1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở KHOA học của VIỆC sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân lớp 10 PHẦN “CÔNG dân với đạo đức” ở TRƯỜNG THCS và THPT THẠNH THẮNG, HUYỆN VĨNH THẠNH, TP cần THƠ

88 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 113,97 KB

Nội dung

Trong quá trình đó nhất thiết phải được thực hiện thôngqua các phương pháp đặc thù gọi là phương pháp dạy học.Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là việc sử dụng hệthống các phương p

Trang 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG THCS VÀ

THPT THẠNH THẮNG, HUYỆN VĨNH THẠNH, TP CẦN THƠ

Trang 2

-Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phần công dân với đạo dức lớp 10 ở

trường THPT

Phương pháp dạy học

Thế giới là sự vận động không ngừng trong từng giây,từng phút để phát triển cao hơn, hoàn thiện hơn, điều nàyđược thể hiện qua sự phát triển không ngừng của khoa học vàcông nghệ hiện nay, nhà tương lai học Therry Gaudin đã đưa

ra một thông điệp khẩn thiết: Hãy học phương pháp chứ đừng học dữ liệu! Thông điệp này cho thấy phương pháp đống vai

trò quan trọng trong đời sống xã hội Vậy phương pháp là gì ?đây luôn là câu hỏi lớn cần giải quyết

Phương pháp là một phạm trù lớn và quan trọng, có tínhchất quyết định đối với mọi hoạt động dạy và học của conngười Khi đã xác định được mục tiêu, nội dung chương trìnhdạy học thì phương pháp dạy học của thầy và trò sẽ mang tínhquyết định đến hiệu quả dạy học

Trang 3

Theo Từ điển Triết học, ”Phương pháp – theo nghĩachung nhất là cách thức đạt được mục tiêu là hoạt động đượcsắp xếp theo một trình tự nhất định” ( 51;tr458).

Phương pháp là thuật ngữ có nguồn gố từ tiếng Hi Lạp

”methodos” , có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động

nhằm đạt được mục đích Phương pháp hiểu theo nghĩa chungnhất là cách thức hành động để đạt được mục đích nhất định

Đó cũng là phương hướng mà người ta cần đi theo để đạtđược mục đích đề ra Giữa cách thức, phương hướng hayphương tiện và mục đích có mối quan hệ tác động qua lại lẫnnhau nhưng chúng không phải là những yếu tố quan trọngnhất của hoạt động dể đạt được mục đích Con người – chủthể của hoạt động , của việc xác định, lựa chọn, vận dụngphương pháp vào thực hiện qúa trình hành động nhằm đạtđược mục đích đề ra mới là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩaquyết định Còn hiểu theo nghĩa khoa học , phương pháp là

hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quyluật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạtđộng thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đề ra Như vậyphương pháp dù hiểu theo nghia chung nhất hay hiểu theonghĩa khoa học cũng cần phải có sự vận dụng linh hoạt,

Trang 4

không dập khuôn, máy móc Trong từng công việc, từng hoạtđộng cụ thể phải nhìn vào kết quả đạt được làm căn cứ, tiêuchí quan trọng hàng đầu để đánh giá hiệu quả của phươngpháp.

Phương pháp vừa là sự đúc kết những kinh nghiệm, vừa

là khoa học, đồng thời là nghệ thuật, nó đòi hỏi tính năngđộng, sáng tạo và mang đậm dấu ấn của chủ thể sử dụngphương pháp Trong hoạt động của mọi lĩnh vực muốn đạthiệu quả tối ưu con người cần phải có phương pháp

Hoạt động dạy học là quá trình tương tác giữa ngườithầy ( giáo viên) và người học (học sinh), đó là quá trìnhchuyển giao xử lý thông tin, định hướng của giáo viên và quátrình thu nhận, ứng dụng, phát triển, xử lý thông tin của họcsinh Trong quá trình đó nhất thiết phải được thực hiện thôngqua các phương pháp đặc thù gọi là phương pháp dạy học.Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là việc sử dụng hệthống các phương pháp giảng dạy và phương pháp học tậpnhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra về kiến thức, kỹ năngcủa giáo viên và học sinh Để đạt được hiệu quả cao trong quátrình đó phải xuất phát từ phương pháp dạy của giáo viên vìcùng một nội dung nhưng học sinh có hứng thú hay không,

Trang 5

kết quả nhận thức của người học đạt hiệu quả như thế nào,phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học, cho nênphương pháp dạy học của giáo viên quyết định và tác độngđến phương pháp học tập của học sinh.

Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa về phương phápdạy học:

Theo Lu K Babanxki: “ Phương pháp dạy học là cáchthức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụgiáo giưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”[11; tr 46]

Theo Nguyễn Ngọc Quang , phương pháp dạy học làcách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thốngnhất và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác,tích cực, tự lực đạt đến mục đích dạy học [40; tr24]

Theo tác giả Phan Thị Hồng Vinh: “ Phương pháp dạyhọc là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên

và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vaitrò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu vàcác nhiệm vụ dạy học” [41 ;tr204]

Trang 6

Các nhà giáo dục học kazanski và Nazarova cho rằng:Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của giáo viên vớihọc sinh để cho học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và kỹ xảo.

Khi định nghĩa về phương pháp dạy học, các tác giả đã xéttrên nhiều khía

cạnh khác nhau của quá trình dạy học.có tác giả chútrọng đến cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh, cótác giả lại xét về khía cạnh điều khiển học tập

Tuy nhiên dù xét ở khía cạnh nào đi nữa, các tác giả đềuchỉ ra rằng PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sau:

+ PHDH phản ánh sự vận động của nội dung học vấn đãđược nhà trường quy định,

+ PPDH phản ánh sự vận động của quá trình nhận thứccủa học sinh nhằm đạt được mục đích đề ra

+ PPDH là cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò.+ PPDH phản ánh cách thức điều khiển nhận thức, kíchthích và xây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức kiểmtra, đánh giá kết quả hoạt động

Trang 7

Nhìn chung, khi định nghĩa về PPDH, tuy các tác giả đềcập tới nhiều khía cạnh của quá trình dạy học nhưng sự tươngtác giữa thầy và trò được nhiều tác giả quan tâm và đi sâunghiên cứu nhất Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau vềPPDH xét trên khía cạnh tương tác giữa thầy và trò nhưngtóm lại, chúng thuộc một trong ba cách hiểu sau:

+ PPDH là cách thức hoạt động của người giáo viên đểtruyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục học sinhtheo mục đích của nhà trường

+ PPDH là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện làmviệc của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học nhằmđạt tới mục đích của giáo viên

+ PPDH là cách thức hướng dẫn và chủ đạo của giáoviên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thựchành của học sinh, dẫn tới việc học sinh dễ dàng lĩnh hội vữngchắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triểnnăng lực nhận thức

Cách hiểu thứ nhất phản ánh quan niệm cũ về vai trò củangười giáo viên trong quá trình dạy học: Giáo viên là nhân vậttrung tâm giữ vai trò chủ đạo, hoạt động tích cực, còn học

Trang 8

sinh thì thụ động thực hiện và tiếp thu, lĩnh hội kiến thức dogiáo viên truyền đạt Quan niệm này dẫn tới chỗ coi cácPPDH đều là phương pháp của giáo viên.

Cách hiểu thứ hai dung hòa và phù hợp hơn, coi phươngpháp dạy học là một sự phối hợp của hoạt động dạy và học.Nhiệm vụ truyền đạt tri thức của thầy cũng quan trọng khôngkém như việc lĩnh hội tri thức của trò

Cách hiểu thứ ba là cách tiếp cận dạy học tích cực, nhấnmạnh vai trò của người học trong quá trình học tập và giáoviên được coi là người hỗ trợ hướng dẫn Người học tự xâydựng việc học tập của mình, còn nhiệm vụ của người dạy làtạo môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích

tư duy Cần có sự cân bằng giữa nội dung truyền đạt và nộidung tự học của người học

PPDH mang những đặc trưng riêng Người học là đốitượng tác động của người dạy, đồng thời là chủ thể mà cáchoạt động của họ, trong đó đặc biệt là phương pháp học dưới

sự tác động của phương pháp dạy mang lại hiệu quả như thếnào, tạo ra những sự thay đổi trong nhận thức, tư duy và hànhđộng phụ thuộc vào sự hứng thú, nhu cầu và ý chí của cả

Trang 9

người dạy và người học nếu người dạy không tạo ra một môitrường dạy học mà ở đó có sự tương tác giữa nhu cầu, mụcđích của người dạy và người học thì phương pháp tác độngkhông thể đạt được kết quả như mong muốn vì vậy, PPDHtrước tiên đòi hỏi giáo viên phải đề ra mục đích của mình vàtiến hành hoạt động với những phương tiện, điều kiện màmình có Nhờ các tác động dạy học của người thầy, người họcthực hiện quá trình lĩnh hội và vận dụng kiến thức đạt đượcnhững mục tiêu, mục đích đặt ra Kết quả đó đánh giá sựtương tác giữa phương pháp và mục đích dạy học.

Từ những sự tiếp cận, phân tích những quan điểm, địnhnghĩa về PPDH, có thể đưa ra một định nghĩa về PPDH nhưsau: PPDH là cách thức hoạt động có tiến trình, phối hợp,tương tác với nhau giữa người dạy và người học nhằm đạtđược mục đích dạy học

PPDH bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học

có sự tương tác với nhau, trong đó phương pháp dạy giữ vaitrò chỉ đạo, còn phương pháp học giữ vai trò chủ động, cótính độc lập tương đối, chịu sự chi phối và tác động trở lạiphương pháp dạy

Trang 10

Ngày nay với sự phát triển nhanh về nhiều mặt của xãhội, xã hội cần có những người có bản lĩnh, có năng lực tưduy sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tạo nên xu thế chung của thếgiới là coi trọng quan điểm thứ ba Việt Nam cũng không nằmngoài xu thế đó, cụ thể là xu hướng này đang được Đảng, Nhànước, các bộ ngành giáo dục đặc biệt quan tâm là “ lấy ngườihọc làm trung tâm” Cũng có nhiều quan điểm khác nhau bàn

về việc này, tuy nhiên, tư tưởng này không mới, nó xuất hiệnhàng trăm năm nay và vẫn còn là một tư tưởng tiến bộ Nó đã

và đang chuyển sang một quan điểm mới đó là việc lấy ngườihọc làm trung tâm thành lấy việc chiếm lĩnh và ứng dụng kiếnthức, kỹ năng làm trung tâm, làm thước đo để dánh giá kếtquả, chất lượng dạy học vấn đề đặt ra là hiểu và quán triệt nónhư thế nào khi đưa vào thực tiễn để tránh cực đoan Một sốnhà giáo dục đã khắc phục tư tưởng đó một cách đúng đắntheo hướng tổ chức cho học sinh học tập tích cực, một trongnhững tư tưởng đó có được sử dụng phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai trong dạy học

Khái niệm phương pháp đóng vai

Trang 11

Sự tồn tại của xã hội với những mối quan hệ phức tạpđược ví như một sân khấu lớn, trong đó tất cả mọi người đềuđược ví như những diễn viên Trong sân khấu này, mỗi cánhân hay mỗi nhóm đều đảm nhận những vai trò nhất định.Điều này giống như những vai diễn trên sân khấu, nhưng khácbiệt ở điểm những diễn viên trên sân khấu thì hóa thân thànhngười khác, còn trong sân khấu cuộc sống và sân khấu xã hội,mỗi người tự thể hiện chính mình với những vị trí, vai tròkhác nhau Trong cuộc sống mỗi cá nhân phải đảm nhiệmnhiều vai trò khác nhau, chúng thường xuyên thay đổivà đểthực hiện hoàn hảo “vai diễn” vị trí, chức năng, nhiệm vụ, vaitrò của mình ở từng thời điểm nhất định, đòi hỏi phải có rấtnhiều yếu tố Trong đó những yếu tố quyết định là nhận thức– hiểu biết, kinh nghiệm – sự trải nghiệm, bản lĩnh, sự thíchnghi và tương tác giữa chủ thể (cá nhân, cá thể, nhóm) vớimôi trường sống (tự nhiên, gia đình , cộng đồng, xã hội).vìvậy, thuật ngữ “ đóng vai” là một thuật ngữ không còn xa lạđối với chúng ta và trên thực tế nó đã được ứng dụng rất phổbiến Tuy nhiên trong nhận thức và quan niệm của nhiềungười, vẫn thường đồng nghĩa đóng vai với hóa thân thànhcác vai diễn trong các loại hình nghệ thuật ( sân khấu, chèo,

Trang 12

tuồng, ca kịch,cải lương), thông dụng và phổ biến nhất theonghĩa đóng vai là đóng kịch.

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được tiếp xúc với các loại hìnhnghệ thuật phải diễn bằng cách nhập vai hóa thân vào nhânvật Chẳng hạn, từ khi đi học mẫu giáo, chúng ta được thamgia vào các trò chơi đóng vai theo chủ đề ( gia đình, ngườibán hàng và mua hàng, GV và HS, ) Đây là một loại tròchơi trẻ em được thực hiện ở trong trường mầm non Do đó,trong cuốn Giáo dục Mần Non ( NXB Đại học Quốc Gia HàNội 2004) của nhóm tác giả Phạm Thị Châu đã chỉ rõ vai tròcủa các trò chơi này: “ là loại trò chơi trong đó trẻ đóng mộtvai chơi cụ thể để tái tạo lại những ấn tượng, những xúc cảm

mà trẻ em thu nhận được từ một môi trường xã hội của ngườilớn nhờ sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng” [8, tr15]

Theo Từ điển tiếng việt của Hoàng Phê: “ Đóng vai làthể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnhbằng hành động, nói năng như thật Khi một vấn đề, một chủ

đề nào đó trong cuộc sống thực hiện được xây dựng thànhmột vỡ kịch thì đó được gọi là kịch bản, nhưng để thể hiện nộidung kịch bản đó, người diễn viên phải đảm nhận sắm vai mộtnhân vật và biểu diễn vai đó, quá trình đó được gọi là đóng

Trang 13

vai” [38; tr 337] Đóng vai mà thông dụng nhất, phổ biến nhất

là đóng kịch đã được sử dụng trong lớp học và cho thấy hiệuquả đạt được rất cao nếu có sự chuẩn bị thật chu đáo

Đóng vai cũng có thể hiểu là bất cứ hoạt động nói nàotrong đó hoặc là bạn đang mượn vai trò của người khác, hoặc

là bạn vẫn là mình nhưng tưởng tượng mình đang ở trong mộttình huống không có thật nào đó Đóng vai được áp dụngtrong hoạt động dạy học nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết

về tri thức, kỹ năng, thái độ của học sinh

Trong mọi hoạt động của người học, bằng việc nhập vaivào các nhân vật, người học sẽ chủ động tìm hiểu, nghiêncứu, thu thập kiến và được hoạt động trực tiếp trong suốt quátrình đóng vai Đóng vai là một trò chơi, trò chơi đóng vai,trong đó giáo viên đảm nhiệm phần kịch bản, là đạo diễn, cònhọc sinh sẽ thể hiện các vai diễn đã có trong kịch bản Sựtham gia, hoạt động nhập vai trực tiếp của người học trongsuốt quá trình đóng vai không những giúp người học hiểu sâukiến thức mà còn thông qua đó, người học có cơ hội hìnhthành kinh nghiệm cá nhân, vận dụng vào thực tiễn

Trang 14

Đóng vai thông qua hình thức trò chơi hay đóng vaithông qua hình thức các nhân vật trong các câu chuyện, tìnhhuống được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà chính là những hoạtđộng đơn giản, đầu tiên, bước đầu làm quen và thể hiệnphương pháp đóng vai Sự nhập vai đó, khi tham gia vào quátrình dạy học, có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, nótrở thành một phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quảcao Trên cơ sở đóng vai, người học thực hiện các vai diễn,thể hiện năng lực của mình, tác động đến tư duy, tình cảm,thái độ Tạo cơ hội cho người học có môi trường học tập tốt,như tạo hứng thú, rèn luyện kỹ năng nói, giáo tiếp và ứng xửtrong cuộc sống hàng ngày.

Như vậy, có thể nói, đóng vai là sự thể hiện, hóa thânvào các vai diễn , thông qua các tình huống, các câu chuyện,kịch bản phù hợp với nội dung học tập được tổ chức tronghoạt động dạy học nhằm giúp người học nhận thức sâu rộnghơn các nội dung học tập đặt ra và đạt được các mục tiêu củaquá trình dạy học

Dựa trên các quan niệm về đóng vai trong dạy học,nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm về PPĐVnhư sau:

Trang 15

Theo tác giả Phan Trọng Ngọ, trong cuốn “ Dạy học vàPPDH trong nhà trường”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội đãkhẳng định: “ Phương pháp đóng kịch trong dạy học là giáoviên cung cấp kịch bản và đạo diễn, học viên hành động theocác vai diễn Qua đó học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ

và hành động cũng như các kỹ năng ứng xử khác của cácnhân vật trong kịch bản” [35,tr 283]

PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh cho rằng, “ Đóng kịch làphương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức quá trìnhdạy học bằng cách dây dựng kịch bản và thực hiện kịch bản

đó nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung học tập” [36,tr227]

Cả hai tác giả trên đều nhấn mạnh qua phương pháp dạyhọc đóng vai trong đó giáo viên hình thành kịch bản có nộidung học tập, yêu cầu người học đóng các vai diễn sẵn có.Bản chất là sự gia công sư phạm của giáo viên, chế biến nộidung học tập thành kịch bản phù hợp để người học sử dụngkich bản đó và nhập vai

Trong tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chươngtrình sách giáo khoa lớp 10 THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Trang 16

2006, có viết: “ Đóng vai là phương phương pháp tổ chức chongười học thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đótrong một tình huống giả định”, [13,tr17] Trong định nghĩanày, các tác giả đã tiếp cận theo hướng GV nên cho tìnhhuống mở, không cho trước “kịch bản” và người học phải tựtạo ra kịch bản, lời thoại liên quan đến nội dung kiến thức,thái độ, kỹ năng cần đạt được của bài học để đóng vai.

Theo tác giả Nguyễn Văn Cư – Nguyễn Duy Nhiên( đồng chủ biên), “ Dạy và học môn GDCD ở trường THPT,những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Đại học Sư phạm ,

Trang 17

thoại liên quan đến nội dung hay thể hiện nội dung kiến thức,thái độ, kỹ năng cần đạt được của bài học để đóng vai.

Từ những định nghĩa trên cho chúng ta thấy, dù có sựkhác nhau nhất định về sự thể hiện vai trò, ai đóng vai trò chủđộng hơn giữa người day ( GV ) và người học ( HS ) nhưng

về cơ bản vẫn cho rằng, đóng vai là sự thể hiện vai diễn củangười học theo các kịch bản đã định trước ( hoặc là của ngườidạy hoặc là của người học) Những định nghĩa đã cho thấybản chất và những hình thức của dạy học đóng vai chính làdạy học thông qua hình thức đóng kịch Tuy nhiên, cần nhấnmạnh rằng, đống vai có các hình thức, mức độ, yêu cầu vàmang lại hiệu khác nhau Dạy học bằng phương pháp đóngvai không chỉ dừng lại ở việc đóng kịch, bao gồm việc xácđịnh, lựa chọn nội dung, xây dựng kịch bản, phân vai, luyệntập và thể hiện vai diễn mà điều quan trọng hơn là từ việcđóng kịch ấy rút ra bài học nhận thức, thái độ và kỹ năng gìcho người học Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và phát triễn cácđịnh nghĩa trước đây, căn cứ vào hình thức thể hiện và phạm

vi, hiệu quả ứng dụng của đóng vai trong dạy học có thể đưa

ra định nghĩa về phương pháp đóng vai như sau:

Trang 18

Phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học thôngqua hình thức đóng kịch, diễn xuất – sự nhập tâm, hóa thâncủa học sinh vào những nhân vật cụ thể theo kịch bản và thểhiện thái độ, tư tưởng, cách ứng xử của những nhân vật, trên

cơ sở đó thực hành, trải nghiệm rút ra những bài học nhậnthức và kỹ năng sống phù hợp, tích cực

Từ định nghĩa này có thể khẳng định, trọng tâm hay bảnchất của PPĐV chính là việc ứng dụng các giá trị của nghệthuật đóng kịch vào quá trình dạy học, nhưng không phải chỉtrong khuôn khổ của hình thức đóng kịch, một loại hình nghệthuật Việc đóng vai của học sinh, không nhất thiết phải là sựthể hiện các vai diễn của nhiều người có sự đối thoại hayngôn ngữ biểu diễn, mà có khi chỉ là ngững lời độc thoại kếthợp hành vi – ngôn ngữ không dùng lời nói để thể hiện( chẳng hạn học sinh đóng vai chính khách, nhà hoạt độngchính trị - xã hội, nhà quản lý, lãnh đạo … thuyết trình, diễnthuyết, hùng biện, biện hộ về một nội dung hay vấn đề nàođó); cũng có thể học sinh đóng vai giáo viên để điều hành, “làm thử” tổ chức một hoạt động, một nội dung học tập nào đó

Giáo viên có vai trò định hướng nội dung và giao nhiệm

vụ cho học sinh lựa chọn nội dung đóng vai Còn học sinh có

Trang 19

nhiệm vụ xây dựng kịch bản bao gồm tất cả các khâu từ lựachọn nội dung kiến thức của bài để viết nội dung kịch bảnđóng vai, viết lời thoại, phân vai, luyện tập đến khi diễn xuấttình huống trên lớp Tuy nhiên quá trình này không thể thiếu

sự định hướng của giáo viên Nhưng để học sinh hào hứng,nhiệt tình tham gia và thể hiện sự sáng tạo của mình thì giáoviên nên giao nhiệm vụ va để học sinh chủ động thực hiện

Như vậy, dạy học thông qua đóng vai là một phươngpháp dạy học giúp học sinh tích cực tham gia, sáng tao, thểhiện bản thân, hòa nhập vào quá trình dạy học, vào môitrường học tập linh hoạt, năng động Đóng vai, phân tích tìnhhuống, cách ứng xử, giải quyết vấn đề, truyền tải thông tin,thông điệp về kiến thức, thái độ, kỹ năng sẽ tác động sâu sắcđến suy nghĩ và hành động của cả người dạy và người học.song, để ứng dụng và phát huy giá trị , hiệu quả của phươngpháp đóng vai, đòi hỏi phải có những điều kiện, quy trình vànhững yêu cầu nhất định đối với nhà trường, giáo viên và họcsinh

-Đặc trưng của phương pháp đóng vai và các hình thức đóng vai.

Trang 20

-Đặc trưng của phương pháp đóng vai.

Dạy và học thông qua các hoạt động của người học

Phương pháp đóng vai dựa trên cơ sở tâm lý học chorằng nhân cách được hình thành và phát triễn thông qua cáchoạt động chủ động, các hành động có ý thức Trí tuệ của trẻphát triển nhờ sự “ đối thoại” giữa chủ thể với đối tượng và xãhội Mối quan hệ giữa học và làm đã được nhiều tác giả lớn

đề cập: “ Cách tốt nhất để hiểu là làm” ( Kant); “ Học đểhành: Học và hành phải đi đôi Học mà không hành thì vô ích;Hành mà không học thì không trôi chảy” ( Hồ Chí Minh)

Trong phương pháp dạy học đóng vai, học sinh – đốitượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạtđộng “ học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập dogiáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó học sinh tự lựckhám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ độngtiếp thu những tri thức đã được giáo viên chuẩn bị sẵn

Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Phương pháp đóng vai xem việc rèn luyện phương pháphọc tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao

Trang 21

hiệu quả dạy mà còn là mục tiêu của dạy học Từ lâu, các nhà

sư phạm đã đưa ra nhận thức ý nghĩa của việc dạy cho ngườihọc phương pháp học “Người thầy trung bình chỉ biết nói.Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biếtminh họa Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” -William A Warrd

Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹnăng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học,khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi con người, kết quả nhậnthức sẽ được nhân lên gấp bội, sẽ “ học một, biết mười” nhưông cha ta thường nói Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnhmặt hoạt động tự học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sựchuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động

Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Từ xưa, song song với câu “ không thầy đố mày làmnên”, cha ông ta còn có câu “ Học thầy không tầy học bạn” là

đã đề cao về tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tậphợp tác trong nhóm, lớp học sinh

Trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độđều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân

Trang 22

Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nênmối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong tập thể, ý kiếnmỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ,qua đó ngườihọc nâng lên một trình độ mới.

Trong nhà trường, phương pháp đóng vai được tổ chức ởcấp nhóm, tổ, lớp, hoặc trường Nhưng được sử dụng phổ biếnnhất trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ từ 4 đến

6 học sinh Học tập hợp tác theo nhóm làm tăng hiệu quả họctập, nhất là giải quyết những vấn đề khó sẽ xuất hiện nhu cầuphối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Tronghoạt động theo nhóm sẽ không thể hiện có hiện tượng ỷ lại, nănglực của mỗi thành viên được bộc lộ, uấn nắn, phát triển tính tưduy, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ

Có thể thấy rằng phương pháp đóng vai là một phươngpháp dạy học phát huy được tính tích cực, tự giác của ngườihọc nó đã tạo ra được môi trường học tập thuận lợi mà ở đótrí tuệ tập thể đã được phát huy cũng như vai trò hoạt động xãhội của cá nhân được trải nghiệm để nhận thức sâu sắc

-.Các hình thức đóng vai

Trang 23

PPĐV có nhiều kiểu và hình thức tổ chức vận dụngtrong dạy học khác nhay Nhưng căn cứ vào nội dung kiếnthức của bộ môn GDCD, của từng bài, và mức độ nhận thức,khả năng xây dựng kịch bản của HS, có thể kết hợp nhữngkiểu dạy học đem lại hiệu quả cao bằng PPĐV Việc phân loạihình thức đóng vai được dựa trên những tiêu chí hay cách tiếpcận khác nhau:

Thứ nhất, dựa theo tiêu chí thời gian chuẩn bị có đóngvai trực tiếp trong cùng một tiết học và đóng vai có sự chuẩn

bị trước ở nhà

Một là, đóng vai trực tiếp là hình thức đóng vai mà yêucầu về việc xây dựng kịch bản theo nhiệm vụ học tập đượcđặt ra và thể hiện trực tiếp trong cùng một tiết học Đóng vaitheo hình thức này rất ít hoặc không có thời gian chuẩn bị, nódiễn ra một cách nhanh chóng, dựa trên một định hình nộidung, kịch bản siêu tốc, một cá nhân hoặc một nhóm HS sẽthể hiện việc diễn xuất ngay trên lớp, với những lời thoạimang đậm dấu ấn ngẫu hứng nhưng không vượt ra ngoàikhuôn khổ nội dung đã định hướng Đóng vai theo hình thứcnày là một thách thức, mới đầu khó thực hiện nhưng vớinhững nhóm HS có năng khiếu, năng lực và tự tin thì sẽ

Trang 24

nhanh chóng thích ứng và vượt qua, sự thể hiện ở những lầntiếp theo sẽ tốt hơn Hình thức này là khó thực hiện nhưng cóthế mạnh là khơi dậy và khích lệ rất lớn đối với HS vì nókhích lệ sự thể hiện bản lĩnh, thể hiện bản thân của người họctrong bối cảnh.

Hai là, đóng vai có sự chuẩn bị trước ở nhà là hình thứcđóng vai diễn ra theo một quy trình bắt đầu nhận nhiệm vụ từkhi kết thúc tiết học trước cho đến khi thực hiện ở tiết sau.Hình thức này ưu điểm là GV và HS có sự lựa chọn nội dung,

có thời gian để xây dựng kịch bản, lời thoại và thục luyệntrước nên khi thực hiện trên lớp luôn đảm bảo tính logic,thuồn thục và đúng theo định hướng Đây là hình thức đượcứng dụng phổ biến nhất khi sử dụng PPĐV trong dạy học

Thứ hai dựa vào yêu cầu nắm kiến thức – mục đích họctập

Một là, đóng vai tái hiện – ghi nhớ là hình thức đóng vaidựa trên nền kiến thức đã biết, xây dựng nội dung kịch bảnvới những tình huống, vai diễn đơn giãn chỉ là kịch bản hóanhững kiến thức, kỹ năng đã được phân tích từ trước Hìnhthức này có ưu điểm là giúp học sinh tái hiện, ghi nhớ kiến

Trang 25

thức một cách bền vững nhưng ít có sáng tạo vì bị chi phốibởi những cái đã biết.

Hai là, đóng vai suy luận – phát triển là hình thức đóngvai mà kịch bản , lời thoại, những vấn đề đặt ra trong kịch bản

và vai diễn được xây dụng, phát triễn từ những kiến thức đãbiết suy luận mở rộng ra nội dung kiến thức và những cáchứng xử mới Hình thức này tạo cho HS những hứng thú bởiphải tim hiểu, phát hiện để vượt qua những cái đã biết.Phương châm của hình thức này là nếu chúng ta làm nhữngcái chưa biết thì chúng ta thu được những cái chưa có

Ba là, đóng vai liên hệ - ứng dụng là hình thức đóng vaitrong đó nội dung kịch bản được xây dựng chủ yếu dựa trênnhững tình huống, những hành vi ứng xử diễn ra thườngxuyên trong cuộc sống nhưng được hình tượng hóa, kịch bảnhóa và được thể hiện qua các vai diễn thông qua đó giúp HSrút ra những bài học nhận thức, điều chỉnh hành vi ứng xử củabản thân khi gặp phải những vấn đề, tình huống tương tự

Thứ ba, dựa trên tiêu chí sự tương tác giữa HS với HS,

HS với GV trong quá trình thực hiện

Trang 26

Một là, đóng vai độc lập là hình thức đóng vai trong đóvấn đề xây dựng kịch bản và thể hiện vai diễn chủ yếu đượcthể hiện bởi một cá nhân Hình thức này thường được áp dụngđối với những vai diễn có diễn biến tư tưỡng, tâm lý phức tạp.

Nội dung hay những tình huống có vấn đề là sự đấutranh diễn ra trong bản thân một nhân vật ( đấu tranh tưtưởng, nội tâm) Hình thức này ít được ứng dụng nhưng có lợithế về sự chuẩn bị, thể hiện bởi nó bởi nó được thực hiện bởimột HS, độc lập, chủ động, sáng tạo về tư duy, xây dựnghướng kịch bản, lời thoại

Hai là, đóng vai theo nhóm là hình thức đóng vai baogồm các hoạt động chuẩn bị, xây dựng kịch bản, thể hiện kịchbản dựa trên sự tương tác của nhóm HS Đây là hình thứcđóng vai diễn ra phổ biến nhất, nó kết hợp linh hoạt PP làmviệc theo nhóm và PPĐV do đó phát huy được sức mạnhchung của tinh thần nhóm, vì vậy hiệu quả mang lại rất cao

Thứ tư, dựa vào nội dung bài học

Một là, đóng vai cùng chủ điểm, chủ đề là hình thứcđóng vai mà các nhóm cùng chuẩn bị, thể hiện kịch bản, diễnxuất theo một chủ đề xác định, sau đó việc nhận xét, thảo

Trang 27

luận, đánh giá được thực hiện chung của cả lớp Hình thứcnày có ưu điểm là một chủ điểm, một chủ đề hay một vấn đề

sẽ được tiếp cận, thể hiện với các nhóm khác nhau, do đó vừasâu sắc vừa đa dạng, làm cho việc tiếp thu, nhận thức rõ rànghơn Tuy nhiên, do giới hạn bởi thời gian và yêu cầu về việcthực hiện hệ thống kiến thức cơ bản nên nếu tập trung vàomột chủ điểm, một vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiệnnhững nội dung khác

Hai là, đóng vai khác chủ điểm, chủ đề là hình thức đóngvai mà mỗi nhóm xây dựng, thực hiện kịch bản, vai diễn theonhững chủ điểm, chủ đề khác nhau Hình thức này có ưu điểmđảm bảo yêu cầu về thực hiện hệ thống nội dung, kiến thức( tức là nó khắc phục được hạn chế của đóng vai cùng mộtchủ đề ) nhưng hạn chế của nó là có thể làm loãng, ít tập trungvào các nội dung, vấn đề cần giải quyết

Việc phân loại hình thức đóng vai chỉ có ý nghĩa tươngđối theo những cách tiếp cận hay tiêu chí khác nhau Chẳnghạn, đóng vai về một chủ điểm được thực hiện bởi nhóm cóchuẩn bị trước nhằm mục đích học tập liên hệ - vận dụng.Hoặc đóng vai khác chủ đề, được thự hiện bởi nhóm và tiếnhành trực tiếp – chuẩn bị nhanh trong cùng một tiết học nhằm

Trang 28

mục đích suy luận, phát triển kiến thức, kỹ năng Do tínhlinh hoạt của hình thức đóng vai nên trong quá trình vận dụngvào dạy học môn GDCD, GV có thể lựa chọn, thay đổi hìnhthức cho phù hợp với từng tiết, bài giảng.

-Quy trình của phương pháp đóng vai.

Theo Từ điển bách khoa Liên Xô, thuật ngữ “ quy trình”được hiểu là “ tổng hợp trình tự ( logic ) các hoạt động nhằmđạt tới một kết quả nào đó”

Theo cuốn từ điển tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên, “quy trình” được hiểu là trình tự phải tuân theo để tiến hànhmột việc nào đó

Quy trình còn được hiểu là một tiến trình và dường nhưkhông được phép thay đổi, đảo lộn trật tự của tiến trình đó

Đã là một quy trình thì phải có thứ tự, bước trước, bước sau,

có tính tiền đề, điều kiện, hệ quả, kết quả giữa các khâu, cácbước, các công đoạn trong tiến trình đó Về cơ bản, một quytrình được hiểu và thực hành theo nguyên tắc như vậy, nhưngtrong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội ( khác với quytrình của tự nhiên, của kỹ thuật – công nghệ …), các bước,các khâu của quy trình có thể có những thay đổi trật tự nhất

Trang 29

định Dạy học là một đặc trưng về bản chất, về đối tượng, vềphương pháp và mục đích, do đó việc nghiên cứu, hiểu và vậndụng đúng quy trình của nó mang yếu tố khách quan, có ýnghĩa quan trọng, quyết định đến kết quả của hoạt động dạyhọc.

Quy trình dạy học hiểu theo nghĩa rộng là một tiến trìnhtổng hợp bao gồm các hoạt động xây dựng, xác định kế hoạchvới các giai đoạn, bước đi, mục tiêu cụ thể, thích hợp nhằmthực hiện mục đích chung của quá trình dạy học nói riêng,hoạt động giáo dục – đào tạo nói chung Như vậy, sẽ có quytrình dạy học được xác định cho cả một nền giáo dục, mộtchương trình giáo dục ( từ giáo dục mầm non đến giáo dục –đào tạo đại học và sau đại học)

Hiểu theo nghĩa hẹp, quy trình dạy học là tiến trình thựchiện một tiết giảng Theo cách hiểu này thì quy trình dạy học

là sự kết hợp hữu cơ giữa hoạt động dạy của thầy và hoạtđộng học của trò bao gồm các giai đoạn , các bước từ giaiđoạn chuẩn bị cho đến khi kết thúc một tiết giảng, nhằm thựchiện các nhiệm vụ dạy và học đề ra

Trang 30

Nắm vững và vận dụng thành thục quy trình tổ chức ,thực hiện hoạt động dạy và học là một yêu cầu cần thiết đốivới giáo viên dạy môn GDCD khi sử dụng phương pháp dạyhọc đóng vai Khi thực hiện một tiết giảng bộ môn GDCDtrên lớp bằng phương pháp đóng vai, giáo viên một mặt tuânthủ quy định về tiến trình giờ dạy học, có nghĩa là bao gồmviệc ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, củng cố,

hệ thống hóa và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập ở nhà chohọc sinh; mặt khác nhấn mạnh vào quy trình hoạt động dạy vàhọc của giáo viên và học sinh trải qua các bước từ khi chuẩn

bị cho đến khi hoàn tất việc đóng vai, thể hiện vai diễn theonội dung và tiến hành các hoạt động học tập, nhận thức trênlớp, có thể phân loại các hình thức của phương pháp dạy họcđóng vai, gồm có: đóng vai trực tiếp diễn ra trong cùng mộttiết hoc, đóng vai có sự chuẩn bị từ trước, đóng vai tái hiện,đóng vai suy luận, đóng vai phát triển, đóng vai khác nội dung– chủ điểm và đóng vai cùng nội dung – chủ điểm Trong đóvới hai loại điển hình của dạy học bằng PPĐV, quy trình hoạtđộng được mô tả chi tiết như sau:

Một là, quy trình dạy học đóng vai trực tiếp diễn ra trongcùng một tiết học

Trang 31

Quy trình này được bắt đầu từ khi chọn nội dung kiếnthức, định hình kịch bản, lời thoại, phân vai chuẩn bị, thể hiệnvai diễn, kịch bản cho đến khi thảo luận đóng góp ý kiến,nhận xét, kết luận, rút ra bài học nhận thức, kỹ năng diễn ratrong cùng một tiết học Quy trình này gồm 5 bước:

+ Bước 1: Giáo viên căn cứ vào nội dung kiến thức củabài, giới thiệu tình huống Chia nhóm và giao tình huống đóngvai cho từng nhóm, quy định rõ thời gian chuẩn bị “ kịch bản”

và thời gian thể hiện sự đóng vai theo kịch bản của từngnhóm

+ Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “ kịch bản” vàphân công đảm nhiệm sắm vai, thành viên nhóm chuẩn bịnhanh việc thể hiện các vai được phân công và phối hợp vớicác vai diễn khác trong nhóm để hình thành kịch bản – diễnxuất

+ Bước 3: Các nhóm được phân công lên đóng vai – thểhiện các vai diễn theo bối cảnh và nội dung kịch bản ( có thểcoa những sáng tạo linh hoạt cả về lời thoại và cách thức,hành vi thể hiện)

Trang 32

+ Bước 4: Nhận xét , đánh giá – cả lớp cùng quan sát,thảo luận, đánh giá về các vai diễn họ vừa quan sát được vàđưa ra các câu hỏi phản biện, tranh luận hướng vào nội dungtrọng tâm bài học mà việc đóng vai thể hiện hoặc truyền tải,không quá chú trọng vào năng lực thể hiện các vai diễn.Trong bước này, giáo viên và học sinh khác có thể phỏng vấn,đặt câu hỏi cho các vai diễn.

+ Bước 5: Kết luận và rút ra bài học nhận thức, kỹ năng.Trên cơ sở đánh giá nội dung, ý nghĩa và năng lực thể hiệnkịch bản, học sinh tự rút ra các bài học nhận thức và ứng dụng

kỹ năng dưới sự điều hành và vai trò “ trọng tài” của giáoviên

Hai là, quy trình dạy học đóng vai chuẩn bị từ trước – có

sự chuẩn bị ở nhà

Quy trình đóng vai này được bắt đầu từ cuối tiết họccủa buổi học lần trước cho đến khi kết thúc tiết học của buổihọc lần sau Quy trình này bao gồm:

+ Bước 1: Giao nhiệm vụ đóng vai Sau khi kết thúc tiếthọc trước, giáo viên giao nhiệm vụ học tập – phân công đảmtrách việc lựa chọn, xây dựng kịch bản, luyện tập thể hiện các

Trang 33

vai diễn để học sinh về nhà tự chuẩn bị ( có sự liên lạc, chia sẽthông tin với giáo viên) Việc phân chia này phải căn cứ vàonội dung của tiết học tiếp theo, có thể các nhóm cùng chuẩn bịthực hiện đóng vai theo một chủ đề, chủ điểm hoặc có sự khácnhau về nội dung, chủ điểm và phải rất chú trọng đến sự phânphối thời lượng, thời gian đối với kịch bản sẽ thực hiện Việcphân công giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm có tạo rahứng thú học tập cho học sinh hay không phụ thuộc rất nhiềuvào năng lực nắm bắt, phát hiện và định hướng vấn đề củagiáo viên.

+ Bước 2: Chuẩn bị trước đóng vai – tìm tòi, phát hiệnvấn đề và xây dựng kịch bản Căn cứ vào nội dung hay chủđiểm được phân công, học sinh tìm tòi, phát hiện vấn đề, thảoluận đưa ra và lựa chọn tình huống, tiến hành xây dựng kịchbản

+ Bước 3: Tập luyện thuần thục thể hiện kịch bản

+ Bước 4: Thể hiện vai diễn và kịch bản trước lớp Tiếthọc mới của buổi học mới bắt đầu, theo thứ tự được phâncông hoặc theo tự nguyện, xung phong, các nhóm sẽ lần lượtlên thể hiện kịch bản đóng vai

Trang 34

+ Bước 5: Thảo luận, nhận xét, kết luận và rút ra bài họcnhận thức.

Đây là bước quan trọng nhất của quy trình thực hiệnphương pháp dạy học đóng vai, nó thể hiện sự chú tâm quansát, lắng nghe và tham gia vào hoạt động dạy nhọc, đánh giá

và tiếp nhận, vận dụng kiến thức, kỹ năng của giáo viên vàhọc sinh Sau khi các nhóm thể hiện kịch bản, dưới sự địnhhướng của giáo viên, học sinh nêu ý kiến nhận xét về sự thểhiện của các vai diễn, nội dung thông điệp truyền tải, ý nghĩacủa kịch bản; học sinh nêu các câu hỏi phản biện hoặc mởrộng vấn đề, cùng tranh luận, lý giải với những kỳ vọng mở,suy luận; giáo viên kết luận và cùng thống nhất với học sinh

về các bài học nhận thức, kỹ năng cần thực hành, rèn luyện từtình huống đóng vai

Trong quy trình dạy học đóng vai, mỗi bước đều có vị trí, vai trò nhất định Nếu như các bước 1,2,3 có ý nghĩa tiênquyết đến thành công của việc thể hiện vai diễn, kịch bản,đảm bảo phản ánh hay bộc lộ nội dung, chủ đề, chủ điểm họctập; bước 4 thể hiện và khẳng định bản lĩnh, năng lực của họcsinh trong tình huống có vấn đề - bối cảnh học tập; thì bước 5

Trang 35

có ý nghĩa như một sự tổng hợp thành quả đạt được của cảtiến trình dạy học bằng hình thức đóng vai.

Mặc dù ở mỗi hình thức có những yêu cầu cụ thể khácnhau ở mức độ nhất định về tiến trình dựa theo thời giannhưng quy trình dạy học bằng phương pháp đóng vai đều phảitrải qua các bước với những mục tiêu, nhiệm vụ xác định và

có thể được khái quát theo mô hình sau

Trang 36

Sơ đồ quy trình sử dụng phương pháp đóng vai

36

Nhấn mạnh thêm nội dung kiến

Giáo viên Các giai đoạn Học sinh

Soạn giáo án, lập kế hoạch

bài dạy, xác định mục tiêu,

lựa chọn phương pháp,

phương tiện, phân phối thời

gian … xây dựng tình huống

đóng vai

Trước lên lớp Tự xác định mục tiêu,

nghiên cứu trước tài liệu, giáo trình, xác định phương pháp, phương tiện dạy học

Nêu vấn đề, xác định mục

tiêu học tâp chung cho cả

lớp, nội dung bài học nêu

tình huống và gợi ý cho các

nhóm chuẩn bị kịch bản

Lên lớp

Bước 1: Nội dung bài học, tổ chức định hướng kịch bản

Nắm mục tiêu, nội dung bài học, tiếp cận tình huống

Quan sát, quản lý hoạt động của

Kết thúc diễn, cả lớp đưa ý kiến bổ sung Tự nhận xét, đánh giá ý thức, thái độ của bản thân, của tập thể Bổ sung thêm vào nội dung kiến thức của bài.

Trang 37

Việc thực hiện quy trình dạy và học bằng phương phápđóng vai hiệu quả cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Tình huống phải thật rõ ràng, tình huống nên để mở,không nên cho trước “ kịch bản”, lời thoại

Mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình thảo luận,xây dựng kịch bản, được đóng vai hoặc phục vụ cho côngviệc đóng vai của các bạn trong nhóm Giáo viên nên khích lệ

cả các bạn nhút nhát tham gia vào các vai diễn

Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bịđóng vai ( nếu là đóng vai trực tiếp trong tiết học) Trong khicác nhóm chuẩn bị, giáo viên nên đến từng nhóm, quan sát,lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó khăn, lúng túng củahọc sinh để có sự hỗ trợ giúp đỡ kịp thời

Trang 38

Định hướng cho học sinh xây dựng kịch bản phải cókịch tính ( các xung đột, các mâu thuẩn giữa các nhân vật) đểgây hứng thú, gây sự chú ý và mang tính thuyết phục cao về

tư tưởng, hành vi

Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tậpđóng vai để không lạc đề và kết hợp – tương tác với các bạndiễn

Khi thấy cần thiết, giáo viên có thể thông báo dừng cảnhdiễn để chuyển sang nhiệm vụ khác

Sau khi diễn, cần thực hiện đàm thoại để rút ra nhữngkiến thức, những kết luận cần nhớ Việc bình luận sau cảnhdiễn phải tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, cầu thị và xâydựng Ở đây, giáo viên phải chú ý sao cho lời bình luận củanhững người quan sát không quá gắt gao

Phương pháp đóng vai mặc dù có nhiều ưu điểm, songgiáo viên nên kết hợp đóng vai với các phương pháp khác đểđạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học Một nguyên tắc cănbản nhất của việc quán triệt, thực hiện các nguyên tắc,phương pháp dạy học là: không sử dụng tuyệt đối một phươngpháp cho một tiết/ một bài học Phương pháp đóng vai có thể

Trang 39

đóng vai trò là phương pháp chủ đạo và cần thiết phải có sựphối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác, đặcbiệt là phương pháp thảo luận nhóm, đàm thoại tích cực, xử lýtình huống và động não tích cực.

- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đóng vai.

Ưu điểm

Phát huy được kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạocủa từng cá nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhânvới tập thể nhóm Mỗi cá nhân có những giá trị thuộc về “ cáitôi” không hòa lẫn vào đám đông Những yếu tố này có đượckhông phải nhất thời mà nó trải qua quá trình nhận thức, tiếpnhận khách quan, chủ quan và sự trải nghiệm của bản thântừng cá nhân đó Môi trường dạy học có sử dụng phươngpháp đóng vai sẽ giúp cho học sinh được hòa nhập, sáng tạo

và thể hiện mình, thông qua đó trải nghiệm, cảm nghiệm vàphát hiện

Học sinh được rèn luyện, thực hành kỹ năng ứng xử vàbày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hànhtrong thực tiễn Học phải đi đôi với hành , nếu chỉ học lýthuyết mà không được trải nghiệm qua các tình huống thực tế

Trang 40

thì học sinh rất dễ bị rơi vào trạng thái hụt hẫng, chán trường.Nhưng khi được rèn luyện, thực hành học sinh sẽ hình thànhđược những kỹ năng, những kinh nghiệm giúp các em vượtqua được khó khăn, thử thách.

Gây hứng thú và sự chú ý cho người học, người học tiếpthu kiến thức thông qua những hoạt động tích cực trong “ vaidiễn” của họ Sự thay đổi linh hoạt và phù hợp về phươngpháp dạy học sẽ giúp cho không khí học tập bớt đi sự đơnđiệu, lặp lại Cũng như những phương pháp dạy học tích cựckhác, đóng vai tạo ra sự hứng thú, khích lệ tư duy, tích cựctham gia của học sinh vào bài giảng, nhưng nó có điểm khácbiệt ở chỗ, nó được thể hiện thông qua một loại hình nghệthuật diễn xuất, có mâu thuẫn, có cao trào và có thông điệp

Vì vậy, đóng vai có ưu thế hơn những phương pháp kháctrong việc tạo hấp dẫn, gây hứng thú, sẵn sàng tham gia củangười học và hoạt động học tập

Góp phần hình thành và phát triển tư duy sáng tạo – tưduy phản biện, năng lực trí tuệ cho người học khi tham giavào quá trình đóng vai Người “diễn viên” trên “sân khấu”phải thật nhập tâm, hóa thân vào nhân vật, phải biết phân tích,

so sánh, khái quát hóa, linh động trong mọi tình huống để

Ngày đăng: 24/04/2019, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w