ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM LỆ QUYÊN KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM LỆ QUYÊN
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM LỆ QUYÊN
KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học lý luận chính trị
Mã ngành: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Minh Tuyên
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan mọi kết quả của đề tài “Kết hợp phương pháp thuyết trình
với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học giáo dục công dân lớp 10 ở Trường trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này Các số liệu, dữliệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và công bốđúng quy định
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Người cam đoan
Phạm Lệ Quyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạođiều kiện tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ từ phía quý phòng, ban thuộc trườngĐại học Sư phạm Thái Nguyên Trân trọng cảm ơn công lao của quý thầy, cô đãtrang bị cho tôi những kiến thức trong suốt khóa học; đặc biệt là sự hướng dẫntận tình của Tiến sĩ Vũ Minh Tuyên đã có định hướng, gợi mở phương phápgiải quyết vấn đề,… phù hợp, cần thiết giúp tôi hoàn thành tốt kết quả nghiêncứu của mình
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Ngô Lan Anh - Trường Đạihọc Sư phạm Thái Nguyên; tập thể Lãnh đạo Trường THPT Hòn Gai, các đồngnghiệp trong trường nói chung và công tác tại tổ Sử - Địa - GDCD nói riêng;bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nội dung họctập, thực hiện nghiên cứu của mình
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã giúp đỡ,động viên cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập, thực hiện đềtài
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Lệ Quyên
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi
Danh mục các sơ đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài 6
7 Kết cấu của đề tài 6
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 7
1.1 Lịch sử nghiên cứu đề tài 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài 7
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 8
1.2 Một số vấn đề lí luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Giáo dục công dân lớp 10 11
1.2.1 Khái lược phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề
11 1.2.2 Kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
22 1.2.3 Cấu trúc và đặc điểm chương trình Giáo dục công dân lớp 10
Trang 6Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 32
2.1 Khái quát chung về trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh 322.1.1 Đặc điểm tình hình chung về trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thànhphố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 322.1.2 Đặc điểm học sinh trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh 332.1.3 Đặc điểm giáo viên dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổthông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 352.2 Thực trạng việc sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phươngpháp nêu vấn đề vào dạy học Giáo dục công dân lớp 10 ở trường Trung học phổthông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 36
2.2.1 Thực trạng của việc dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trườngTHPT Hòn Gai, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 36
2.2.2 Thực trạng sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương phápnêu vấn đề vào dạy học Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai,thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 392.2.3 Đánh giá thực trạng sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình vớiphương pháp nêu vấn đề vào dạy học Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPTHòn Gai, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 46
2.3 Đề xuất quy trình của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phươngpháp nêu vấn đề vào dạy học phần “Công dân với đạo đức”, Giáo dục công dânlớp 10 ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh 482.3.1 Quy trình thiết kế 48
Trang 7Chương 3 THỰC NGHIỆM VIỆC SỬ DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP
10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI, THÀNH PHỐ
60
3.1 Thực nghiệm sư phạm 60
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 60
3.1.2 Giả thuyết thực nghiệm 60
3.1.3 Thời gian, đối tượng thực nghiệm 61
3.1.4 Phương pháp thực nghiệm 61
3.1.5 Quy trình thực nghiệm 61
3.1.6 Nội dung thực nghiệm 62
3.1.7 Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy Giáo dục công dân lớp 10, học phần “ Công dân với đạo đức” ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 81
3.2 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” Giáo dục công dân lớp 10 ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 85
3.2.1 Đối với giáo viên 85
3.2.2 Đối với học sinh 86
3.2.3 Đối với nhà trường 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
1 Kết luận 89
2 Khuyến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 94
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1 GDCD : Giáo dục công dân
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu về học sinh của nhà trường năm học 2017 - 2018 34Bảng 2.2: Kết quả học tập môn Giáo dục công dân lớp 10, năm học 2017 - 2018
38Bảng 2.3: Kết quả khảo sát tác dụng của việc áp dụng PPTT và PPNVĐ 41Bảng 2.4: Kết quả khảo sát ý kiến về hiệu quả của việc áp dụng đơn lẻ hoặc kết
hợp hai phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề 42Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý của học sinh đối với phương pháp
giảng dạy của giáo viên áp dụng trong bài học 44Bảng 3.1: Số lượng học sinh đạt học lực Giỏi, Khá năm học 2017 – 2018 của
lớpđối chứng và lớp thực nghiệm 62
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Kết quả khảo sát mức độ hiểu và nắm nội dung bài học của học sinh
khi giáo viên sử dụng kết hợp PPTT với PPNVĐ 43Hình 3.2: Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra theo khoảng điểm của hai nhóm
đối chứng và thực nghiệm 82
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 58
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện bài giảng kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạy
học GDCD lớp 10 học phần “Công dân với đạo đức” 58
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật, công nghệ hiệnđại, xu thế toàn cầu hóa đã và đang đặt ra những thời cơ, thách thức đối với nềngiáo dục Việt Nam Để đáp ứng được yêu cầu cung cấp cho đất nước nguồnnhân lực chất lượng cao, vấn đề đặt ra cho giáo dục và đào tạo là phải đào tạo ranhững con người có bản lĩnh, năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp đổi mới đất nước, có khả năng thích ứng với xu hướng phát triển củathời đại Bên cạnh việc đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạyhọc là vấn đề cấp thiết trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay Bởi vì, chỉ
có đổi mới nội dung dạy học gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học mớitạo nên sự chuyển biến căn bản về chất của quá trình dạy học
Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” [14, tr.23]
Đổi mới toàn diện giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho họcsinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ởhọc sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành áp dụng, tức làđào tạo ra những con người không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hànhđộng, kĩ năng thực hành Đồng thời, kết hợp hài hòa giữa dạy chữ và dạy người,chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, nâng cao ý thức công dân trongcộng đồng Để thực hiện được yêu cầu đó, nền giáo dục Việt Nam cần thiết phảichú trọng tới tất cả các môn học trong trường phổ thông, trong đó có môn Giáodục công dân (GDCD)
Mỗi môn học trong trường trung học phổ thông (THPT) đều có chức năngriêng của mình, nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo con người mới nói chung Môn
Trang 12GDCD là môn học trực tiếp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách,chuẩn mực của con người mới, trang bị những kiến thức lí luận chính trị mộtcách có hệ thống của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡngnăng lực và phương pháp, tư tưởng trong hoạt động thực tiễn Với nhiệm vụ,chức năng riêng của mình, môn GDCD giữ vị trí quan trọng trong nhà trường,xếp ngang hàng với các môn học khác.
Thực tế cho thấy hiện nay, môn GDCD chưa hoàn thành nhiệm vụ, chứcnăng và phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của mình Có nhiều nguyên nhândẫn tới thực trạng này, song vấn đề cốt lõi không nằm ở việc tìm ra nguyênnhân mà là làm thế nào để tìm ra hướng đi giải quyết, khắc phục nó Hướng điđúng đắn và hiệu quả cần phải thực hiện đó là: cần phải tác động làm thay đổitất cả các nguyên nhân, đặc biệt khâu đột phá có ý nghĩa quyết định chính là đổimới phương pháp dạy học (PPDH) trong giảng dạy môn GDCD ở trường phổthông
Đổi mới PPDH môn GDCD cần phải tập trung vào vấn đề trọng tâm làlàm thế nào để khơi dậy hứng thú, say mê học tập môn học này cho học sinhnhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD trong trường phổ thông, gạt
bỏ quan niệm cho rằng đây là một môn học khô khan, trừu tượng, khó dạy, khóhọc, khó ứng dụng các phương pháp dạy học
Mỗi một phương pháp dạy học đều có đặc trưng và ưu thế riêng Việc vậndụng phương pháp dạy học mang lại hiệu quả như thế nào là tùy thuộc vàongười sử dụng phương pháp và quá trình dạy học nội dung kiến thức của mônhọc đó quyết định
Đối với môn GDCD trong trường THPT, ở mỗi bài học giáo viên có thể
sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong đó có những phương phápgiữ vai trò chủ đạo Với kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi nhận thấy việckết hợp giữa phương pháp thuyết trình (PPTT) với phương pháp nêu vấn đề(PPNVĐ) trong việc dạy học môn GDCD ở trường THPT nói chung và dạy học
Trang 13môn học này.
Trang 14Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, yêucầu đổi mới toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, nâng cao
chất lượng dạy và học môn GDCD nói riêng, tôi đã chọn đề tài “Kết hợp phương
pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề vào dạy học GDCD lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên
cứu tốt nghiệp chương trình thạc sĩ khoa học giáo dục của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ việc nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, luận văn xây dựng quytrình thực hiện kết hợp PPTT và PPNVĐ trong dạy học môn GDCD lớp 10nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nângcao chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THPT Hòn Gai, thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận của việc kết hợp PPTT vàPPNVĐ trong dạy học môn GDCD lớp 10
- Phân tích thực trạng việc sử dụng kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạyhọc môn GDCD ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh, đề xuất quy trình sử dụng kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạy học mônGDCD lớp 10
- Thực nghiệm việc sử dụng kết hợp PPTT và PPNVĐ trong dạy học môn
GDCD lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạy họcmôn GDCD lớp 10 ở THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Trang 153.2 Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình GDCD lớp 10 gồm hai phần:
+ Phần 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận
+ Phần 2: Công dân với đạo đức
+ Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tập trung nghiên cứu việc sử
dụng kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạy học phần “Công dân với đạo đức”,
môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh trong năm học 2017 - 2018
- Thực hiện nghiên cứu của mình tại 06 lớp 10 thuộc Trường THPT HònGai: 10A1, 10A2, 10A3, 10B1, 10B2, 10B3
4 Giả thuyết khoa học
Trong những năm học vừa qua, chất lượng dạy và học môn GDCD nóichung và dạy học GDCD lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai đã có nhiều đổi mới
cả về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Bên cạnh những thành tựu đạtđược, môn học đã được học sinh dành nhiều quan tâm, đầu tư thời gian để họctập, kết quả của môn học vì thế cũng được cải thiện Song, tỷ lệ học sinh chưahứng thú với môn học vẫn còn nhiều, chưa tự giác để học tập, kết quả của nhiều
em đối với môn học này chưa cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạngnày Vì thế, nếu giáo viên sử dụng linh hoạt, có hiệu quả việc kết hợp giữaPPTT với PPNVĐ trong dạy dạy học GDCD lớp 10 ở từng đơn vị kiến thức cụthể sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn học này
ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Cơ sở lí luận của đề tài
- Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử
- Lí luận về phương pháp dạy học
Trang 16- Kế thừa các công trình nghiên cứu về PPTT và PPNVĐ trong dạy họcnói chung và dạy học môn GDCD nói riêng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duyvật lịch sử, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến phương pháp thuyếttrình và nêu vấn đề để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Đề tài sử dụng phiếuđiều tra xã hội học dưới dạng câu hỏi đóng và các câu hỏi mở để tìm hiểu vềthực trạng dạy học kết hợp giữa PPTT với PPNVĐ trong dạy học GDCD ởtrường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh để từ đó đưa raquy trình thực nghiệm, khảo sát quy trình thực nghiệm, đề xuất các giải phápnhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường THPT Hòn Gai
+ Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Đề tài tiến hành quan sát hoạt độngdạy và học của GV và HS trường THPT Hòn Gai trong các tiết học môn GDCDlớp 10; tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp giáo viên, học sinh trường THPTHòn Gai về việc dạy và học môn GDCD lớp 10 của nhà trường từ đó đưa ra quytrình và khảo sát quy trình thực nghiệm kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạyhọc môn GDCD ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh QuảngNinh
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Đềtài dựa trên việc nghiên cứu tài liệu, các kết quả số liệu thu được phân tích, đốichiếu, so sánh để thấy được tính ưu việt khi kết hợp PPTT với PPNVĐ trongdạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng
Ninh
Trang 17các số liệu khảo sát, nhằm đưa ra những đánh giá, kết luận về thực trạng kết hợp
Trang 18PPTT với PPNVĐ trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học: Dựa quy trình thực nghiệm mà đềtài nêu ra, tiến hành khảo sát thực nghiệm tại các lớp 10 A1, 10A2, 10A3,10B1,
10B2, 10B3 để rút ra những kết luận của việc kết hợp giữa PPTT với PPNVĐtrong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long,tỉnh Quảng Ninh
6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
- Đề tài hoàn thành góp phần làm sáng tỏ thực trạng vận dụng PPTT vàPPNVĐ trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Hòn Gai
- Cung cấp cơ sở lí luận cho việc sử dụng PPTT và PPNVĐ vào quá trìnhgiảng dạy môn GDCD nói chung và môn GDCD lớp 10 nói riêng ở trườngTHPT Hòn Gai
- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các học viên cao học, sinh viêncác ngành quan tâm đến PPTT và PPNVĐ trong bộ môn GDCD, Giáo dụcchính trị nhằm đổi mới PPDH
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương, 7 tiết
Trang 19Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
1.1 Lịch sử nghiên cứu đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài
Từ những năm cuối thế kỉ XX, phương pháp dạy học nói chung và dạyhọc GDCD nói riêng được nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục trong nước vànước ngoài quan tâm nghiên cứu Vấn đề phương pháp thuyết trình và phươngpháp nêu vấn đề cũng được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoahọc Trên thế giới, đã có nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu vấn đề nàynhư: L.V Reebroa; P.M Erdonier hay nhà giáo dục Xô Viết vĩ đại I.F
Khalarmop với công trình khoa học có giá trị là “Phát huy tính tích cực của học
sinh như thế nào” (2 tập) Trong đó, tác giả khẳng định: “Tính tích cực là trạng
thái hoạt động của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ vànghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức” “Tri thức trở thành kiến thứcthực sự khi học sinh chiếm lĩnh nó bằng sức lao động, sáng tạo của mình” [I.F
Khalarmop (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, Nxb Giáo
dục, Hà Nội;
tr.13]
Tác giả A.M Machiuskin (1972), Tình huống có vấn đề trong tư duy và
trong dạy học, Matxcova, Nxb Giáo dục Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu sâu
vấn đề cốt lõi của dạy học giải quyết đề và đưa ra những quan niệm khác nhau
về tình huống có vấn đề trong dạy học Đây là cơ sở lý thuyết của phương phápdạy học có vấn đề I.R Lecne khẳng định “Chức năng có tính chất quyết địnhcủa nó là phát huy tiềm lực sáng tạo, hình thành các cấu trúc của hoạt động sángtạo” [19, tr.40]
Trong cuốn “Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề”, tác giả V.Ôkôn
Trang 20trình thực
Trang 21nghiệm về dạy học nêu vấn đề, kích thích học sinh tích cực chủ động tìm tòi,giải quyết vấn đề và đạt được kiến thức một cách vững vàng Những luận điểm
mà tác giả nêu ra trong cuốn sách này cho thấy sự cần thiết của việc sử dụngdạy học nêu vấn đề trong dạy học sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tưduy sáng tạo của người học
Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra từnhững năm 50 của thế kỉ XX, hệ thống PPDH đã phát triển nhanh chóng vềloại hình, số lượng Tư tưởng của PPDH hiện đại là không chỉ quan tâm đếnviệc học cái gì mà vấn đề quan tâm đặc biệt ở đây là học như thế nào, học bằngcách nào cho hiệu quả Một trong những xu hướng đổi mới PPDH theo hướnghiện đại mà thế giới đã và đang áp dụng: Tăng cường hình thành các kĩ năng, kĩxảo sử dụng PPDH, đặc biệt là lựa chọn và kết hợp các phương pháp khi dạyhọc; cải tạo các PPDH truyền thống phù hợp với nội dung hiện đại, tìm kiếmnhững PPDH mới bằng cách liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDHphức hợp, nâng cao khả năng tính độc lập, sáng tạo của người học… Do đó, kếthợp các PPDH sẽ góp phần mang lại thành công cho các giờ giảng của giáoviên, bởi không có một PPDH nào là toàn năng
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Bên cạnh các công trình nghiên cứu nước ngoài, vấn đề kết hợp giữaphương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học nói chung
và trong dạy học môn GDCD nói riêng, cũng có không ít các nhà khoa họctrong
nước nghiên cứu, tìm hiểu về nó Cụ thể:
Trong cuốn “Lí luận dạy học Giáo dục công dân ở trường THPT” của tácgiả Phùng Đăng Bộ (1999), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra cách kếthợp nhóm các phương pháp giảng dạy
“Trong giảng dạy, người giáo viên không chỉ dùng một phương pháp độcnhất Nếu như vậy, bài giảng sẽ rất đơn điệu, khô khan và không có khả năngchuyển tải hết kiến thức” [5, tr.93] “Trong hệ thống các phương pháp giảng
Trang 22dạy,
Trang 23các phương pháp giảng dạy được GDCD sử dụng nhiều nhất là: Phương phápthuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháptrực quan, phương pháp vận dụng kiến thức liên môn.” [5, tr.96] Tác giả cũngnhấn mạnh: trong những phương pháp này thì phương pháp thuyết trình hầunhư giữ một vị trí then chốt, chủ đạo.
Luận văn thạc sĩ “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháptrực quan trong dạy học môn Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin phần
“Thế giới quan - phương pháp luận” ở trường Đại học Lao động - Xã hội” củatác giả Nguyễn Hữu Đức năm 2010, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và “Vậndụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Lịch sử triết học ở khoa Líluận chính trị trường Đại học Tây Nguyên của tác giả Nguyễn Thị Khuyên năm
2010, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tác giả Trần Văn Hà với hai tác phẩm:
“Dạy học giải quyết vấn đề - một phương hướng đổi mới trong mục tiêu và
trong đào tạo” (năm 1995), “Tiếp cận nền kinh tế tri thức thế kỉ XXI - phương pháp giải quyết vấn đề - phương pháp xử lý tình huống, hành động” (năm
2002) đã trình bày các khái niệm: vấn đề tình huống, tình huống có vấn đề, lýthuyết tình huống, bốn giai đoạn của phương pháp xử lý tình huống hành động:điều tra, nghiên cứu, phân tích, hành động Trong đó, tác giả nêu ra ba côngđoạn để giảng một bài theo PP tình huống bao gồm: giới thiệu lý thuyết vànguyên tắc cơ bản, tài liệu, sách mà HS cần đọc; giới thiệu tình huống và DHtình huống theo kiểu cá nhân hoặc nhóm; GV tổng kết buổi tranh luận, củng cốnâng cao Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quy trình chuẩn bị tình huống là: xácđịnh rõ mục đích, yêu cầu của bài học; thu thập, phân loại các tình huống cóthật, thu thập thông tin mới trong đời sống, sách báo; nghiên cứu, thảo luận tìm
ra phương án tối ưu
“Kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạy học phần “Công dân với việc hình
thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 (qua khảo sát trường THPT Nghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), Nguyễn Thị
Kim Dung (2012), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh Trong công
Trang 24trình nghiên
Trang 25cứu này, tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp
PP thuyết trình với PP nêu vấn đề, đưa ra quy trình và giải pháp kết hợp hai PPnày trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học” chương trình GDCD lớp 10 Đây là một trong những cơ sởkhoa học để tác giả luận văn có thể kế thừa và vận dụng làm sáng tỏ đề tàinghiên cứu của mình
“Kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạy học môn GDCD lớp 12 (qua khảo
sát trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Lê Thị
Vân Anh (2013), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh Tác giả cũng đã
đi sâu phân tích những ưu điểm và hạn chế của PPTT và PPNVĐ trong dạy họcGDCD Theo tác giả, muốn dạy tốt các nội dung môn GDCD lớp 12 cần phảichú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học; việc kết hợp các PPDH trongquá trình tổ chức dạy học là việc cần làm của người giáo viên Tác giả cũng đã
đề xuất quy trình và thực nghiệm việc kết hợp PPTT với PPNVĐ trong dạy họcmột số bài môn GDCD lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Trãi, thành phố ThanhHóa
“Kết hợp PPTT với PP sử dụng tình huống trong dạy học môn pháp luật
ở trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên”, Vũ Thị Hương Trà (2016), Luận văn
thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tác giả cũng đãkhái quát về hệ thống khái niệm PPTT và PP sử dụng tình huống trong dạy học;đưa ra những yêu cầu, nội dung sự kết hợp của hai PP này trong dạy học mônPháp luật ở trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên Những giải pháp mà tác nêu ratrong luận văn có giá trị nhất định khi người giáo viên sử dụng kết hợp của haiphương pháp thuyết trình và sử dụng tình huống trong dạy học chắc chắn sẽgóp phần mang lại chất lượng tốt cho bài giảng
Ngoài ra còn có nhiều bài báo, bài tham luận hội nghị khoa học đề cập tớiviệc đổi mới PPDH GDCD ở trường THPT, trong đó xu hướng kết hợp cácPPDH để nhằm đem lại hiệu quả cho người học, nâng cao chất lượng học tập
Trang 26môn GDCD của học sinh trong các nhà trường Những công trình nghiên cứutrên đây, chính là nền tảng, cơ sở gợi mở cho tôi nghiên cứu và thực hiện luậnvăn tốt nghiệp của mình.
1.2 Một số vấn đề lí luận của việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học Giáo dục công dân lớp 10
1.2.1 Khái lược phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề
1.2.1.1 Khái niệm về phương pháp và phương pháp dạy học
- Phương pháp
Thuật ngữ “phương pháp” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ “Methodes” cónghĩa là cách thức, con đường nhằm đạt tới mục đích Phương pháp là hình thứctìm hiểu về mặt lí luận và thực tiễn, xuất phát từ việc hiểu được bản chất cácquy luật vận động trong hiện thực khách quan Phương pháp là hệ thống cácnguyên tắc hướng dẫn các hoạt động của con người nhằm cải tạo hiện thựckhách quan, gắn liền với hoạt động ý thức của con người, phản ánh hoạt độngnhận thức và thực tiễn của con người Nhờ có phương pháp cụ thể sẽ quyết địnhđến sự thành công hay thất bại của con người trong hoạt động thực tiễn
Phương pháp không phải là những nguyên tắc có sẵn mà nó phụ thuộcvào đối tượng và nhiệm vụ đặt ra Tùy thuộc vào đối tượng, nhiệm vụ cụ thể đểlựa chọn, đưa ra các phương pháp phù hợp Như vậy, phương pháp là một phạmtrù mang tính khách quan, là hình thức vận động bên trong của nội dung, do nộidung quy định Tuy nhiên, mỗi chủ thể lại nhận thức, vận dụng phương phápvào hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn theo các cách khác nhau sao chophù hợp Chính vì vậy, bên cạnh tính khách quan, phương pháp còn là phạm trùmang tính chủ quan
- Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học (PPDH) là một yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ vớicác yếu tố khác trong quá trình dạy học Cho đến nay, có nhiều quan niệm khácnhau về PPDH
Trang 27Theo tác giả M Danilop và M Seatkin trong cuốn “Lý luận dạy học
trường trung học” quan niệm rằng: “Phương pháp dạy học đòi hỏi có sự tương
tác tất yếu của thầy và trò Trong quá trình đó, thầy tổ chức sự tác động của trò đến đối tượng nghiên cứu, mà kết quả là trò lĩnh hội được nội dung trí dục” [21,
tr.67]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Phương pháp dạy học là cách
thức làm việc của thầy và của trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực để đạt tới mục đích dạy học” [23, tr.23].
Theo quan niệm logic, PPDH là những thủ thuật logic được sử dụng đểgiúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách tự giác
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học Song,xét về bản chất, PPDH là sự vận động của nội dung dạy học Hoạt động dạyhọc là quá trình truyền đạt kiến thức của người thầy và sự tiếp nhận kiến thứccủa học sinh Hiệu quả của quá trình dạy học sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chấtlượng thông tin tiếp nhận và phương pháp sử dụng trong quá trình dạy học
Phương pháp dạy học luôn phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu nhậnthức của người học trong từng giai đoạn lịch sử Chính vì vậy, PPDH có một sốđặc trưng cơ bản sau:
- PPDH nhằm đạt được mục đích dạy học, phản ánh cách trao đổi thôngtin giữa thầy và trò trong quá trình dạy học
- PPDH có tác dụng kích thích, phát huy tính tích cực, chủ động củangười học, xây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra đánhgiá kết quả hoạt động
- PPDH vừa mang tính khách quan vừa mạng tính chủ quan
Từ những đặc trưng cơ bản trên, có thể khẳng định: PPDH là tổng hợpcác cách thức, biện pháp, con đường mà giáo viên sử dụng phối hợp với sựtương tác của học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục PPDH giữ vai tròchủ đạo giúp
Trang 28giáo viên truyền tải kiến thức và giúp học sinh lĩnh hội những tri thức khoa học,đồng thời hình thành những kĩ năng, kĩ xảo thực hành sáng tạo.
1.2.1.2 Khái niệm phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thuyết trình
PPTT xuất hiện rất sớm, từ thời cổ đại, được sử dụng trong lịch sử giáodục với các tên gọi khác nhau như: phương pháp dùng lời nói, phương phápdiễn giảng Ngày nay, PPTT vẫn được sử dụng nhiều nhằm truyền tải mộtlượng thông tin, kiến thức nào đó
Theo tác giả Phùng Văn Bộ: “Thuyết trình là dùng lời nói của giáo viên
để thuyết minh, trình bày một vấn đề có tính chất lí luận, nhằm truyền đạt, thông báo, bày tỏ nội dung khoa học nào đó”.[5, tr.97]
Tác giả Phan Trọng Ngọ: “PPTT là phương pháp mà giáo viên sử dụng
ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập Người học tiếp thu hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lí chúng tùy theo chủ thể người học và yêu cầu của người dạy học”.[22, tr.187]
Như vậy, có thể hiểu rằng: Phương pháp thuyết trình là PPDH trong đógiáo viên dùng lời nói sinh động, biểu cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thốngtri thức cho học sinh theo chủ đích nhất định, nhờ đó học sinh tiếp thu bài giảngmột cách có hệ thống
- Phương pháp nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là dạy học dựa trên sự điều khiển quá trình học tậpđộc lập của học sinh để tiếp nhận tri thức
Makhmutov cho rằng: “Tạo ra một chuỗi tình huống có vấn đề và điều
khiển hoạt động của học sinh, nhằm độc lập giải quyết các vấn đề học tập Đó
là thực chất của vấn đề dạy học nêu vấn đề” [dẫn theo 1]
Dựa vào Logic học: Phương pháp nêu vấn đề để giải quyết vấn đề là phùhợp với các thao tác của tư duy logic Luận đề: Vấn đề đặt ra cần giải đáp (Trảlời câu hỏi: Sự vật đó là gì?) Luận cứ: Các cứ liệu nêu ra để giải quyết vấn đề
Trang 29Luận chứng: Phương pháp đối chứng, so sánh, khái quát, mô hình, thống kê,phân tích…
Dựa vào Triết học: Động lực thúc đẩy nhận thức (nêu vấn đề, tức là đặt racác câu hỏi cần phải giải đáp) Vấn đề đặt ra bao giờ cũng chứa đựng nhữngmâu thuẫn Quá trình giải đáp các mâu thuẫn chính là động lực thúc đẩy sựnhận thức của học sinh
Dựa vào Giáo dục học: Bản chất của dạy học nêu vấn đề chính là quátrình tác động giữa hai nhân tố: dạy và học, xem xét nó trên quan điểm pháttriển trí tuệ, tính độc lập của tư duy được phát huy cao độ khi có vấn đề giảiquyết
Như vậy, phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên giúp học sinh xem xét, phân tích những tình huống có vấn đề và xác định những cách thức giải quyết tình huống đó nhằm tiếp thu tri thức, rèn luyện
kĩ năng và hình thành tư tưởng, thái độ.
điệu bộ…) và các phương tiện khác để thuật lại nội dung một câu chuyện Qua
đó, giúp học sinh tiếp thu tri thức của bài học Thông qua câu chuyện, giáo viên
có thể gợi mở vấn đề cho học sinh, làm sáng tỏ nội dung tri thức của bài họchoặc củng cố kiến thức phần trọng tâm
Truyện kể dùng trong dạy học rất phong phú và đa dạng, có tác dụnglớn trong việc hình thành và duy trì tâm lí hứng thú cho học sinh, nhất là đốivới dạy học GDCD Kể chuyện được sử dụng nhiều trong các bài đạo đức,pháp luật
Trang 30hoặc say mê vào kể chuyện thì bài giảng sẽ xa rời chủ đề và sẽ không đạt hiệuquả.
Trang 31- Thuyết trình giảng giải
Giảng giải là một dạng của PPTT Trong đó, giáo viên dùng lời nói đểgiúp học sinh hiểu được các khái niệm, phạm trù, nguyên lí, quy luật Dạngthuyết trình này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các PPDH bộ môn.Giảng giải
thường được sử dụng khi dạy những tri thức mới hoặc khó của bài Để nâng caohiệu quả sử dụng phương pháp, trong quá trình giảng giải, giáo viên có thể kếthợp với các phương pháp dạy học khác như: đàm thoại, nêu vấn đề, với sự hỗtrợ của các phương tiện trực quan
Mức độ giảng giải chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ của bài và thường diễn ra ởphần đầu của bài
- Thuyết trình diễn giảng
Diễn giảng cũng là một hình thức của thuyết trình Trong đó, thông qualời giảng của mình, giáo viên giúp học sinh tiếp thu được khối lượng tri thứctương đối lớn một cách có hệ thống theo logic chặt chẽ Trong dạy học, diễngiảng thường được áp dụng đối với những bài có nội dung kiến thức phức tạp,khó, trừu tượng, khái quát cao Để nâng cao hiệu quả khi sử dụng diễn giảngcần kết hợp với các phương pháp khác, nhất là phương pháp đàm thoại với hệthống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt và phương pháp nêu vấn đề để giúp người họcnhận ra
được vấn đề, giải quyết tình huống, tiếp cận tri thức nhanh nhất
Một bài diễn giảng thường được tiến hành theo trình tự ba bước:
Bước một, mở đầu; giáo viên giới thiệu tri thức cần tiếp thu dưới dạngmột yêu cầu (tình huống có vấn đề)
Bước hai, trình bày nội dung chính; giáo viên cần triển khai các nội dungcủa tri thức một cách logic, chặt chẽ để giải quyết vấn đề
Bước ba, kết thúc; giáo viên khái quát và nhấn mạnh những nội dung cơbản mà học sinh cần nắm vững
Mức độ diễn giảng trong bài giảng chiếm một tỉ lệ lớn so với giảng giải
Trang 32và kể chuyện.
Trang 33b Các hình thức của phương pháp nêu vấn đề
- Diễn giảng nêu vấn đề
Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề cũng giống như phương pháp diễngiảng: Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, học sinh lĩnh hội thụ động các tri thức.Trong phương pháp này, giáo viên trình bày các tri thức theo con đường suynghĩ, tìm tòi ở các nhà khoa học trong quá trình khám phá, tìm tòi ra chân líkhách quan Do vậy, học sinh được làm quen với phương pháp tư duy khoa học,khả năng phát hiện mâu thuẫn nhận thức, hình thành vấn đề và đề xuất giảthuyết giải quyết vấn đề thông qua phương pháp diễn giảng nêu vấn đề để họcsinh tiếp cận và từng bước nâng cao vai trò độc lập, sáng tạo
Tuy nhiên, khi giáo viên diễn giải về một vấn đề sâu rộng trong một thờigian dài sẽ dẫn đến sự đơn điệu, học sinh thụ động nghe giảng, dễ gây tâm límệt mỏi và chán nản Vì vậy, phương pháp diễn giải nêu vấn đề có thể kết hợpvới phương pháp đàm thoại, trực quan sẽ có tác dụng định hướng sự chú ý củahọc sinh vào nội dung vấn đề và tạo ra bầu không khí thân thiện, thoải máitrong lớp
học
- Đàm thoại nêu vấn đề
Phương pháp đàm thoại hay còn gọi là phương pháp hỏi đáp, phát vấn.Phương pháp đàm thoại tái hiện - thông báo là câu trả lời của học sinhtrình bày những tri thức đã biết hoặc mô tả lại các hiện tượng, thuộc tính, kếtquả mà học sinh quan sát được từ thực tiễn
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề là phương pháp bao gồm một hệthống các câu hỏi tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề mới trongnhận thức Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề.Trong đó, câu hỏi có vấn đề là thành tố chính Các câu hỏi tái hiện giúp cho họcsinh tìm ra các tri thức là cơ sở khoa học của tri thức mới, kết nối với tri thứcmới và là điểm tựa cho hoạt động giải quyết vấn đề Câu hỏi có vấn đề là câu trảlời của học sinh có chứa đựng nội dung mới trong vấn đề Giáo viên đưa ra
Trang 34nhằm định hướng cho học sinh phát hiện mâu thuẫn và đề xuất phương án giảiquyết vấn đề đó.
Trong phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, giáo viên phải kết hợp giữahai loại câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề một cách hợp lí, hài hòa, sao chocâu hỏi tái hiện có tác dụng hỗ trợ tích cực giúp học sinh độc lập giải quyết cáccâu hỏi có vấn đề Thông qua giải quyết trình tự các câu hỏi đã hình thành cácthao tác tư duy ở học sinh đồng thời giáo viên thu nhận được thông tin ngược vềmức độ hiểu vấn đề của chủ thể học sinh
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề có tác dụng phát huy tính tích cực,độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức Vì vậy, học sinh lĩnhhội tri thức một cách vững chắc
- Quan sát nêu vấn đề
Trong quá trình dạy học không thể thiếu được vai trò hỗ trợ của cácphương tiện trực quan: Hình ảnh, clip, đồ vật… Phương pháp tổ chức hoạt độngquan sát cho học sinh được diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu:
+ Học sinh quan sát các phương tiện trực quan do giáo viên cung cấp gọi
Phương pháp quan sát thông báo - tái hiện: Kết quả quan sát của học
sinh nhằm minh họa cho nguồn thông tin bằng lời nói của giáo viên hoặc củng
cố tri thức đã có của học sinh
Phương pháp quan sát nêu vấn đề: Là quá trình tổ chức cho học sinh
quan sát theo các bước của cấu trúc dạy học nêu vấn đề Kết quả quan sát củahọc sinh có chứa đựng tri thức mới Trong phương pháp này, phương tiện trựcquan đóng vai trò là nguồn kiến thức để tạo tình huống, nêu vấn đề và giảiquyết vấn đề
Trang 351.2.1.4 Vai trò của phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” Giáo dục công dân lớp 10
Vai trò của phương pháp thuyết trình
- Mục tiêu kiến thức
PPTT hiện đang bị một số nhà giáo dục hiện đại coi đó là phương pháplạc hậu Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp này vẫn giữ vai trò rất quan trọngtrong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT
Chương trình GDCD lớp 10 với học phần “Công dân với đạo đức” tìmhiểu về các phạm trù cơ bản của đạo đức học có quan hệ trực tiếp đến mục tiêuđào tạo THPT, những yêu cầu cơ bản về đạo đức của người công dân Việt Namtrong giai đoạn hiện nay Sử dụng PPTT khi dạy học phần “Công dân với đạođức” sẽ giải quyết được một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn,giảng giải được những khái niệm mới, khó và trừu tượng, từng bước gợi mở vàgiúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách nhanh và hiệu quả nhất Chính vì vậy,bên cạnh sử dụng các PPDH mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động củahọc sinh, giáo viên phải sử dụng PPTT đối với những kiến thức phù hợp nhưphạm trù, khái niệm…, nhằm đem lại chất lượng, hiệu quả cho bài giảng và đốivới giảng dạy GDCD trong trường THPT
- Mục tiêu giáo dục
Học phần “Công dân với đạo đức” có mục tiêu giáo dục trực tiếp hìnhthành ý thức cá nhân, phẩm chất đạo đức, kĩ năng cần thiết của một công dântrong xã hội ngày nay Thông qua tìm hiểu về các phạm trù đạo đức học, giúphọc sinh biết cách đánh giá các quan điểm, hành vi, các hiện tượng đạo đứctrong đời sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và xã hội; biết tự điều chỉnh,hoàn thiện bản thân mình theo các yêu cầu đạo đức của xã hội Bên cạnh đó,qua các bài học về đạo đức, hình thành cho học sinh thái độ tôn trọng các giá trịđạo đức xã hội, có niềm tin đối với các quan điểm đạo đức đúng đắn, dám phêphán các
Trang 36hành vi đạo đức lệch lạc, tự hoàn thiện bản thân mình theo các yêu cầu của đạođức xã hội.
- Mục tiêu phát triển: Rèn luyện tư duy logic - lịch sử, rèn luyện và pháthiện các thao tác tư duy khoa học: tổng hợp, khái quát, phân tích, năng lực thựchành cho học sinh Đặc biệt, thông quan học phần “Công dân với đạo đức” sẽhình thành và giáo dục các kĩ năng sống cần thiết cho học sinh: hợp tác, thuyếttrình, tự nhận thức bản thân, kĩ năng kiên định, kĩ năng ra quyết định…
Để thực hiện được những mục tiêu trên của môn học, đòi hỏi giáo viênphải linh hoạt để tìm ra các phương pháp rèn luyện tư duy, phát huy được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của người học, biết vận dụng những kiến thức đãhọc vào thực tiễn PPTT vẫn là PPDH có ưu thế , giữ vai trò chủ đạo và được sửdụng thường xuyên nhất, xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của phương phápnày đối với việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đặc thù tri thức môn học
Qua thuyết trình, toàn bộ nhân cách của người giáo viên được thể hiệnthông qua bài giảng và tác động trực tiếp đến người học Điều đó khiến chothuyết trình trở thành con đường quan trọng để hình thành nên nhân cách củangười học Bẳng thuyết trình sẽ giúp học sinh: cập nhật những thông tin, tổnghợp nhiều nguồn tài liệu khác nhau tạo thành một hệ thống logic, giúp học sinhtiếp cận bài học một cách nhanh hơn Với những lí do trên, PPTT là mộtphương pháp không thể thiếu trong giảng dạy GDCD lớp 10, học phần “Côngdân với đạo đức”
Vai trò của phương pháp nêu vấn đề
- Mục tiêu kiến thức
PPNVĐ là một thành tựu trong lí luận dạy học Các phương pháp dạy họctruyền thống chủ yếu giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, thuộc lòng bài học Giáoviên dùng mọi cách tác động vào học sinh sao cho trong một thời gian xác định,học sinh tiếp nhận được một lượng kiến thức nhất định Với phương pháp dạyhọc như vậy, học sinh sẽ lĩnh hội tri thức một cách thụ động, ít sáng tạo
Trang 37Sử dụng PPNVĐ trong giảng dạy GDCD nói chung và trong học phần
“Công dân với đạo đức” nói riêng sẽ cung cấp cho học sinh những tri thức cầnthiết và vận dụng những tri thức đó vào trong thực tiễn, biết điều chỉnh hành vicủa mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội
- Mục tiêu giáo dục
Đối với môn GDCD, mục tiêu dạy người là quan trọng nhất Thông quamôn học, học sinh sẽ nắm được các khái niệm, phạm trù đạo đức cơ bản, nhữngphẩm chất cần thiết của con người mới hiện nay, biết cách cư xử trong mốiquan hệ với cộng đồng, xã hội Tuy nhiên, để môn học có sức truyền đạt layđộng đến nhận thức của người học cần phải có sự thay đổi, vận dụng cácphương pháp dạy học phù hợp, đặc biệt là các phương pháp dạy học tích cực,trong đó có PPNVĐ
- Mục tiêu phát triển
Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và pháp luật cho học sinhđược thực hiện ở tất cả các môn học nhưng chỉ có môn GDCD mới trực tiếptrang bị cho học sinh những tri thức đó theo một hệ thống xác định, toàndiện.Tuy nhiên, trong thực tế dạy và học, vai trò môn GDCD từ trước tới naychưa được nhìn nhận một cách đúng đắn vì sự coi nhẹ nó mà chất lượng họcmôn GDCD ở nhiều trường không cao, không hiệu quả Việc sử dụng PPNVĐtrong giảng dạy học phần “Công dân với đạo đức” sẽ kích thích tư duy của họcsinh, giúp các em phát hiện và giải quyết vấn đề, khơi dậy niềm hứng thú, sángtạo trong học tập, giúp cho giờ học sôi nổi và đạt hiệu quả cao
1.2.1.5 Một số ưu, nhược điểm của phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề
Ưu và nhược điểm của phương pháp thuyết trình
Ưu điểm
- Quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức đảm bảo được tính hệ thống, logic,nhấn mạnh được kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm
Trang 38- Giáo viên chủ động trong việc phân phối thời gian cho từng đơn vịkiến thức.
- Giáo viên dễ dàng bao quát lớp, không đòi hỏi phải đầu tư nhiều phươngtiện, thiết bị nghe nhìn hỗ trợ
- Truyền thụ được một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian tương đốingắn cho một số lượng lớn học sinh
- Dễ tạo ra sự đồng cảm của người học Vì thế, tri thức cũng được truyền
Ưu và nhược điểm của phương pháp nêu vấn đề
- Biết cách giải quyết với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống
- Làm cho nội dung bài học đến gần với thực tiễn hơn
- Giáo viên đánh giá học sinh qua các hoạt động học tập như: giải quyếttình huống, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề…
Trang 39Môn GDCD có nhiệm vụ trực tiếp trong việc giáo dục và trang bị nhữngkiến thức về tư tưởng, đạo đức và pháp luật một cách có hệ thống và toàn diệncho học sinh Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua, trong quá trình dạy và học, vaitrò của môn GDCD chưa được nhìn nhận đúng đắn, còn bị coi nhẹ Vì lí do đó
mà chất lượng dạy, học môn GDCD trong các trường phổ thông không cao,chưa hiệu quả
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, trong quá trình dạy – học, không
có một phương pháp nào là tối ưu tuyệt đối, phù hợp với mọi hoạt động, mọiđối
tượng người học Hơn nữa, mỗi PPDH đều có ưu và nhược điểm riêng Chính vìvậy, việc kết hợp các PPDH là điểu quan trọng và cần thiết trong hoạt động dạyhọc của GV nhằm khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của HS, đồng thời phát huytối đa ưu điểm của mỗi phương pháp, khắc phục được những hạn chế còn tồntại, phát triển theo hướng đổi mới tích cực, mang lại hiệu quả cao hơn trong quátrình dạy và học Để làm được điều này, GV cần phải lựa chọn và sử dụng kếthợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lí
Trong hệ thống các phương pháp dạy học, PPTT đã và đang được sửdụng khá phổ biến ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học Tuy nhiên, đếnnay, khi ngành giáo dục đang có sự đổi mới toàn diện theo hướng lấy người học
Trang 40làm trung