Vận dụng kiến thức tổng hợp để làm bài tập nâng cao

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX (Trang 50)

- Kháng chiến chống Thanh (1789)

3.6 Vận dụng kiến thức tổng hợp để làm bài tập nâng cao

Sau khi giáo viên cung cấp gói kiến thức của từng cuộc kháng chiến, khởi nghĩa cho học sinh tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập trong khuôn khổ nội dung của từng phần. Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức mang tính tổng hợp (tất cả các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa mà học sinh đã tìm hiểu) để làm các bài tập nâng cao, mang tính vận dụng, tư duy (từ thấp đến cao).Ví dụ như hệ thống câu hỏi sau:

Câu hỏi: So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất và lần thứ hai theo mẫu.

Tiêu chí so sánh Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai Thời gian 981 1075-1077 Người lãnh đạo

Lê Hoàn Lý Thường Kiệt

Tình hình nước Đại Việt

Vua Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, nước Đại Việt nhiều khó khăn.

Nước Đại Việt thời Lý đang vươn lên trong xây dựng kinh tế và ổn định về chính trị.

Kết quả Cuộc kháng chiến toàn thắng. Quan hệ Việt – Tống trở lại ổn định.

Đánh tan quân xâm lược nhà Tống, đất nước thái bình.

Câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần theo mẫu.

Nội dung Kháng chiến chống Tống thời Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần Hoàn cảnh lịch sử Tình hình chính trị ở triều đình trung ương không ổn định (loạn tam vương), diễn ra các cuộc nổi dậy của các dân tộc miền núi (cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao năm 1041)

Chính quyền mạnh, đất nước ổn định, kinh tế phát triển

Chủ trương

- “Tiên phát chế nhân” lấy tiến công trước để tự vệ, để giành thắng lợi.

- Rút lui để bảo toàn lực lượng sau đó mới tổ chức phản công. Thực hiện “Vườn không nhà trống” (thanh dã).

Tương quan lực

lượng

- Nhà Tống đang khủng hoảng, suy yếu. Đại Việt đang vươn lên phát triển mạnh mẽ.

- Đại Việt dưới thời Trần cũng đang phát triển mạnh. Quân Nguyên – Mông đang là đội quân mạnh, vô địch từ Á sang Âu.

Diễn biến chính

- Quân ta chủ động tiến công sang đất Tống, đánh tan lực lượng chuẩn bị xâm lược của chúng rồi rút về tổ chức phòng tuyến đón đánh tan giặc ở bờ Bắc sông Như Nguyệt, không cho chúng tiến vào Thăng Long.

- Cả 3 lần giặc đều tiến vào kinh thành Thăng Long. Ta đều phải rút lui để bảo toàn lực lượng, đồng thời tìm cách làm giặc suy yếu dần rồi mới tổ chức phản công và giành chiến thắng. Quy mô và tính chất - Các trận đánh tương đối nhỏ và ít ác liệt.

- Các trận đánh diễn ra trên địa bàn rộng và rất ác liệt. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hõa trên cơ sở quân Tống rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nam”, tránh tổn thất cho cuộc chiến, đặt cơ sở hòa hiếu lâu dài.

Dung thắng lợi lớn về quân sự mang tính chiến lược để làm nhục chí xâm lược của kẻ thù (trận Bạch Đằng 1288).

Câu hỏi: Lập bảng so sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần

Nội dung so sánh

Khởi nghĩa Lam Sơn Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần

Giống nhau

Đều là những cuộc kháng chiến, khởi nghĩa vì độc lập dân tộc (Lý – Trần: bảo vệ nền độc lập dân tộc; Lam Sơn: giành lại nền độc lập dân tộc) và kết quả đều giành thắng lợi.

Khác nhau

Hoàn cảnh lịch

sử

- Đầu thế kỉ XV, quân Minh sang xâm lược nước ta và lập chính quyền đô hộ. - Trong các thế kỉ XI đến XIV, nước ta có nền độc lập tự chủ, kinh tế phát triển. Tổ chức kháng chiến

Tổ chức khởi nghĩa có nhiều khó khăn:

Chính quyền độc lập tự chủ của nước ta đã mất nên khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong điều kiện bí mật, không có danh nghĩa chính thức để tập hợp nhân dân.

Có nhiều thuận lợi:

Có chính quyền độc lập tự chủ nên việc tổ chức kháng chiến có điều kiện thuận lợi, dễ thực hiện việc đoàn kết dân tộc và công khai tiến hành các kế hoạc đánh giặc.

Cách thức tiến

hành

- Lúc đầu bị động, thời gian sau mới giành được quyền chủ động (từ chiến thắng Tốt Động đến khi kết thúc).

- Có căn cứ địa và phát triển từ

- Ta chủ động tiến hành kháng chiến, buộc kẻ thù phải đánh theo cách của ta.

- Chủ động tấn công (chủ trương “tiên phát chế nhân” của Lý

một cuộc chiến tranh ở địa phương sau phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Thường Kiệt).

- Chủ động rút lui: thời Lý sau khi đánh vào đất Tống, ta chủ động rút về xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để đợi giặc. Thời Trần, ta chủ động lui quân để bảo toàn lực lượng.

- Chủ động giải quyết nội bộ (laxnhd dạo, chủ huy) để đoàn kết đánh giặc.

- Chủ động kết thúc chiến tranh. - Không có căn cứ địa.

Cách kết thúc chiến tranh

- Chủ động giảng hòa, mở hội thề Đông Quan, giữ được mối quan hệ hòa hiếu giữa nước ta với nhà Minh (Trung Quốc).

- Dùng vũ lực để kết thúc chiến tranh.

Câu hỏi: Tóm tắt diễn biến của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.

Trả lời:

* Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

- Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh Tiên Hoàng mất, người nối ngôi là Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, nhà Tống đã mang quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh suy tôn làm vua, lãnh đạo cuộc kháng chiến.

- Nhân dân Đại Việt chiến đấu anh dũng, đã bắt được nhiều tướng giặc, quân Tống phải rút quân. Đất nước được độc lập.

* Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

- Vào những năm 70 của thế kỉ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt và tích cưc chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Trước âm mưu đó, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến:

- Vua Lý giao cho Thái uý Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến.

- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt thực hiện chiến lược trương “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh trước, chặn thế mạnh của địch.

+ Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở các cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.

- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

+ Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân ta xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) và đánh tan quân xâm lược. Ta chủ động giảng hòa, chiến tranh kết thúc. Nền độc lập của nước ta được giữ vững.

- Thế kỉ XIII, đế quốc Mông Cổ hình thành và phát triển, vó ngựa của chúng đã giày xéo từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á. Nhân dân Đại Việt phải 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (1258, 1285 và 1287 - 1288).

- Các vua Trần cùng các tướng lĩnh và đặc biệt là nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh giặc.

- Cả 3 lần quân Mông - Nguyên đều thất bại. Với các chiến thắng : Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Đây là chiến thắng oanh liệt của quân và dân Đại Việt, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

* Khởi nghĩa Lam Sơn

- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.

- Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng càng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang cuối năm 1427 đập tan 15 vạn quân cứu viện khiến giặc phải tháo chạy về nước, cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi. Đất nước được giải phóng, nhà Hậu Lê được lập nên vào năm 1428, mở đầu một thời kì mới của lịch sử dân tộc.

* Kháng chiến chống Xiêm (1785): chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

- Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm (nay là Thái Lan) cầu cứu. Cuối năm 1784, vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thuỷ, bộ sang xâm lược nước ta.

- Đầu năm 1785, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan quân xâm lược Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

* Kháng chiến chống Thanh (1789)

- Vua Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh cho 29 vạn quân sang xâm lược nước ta. Lực lượng Tây Sơn tam rút về Ninh Bình, Thanh Hóa.

- Được tin đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

- Chỉ trong 5 ngày (từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân đến mồng 5 Tết Kỉ Dậu) với cuộc hành quân thần tốc, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược và tiến vào Thăng Long. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa còn vang mãi về sau.

- Phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vẹ Tổ quốc.

Câu hỏi: Thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của quân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.Rút ra ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa trên.

Stt Tên Thời gian Người lãnh đạo Chiến thắng tiêu biểu Nghệ thuật quân sự đặc sắc Kết quả

1 Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

981 Lê Hoàn Chiến thắng ở vùng Đông Bắc Mai phục, phản kích Thắng lợi 2 Kháng chiến chống Tống thời Lý 1075 - 1077 Lý Thường Kiệt Trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt “Tiên phát chế nhân”, kết hợp quân sự với đàm phán Thắng lợi 3 Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần Lần 1: 1258 Lần 2: 1285 Lần 3: 1288 Trần Hưng Đạo và các vua Trần Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng. “Kế thanh dã”, lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều Thắng lợi 4 Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh 1418- 1427 Lê Lợi, Nguyễn Trãi Chi Lăng – Xương Giang “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu trị mạnh, lấy đoản chống trường”; Thắng lợi 5 Kháng chiến chống Xiêm 1785 Nguyễn Huệ Rạch Gầm – Xoài Mút Mai phục, lợi dụng địa thế, địa hình, địa vật Thắng lợi 6 Kháng chiến chống Thanh 1789 Nguyễn Huệ - Quang Trung Ngọc Hồi - Đống Đa Thần tốc, táo bạo Thắng lợi

* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa:

- Đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực xâm lược ngoại xâm, bảo vệ và khôi phục nền độc lập dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc.

- Góp phần phát huy truyền thống yêu nước chống kẻ thù của dân tộc ta. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

- Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên vào các nước phương Nam.

Câu hỏi: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của quân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

* Tinh thần yêu nước nồng nàn:

- Tinh thần yêu nước nồng nàn luôn thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Trước giặc ngoại xâm, họ nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường, xả than vì nước (tự đốt nhà cửa, ruộng đồng, hy sinh tính mạng…), chịu đựng mọi hy sinh lớn lao nhất để đánh bại kẻ thù.

- Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, trước sức mạnh như vũ bão của kẻ thù đã không hề khiếp sợ, luôn luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chiến đấu. Trần Bình Trọng thà chết không chịu hàng giặc. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí lớn. Lê Lợi – Nguyễn Trãi, linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn đã trải qua bao khó khăn nguy hiểm, anh dũng chiến đấu, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đi tới thắng lợi hoàn toàn.

- Các chiến thắng oanh liệt như: sông Cầu, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, Chi Lăng – Xương Giang,… đều bắt nguồn từ tinh thần anh hung bất khuất của dân tộc ta.

* Tinh thần đoàn kết dân tộc

Đoàn kết dân tộc từ ngàn đời xưa trở thành nhu cầu khách quan, lẽ sống thiêng liêng của dân tộc. Kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta đã lưu truyền những câu như “Nhiễu đều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương

nhau cùng” hay “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”… đã nói lên tinh thần đoàn kết,s ức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Vì

vậy, tổ tiên đã phát huy sức mạnh ấy bằng cách thắt chặt đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong nội bộ quân đội, đoàn kết trong nội bộ triều đình, đoàn kết giữa quân và dân, đoàn kết giữa các dân tộc cùng sống trên một đất nước.

- Đoàn kết với dân: Trần Quốc Tuấn đã thấy được ý chí của dân chúng mới là thành trì kiên cố nhất để giữ nước. Nguyễn Trãi: “Mến người có nhân là dân, mà

chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”. Đi ngược lại con đường đó là thất bại (cuộc

kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ lãnh đạo).

- Đoàn kết trong nội bộ triều đình: Thời Lý, Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành đã gạt lợi ích riêng, thù tư mà đoàn kết lại; thời Trần, Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn có sự bất đồng, nhưng đều biết đặt quyền dân tộc lên hàng đầu, đã vì nước mà đoàn kết, ra sức chống giặc.

- Đoàn kết trong quân đội: Trần Quốc Tuấn “Cốt dung được binh phải đồng

long như cha con một nhà thì mới có thể đánh được”; Nguyễn Trãi “Nêu hiệu gậy làm cờ…chén rượu ngọt ngào”.

- Đoàn kết giữa các dân tộc an hem cùng chung một đất nước: Nhân dân các dân tộc Mường, Tày, Nùng, Thái, Chăm-pa, Chân Lạp, Tây Nguyên,… đã từng đóng góp công lao to lớn trong sự nghiệp chống Tống, Nguyên, Minh.

* Có lực lượng lãnh đạo tài giỏi, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, chủ động, linh hoạt:

- Thời Tiền Lê: bố trí trận địa mai phục, đợi giặc ở vùng Đông Bắc; Thời Lý: với kế sách “tiên phát chế nhân”. Thể hiện tính sáng tạo, chủ động, quyết tâm cao của quân dân ta.

- Thời Trần: ta chủ động rút quân để bảo toàn lực lượng, nhử địch vào sâu, phâ tán quân địch, làm cho quân địch bị tiêu hao, mệt mỏi, dần dần thay đổi lực lượng có lợi cho ta, đưa địch vào thế bất lợi, ta tổ chức phản công, giành thắng lợi quyết định cuối cùng.

- Khởi nghĩa Lam Sơn: với tư tưởng “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường bạo”, nghĩa quân không chỉ lôi cuốn được sự ủng hộ của nhân dân mà còn phân hóa được lực lượng kẻ thù, đẩy quân giặc vào thế bị động, rồi bố trí mai phục, đánh bất ngờ.

* Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh xuất sắc:

- Nghệ thuật tiến công và phản công (Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo).

- Nghệ thuật rút lui và phòng ngự: Lý Thường Kiệt tổ chức phòng ngự trên sông Như Nguyệt, Trần Quang Khải tổ chức phòng ngự ở Nghệ An.

- Xây dựng và sử dụng lực lượng với 3 thứ quân: quân chủ lực (quân triều đình); quân địa phương (quân các lộ hay quân các vương hầu); dân binh (hương

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w