ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI VIỆT HÀ
SỬ DỤNG PPĐV TRONG DẠY HỌCMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI VIỆT HÀ
SỬ DỤNG PPĐV TRONG DẠY HỌCMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - GIÁO DỤC HƯỚNG
NGHIỆP TỈNH BẮC KẠNNgành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận chính trị
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGÔ THỊ LAN ANH
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “Sử dụng PPĐV trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp
10 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn” do
học viên Bùi Việt Hà thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS Ngô Thị LanAnh, Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên trongthời gian từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 một cách nghiêm túc, độc lập
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu và số liệu được nêu ra trong luậnvăn này là trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trìnhnào khác
Tôi xin cam đoan các thông tin được tác giả trích dẫn trong luận văn đều cónguồn gốc rõ ràng
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Bùi Việt Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Sử dụng PPĐV trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10 ở
Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn” được
hoàn thiện, trước hết tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Ngô Thị Lan Anh,người đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận vănđúng tiến độ
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo Khoa Giáo dục Chính trị, đặc biệt là cácthầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khoá học đã giúp tôi có nềntảng kiến thức để hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Khoa Giáo dục Chính trị, phòng Đào tạotrường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trung tâm giáo dục thường xuyên- giáo dục hướng nghiệp tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện, giúp đỡ, để tôi hoàn thành luận văn này
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh em, bạn bè, gia đình đã động viên, giúpđỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Bùi Việt Hà
Trang 52 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài 5
7 Kết cấu của đề tài 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNGPHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNGDÂN LỚP 10 Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN -GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về sử dụng PPĐV trong dạy học 6
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD 8
1.1.3 Những nội dung luận văn tiếp tục nghiên cứu 11
1.2 Lý luận chung của việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCDlớp10 ở Trung tâm GDTX - GDHN 12
1.2.1 Quan niệm về đóng vai và PPĐV trong dạy học 12
1.2.2 Vị trí, vai trò và những yêu cầu đối với việc sử dụng PPĐV trongdạy học môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN 18
1.2.3 Yêu cầu tất yếu của việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCDlớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN 22
Kết luận chương 1 31
Trang 6Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SỬ DỤNGPHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNGDÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 ỞTRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - GIÁO DỤCHƯỚNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN 33
2.1 Thực trạng của việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp10
ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn 332.1.1 Khái quát về các Trung tâm GDTX - GDHN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 33
2.1.2 Việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở các trungtâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn 372.1.3 Đánh giá thực trạng sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp
10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn 472.2 Đề xuất quy trình thực hiện việc sử dụng PPĐV trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX GDHN
-tỉnh Bắc Kạn 492.2.1 Một số nguyên tắc đảm bảo khi xây dựng quy trình sử dụng PPĐVtrong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trungtâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn 492.2.2 Quy trình thực hiện việc sử dụng PPĐV trong dạy học phần “Công
dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở trung tâm GDTX - GDHN tỉnhBắc Kạn 51Kết luận chương 2 58
Chương 3 THỰC NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNGHIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌCMÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 Ở TRUNG TÂM GIÁODỤC THƯỜNG
XUYÊN - GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN
593.1 Thực nghiệm 59
Trang 73.1.1 Kế hoạch thực nghiệm 593.1.2 Nội dung thực nghiệm 613.1.3 Kết quả thực nghiệm 64
Trang 83.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng PPĐV trong dạy
học môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn 72
3.2.1 Đối với giáo viên 72
3.2.2 Đối với học sinh 74
3.2.3 Đối nhà quản lý, tổ trưởng chuyên môn 76
Kết luận chương 3 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lýĐC : Đối chứngGDCD : Giáo dục công dânGDTX - GDHN : Giáo dục thường xuyên - giáo dục hướng nghiệpNxb : Nhà xuất bản
PPDH : PPDHPPĐV : PPĐVTHPT : Trung học phổ thôngTN : Thực nghiệm
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Quy mô học sinh ở 3 trung tâm GDTX - GDHN trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2019 34Bảng 2.2 Kết quả học tập học kỳ I năm học 2018- 2019 của học sinh khối 10
các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 35Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về sự cần thiết khi sử dụng
PPĐV trong dạy học GDCD tại Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh BắcKạn 38Bảng 2.4 Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng PPĐV và các PPDH khác
trong dạy học GDCD lớp 10 tại các Trung tâm GDTX - GDHN tỉnhBắc Kạn 39Bảng 2.5 Đánh giá của CBQL về mức độ giáo viên sử dụng PPĐV và các PPDH
khác trong dạy học GDCD lớp 10 tại các Trung tâm GDTX - GDHNtỉnh Bắc Kạn 39Bảng 2.6 Đánh giá của giáo viên về mục đích sử dụng PPĐV trong dạy học
GDCD lớp 10 tại các Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn 41
Bảng 2.7 Đánh giá của GV và CBQL về những khó khăn khi giáo viên sử
dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 42Bảng 2.8 Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng PPĐV trong dạy học
môn GDCD của giáo viên tại Trung tâm GDTX - GDHN tỉnhBắc Kạn 44Bảng 2.9 Mức độ tích cực của học sinh đối với môn GDCD khi giáo viên
sử dụng PPĐV trong dạy học 46Bảng 2.10 Mức độ hứng thú học tập môn GDCD của học sinh khi giáo viên sử
dụng PPĐV vào dạy học 47Bảng 3.1 Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD giữa lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn 64Bảng 3.2 Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD giữa lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng ở trung tâm GDTX - GDHN Chợ Đồn 65
Trang 11Bảng 3.3 Điểm kiểm tra học kỳ I môn GDCD giữa lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng ở Trung tâm GDTX - GDHN Bạch Thông 65Bảng 3.4 Mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD 66
Bảng 3.5 Thái độ học tập của học sinh đối với giờ học sử dụng PPĐV 67
Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra 1 tiết ở trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn: 70Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra 1 tiết ở Trung tâm GDTX - GDHN huyện Chợ Đồn 70
Bảng 3.8 Điểm kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở Trung
tâm GDTX - GDHN huyện Bạch Thông 71
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1 Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về sự cần thiết khi sử dụng
PPĐV trong dạy học GDCD tại Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh BắcKạn 38Sơ đồ 2.2 Đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng PPĐV trong dạy học
môn GDCD của giáo viên tại Trung tâm GDTX - GDHN tỉnhBắc Kạn 45Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra 1 tiết ở Trung tâm GDTX-GDHN tỉnh Bắc Kạn 70
Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra 1 tiết ở Trung tâm GDTX-GDHN huyện Chợ Đồn 71
Biểu đồ 3.3: Kết quả kiểm tra 1 tiết ở Trung tâm GDTX-GDHN huyện Bạch Thông 71
Trang 12MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang rất chú trọngđến đổi mới giáo dục và đào tạo, xem đó là chính sách, biện pháp hàng đầu để pháttriển quốc gia mình
Ở Việt Nam, Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặtmột chiều, ghi nhớ máy móc” [10, tr.4] Để nhấn mạnh vai trò của đổi mới phương
pháp dạy học, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học.” [11, tr.115]
Trên thực tế, việc thực hiện đổi mới PPDH hiện nay có vai trò hết sức quantrọng đối với hoạt động dạy và học ở nước ta Đặc biệt, đối với môn GDCD ở cáctrường THPT, các Trung tâm GDTX - GDHN, muốn nâng cao được chất lượng dạyvà học môn học này, trước hết giáo viên cần phải chủ động trong việc đổi mới, lựachọn các PPDH tích cực, hiệu quả, khơi gợi được ở người học sự hứng thú, nhu cầukhám phá và mong muốn chiếm lĩnh được tri thức của môn học, biến nó thành trithức, kỹ năng của bản thân mình Vận dụng được nó trong đời sống thực tiễn
Một trong những PPDH tích cực hiện nay được giáo viên dạy môn GDCD sửdụng đó là PPĐV để kết hợp với các PPDH khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấnđề, dạy học tình huống, thảo luận nhóm Sử dụng PPDH này, giờ học trở nên sinhđộng, học sinh có điều kiện suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vàomột sự kiện cụ thể mà người học vừa thực hiện hoặc quan sát Tuy nhiên, không phảinội dung nào của chương trình môn GDCD, giáo viên cũng có thể thực hiện PPĐV.Cũng không phải giáo viên nào cũng có thể sử dụng tốt phương pháp này trong dạyhọc môn GDCD cho học sinh phổ thông Bởi, khi sử dụng PPĐV, giáo viên phải có
Trang 13kinh nghiệm tổ chức, học sinh cần phải mạnh dạn, tình huống đưa ra để học sinh đóngvai phải phù hợp với
Trang 14kiến thức của bài học và năng lực “diễn” của học sinh Chính những khó khăn này,khiến giáo viên thường ngại và rất ít sử dụng PPĐV để dạy học môn GDCD ở cáctrường THPT hiện nay Đặc biệt, các Trung tâm GDTX - GDHN, việc giáo viên sửdụng PPĐV tronng dạy học môn GDCD lại càng hạn chế Nguyên nhân, đối tượnghọc sinh theo học ở các Trung tâm này, đa phần các em có trình độ nhận thức thấphơn so với mặt bằng chung của học sinh các trường phổ thông trên địa bàn, lại ít chútrọng đến học kiến thức của chương trình phổ thông, nên khó lòng để thực hiện đượccác PPDH tích cực với tất cả các môn học, không riêng gì với môn GDCD.
Đối với Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn, đổi mới PPDH môn GDCDtrong những năm qua cho thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thay đổi cách dạyvà học của cả giáo viên lẫn học sinh nhưng kết quả đạt được của môn học vẫn chưađáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực tế của xã hội Nhiều giáo viên của Trung tâmcũng đã sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học môn GDCD để nhằm nâng caochất lượng của môn học Song, trên thực tế những PPDH mới, tích cực mà giáo viênsử dụng vẫn chưa nhiều chủ yếu là phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luậnnhóm kết hợp với các PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại Cho nên, họcsinh của Trung tâm vẫn chưa thật coi trọng và thích thú đối với môn học GDCD, vẫnxem môn học như là môn phụ, không mấy đầu tư thời gian để học tập
Do vậy, giáo viên dạy môn GDCD ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh BắcKạn, ngoài những PPDH đã sử dụng, ở một số nội dung của chương trình GDCD lớp10, 11,
12 nên kết hợp với thiết kế bài giảng dưới hình thức những vấn đề, những tình huốnggiả định, giúp học sinh tập trung vào một sự kiện, một vấn đề cụ thể nhằm phát huytính sáng tạo và phát triển năng lực của người học Giờ học sẽ trở nên sinh động vàhấp dẫn cuốn hút đối với cả người học lẫn người dạy
Từ kinh nghiệm và thực tiễn dạy học, cùng với việc tham khảo từ đồng nghiệpvề chất lượng học tập của học sinh ở Trung tâm, tôi nhận thấy ngoài những PPDH màgiáo viên vẫn sử dụng nên có sự kết hợp thêm với PPĐV trong dạy học một số nộidung chương trình GDCD là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng mục tiêu về kiến thức, kỹnăng, thái độ của môn học đề ra Đồng thời, nó cũng góp phần quan trọng vào việcđổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh ở Trung tâm GDTX- GDHN tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay
Trang 15Chính bởi xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng
PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh BắcKạn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng sử dụng PPĐVtrong dạy học môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn, đề tài đềxuất quy trình và một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả PPĐV trong dạy họcmôn GDCD lớp
10 phần “Công dân với đạo đức” ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp
10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn
- Khảo sát và phân tích thực trạng, đề xuất quy trình sử dụng PPĐV trong dạyhọc phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHNtỉnh Bắc Kạn
- Tiến hành thực nghiệm và đề ra một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quảPPĐV trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở Trung tâmGDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 ởTrung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tiến hành điều tra và khảo sát thực trạng của việc sử dụng PPĐV trong dạyhọc môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn năm học 2017 -2018
- Đề xuất quy trình và thực nghiệm việc sử dụng PPĐV trong dạy học phần“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh BắcKạn năm học 2018 - 2019 ở các lớp:
+ Lớp 10 A, 10 B: Trung tâm GDTX - GDHN thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Trang 16+ Lớp 10 A, 10 B: Trung tâm GDTX - GDHN huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.+ Lớp 10 A, 10 B: Trung tâm GDTX - GDHN huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Trang 174 Giả thuyết khoa học
Nếu quy trình đề xuất và các giải pháp mà đề tài nêu ra về việc sử dụng PPĐVtrong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX -GDHN tỉnh Bắc Kạn được thực hiện, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chomôn học, tạo được sự hứng thú đối với người học, phát huy được năng lực học tập củahọc sinh đối với môn GDCD ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Phương pháp lịch sử và lôgíc: Nghiên cứu và thu thập các tài liệu tham khảo
từ sách báo chuyên ngành,từ các công trình nghiên cứu đi trước về PPĐV và sử dụngPPĐV trong dạy học môn GDCD, để từ đó có những thông tin tư liệu cần thiết phụcvụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài
+ Phân tích và tổng hợp tài liệu: Trên cơ sở nghiên cứu thông tin thu thập
được từ các tài liệu tham khảo, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích để làm sáng tỏ cơsở lý luận của việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 phần ở Trungtâm GDTX - GDHN
+ Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: Từ các kết quả thu được củaviệc phân tích tài liệu tham khảo, luận văn tiến hành phân loại, chọn lọc thông tin đểlựa chọn các quan điểm lý thuyết về PPĐV và sử dụng PPĐV trong dạy học mônGDCD lớp 10 để có cơ sở đề xuất quy trình và các giải pháp nhằm sử dụng có hiệuquả PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 phần “Công dân với đạo đức” ở Trungtâm GDTX - GDHN ở tỉnh Bắc Kạn
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp giáo viên
dạy GDCD và học sinh khối 10 ở 3 Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn, BạchThông, Chợ Đồn để tìm hiểu thực trạng sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp10 ở các trung tâm này
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bản anket với hệ thống câu hỏi
đóng và câu hỏi mở dành cho giáo viên và học sinh khối 10 ở 3 Trung tâm GDTX GDHN Tỉnh Bắc Kạn, Chợ Đồn, Bạch Thông nhằm khảo sát về thực trạng sử dụng
Trang 18-PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn.Trên cơ sở đó, chỉ ra ưu điểm, hạn chế của việc sử dụng PPĐV, đề xuất quy trình vàcác giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả PPDH này ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnhBắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm quy trình đã đề
xuất, nhằm kiểm định lại tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra, trêncơ sở đó rút ra cac kết luận, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đem lại hiệu quả khigiáo viên sử dụng PPĐV trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn
5.3 Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê: để xử lý số liệu kết quả nghiên cứu, xây dựng
bảng, biểu rút ra được các kết luận khoa học đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ màđề tài nêu ra
6 Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đềtài
- Đề tài hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh BắcKạn
- Quy trình sử dụng PPĐV trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” mônGDCD lớp 10 và những giải pháp mà đề tài nêu ra sẽ góp phần nâng cao chất lượngdạy học môn GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạnhiện nay
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viênngành sư phạm GDCT; giáo viên dạy học GDCD ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnhBắc Kạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học
7 Kết cấu của đềtài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm 3 chương, 6
tiết
Trang 19Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI
TRONG DẠY HỌC MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 10 Ở TRUNGTÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn
Tác giả Lê Thị Ngọc Thương đã biên dịch từ tài liệu “Role Play as a Teaching
Method: A Practical Guide” (Hướng dẫn thực hành: đĩng vai như một phương pháp
dạy học) của tiến sĩ Kanokwan Manorom và Zoë Pollock Trong tài liệu này, tiến sĩKanokwan Manorom và Zoë Pollock đã chỉ ra tại sao nên sử dụng PPĐV trong dạyhọc các mơn khoa học xã hội nhất là đối với đối tượng là sinh viên Cụ thể, theo nhĩmtác giả: PPĐV gĩp phần nâng cao sự hiểu biết nhiều hơn về sự phức tạp thực hànhchuyên mơn và cho phép sinh viên phát triển kỹ năng để tham gia vào các cuộc đàmphán đa liên đới trong mơi trường cĩ kiểm sốt của lớp học Đĩng vai trong lớp họccĩ thể được thực hiện bằng nhiều cách, cĩ thể gồm yếu tố trực tuyến hay tương tácmặt đối mặt Thời lượng của quá trình này cũng cĩ thể thay đổi tùy theo các mục tiêucủa hoạt động Đĩng vai trong lớp học địi hỏi sinh viên chủ động trong quá trình họctập bằng cách cho phép họ hoạt động như là các bên liên quan trong một kịch bảntưởng tượng hay thực Nĩ là một kỹ thuật bổ sung cho hình thức phân cơng và giảngdạy truyền thống của bậc học đại học ngành khoa học xã hội [29]
Với cách lập luận này, nhĩm tác giả đã cho thấy tính ưu việt khi giáo viên sửdụng PPĐV trong dạy học Nĩ sẽ giúp cho người học phát huy được tính cực, tạo rasự hứng thú đối với mơn học, đây là điều cần thiết trong dạy học Đồng thời, các tácgiả cũng cho rằng khi sử dụng PPĐV, giáo viên sẽ cĩ thể bổ sung cho PPDH truyền
Trang 20thống những hạn chế nhất định như: sự thụ động của người học, tính độc thoại củagiáo viên.
Trang 21Cũng trong tài liệu dịch của tác giả Lê Thị Thương còn đề cập đến quan điểmcủa nhiều nhà giáo dục trên thế giới về PPĐV như: Brierley, Devonshire, Hillman Theo các tác giả này: Kỹ thuật đóng vai phát triển các chức năng kiến thức như:“một sự kết hợp của kiến thức mệnh đề (hiểu biết về - nền tảng kiến thức học thuật),kiến thức về thủ tục (biết làm thế nào - có các kỹ năng) và kiến thức có điều kiện(biết được tình huống để sử dụng các kỹ năng) [29] Điều này cũng cho thấy, PPĐVlà một trong những PPDH phát triển cho người học không chỉ nắm vững về kiếnthức của môn học mà còn thực hành được các kỹ năng khi tham gia vào các tìnhhuống đóng vai cụ thể.
Tác giả Jude Howell với bài báo “Using role play as a teaching method” (Sử
dụng đóng vai như một phương pháp giảng dạy) đăng trên tạp chí “Teaching PublicAdministration” ngày 1/3/1992, vol.XII, n.01, từ trang 69 - 75 Trong bài báo này, tácgiả Jude Howell cho rằng khi sử dụng PPĐV không chỉ cung sự thay đổi trong kĩthuật giảng dạy mà còn cho phép cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm Bởi theotác giả, ở phương pháp dạy học truyền thống, chỉ học sinh mạnh dạn mới dám thamgia nêu ý kiến còn khi sử dụng PPĐV tất cả học sinh đều có thể tích cực tham gia.Bằng cách khiến cho học sinh đóng vai, họ cảm thấy có vấn đề, trải nghiệm căngthẳng và xung đột, tham gia vào thương lượng và hợp tác Cũng theo tác giả JudeHowell, khi sử dụng PPĐV sẽ tăng vai trò tham gia của học sinh, kích thích sự hứngthú của họ đối với môn học, khuyến khích họ tích cực học hơn [17, tr.69 - 70]
Trong cuốn “Hướng dẫn thực hành, dạy học ngày nay” của tác giả Petty
Gheossrey (2012), Nxb Stanley Thoorrney, cũng đã đề cập đến vấn đề đóng vai, diễnkịch và mô phỏng Theo tác giả: Đóng vai có tác tác dụng trong việc phát triển kỹnăng giao tiếp cho học sinh, tạo cơ hội thực tập kỹ năng trong môi trường được đảmbảo Đồng thời tác giả chỉ ra ưu điểm của PPĐV là: làm giảm mặc cảm sân khấu, sợđứng trước lớp Lên kế hoạch có bài tập đóng vai, kịch bản được soạn thảo hoàn hảo,mỗi vai diễn có lời thoại khác nhau [22, tr 224] Như vậy, với cách nhận định nàycho chúng ta thấy khi giáo viên sử PPĐV trong dạy học sẽ mang lại cho người họctính chủ động, hạn chế được những nhược điểm của người học như thụ động, haythiếu mạnh dạn trong giao tiếp và thực hiện các yêu cầu của môn học
Trang 22Ngoài ra, còn có các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinhnghiệm, luận văn về sử dụng PPĐV trong dạy học như: tác giả Mai Thị Kim Chi
(2014), “Vận dụng PPĐV trong dạy học Lịch sử Việt Nam (Thế kỉ X - giữa thế kỉ
XIX), Lớp 10THPT - chương trình chuẩn”, Luận văn Thạc sĩ Khoa Lịch sử, Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội [5]
“Một vài ý kiến về PPĐV” nguồn Nxb Quân đội nhân dân, đăng trên Website:
caodangquany1.edu.vn đã nêu ra khái niệm về PPĐV, điều kiện áp dụng, trường hợpvận dụng và cách thức thực hiện một buổi dạy học bằng PPĐV Bài viết cũng đãkhẳng định những ưu điểm khi sử dụng PPĐV: Đóng vai là PPDH cơ bản và tốt nhấtvề kỹ năng giao tiếp, là phương pháp cụ thể để dạy học về phong cách thái độ đối vớicon người, đồng đội Đó là PPDH sinh động, chủ động, tạo điều kiện cho người họcbộc lộ các ưu điểm để phát huy và nhược điểm để sửa chữa khắc phục Qua đóng vai,người học có điều kiện ứng dụng lý thuyết, nguyên tắc đã học vào thực tế sinh động,đa dạng mà họ sẽ tiếp xúc sau này [30]
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trung chỉ ra những ưu điểmvà tính hiệu quả khi sử dụng PPĐV trong dạy học, sẽ góp phần khắc phục sự thụ độngở người học, đáp ứng mục tiêu giáo dục mới hiện nay: lấy người học làm trung tâm,phát huy năng lực của người học
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD
GDCD ở trường phổ thông được xác định: có vị trí hàng đầu trong việc địnhhướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơbản về giá trị đọa đức - nhân văn, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và phápluật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam Do đó, để dạy tốtmôn GDCD đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên và học sinh đềucần phải thay đổi cách dạy và học Theo đó, nhiều PPDH mới theo hướng tích cựcđược áp dụng, trong đó PPĐV cũng được giáo viên lựa chọn để sử dụng trong dạyhọc những nội dung nhất định của chương trình GDCD ở phổ thông
Cũng đã có không ít các công trình nghiên cứu về PPĐV trong dạy học môn
GDCD Trong cuốn “Lí luận dạy học môn GDCD ở trường phổ thông” của nhóm tác
giả Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2015), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra quan
Trang 23niệm thế nào là PPĐV, các bước tiến hành, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của PPĐVtrong dạy học môn GDCD Ở công trình này, nhóm tác giả cũng đã tách PPĐV vớiphương pháp trò chơi trong dạy học GDCD, đưa ra những yêu cầu sư phạm khi sửdụng PPĐV như: “tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi,trình độ học sinh, điều kiện, hoàn cảnh lớp học Tình huống không quá dài và phứctạp Cần quy định rõ thời gian đóng vai…” [1, tr.101].
Cuốn “Dạy và học môn GDCD ở trường THPT - Những vấn đề lí luận và thực
tiễn”, của nhóm tác giả Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên (2007), Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội, đã nêu lên nhiều PPDH khác nhau trong dạy học môn GDCD ở trườngTHPT Đề cập tới PPĐV, nhóm tác giả khẳng định: đó là phương pháp tổ chức chohọc sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định để nắm vữngnội dung bài học” [6, tr.22] Việc sử dụng PPĐV khi thực hiện dạy học một số nộidung của môn GDCD theo các tác giả là cần thiết, góp phần thúc đẩy được sự tươngtác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên, khích lệ được thái độ,hành vi của học sinh theo hướng tích cực Đồng thời, còn tạo nên tính thú cho ngườihọc khi học môn học này
Nhóm tác giả Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga (2011), “Phương pháp dạy
học môn GDCD ở trường THPT”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Cuốn sách cũng
nêu ra quan niệm về PPDH đóng vai, chỉ ra: PPĐV chỉ mang tính tương tác giữa giáoviên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với môi trường học tập.PPĐV là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, làm thử một số cách ứng xửnào đó trong một tình huống giả định [14, tr.169 - 170] Với cách hiểu này, PPĐVnghiêng về phương pháp dạy học thực hành, có lẽ ở một khía cạnh nào đó thì có thểchúng ta đồng tình nếu hiểu đó là PPDH chung cho các môn học Nêu căn cứ vào tínhđặc thù của môn GDCD, việc sử PPĐV sẽ được xem như một PPDH tích cực nhằmkết hợp với các PPDH khác để phát huy tính tích cực của người học đem lại sự hấpdẫn trong các giờ học trên lớp đối với môn học GDCD cho cả học sinh lẫn giáo viên
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lưu Thị Điểm (2010), “Vận dụng PPĐV vào dạy
phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD ở trường THPT Đoàn Thị Điểm - Hà
Nội”, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tác giả luận văn đã phân tích làm sáng tỏ kháiniệm
Trang 24PPĐV, chỉ ra ưu nhược điểm của việc sử dụng PPĐV trong dạy học, khảo sát thựctrạng và thực nghiệm việc vận dụng PPĐV vào dạy học phần “Công dân với đạo đức”môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Đoàn Thị Điểm - Hà Nội, đề xuất quy trình vàđiều kiện để thực hiện quy trình trong dạy học môn GDCD Tuy nhiên, với việc thựcnghiệm rồi đề xuất quy trình điều đó gây khó khăn cho quá trình vận dụng PPĐVtrong dạy học môn GDCD ở trường trường THPT [13].
Tác giả Nguyễn Thị Nga (2014), Luận văn thạc sỹ “Vận dụng PPĐV vào dạy
học môn GDCD phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lê Quý Đôn - HàĐông, Thành phố Hà Nội”, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trong luận văn này, tác
giả cũng tập trung phân tích làm sáng tỏ về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụngPPĐV vào dạy học môn GDCD phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT LêQuý Đôn - Hà Đông Từ kết quả thực nghiệm và những phân tích của tác giả cho thấytính hiệu quả khi sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPTnày Qua kết học tập của các lớp đối chứng đã phần nào cho thấy, khi giáo viên đổimới PPDH theo hướng tích cực, phát huy năng lực của người học, đã thu hút và đemlại niềm hứng khởi cho học sinh khi học môn GDCD Vì thế, kết quả và chất lượnghọc tập của môn học cũng được nâng cao [19]
Tác giả Vũ Thị Bốn (2017), Luận văn thạc sỹ “Vận dụng PPĐV trong dạy học
phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh”, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụngPPĐV vào dạy học phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lương Tài 2, BắcNinh, tác giả đã đề xuất các nguyên tắc, biện pháp sử dụng PPĐV và tiến hành thựcnghiệm PPĐV trong dạy học nội dung này tại trường THPT Lương Tài 2, Bắc Ninh.Những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của tác giả nhằm nâng cao hiệu quả việc sửdụng PPĐV trong dạy học môn GDCD, đã cho thấy đây là PPDH giáo viên nên sửdụng kết hợp thường xuyên với các PPDH khác nhằm phát huy được vai trò củangười học khi học tập môn học này [4]
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2017), Luận văn thạc sỹ “Sử dụng PPĐV trong dạy
học môn GDCD ở các trường THPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”, trường Đại họcSư phạm, Đại học Thái Nguyên Luận văn cũng đã phân tích được các khái niệm, đặc
điểm, quy trình
Trang 25sử dụng PPĐV trong dạy học nói chung, dạy học môn GDCD nói riêng Các giải phápmà tác giả nêu ra đối với cấp quản lý, giáo viên, học sinh đã góp phần quan trọng vàoviệc nâng cao hiệu quả sử dụng PPDH này trong dạy học môn GDCD ở các trườngTHPT huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay [15, tr.92 - 94].
Ngoài những công trình kể trên, còn có các bài báo khoa học, bài hội thảo, sángkiến kinh nghiệm bàn về PPĐV và việc sử dụng phương pháp này vào dạy học môn
GDCD nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của quốc gia Bài báo “Đổi
mới PPDH môn GDCD sau năm 2015 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”
của tác giả Lưu Thu Thủy (2013), Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia giáo dục đạo đức côngdân, giáo dục phổ thông Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam Bài báo nhấn mạnh:Đóng vai là một phương pháp dạy học của môn GDCD, PPĐV sẽ giúp cho học sinhcó năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán, năng lựcsáng tạo [28, tr.378 - 382]
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây của các tác giả đã tiếp cận việc sửdụng PPDH đóng vai trong dạy học môn GDCD từ nhiều góc độ khác nhau, đều chỉra mặt mạnh và những hạn chế của PPDH này khi vận dụng Đây là những cơ sở lýluận và thực tiễn quan trọng để tác giả luận văn có thể tiếp thu có chọn lọc, sáng tạonhằm giải quyết tốt mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra
1.1.3 Những nội dung luận văn tiếp tục nghiêncứu
Cho đến nay, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung và Trungtâm GDTX - GDHN của tỉnh nói riêng chưa có một công trình nghiên cứu khoa họcnào mang tính chuyên sâu về sử dụng PPĐV vào dạy học môn GDCD đối với các cơsở giáo dục này
Dựa trên kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến vấn đề của đề tài, luận văn cónhiệm vụ làm rõ những nội dung nghiên cứu sau
Trang 26- Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm từ đó nêu ra một số giải phápnhằm sử dụng có hiệu quả PPĐV trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” mônGDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX - GDHN tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay.
Trang 271.2 Lý luận chung của việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 ởTrung tâm GDTX - GDHN
1.2.1 Quan niệm về đóng vai và PPĐV trong dạy học
* Quan niệm về đóng vai
Trong Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, đóng vai là thể hiện nhân vậttrong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng hành động, nói năng như thật Khi mộtvấn đề, một chủ đề nào đó trong cuộc sống hiện thực được xây dựng thành một vởkịch thì được gọi là kịch bản, nhưng để thể hiện được nội dung kịch bản đó, ngườidiễn viên phải đảm nhận sắm vai một nhân vật và biểu diễn vai đó, quá trình đó đượcgọi là đóng vai [26, tr 337] Với quan niệm này của tác giả Hoàng Phê, đóng vaichính là việc hóa thân của mình vào các nhân vật, trong các tình huống cụ thể theomột kịch bản nhất định đã được xây dựng
* Quan niệm về PPĐV
Trong giáo dục, cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đóng vai và PPĐV Đóng vai là một PPDH thông qua mô phỏng và thường có tính chất trò chơi (còn
gọi là trò chơi đóng vai) Có nhiều hình thức trò chơi dạy học như trò chơi tự do, tròchơi đóng vai, quy tắc trò chơi, lập kế hoạch biểu diễn kịch, biểu diễn tự do Với cáchnhìn nhận này, PPĐV liên quan đến các khái niệm mô phỏng và trò chơi
Ở các mô phỏng người học đảm nhận vai trò thường có ở trò chơi hoặc làmviệc trong những môi trường được mô phỏng nhằm trước tiên là phát triển năng lựchành động, năng lực quyết định trong những tình huống gần với cuộc sống nhưng đãđược đơn giản hóa
Theo mức độ tự lực, có 2 loại trò chơi đóng vai cơ bản:Đóng vai có điều khiển: nội dung, hành động của các vai đã được đưa ra trướctheo kịch bản và người chơi cần làm đúng theo kịch bản
Đóng vai “mở” hay “tự do”: Không có quy định bắt buộc về hành động chi tiếtcủa các vai mà phụ thuộc vào sự sáng tạo và tự kiến tạo của người chơi
Ví dụ: Khi giảng về quy luật cung - cầu, giáo viên có thể cho học sinh đóng vaingười bán hàng và người mua hàng trong việc mặc cả giá hàng hoặc chọn hàng
Ngày nay, trò chơi đóng vai trò được sử dụng như một PPDH trong nhiều mônhọc, đặc biệt là các môn khoa học xã hội Khi sử dụng PPĐV sẽ khuyến khích được
Trang 28học sinh thâm nhập vào môi trường thực tế, thử đặt mình vào các nhân vật, trong cáctình huống khác nhau để giải quyết vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống.
Trang 29PPĐV là PPDH mang tính chất tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinhvới học sinh, học sinh với môi trường học tập Sử dụng PPDH này sẽ phát huy đượctính chủ động của học sinh, phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyếtvấn đề.
Theo Hilbert Meyer: Đóng vai là một PPDH phức tạp ngầm nhận thức hiệnthực xã hội Với sự giúp đỡ của đóng vai học sinh có thể hiểu được hành động củamình tốt hơn và tác động lên tư duy tình cảm và hành động của bạn học, giáo viên vànhững người quan sát [29]
Đóng vai được áp dụng trong hoạt động dạy học nhằm mục đích nâng caohiểu biết về tri thức, kỹ năng, thái độ của người học để đạt tới mục tiêu dạy học.Thông qua việc hóa thân mình vào các nhân vật, người học sẽ chủ động tìm hiểu,chiếm lĩnh
được kiến thức và được hoạt động trực tiếp trong suốt quá trình đóng vai Sử dụngPPDH đóng vai, giáo viên sẽ giống như người đạo diễn, xây dựng chủ đề kịch bảntheo nội dung môn học còn học sinh chính là các diễn viên tham gia đóng vai thànhcác nhân vật theo kịch bản đã có Khi tham gia vào quá trình đóng vai, học sinh cóđiều kiện để khắc sâu kiến thức và hình thành những kinh nghiệm cần có để ứng xửtrong thực tiễn đời sống
Trên thực tế, đóng vai xuất phát từ nghệ thuật kịch Khoảng từ thế kỉ XIX, nóđược đưa vào quá trình dạy học và trở thành một PPDH được nhiều nhà giáo dục sửdụng Theo giả Phan Trọng Ngọ: Phương pháp đóng kịch trong dạy học là giáo viêncung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theo vai diễn Qua đó, họ họcđược cách suy nghĩ, thể hiện hành động cũng như các kỹ năng ứng xử khác của cácnhân vật trong kịch bản [21, tr.283]
Như vậy, ta có thể hiểu đóng vai là một PPDH, trong đó người học thực hiệnnhững tình huống hành động được mô phỏng theo các vai về một chủ đề gắn với thựctiễn thường mang tính chất trò chơi, trong đó các tình huống cuộc sống các vấn đềhoặc xung đột được thể hiện đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động thông quasự trải nghiệm của chính bản thân người học và thông qua thông tin phản hồi từnhững người quan sát
Hiểu một cách khác, PPĐV thực chất là phương pháp tổ chức cho người học
thông qua hình thức đóng kịch, diễn xuất thành các nhân vật được thực hành, “làmthử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Thông qua đó, giúp
Trang 30học sinh tích cực tham gia, sáng tạo, thể hiện được bản thân, phát triển kỹ năng giaotiếp, hòa nhập vào môi trường học tập linh hoạt, năng động.
Trang 31Các bước tiến hành thực hiện PPĐV:
* Giai đoạn chuẩn bị:
Giáo viên xác định đề tài, mô phỏng các tình huống và các vai cần phân tíchnhững đặc điểm của người học và của môi trường học tập tương ứng để xây dựng cáctình huống mô phỏng sao cho chúng gần với thực tế ở mức tối đa
- Thông tin cho học sinh về chủ đề và các vai diễn.- Chia nhóm vào giao chủ đề, tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm- Chọn các vai, chủ yếu dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, giáo viên có thểgợi ý, khuyến khích
- Quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai cho mỗi nhóm
* Giai đoạn tiếp nhận (giai đoạn làm quen): Vì đây phần lớn là những tình
huống phức tạp nên người học trước tiên phải được làm quen với những tình huống vàcác quy tắc chơi
- Giải thích cho rõ vai.- Kiểm tra lại xem những người cùng chơi có nắm rõ vai trò của mình hay không
- Xác định các tiêu chí quan sát và giao nhiệm vụ quan sát.- Người chơi làm quen với các vai của mình, có thể sử dụng các thẻ mô tả vai
* Giai đoạn tương tác (giai đoạn chơi): Trong giai đoạn này những người học
(người chơi) là những cá nhân hoặc trong các nhóm sẽ thực hiện các hành động chơi
Giai đoạn này có thể được chia thành nhiều "vòng chơi".- Người chơi tự nhập vào vai của mình
- Thực hiện trò chơi đóng vai mà không ngắt quãng.- Những người không trực tiếp tham gia đóng vai thì có vai trò là những ngườiquan sát
* Giai đoạn đánh giá:
Ở giai đoạn này sẽ xác định và đánh giá thành công, thất bại và những đánh giávề cả quá trình chơi
- Người chơi tách mình khỏi vai trò của mình, tự đánh giá về việc trình diễn, vềcác vai diễn và cảm nhận của mình
- Người quan sát nhận xét về tiến trình trò chơi.- Cả lớp thảo luận đánh giá trò chơi
Trang 32- Rút ra những kiến thức từ trò chơi.Ở các mô phỏng, môi trường học tập là một mô hình môi trường phức tạpnhưng rõ ràng, với sự tham gia của những bạn chơi Vật liệu, dụng cụ chơi cũng có ýnghĩa lớn, chúng có thể bao gồm các đối tượng, các hình tượng tượng trưng, các bảnminh họa Tiếp theo, điều quan trọng là các quy tắc chơi, tức là những quy định nêurõ những hành động được phép của người học Những mô phỏng quy mô lớn mà ở đónhiều người học sẽ học đồng thời và học với nhau, đòi hỏi phải có một tổ phụ tráchtrò chơi, tổ này chịu trách nhiệm cung cấp những thông tin bổ sung nếu cần, giám sátsự tuân thủ các quy tắc chơi hoặc đảm nhận chức năng trọng tài.
Ở PPĐV điều quan trọng không phải là cuối cùng giải pháp nào sẽ xuất hiệnmà là việc những người tham gia cố gắng trong quá trình đóng vai như thế nào Vìvậy, việc đánh giá trò chơi đóng vai cũng quan trọng như bản thân trò chơi đóng vai
Đóng vai cũng giống như các PPDH khác, không phải là một phương pháp vạnnăng, có thể sử dụng để thay thế hoàn toàn các PPDH khác Vì vậy, cần đánh giánhững ưu điểm và hạn chế của PPDH này để sử dụng nó có hiệu quả, phát huy đượcthế mạnh của PPĐV
* Ưu điểm của PPĐV:Thứ nhất, học sinh được rèn luyện, thực hành kỹ năng giao tiếp, ứng xử và bày
tỏ thái độ trong môi trường giáo dục an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn Họcsinh có được nhiều cơ hội để giao tiếp với nhau, qua đó tăng thêm sự đoàn kết, tinhthần tập thể làm việc theo nhóm, biết quan tâm và chia sẻ lẫn nhau để cùng hoànthành nhiệm vụ được giao Thông qua việc hóa thân vào các vai diễn, xử lý các tìnhhuống giả định sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lý thuyết được học, cóthêm kinh nghiệm, sự tự tin để bước vào cuộc sống Đồng thời, qua những lời nhậnxét, đánh giá của bạn bè và thầy cô sẽ khích lệ cho các vai diễn, các em sẽ có nhữngnỗ lực cho những giờ học sau và tự dần hoàn thiện chính mình, rút ra được những bàihọc cần thiết cho cuộc sống Bởi bản chất của PPĐV phần chính không phải là ở việc“diễn” mà là những thảo luận ở sau phần diễn ấy
Thứ hai, PPĐV đem lại cho học sinh sự hứng thú, tập trung cao, tạo điều kiện
thuận lợi để các em được khám phá, tìm tòi tri thức Chính bởi vây, nên các em sẽcảm thấy hào hứng hơn trong các giờ học khi sử dụng PPDH này Bởi chính các em làngười
Trang 33chủ động chiếm lĩnh tri thức dưới sự dẫn dắt cảu giáo viên, các em đang dần biếnnhững kiến thức hàn lâm từ sách vở thành kiến thức thực tiễn, sinh động cho bản thân,tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho lớp học Nhờ đó, chất lượng của môn họccũng được nâng lên.
Thứ ba, sử dụng PPĐV học sinh sẽ được hóa thân thành các nhân vật, trở thành
các diễn viên để bộc lộ tính cách, tâm hồn theo nhân vật chính diện hoặc phản diện,điều đó sẽ khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực Học sinhbiết phân biệt được những hành vi đúng, sai trong thực tế, do đó các em sẽ tự điềuchỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội Chính quá trìnhtham gia đóng vai thành các nhân vật, việc ứng xử và xử lý các tình huống giả địnhcủa từng nhân vật mà các em hóa thân đã giúp phát triển ở người học tư duy phảnbiện, năng lực giải quyết vấn đề, óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng quan sát,phân tích vấn đề nảy sinh…
Thứ tư, sử dụng PPĐV, học sinh thông qua vai diễn có thể thấy ngay tác động
và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm mà các vai diễn đã thực hiện Bởi lẽ, mỗi mộtvai diễn đều mang một nội dung truyền tải nhất định tới người xem Thông qua nhữnglời nói và việc làm của vai diễn đó, người xem sẽ đánh giá được điều đó là phù hợphay không phù hợp Vì vậy, từng cử chỉ, lời nói của nhân vật đều có sức lan tỏa nhấtđịnh tới nhận thức, hành vi, cử chỉ của người xem
Thứ năm, PPĐV thúc đẩy nhiều hơn sự tương tác giữa học sinh với giáo viên,
học sinh với học sinh Cơ hội để được bộc lộ bản thân của cả người tham ra diễn lẫnngười quan sát, đưa ra những nhận xét đánh gia Qua đó, giáo viên kịp thời uốn nắnngười học, điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn và cổ vũ, khích lệ, định hướng đểnhững lời nói, ý nghĩ, hành động tốt, những tài năng sớm được phát hiện, bộc lộ cóđiều kiện phát triển, nở rộ hơn
Thứ sáu, PPĐV còn giúp HS trở nên tự tin hơn, mạnh dạn và trưởng thành hơn
trong cuộc sống, loại bỏ những e ngại, tự ti ngại giao tiếp, ngại thể hiện mình trướcđám đông Việc tham gia đóng vai đã lôi kéo, thu hút được đông đảo các em học sinhcùng tham gia, tâm lý sợ sệt, quan ngại, lo sợ mình không làm được sẽ dần được cởibỏ khỏi các em Khi hóa thân thành các nhân vật sẽ giúp các em thêm tự tin để bộc lộ
Trang 34sự sáng tạo, đam mê nghệ thuật của mình Đồng thời, với PPDH này còn giúp họcsinh có sự thay đổi không khí, phương thức học tập, các em được vận động thể chấtvà tâm hồn trở nên phóng khoáng, tạo điều kiện để có thể học tập tốt hơn không chỉvới một giờ học mà kèm theo nhiều giờ học khác.
* Hạn chế của PPĐV:
Thứ nhất, khi sử dụng PPĐV nếu HS tham gia đóng vai mà không hiểu rõ vai
diễn của mình, diễn sai nội dung, yêu cầu của nhận vật, lúc đó kết quả sẽ không đạtđược như mong muốn, giờ học sẽ thất bại Khi đóng vai, một trong những yêu cầukhông thể thiếu để góp phần tạo nên sự thành công của vai diễn đó là sự nhập vai củacác nhân vật Nếu học sinh không hiểu rõ vai diễn của mình thì sẽ không thể truyền tảiđúng thông điệp tới người khác và kết quả giáo dục sẽ bị sai lệch Đồng thời, nó sẽgây cho học sinh trong lớp học và bản thân người hóa vai trở lên lúng túng, thay vìtạo sự tự tin cho người học giờ đây sẽ làm cho những học sinh đó khó có thể dámkhẳng định mình trước đông người thêm lần nào nữa
Thứ hai, PPĐV chỉ có thể tiến hành thuận lợi với những nơi có cơ sở vật chất
là lớp học cần phải rộng, cần có kinh phí để chuẩn bị đạo cụ, trang phục, học sinh cầnmạnh dạn, có hứng thú tham gia vào các vai diễn… Bởi khi tiến hành đóng vai nếukhông có yếu tố hóa trang hoặc đạo cụ sẽ giảm hiệu quả của giờ học, không gây đượchứng thú cho người xem là các thành viên trong lớp Học sinh tham gia đóng vai mà ítcó kinh nghiệm và khả năng diễn đạt cũng sẽ là khó khăn làm cho lớp học không tậptrung hoặc rối nhiễu, có những nhận xét không hay làm ảnh hưởng không tốt tới chínhtâm lý của người diễn, tạo cho họ sự mặc cảm, tự ti
Thứ ba, sử dụng PPĐV mất nhiều thời gian, nếu giáo viên không có kinh
nghiệm tổ chức sẽ ảnh hưởng đến các nội dung tiếp theo của môn học Mặt khác, khitổ chức cho học sinh diễn kịch nếu giáo viên không bao quát, quản lý lớp tốt trongquá trình tiến hành đóng vai, trật tự lớp học rất dễ bị phá vỡ, lớp học trở nên mất trậttự, ồn ào ảnh hưởng đến các lớp khác Học sinh cũng thể có những hành vi phấn kíchqua sự thể hiện của các vai diễn có thể xuất hiện những hành vi la hét, cười nói,khóc… điều này
cũng ảnh hưởng đến trật của lớp học
Thứ tư, nếu giáo viên không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi thực hiện PPĐV, dẫn
Trang 35đến sự lặp đi lặp lại của một tình huống đóng vai mà không có sự thay đổi sẽ khiếnhọc
Trang 36sinh thấy nhàm chán, tạo tâm lý chản nản và sẽ không còn hứng thú với môn học Mặtkhác, PPĐV thường được sử dụng thuận lợi với học sinh nhỏ tuổi, học sinh càng lớntuổi thì càng khó áp dụng PPDH này.
Thứ năm, kết thúc của việc đóng vai, lớp học dễ bị lộn xộn, khó tập trung để
giáo viên ổn định lớp và tiếp tục phần dạy của mình tiếp theo Bên cạnh đó, mặc dùvai diễn đã kết thúc, nhưng dư âm của vai diễn vẫn còn đọng lại khiến nhiều học sinhmất tập trung, phân tâm và chưa thể bắt nhịp vào bài giảng của giáo viên ngay được.Điều này cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng dạy và học của mônhọc
Như vậy, có thể thấy việc sử dụng PPĐV trong dạy học sẽ kích thích hứngthú, tích cực nhận thức của người học Người học sẽ được cuốn hút trong các hoạtđộng do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo Qua đó họ tự khám phá, chiếm lĩnh trithức, kỹ năng nói cũng như phương pháp “tạo ra” tri thức, kỹ năng đó Dưới sựhướng dẫn của giáo viên, người học tự giác suy nghĩ, tìm tòi, độc lập nhận thức vàtự đánh giá năng lực của mình Bài giảng của giáo viên vì thế cũng trở nên sinhđộng, hấp dẫn hơn tránh được lối dạy học thụ động theo kiểu thầy đọc, trò chép, pháthuy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh Đây là PPDH sinh động, tạo điều kiệncho người học
được chủ động bộc lộ các ưu điểm để phát huy và nhược điểm để sửa chữa, khắcphục
1.2.2 Vị trí, vai trò và những yêu cầu đối với việc sử dụng PPĐV trong dạy họcmôn
GDCD lớp 10 ở Trung tâm GDTX GDHN
-1.2.2.1 Ví trí, vài trò của môn GDCD ở Trung tâm GDTX - GDHN
Mỗi một môn học trong chương trình giáo dục đều có một vị trí, vai trò nhấtđịnh Ở trường phổ thông, vị trí của môn GDCD được xác định trong Chỉ thị số30/1998/CT - BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20/5/1998:Môn GDCD ở trường phổ thông có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triểnnhân cách của học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trịđạo đức - nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế
Trang 37thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam, trung thành với lý tưởngđộc lập của dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loạivà thời đại.
Trang 38Đối với Trung tâm GDTX - GDHN có chức năng, nhiệm vụ “thực hiện xóa mùchữ cho những người trong độ tuổi theo quy định Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nănglực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết của cuộc sống cho mọingười; tạo cơ hội cho những người có nhu cầu tiếp tục học tập để nâng cao trình độhọc vấn” (Điều 39, Luật Giáo dục) Do đó, các Trung tâm GDTX - GDHN đều cóchương trình bổ túc văn hóa THPT cho các đối tượng theo học tại đây Trong chươngtrình bổ túc, các môn văn hóa học sinh phải học bắt buộc có môn GDCD Môn họcnày cũng có vị trí, vai trò quan trọng như các môn văn hóa khác đang được dạy trongchương trình bổ túc văn hóa cho học sinh THPT tại Trung tâm.
Sở dĩ môn GDCD có vị trí, vai trò quan trọng là bởi:
Thứ nhất, môn học này đã trang bị cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản về giá
trị đạo đức - nhân văn, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật Đó làhệ thống những kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực đạo đức, pháp luật, quyền conngười, triết học, kinh tế, chính trị học, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước giúp học sinh có những hiểu biết nhất định đối với thực tiễn đời sống xã hội và có cáckỹ năng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
Thứ hai, thông qua môn học từng bước hình thành cho học sinh thế giới quan
đúng đắn, phương pháp luận khoa học Những kiến thức mà môn học cung cấp sẽgiúp học sinh có được những quan niệm đúng đắn, khoa học, khách quan về thế giớixung quanh như phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học” trong chương trình GDCD lớp 10 Từ đó, giúp cách em có sự vận dụngđứng đắn trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
Thứ ba, môn học còn có vai trò góp phần hình thành cho học sinh nhân sinh
quan tiến bộ Thông qua hệ thống tri thức về giá trị - đạo đức nhân văn, đường lốichính sách lớn của Đảng, pháp luật của Nhà nước, học sinh ý thức được về các giátrị của con người Việt Nam thời kì hội nhập, quốc tế hóa toàn cầu Các em có nhữngnhận thức đúng đắn về thế giới, về thời đại, về con người trong xã hội với nhữngtrách nhiệm, vai trò của từng cá nhân góp phần để xây dựng, phát triển xã hội ngàycàng hoàn mỹ hơn Đồng thời, thông qua môn học sẽ giúp các em biết phân biệt
Trang 39đúng - sai, phải - trái, điều được làm và không nên làm, dám đấu tranh lên án cáixấu; ca ngợi, học tập những tấm gương đạo đức trong đời sống để giúp mình trở lênhoàn thiện hơn.
Thứ tư, môn học còn trang bị cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết, giáo
dục cho các em các quyền công dân và định hướng để phát triển nhân cách cho họcsinh Đây chính là nét đặc thù của môn GDCD ở trường phổ thông nói chung và cácTrung tâm GDTX - GDHN nói riêng đó là giáo dục cho các em học sinh các quyền cơbản bản của con người, của công dân Thông qua đó, giúp định hướng phát triển nhâncách cho học sinh, đồng thời cũng trang bị cho các em những kỹ năng về giao tiếp,ứng xử trong quan hệ gia đình, bạn bè, cộng đồng xã hội Giáo dục cho các em trởthành những người công dân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội; trở thành nhữngcon người phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức và có đời sống tinh thầnphong phú
Như vậy, môn GDCD ở trường THPT nói chung và các Trung tâm GDTX GDHN nói riêng đều giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triểntrí, tuệ, nhân cách của học sinh Song, do tính đặc thù của môn học GDCD mang tínhtrừu tượng, nhiều nội dung lý thuyết là các nguyên lý, quy luật, phạm trù, các quyđịnh điều luật mang tính quy chuẩn bắt buộc học sinh khó nắm bắt và dễ chán nản,không có mấy hứng thú đối với môn học Mặt khác, học sinh theo học bổ túc văn hóatại các Trung tâm GDTX - GDHN lại có mặt bằng nhận thức thấp hơn so với họcsinh các trường phổ thông nên tâm lí ngại học, không muốn học cũng khiến cho mônhọc vốn khó lại càng thêm khó khăn đối với giáo viên dạy học môn này
-Do đó, để môn GDCD thực sự khẳng định được vị trí, vai trò của mình đối vớingười học, giáo viên dạy môn học này cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PPDH, tiếp cận với các PPDH tíchcực để nhằm đem lại hiệu quả cho môn học Một trong những PPDH có thể giúp giáoviên dạy GDCD khơi gợi được sự hứng thú, hấp dẫn cho học sinh đó là sử dụngPPĐV kết hợp với các PPDH khác Nếu giáo viên biết khai thác và sử dụng hợp lýPPDH đóng vai trong dạy học môn GDCD sẽ khắc phục được ở học sinh tính thụđộng, phát huy khả năng giao tiếp, ứng xử của các em trong đời sống thực tiễn
Trang 401.2.2.2 Những yêu cầu đối với việc sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD lớp 10 ởTrung tâm GDTX - GDHN
Sử dụng PPĐV trong dạy học môn GDCD là việc giáo viên giao cho học sinhgiải quyết một tình huống cụ thể thông qua đóng vai Giáo viên tổ chức cho học sinhthực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định gắnvới nội dung đơn vị kiến thức của môn GDCD
Một là, đối với giáo viên dạy môn GDCD
- Giáo viên phải có sự chuẩn bị đầy đủ, chi tiết, nắm vững và thực hiện đúngquy trình sử dụng PPDH đóng vai trong dạy học môn GDCD Giáo viên cần lựa chọncác tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh lớp 10,trình độ của học sinh (đối với Trung tâm GDTX - GDHN, đối tượng học sinh học bổtúc văn hóa nên có lực học thấp, đa phần là học sinh dân tộc nên các em còn nhútnhát, rụt dè) và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
- Khi giáo viên đưa ra tình huống đóng vai cho học sinh cần phải rõ ràng mạchlạc các ý, các câu để học sinh dễ hiểu, tránh dùng từ ngữ trừu tượng khó hiểu Đồngthời, giáo viên không nên cho sẵn học sinh kịch bản mà chỉ đưa ra tình huống, trên cơsở đó học sinh sẽ tự xây dựng kịch bản để thể hiện khả năng sáng tạo chủ động củamình
- Chia nhóm học sinh với số lượng phù hợp, tránh đông quá khó thực hiện.Giáo viên cần dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai (nếu là đóngvai trực tiếp trong tiết học), trong khi các nhóm chuẩn bị giáo viên nên đến từngnhóm quan sát, lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn, lúng túng của học sinhđể có sự hỗ trợ giúp đỡ kịp thời
- Giáo viên cần định hướng cho học sinh xây dựng kịch bản phải có kịch tính(các xung đột, các mâu thuẫn giữa các nhân vật) để gây hứng thú, tạo sự chú ý vàmang tính thuyết phục cao về tư tưởng, hành vi gắn với nội dung cần giáo dục củamôn học GDCD
- Sau khi diễn, giáo viên cần thực hiện đàm thoại để rút ra những kiến thức, kếtluận gắn với nội dung bài học giúp học sinh hiểu và ghi nhớ Việc bình luận sau cảnhdiễn cũng cần được giáo viên chú ý để tạo cho lớp học bầu không khí thân thiện, cởimở, cầu thị và xây dựng Học sinh cảm thấy hứng thú và bổ ích sau với tiết học vàhiểu sâu sắc hơn về nội dung của môn học GDCD