Nghệ thuật quân sự

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX (Trang 33 - 36)

- Kết quả: Ta tiêu 05 vạn và bắt sống 01 vạn quân Minh Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức "làm nghẽn cả khúc

3.4.3Nghệ thuật quân sự

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang còn chứng tỏ nghệ thuật quân sự điêu luyện và tài thao lược kiệt xuất của tổ tiên ta ở thế kỷ XV. Bộ chỉ huy nghĩa quân đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiều vấn dề chiến lược phức tạp chọn hướng chiến lược chính xác, sử dụng binh lực hợp lý và bày thế trận lợi hại. Trong ba khối quân chiến lược của địch - quân Liễu Thăng ở Lạng Sơn, quân Mộc Thạnh ở Tuyên Quang (Hà Giang bây giờ) và quân Vương Thông ở Đông Quan, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chọn dạo quân Liễu Thăng làm mục tiêu quyết chiến. Tiêu diệt được đạo quân này là cơ bản đập tan được kế hoạch tăng viện của địch đồng thời cũng dễ dàng đánh tan được đạo quân Mộc Thạnh và bại quân Vương Thông.

Diễn biến từng trận đánh, từ trận đầu “đập gãy tiên phong” đến trận cuối “hẹn giữa tháng mười diệt giặc”, đều thực hiện dúng nhiệm vụ và kế hoạch đã vạch trước. Trên quãng đường dài hơn 300 dặm, với non hiểm trở, sông nước cản ngăn, nghĩa quân đã vận động liên tục đánh địch. Trận nhử địch ở Pha Lũy, ải Lưu đã gây nhân tố bất ngờ, tạo thêm điều kiện cho quân lân ta chiến thắng giòn giã, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát. Sau khi đã chặn đứng và bao vây quân địch ở Xương Giang, nghĩa quân đập tan đạo quân Mộc Thạnh rồi cuối cùng khép chặt vòng vây và dồn sức lại tổng công kích tiêu diệt sạch đạo viện binh Liễu Thăng. Thắng lợi này thúc đẩy thắng lợi khác, tác động lẫn nhau, tạo thành một dây chuyền nhiều trận tiến công liên tục chủ động với khí thế dũng cảm vô song. Phương châm chiến lược chung của khởi nghĩa Lam Sơn là

“lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, nhưng trong những trận quyết chiến, bộ

chỉ huy cố gắng tập trung binh lực, bảo đảm đánh rất mạnh, rất nhanh, thắng rất to lớn và triệt để. Đó là lối đánh làm cho quân địch “sạch sanh kình ngạc”, “tan tác

chim muông”, bị thua như “đê vỡ phá tung”, “lá khô trút sạch”.

Trong chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã sứ dụng tài tình những biện pháp chính trị để đánh địch. Phát huy chiến quả của thắng lợi trước nhằm uy hiếp và làm tan rã nhanh chóng tinh thần chiến dấu của địch ở các trận sau và cao hơn nữa, còn khiến cho cả đạo viện binh Mộc Thạnh không đánh mà tự bỏ chạy. Có thể nói, trên cơ sở tiến công bầng lực lượng quân sự kết hợp với những biện pháp chính trị, binh vận, đánh địch về mọi mặt là một trong những tư tưởng chỉ đạo chiến tranh sáng tạo của nghĩa quân Lam Sơn.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, với ý nghĩa quyết định của nó, là một hình ảnh sinh động trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, biểu thị tập trung nhất ý chí và nghị lực, quyết tâm, tinh thần quyết chiến quyết thắng và trí thông minh sáng tạo của dân tộc ta. Chiến thắng lịch sử đó đã xóa bỏ hai mươi năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước quang vinh của dân tộc:

Xã tắc từ đây bền vững, Giang sơn từ đây đổi mới, Càn khôn đã bĩ rồi lại thái, Trời trăng đã mờ rồi lại trong. Để mở nền muôn thuở thái bình.

Để rửa nỗi nghìn thu hổ thẹn.

(Bình Ngô đại cáo)

3.4.4 Vận dụng kiến thức để làm bài tập

Câu hỏi: Khái quát phong trào đấu tranh chống xâm lược đầu thế kỉ XV và khởi nghĩa Lam Sơn. Nêu tư tưởng chỉ đạo và những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trả lời:

* Khái quát phong trào đấu tranh chống xâm lược đầu thế kỉ XV và khởi nghĩa Lam Sơn

- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Bằng một cuộc cải cách lớn, Tể tướng Hồ Quý Ly mong cứu vãn tình thế để có đủ lực lượng chống lại sự đe dọa của quân xâm lược Minh.

- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở miền xuôi cũng như miền ngược nhưng đều bị đàn áp.

- Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hóa) bùng nổ do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.

- Nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu ngoan cường, chủ động đánh vào Nam, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, làm chủ Thanh Hóa.

- Tháng 9/1426, nghĩa quân tiến công ra Bắc. Với tư tưởng “lấy nhân nghĩa

để thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường bạo”, nghĩa quân đã lôi cuốn được

sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, phân hóa được lực lượng của kẻ thù, đẩy quân Minh vào thế bị động.

- Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã lập nên chiến thắng lẫy lừng Chi Lăng – Xương Giang. Đất nước được giải phóng, quân Minh rút về nước, mở đầu một thời kì mới của lịch sử dân tộc.

* Tư tưởng chỉ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: “Đem đại nghĩa để thăng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.

* Nêu những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh nước ta bị nhà minh đô hộ tàn bạo và các cuộc khởi nghĩa chống Minh đều thất bại.

- Cuộc khởi nghĩa kéo dài (1418-1427), chụi nhiều hy sinh gian khổ và cuối cùng giành được nhiều thắng lợi vang dội, tiêu biểu là chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, lật đổ ách thống trị của nhà Minh.

- Cuộc khởi nghĩa đã qui tụ được nhiều hào kiệt như: Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí,… do lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.

- Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, mang tính nhân văn sâu sắc.

- Là cuộc khởi nghĩa có tính quy mô ban đầu từ một địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Tư tưởng nhân nghĩa và phương châm công “công tâm” (đánh vào lòng người), lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh,… là nghệ thuật đặc sắc của cuộc khởi nghĩa này.

- Cuộc khởi nghĩa kết thúc bằng cuộc nghị hòa độc đáo (hội thề Đông Quan, tháng 12/1427).

Câu hỏi:

a). Khái quát diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

b). Nêu nhận xét về sự nghiệp giải phóng đất nước của nghĩa quân Lam Sơn.

c). Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

a). Khái quát diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Đầu thế kỉ XV, do không đoàn kết được nhân dân, nhà Hồ chịu thất bại trước cuộc xâm lược của quân Minh. Năm 1407, Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ từ miền xuôi đến miền ngược nhưng đều thất bại.

- Với tinh thần “quyết không đội trời chung với giặc”, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu ngoan cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh gian khổ, vượt qua mọi khó khăn, chủ động đánh vào Nam, giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và sau đó làm chủ vùng Thanh Hóa.

- Tháng 9/1426, nghĩa quân tấn công ra Bắc, với tư tưởng “Lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn; Đem chí nhân để thay cường bạo”, nghĩa quân đã lôi cuốn sự nhiệt tình của nhân dân và phân hóa được lực lượng của kẻ thù, đẩy quân Minh vào thế bị động phải về nước xin cứu viện.

- Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chủ động, sáng tạo, đã lập nên chiến thắng lẫy lừng Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan 10 vạn quân Minh. Quân xâm lược Minh đầu hàng và rút quân về nước.

- Mùa xuân năm 1428, đất nước sạch bóng quân thù:

“...Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới”.

b). Nhận xét về sự nghiệp giải phóng đất nước của nghĩa quân Lam Sơn

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được phát động nhằm mục đích cao cả là giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ, thống trị của nhà Minh, khôi phục lại nền độc lập dân tộc.

- Nghĩa quân Lam Sơn tiếp nối truyền thống đấu tranh quật khởi của dân tộc, đã giáng cho quân Minh những đòn nặng nề, làm cho các triều đại phong kiến phương Bắc không dám đem quân xâm lược Đại Việt trong một thời gian dài.

c). Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm đánh giặc giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến.

- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sang tạo: biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.

- Sự lãnh đạo sang suốt của bộ chỉ huy nghĩa quân: Lê lợi, Nguyễn Trãi,…

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX (Trang 33 - 36)