê khoa học của HS, tạo điều kiện phát triển năng lực

tư duy tinh thần tự giác cũng như động cơ học tập và tinh thần trách nhiệmcủa người học ngày càng nâng cao

Với PPDH này GV đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở còn HS làngười chủ động tìm tòi và giải quyết vấn đề và thông qua đó lĩnh hội đượckiến thức do chính mình phát hiện ra, nên khi sử dụng PP này sẽ đảm bảo cho

HS nắm được tri thức một cách vững chắc, sáng tạo, linh hoạt, đồng thời nắmđược cả PP tự học, từ đó, tạo nên sự nhiệt tình, hứng khởi cho HS trong quátrình học tập, đồng thời sẽ ghi nhớ kiến thức đó lâu hơn

Bên cạnh đó, với PPDH nêu vấn đề còn giúp cho HS phát hiện tư duy vàkhả năng điều tra khoa học Đây là một trong những công việc bước đầu rènluyện khả năng nghiên cứu khoa học của HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường

* Hạn chế của phương pháp nêu vấn đề:

Trong quá trình sử dụng PPDH nêu vấn đề thì GV cần nhiều thời gianhơn, phải trang bị nhiều cơ sở vật chất hơn cho phòng học Người GV khóchủ động về mặt chương trình, kế hoạch và thời gian PPDH này nếu ngườidạy áp dụng mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước và nếu không có tàiquản lý lớp tốt thì sẽ dễ rơi vào trường hợp thiếu thời gian, xa rời chủ đề vàkết luận không thỏa đáng

Trang 26

Phương pháp dạy học nêu vấn đề không phải lúc nào cũng có thể ápdụng cho tất cả các môn học, nhất là những môn học có tính trừu tượng vàkhái quát cao Đặc biệt, PP này sẽ chỉ phù hợp cho những HS có khả nănglàm việc độc lập, sáng tạo cao Nếu GV quá lạm dụng PP này sẽ dẫn đến tìnhtrạng không đảm bảo chất lượng đồng đều trong HS Những HS có chất lượnghọc tập kém sẽ có tâm lý lo sợ, chán nản trong quá trình tiếp thu kiến thức.

1.1.2.3 Tình huống có vấn đề

* Khái niệm tình huống có vấn đề

- Theo I.Ia.Lecne: Tình huống có vấn đề là một khó khăn được chủ thể

ý thức rõ ràng hay mơ hồ mà muốn khắc phục thì phải tìm tòi tri thức mới,phương pháp hành động mới [19;138]

- Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo: “Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lýcủa sự khó khăn về trí tuệ xuất hiện ở con người khi họ trong tình huống của vấn

đề mà họ phải giải quyết nhưng không thể giải giải thích một sự kiện mới bằng trithức đã có trước đây mà họ phải tìm mọi cách thức hành động mới”[2;43]

Tình huống bao giờ cũng được đặt trong mối quan hệ với chủ thể nhậnthức, trong sự tác động lẫn nhau giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhậnthức Tình huống khoa học hoặc tình huống thực tiễn được cấu trúc lại mộtcách sư phạm mà GV đưa ra để HS học tập được gọi là bài toán nhận thứchay vấn đề học tập Vấn đề học tập phải là vấn đề chứa đựng những kiến thức,phương pháp của bài học mới sẽ trang bị cho HS thì mới tạo ra được sự thiếuhụt về kiến thức và PP hiện có của HS trong giải quyết vấn đề Điều đó làmnảy sinh sự băn khoăn, day dứt trước vấn đề được nêu, nảy sinh lòng hammuốn nhận thức, giải quyết vấn đề

Như vậy, tình huống có vấn đề trong dạy học phải là những tình huốngchứa đựng những yếu tố mới mà HS phải có kiến thức mới (thuộc nội dungdạy) hoặc tạo lập mối liên hệ những kiến thức đã học mới giải quyết được

Trang 27

nhưng phải đảm bảo tình vừa sức đối với người học và phải tạo được nhu cầunhận thức, khám phá và kích thích được tính tích cực của HS.

* Các loại tình huống có vấn đề

Mỗi môn học, tùy theo nội dung để GV thiết kế hệ thống tình huống cóvấn đề Các tình huống có vấn đề rất đa dạng, phong phú nhưng theoPGS.TS.Nguyễn Ngọc Bảo, tình huống có vấn đề thường có 4 loại cơ bản:

- Tình huống nghịch lí là tình huống có vấn đề mới thoạt nhìn dường

như là vô lý, không phù hợp với quy luật, lý thuyết mà HS đã được học Tìnhhuống này được tạo ra bằng cách giới thiệu những sự kiện, hiện tượng trái vớiquan điểm thông thường, với kinh nghiệm cá nhân Cách thức giải quyết ởđây là tìm và phân tích chỗ sai, chỗ chưa chính xác trong cách hiểu vấn đề và

từ đó tìm ra cách hiểu mới khoa học hơn, chính xác hơn

- Tình huống lựa chọn là tình huống làm cho HS đứng trước một lựa

chọn khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết phương án nào cũng

có lý lẽ của nó nhưng đồng thời lại chứa đựng những nhược điểm cơ bản của

nó, song chỉ lựa chọn một phương án duy nhất mà bản thân cho là hợp lý nhấttrên cơ sơ phân tích các phương án đã cho

- Tình huống bác bỏ là tình huống buộc HS phải bác bỏ một kết luận,

một luận đề sai lầm, phản khoa học Để làm được điều đó, HS phải tìm ranhững yếu điểm của luận đề, chứng minh tính chất sai lầm của nó

- Tình huống tại sao là tình huống phổ biến, xuất hiện nhiều trong

nghiên cừu khoa học cũng như trong DH Tình huống này xuất hiện khi người

ta gặp phải những hiện tượng, sự kiện mà con người chưa đủ tri thức để giảithích và luôn đặt câu hỏi tại sao [4;47]

Trang 28

* Cách tạo tình huống có vấn đề

Đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc đưa ra các cách tạo tình huống cóvấn đề Theo chúng tôi có thể tham khảo các cách tạo tình huống có vấn đề

mà PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo đã nêu sau đây:

- Theo ông các cách tạo tình huống có vấn đề cần tạo cho HS bắt gặpnhững sự kiện hiện tượng đòi hỏi phải giải thích về mặt lý luận Hơn nữa, đểcho HS phân tích những sự kiện, làm cho họ đụng phải mâu thuẫn giữa biểutượng đời sống và khái niệm khoa học về những sự kiện đó Cũng có thể tạo

ra tình huống có vấn đề bằng cách đề ra giả thiết, tính chất nghiên cứu GV cóthể trình bày cho HS những sự kiện, thoạt đầu mới nhìn dường như không thểgiải thích được và dẫn đến việc đề xuất vấn đề khoa học trong lịch sử khoahọc Từ đó kích thích HS khái quát sơ bộ những sự kiện mới để tạo nên tìnhhuống có vấn đề hoặc cho HS làm những bài tập có tính chất nghiên cứu Tạonên tình huống vấn đề bằng cách kích thích HS so sánh, đối chiếu những sựkiện, hiện tượng, quy tắc, hoạt động [1;50]

1.1.2.4 Các kiểu dạy học nêu vấn đề

Trong thực tiễn dạy học, các nhà giáo dục đã xác định có nhiều kiểuhay hình thức tổ chức dạy học nêu vấn đề khác nhau Căn cứ vào nội dung trithức, mức độ nhận thức và khả năng tự lực giải quyết vấn đề của HS trong cáctình huống có vấn đề, chúng ta có thể khái quát được một số kiểu DH nêu vấn

đề cơ bản sau:

- Trình bày, diễn giải vấn đề Đây là hình thức mà GV bằng thủ pháp sư

phạm của mình như diễn giải vấn đề dưới dạng nghi vấn, gợi mở hoặc đặt câuhỏi để lôi cuốn sự chú ý của HS Kiểu DH nêu vấn đề này làm cho HS bướcđầu làm quen với PP nêu vấn đề Kiểu dạy học nêu vấn đề này thường được sửdụng với những bài giảng nhập môn, bài giảng khó, những vấn đề phức tạp màngười học chưa tự lực giải quyết được

Trang 29

- Nêu vấn đề một phần: Đây là kiểu DH nêu vấn đề trong đó GV lập kế

hoạch các bước giải bài toán nhận thức và chỉ tập trung vào giải quyết một phầnnào đó hoặc chỉ giải quyết vấn đề đến một chừng mực nhất định Phần còn lại,

GV tiếp tục tổ chức cho HS tự lực giải quyết Nhờ kiểu DH này mà HS thu đượckinh nghiệm hoạt động sáng tạo, nắm được các cách thức tìm tòi nghiên cứu

- Nêu vấn đề toàn phần: Nêu vấn đề toàn phần là kiểu điển hình nhất

của DH nêu vấn đề Về thực chất, GV tổ chức cho HS nghiên cứu bài giảngmột cách sáng tạo GV nêu vấn đề cùng hệ thống câu hỏi chính, câu hỏi phụ,câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS độc lập giải quyết nhiệm vụ của vấn đề họctập và đi đến kết luận

Kiểu DH nêu vấn đề này đảm bảo cao nhất sự phát triển khả năng tư duycủa HS, đặc biệt là tư duy biện chứng, sáng tạo, đảm bảo cho người học nắmvững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành tư duy khoa học, qua đó HS làmquen với PP nghiên cứu khoa học có niềm say mê, hứng thú trong học tập

Để thực hành một bài giảng PPDH nêu vấn đề toàn phần mất nhiều thờigian để chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và PP tiến hành Kiểu DH nêu vấn đềtoàn phần phù hợp với điều kiện trình độ của HS tương đối đồng đều, HS thực

sự có ý thức chủ động, tự giác trong học tập

- Nêu vấn đề có tính giả thuyết: Đây là kiểu DH nêu vấn đề mà ở đó

GV đưa vào bài học một số giả thuyết hoặc một số quan điểm có tính chấtmâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu nhằm xây dựng tình huống có vấn đềthuộc loại giả thuyết Kiểu DH nêu vấn đề này đòi hỏi HS phải lựa chọn luậnđiểm, luận cứ và phải có sự lập luận vững chắc về sự lựa chọn của mình.Đồng thời, HS phải phê phán chính xác, khách quan những quan điểm khôngđúng, chỉ ra đươc sự vô căn cứ của những quan điểm này

- Nêu vấn đề mang tính chất so sánh tổng hợp: Kiểu DH này sử dụng

số liệu thống kê để phân tích và rút ra kết luận Phương thức này có ưu thế rõ

Trang 30

rệt: thông qua các số liệu, dự kiện thống kê cho phép thể hiện một cách ngắngọn quá trình và hiện tượng kinh tế - Xã hội Mặt khác nó góp phần làm tăngtính chính xác, tính thuyết phục của vấn đề, đồng thời rèn luyện cho HS biếtphân tích, khai thác những tri thức thực tiễn.

1.1.2.5 Các bước dạy học nêu vấn đề

* Đề xuất vấn đề

GV đưa ra một vấn đề, hệ thống vấn đề để làm sao cho HS nhận thấy làvấn đề học tập cần nhận thức (Có thể dưới hình thức câu hỏi) và làm xuấthiện tình huống có vấn đề, HS cảm thấy cần phải tìm câu trả lời và tìm cáchgiải quyết vấn đề đó

* Nghiên cứu giải quyết vấn đề.

GV chỉ ra cho HS thấy xung quanh vấn đề mà GV nêu ra, trong vốn trithức đã có của các em những gì đã biết, những gì chưa biết, cần tập trung suynghĩ theo hướng nào để đi đến giải quyết vấn đề đặt ra Thực hiện bước này, GV

có thể trình bày một cách ngắn gọn, sát thực những yêu cầu đặt ra bằng hìnhthức thuyết trình hoặc những câu hỏi dẫn dắt, gợi mở hoặc giả thuyết

Với những vấn đề mà kiến thức HS chưa biết hoặc chưa biết đầy đủ thì

GV cần dẫn dắt HS thông qua hệ thống câu hỏi có tính chất tái hiện dẫn dắt,gợi ý câu hỏi có tính chất sáng tạo

* Kết luận vấn đề:

HS có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài toán một cáchđộc lập, sáng tạo và tiếp tục phát hiện những vấn đề học tập mới nảy sinh

Trang 31

1.2 Sự cần thiết kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục Công dân lớp 10

1.2.1 Cơ sở của sự kết hợp các phương pháp trong dạy học

Các nhà nghiên cứu cho rằng không có một PP nào là tối ưu tuyệt đối,phù hợp với mọi đối tượng của hoạt động Đối tượng của hoạt động nhận thức

và thực tiễn luôn là hiện tượng phức tạp, không đơn giản Vì vậy chủ thể hoạtđộng thường phải kết hợp nhiều PP khác nhau mới có thể nhận thức sâu sắc

về bản chất của đối tượng và tác động vào đối tượng một cách có hiệu quả

Kết hợp PP là quá trình sử dụng một cách linh hoạt, biện chứng hai haynhiều PP để nhận thức và tác động vào đối tượng Các PP khi được kết hợpnhư vậy sẽ tạo thành hệ thống PP và theo nguyên lý hệ thống, việc kết hợp sẽtạo ra tính trội của hệ thống trong so sánh với từng PP riêng biệt Tính trội đó

là do khi kết hợp, chúng ta có thể phát huy được ưu điểm của từng PP và đồngthời khắc phục hạn chế của chúng Cũng theo nguyên tắc của sự kết hợp,chúng ta cần phải làm khi sử dụng linh hoạt hai hay nhiều PP chúng ta phảixác định được PP nào là chủ đạo và chi phối các PP khác Nguyên tắc nàygiúp các chủ thể hoạt động tránh được sự tùy tiện trong việc kết hợp các PP

Việc kết hợp các PP trong DH dựa vào những cơ sở sau:

1.2.1.1 Cơ sở triết học

Theo quy luật phát triển của triết học Mác – Lê nin về sự vật thì ngoạilực (A) dù quan trọng đến đâu, lợi hại đến mấy cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, tạođiều kiện, thúc đẩy Còn nội lực (B) mới là nhân tố quyết định sự phát triểncủa bản thân sự vật Sự phát triển đó đạt đến mức độ cao nhất khi có sự cộnghưởng giữa nội lực và ngoại lực

Áp dụng quy luật trên vào dạy học thì thầy dạy, tác động của thầy làngoại lực Trò học, tự học, tự nghiên cứu, tự phát triển của trò là nội lực Chất

Trang 32

lượng giáo dục đạt đỉnh cao nhất khi tác động của thầy – ngoại lực cộnghưởng với năng lực tự học của trò (nội lực) Tức là bồi dưỡng và phát huy cao

độ năng lực tự học của trò Muốn được như vậy không thể không đổi mớiphương pháp dạy học tích cực trong các nhà trường

1.2.1.2 Cơ sở lý luận dạy học

Theo quan điểm của lí luận dạy học thì quá trình DH trong nhà trường

là sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, PP và hình thức tổ chức DH Ngàynay, nội dung dạy học càng hiện đại do đó việc đổi mới PPDH là cần thiết

Lôgíc của quá trình DH đòi hỏi việc thực hiện quá trình DH diễn ratuyến tính theo các bước nhất định Lôgíc đó sẽ được đổi mới về chất khi vậndụng kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề

Tính đặc thù của dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giớiquan phương pháp luận khoa học” Môn GDCD là môn học có vị trí rất quantrọng, hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinhthông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhânvăn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa cáctruyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại vàthời đại

1.2.2 Các kĩ thuật cơ bản trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề

Tiếp thu một vấn đề sẽ rất hiệu quả nếu người học vừa được nghe, đượcnhìn và được suy nghĩ Khi GV có khả năng làm chủ về kiến thức, thì cácPPDH sẽ là công cụ hỗ trợ có tác dụng rất tốt cho quá trình DH Với các trợgiúp này GV dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng cũng như giúpduy trì bài giảng một cách hứng thú và lôi cuốn người học Vì vậy, việc kếthợp PPDH thuyết trình với PP nêu vấn đề trong DH GDCD sẽ góp phần nâng

Trang 33

cao chất lượng dạy - học bộ môn bởi lẽ: Khi sử dụng kết hợp PP thuyết trìnhvới PP nêu vấn đề, GV có thể khai thác sâu và triệt để nội dung của bài họctrong một tiết dạy.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của việc kết hợp PP thuyết trình với PPnêu vấn đề chúng ta cần nắm vững quy trình và kỹ thuật kết hợp chúng

- Đầu tiên: Chúng ta cần xác định mục tiêu học tập chuẩn xác và cụ thểcho từng bài học, từng giờ học (về kiến thức, kĩ năng, thái độ)

- Thiết kế kế hoạch bài học, giờ học có sử dụng các tình huống có vấn đề:+ Xác định nội dung trọng tâm, thời gian tương ứng

+ Xây dựng những tình huống DH tiêu biểu cho từng nội dung, từng đơn

vị kiến thức của bài học

+ Thiết kế giáo án hoàn chỉnh

- Tổ chức dạy học

=> Sự khó khăn nhất trong việc kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn

đề là sưu tầm, thiết kế những tình huống DH và sử dụng những tình huống đótrong bài dạy của mình GV sử dụng những tình huống DH môn GDCD dướidạng văn bản hoặc ngôn ngữ nói (Chẳng hạn: đọc tình huống hoặc sử dụngphiếu giao việc hay trình chiếu nội dung tình huống bằng văn bản, sau đó tổchức cho HS giải quyết tình huống theo hình thức nhóm hoặc cá nhân Đây làcách làm quen thuộc, an toàn, hiệu quả cao)

Như vậy, để việc kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề trong DHGDCD đạt hiệu quả cao, mỗi GV phải nắm vững và hoàn thiện cho mình các

kĩ thuật tương ứng: Xác định mục tiêu, nội dung giảng dạy; kĩ thuật thiết kếtình huống DH nêu vấn đề; kĩ thuật sử dụng PP, phương tiện DH…Hệ thống

kĩ thuật này chỉ được hình thành và hoàn thiện khi GV có nhu cầu, mongmuốn; luôn chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi cũng như mạnhdạn vận dụng chúng vào trong thực tiễn nghề nghiệp của mình 1.2.3 Vai trò

Trang 34

của sự kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề tronghọc phần “ Công dân với việc hình thành thế giới quan, pháp luận khoa học”môn GDCD ở trường THPT

1.2.3.1 Tính đặc thù của dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan phương pháp luận khoa học”

Môn GDCD là môn học có vị trí rất quan trọng trong trường THPT,cùng với các môn khoa học khác góp phần đào tạo HS thành những người laođộng vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thựctiễn, có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân,gia đình và xã hội Tuy nhiên, khác với các môn khoa học khác, môn GDCDhình thành ở HS phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của ngườicông dân tương lai hồng thắm chuyên sâu, có thế giới quan khoa học, nhânsinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng, ra sức thực hiện đường lối vànhiệm vụ cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sống, làm việc theohiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với đất nước

Phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan phương pháp luậnkhoa học” môn GDCD có nhiệm vụ giúp HS nắm được những kiến thức cơbản phổ thông của Triết học duy vật biện chứng về tự nhiên và xã hội, về sựvận động và phát triển theo những quy luật khách quan, về vấn đề con người

có thể nhận thức được những quy luật ấy Biết vận dụng những kiến thức đóvào thực tiễn cuộc sống

Cấu trúc phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan phương phápluận khoa học” gồm 9 bài được phân thành 16 tiết Nội dung cụ thể như sau:

- Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

- Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan

- Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất

Trang 35

- Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

- Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

- Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

- Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

- Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của

xã hội

Như vậy toàn bộ nội dung cơ bản của Triết học Mác – Lênin trong trườngTHPT được bố cục vào phần “Công dân với việc hình thành thế giới quanphương pháp luận khoa học” SGK GDCD

Do đặc thù của Triết học Mác – Lê-nin nói chung và của phần “Công dânvới việc hình thành thế giới quan phương pháp luận khoa học” nói riêng là ởchỗ, trong sự phản ánh hiện thực, tri thức triết học có tính khái quát hoá, trừutượng hoá cao và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên

lý, quy luật Hơn nữa, là môn khoa học lý thuyết, chứ không phải môn khoa họcứng dụng Chính vì vậy, môn học này thiên về những kiến thức hàn lâm và hầunhư không có những mô hình thực nghiệm, ứng dụng, trực quan Đây là phầnkiến thức rất trừu tượng, thường làm HS lúng túng, nhất là khi vận dụng vàothực tiễn

Do đối tượng học ở đây là HS THPT những người chưa có hiểu biết sâurộng về kiến thức xã hội, chưa có nhãn quan chính trị sâu sắc và do tính trừutượng của môn học, nên việc học tập đối với HS là rất khó khăn

1.2.3.2 Vai trò của sự kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề trong học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, pháp luận khoa học”

Trang 36

Kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề là một trong những PPDH phổ biến, ở một góc độ nào đó, nó vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát huy vai trò của mình trong quá trình DH:

Thứ nhất, với một thời gian nhất định, bằng trình độ hiểu biết, kinh nghiệmhoạt động thực tiễn của mình, GV chủ động trình bày giảng giải một cách lưu loát,nêu vấn đề hấp dẫn hợp lôgíc nhận thức của người học Thông qua đó GV chuyểntải toàn bộ nội dung tri thức của bài học với khối lượng lớn cho HS

Thứ hai, khi kết hợp hai PP này có thể cung cấp cho người học nhữngthông tin cập nhật so với tài liệu, SGK hiện có Thông thường những tri thứckhoa học được đưa vào tài liệu, SGK có hướng lạc hậu hơn so với sự pháttriển của thực tiễn kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề trong DH đãphần nào khắc phục được hạn chế đó

Thứ ba, kết hợp PP thuyết trình và PP nêu vấn đề có khản năng kíchthích hoạt động học tập góp phần giáo dục niềm tin, tình cảm của HS trongquá trình lĩnh hội tri thức PP này tạo điều kiện thuận lợi để GV tác độngmạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của HS thông qua giọng nói, cử chỉ, thái độ,

mà quan trọng là HS phải tự khám phá, so sánh và rút ra bài học cho mìnhthông qua các tình huống sinh động của cuộc sống Ngoài ra sự kết hợp giữa

PP thuyết trình và PP nêu vấn đề không dừng lại ở việc truyền thụ nội dung trithức bài học mà thông qua đó, nhờ có sự giao tiếp giữa thầy và trò mà trònhận được từ thầy những tình cảm đẹp, nhân văn, từ đó niềm tin hoài bão củacác em được nâng lên

Thứ tư, kết hợp PP thuyết trình và PP nêu vấn đề cung cấp cho ngườihọc PP nhận thức, tổng hợp tài liệu học tập, nghiên cứu giúp người học rènluyện khả năng rèn luyện ngôn ngữ Hơn nữa GDCD mang tính lý luận, trừutượng và khái quát cao bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học cả tự nhiên và xãhội Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong quá trình dạy GDCD cần phải vận dụng

Trang 37

2.2.1 Khái quát về Trường THPT Nghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

Trường THPT Nghi Lộc 4 là một trường công lập nằm trong hệ thốnggiáo dục của nhà nước Trường THPT Nghi Lộc 4 nằm trên địa bàn xã Nghi

Xá, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An, được thành lập năm 2001 So với cáctrường trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thì đây là một trường cònnon trẻ về mọi mặt: Đội ngũ GV còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm: sốlượng HS chưa nhiều khoảng hơn 1500 em HS, được chia thành 3 khối, mỗikhối có 12 lớp mỗi lớp có từ 45 - 50 HS Do trường mới được thành lập nên

cơ sở vật chất của trường còn mới, phần nào đó cũng đáp ứng được yêu cầuđổi mới PPDH hiện nay

Trường có 6 tổ bộ môn, bộ môn GDCD thuộc tổ Sử - Địa - GDCD baogồm 3 GV đảm nhiệm việc giảng dạy toàn bộ chương trình GDCD 10, 11, 12cho tất cả các lớp Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng 3 GV GDCD luôn cố gắngtìm tòi, nghiên cứu, trau dồi kiến thức của mình và luôn mong muốn nhàtrường có sự quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các GVnày trong quá trình công tác, đảm bảo sự công bằng cho GV các bộ môn

Trong một vài năm gần đây, lãnh đạo nhà trường cũng đã quan tâm hơn

Trang 38

đến việc đổi mới PPDH nói chung nhưng chủ yếu mới chỉ tập trung ở các mônhọc được coi là “môn chính” còn một số “môn học phụ” trong đó có mônGDCD thì chỉ mới dừng lại ở việc đổi mới các PPDH truyền thống theo hướngkết hợp các PPDH trong quá trình giảng bài Mặc dù còn nhiều khó khănnhưng thầy và trò trường THPT Nghi Lộc 4 đã và đang phấn đấu đưa trườngtiếp cận với trình độ của các trường trên địa bàn Nghi Lộc, góp một phần vào

sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh Nghệ An nói riêng và của đất nước nói chung

2.2.2 Thực trạng kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 tại Trường THPT Nghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Nội dung điều tra:

+ Nhận thức được mức độ sử dụng các PPDH của GV trong quá trình DH.+ Nhận thức được thực trạng dạy và học môn GDCD ở trường THPTNghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An và bước đầu tìm hiểu về nguyênnhân của thực trạng đó

+ Đánh giá nhận thức của GV về bản chất và vai trò của kết hợp PP thuyếttrình và PP nêu vấn đề trong DH môn GDCD nói chung và học phần “Công dânvới việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” nói riêng

+ Xác định được những biện pháp và quy trình mà GV bộ môn củatrường thường sử dụng khi giảng dạy kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề

+ Chỉ ra được những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngkết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề cũng như những khó khăn mà HSgặp phải trong quá trình học môn GDCD

- Phương pháp điều tra:

+ Phỏng vấn GV bộ môn và HS trong trường

+ Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của GV và HS

Trang 39

+ Điều tra Anket để thu thập ý kiến của GV và HS

+ Thống kê toán học

- Đối tượng điều tra

Tìm hiểu thực trạng kết hợp PP thuyết trình với PP nêu vấn đề trongdạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học” chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò 12 GV ở 3 trường THPT(Nghi Lộc 1; Nghi Lộc 3; Nghi Lộc 4; ) Tất cả GV này đang dạy bộ mônGDCD Trong đó có 4 GV trình độ thạc sỹ, 8 GV trình độ đại học

Thâm niên giảng dạy: - Dưới 5 năm : 2 GV

Trong giảng dạy môn GDCD từ nhiều năm nay, đa số GV thường chỉ

sử dụng PP thuyết trình truyền thống Mặc dù PP có ưu điểm là trong một thờigian ngắn GV có thể cung cấp cho HS một lượng thông tin lớn Nhưng PPnày cũng làm cho HS thụ động, không tích cực, sáng tạo trong học tập làmcho tư duy của HS bị ức chế, ỷ lại, ngồi chờ, kém hứng thú, không khơi dậyđược khả năng chủ động, tự giác của HS làm cho họ chán nản, buồn ngủ Nênviệc sử dụng hoặc kết hợp với các PP khác phù hợp với yêu cầu của thực tiễn,nhu cầu đổi mới PPDH trong GD và ĐT Việc kết hợp PP thuyết trình với PPnêu vấn đề là một trong những PP đáp ứng được đòi hỏi đó

Trang 40

* Kết quả điều tra thực trạng

- Kết quả phân tích dữ liệu điều tra GV (12 GV)

Bảng 1.1 Mức độ giáo viên vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề

TT GV Môn GDCD Số lượng Tỷ lệ %

Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 25 % GV sử dụng kết hợp PP thuyếtvới PP nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 trong khi đó có tới58,4% GV thỉnh thoảng sử dụng kết hợp PP thuyết với PP nêu vấn đề trongdạy học Như vậy, việc đổi mới PPDH theo hướng kết hợp PP thuyết trình với

PP nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 chưa được các GVmôn GDCD của trường Nghi Lộc 4 thực hiện thường xuyên và có hệ thống,còn có hiện tượng một số GV chỉ áp dụng một PPDH duy nhất đó là PPTT.Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dạy học của môn học

Bảng 1.2 Những loại bài nào của học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” các đồng chí vận dụng kết hợp PP thuyết trình và PP nêu vấn đề

Ôn tập

Ngoại khóa

930

75250

4100

33.383.30

000

000Nhìn vào kết quả điều tra ta thấy (75%) GV đều vận dụng kết hợp PPthuyết trình và PP nêu vấn đề vào dạy bài mới, tuy nhiên mức độ không thường

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu BDTX chu kỳ hè 1993-1996 cho GV PTTH, Bộ giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu BDTX chu kỳ hè 1993-1996 cho GV PTTH
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Năm: 1995
2. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (2000), Hoạt động dạy học ở trường THCS, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động dạy học ở trường THCS
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
4. Phùng Văn Bộ (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học
Tác giả: Phùng Văn Bộ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT môn GDCD, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT môn GDCD
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2006
8. Nguyễn Hữu Châu (2004), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
9. Vương Tất Đạt (1994), Phương pháp giảng dạy giáo dục công dân, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy giáo dục công dân
Tác giả: Vương Tất Đạt
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 1994
10. Đặng Văn Đức (2004), Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực
Tác giả: Đặng Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
11. Đặng Thành Hưng (2004), "Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại", Tạp chí Giáo dục, số 2/78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2004
12. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2005
13. Trần Viết Quang (2002) Hướng tới việc dạy, học môn triết học có hiệu quả hơn. Kỷ yếu hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy học tập môn triết học Mác - Lênin trong các trường Đại học toàn quốc, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng tới việc dạy, học môn triết học có hiệu quả hơn
15. Hà Nhật Thăng (2004), Nhập môn giáo dục công dân, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn giáo dục công dân
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
16. Hoàng Thị Thủy (2008), Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và kháng chiến chống Mỹ,cứu nước” môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường ĐHSP Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và kháng chiến chống Mỹ,cứu nước” môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Thủy
Năm: 2008
17. Thái Duy Tuyên (1996), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
18. Vũ Huy Từ “200 bài tập tình huống và thuật quản lí” Sách, tạp chí
Tiêu đề: 200 bài tập tình huống và thuật quản lí
19. I.Ia.Lecne (1987), Dạy học nêu vấn đề (Phạm Tất Đắc dịch), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Dạy học nêu vấn đề (Phạm Tất Đắc dịch)
Tác giả: I.Ia.Lecne
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1987
20. V.Ôkon (1976) “Những cơ sở dạy học nêu vấn đề”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những cơ sở dạy học nêu vấn đề”
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Phùng Văn Bộ (1999), Lý luận dạy học môn Giáo Dục Công Dân ở Trường phổ thông trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên GDCD lớp 10 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Mức độ giáo viên vận dụng kết hợp phương pháp thuyết  trình và phương pháp nêu vấn đề - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn giáo dục công dân 10
Bảng 1.1. Mức độ giáo viên vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề (Trang 39)
Bảng 1.5. Những khó khăn và thuận lợi mà GV gặp trong trong  quá trình dạy học môn GDCD. - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn giáo dục công dân 10
Bảng 1.5. Những khó khăn và thuận lợi mà GV gặp trong trong quá trình dạy học môn GDCD (Trang 41)
Bảng 2.1. Kết quả điểm kiểm tra 15 phút của lớp thực nghiệm và lớp đối   chứng trước thực nghiệm. - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn giáo dục công dân 10
Bảng 2.1. Kết quả điểm kiểm tra 15 phút của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm (Trang 64)
Bảng 2.2. kết quả kiểm tra 15 phút nội dung bài học sau thực nghiệm lần  thứ nhất. - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn giáo dục công dân 10
Bảng 2.2. kết quả kiểm tra 15 phút nội dung bài học sau thực nghiệm lần thứ nhất (Trang 66)
Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra nội dung bài học sau thực nghiện lần 2 - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn giáo dục công dân 10
Bảng 2.3. Kết quả kiểm tra nội dung bài học sau thực nghiện lần 2 (Trang 69)
Bảng 2.4. Kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên sau thực nghiệm - Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn giáo dục công dân 10
Bảng 2.4. Kết quả trưng cầu ý kiến của giáo viên sau thực nghiệm (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w