Cuộc kháng chiến chống Thanh (1788-1789 ).

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX (Trang 38 - 46)

- Kết quả: Ta tiêu 05 vạn và bắt sống 01 vạn quân Minh Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức "làm nghẽn cả khúc

3 Cuộc kháng chiến chống Thanh (1788-1789 ).

Bằng một chiến dịch tấn công chớp nhoáng, đặc biệt cuộc tổng công kích vào Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn với thiên tài quân sự của vị thống lĩnh Nguyễn Huệ, lại được nhân dân ủng hộ, phối hợp đã tiêu diệt gần 30 vạn quân xâm lược. Đây là một chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Trước sức mạnh như vũ bão của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, bọn phong kiến thống trị hoàn toàn sụp đổ. Tuy nhiên sự phản ứng giai cấp của chúng càng điên cuồng. Ở phía Bắc, Lê Chiêu Thống đã không còn xứng đáng là một vị vua của triều Lê, quỳ gối bán nước cho phong kiến nước ngoài. Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Mãn Thanh.

Sẵn ý đồ bành trướng, nhân được Lê Chiêu Thống cầu viện, Càn Long chớp lấy cơ hội đưa quân sang xâm lược Đại Việt.

Tháng 11/1788, 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta. Đạo chủ lực do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp chỉ huy tiến qua đường Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Sầm Nghi Đống chỉ huy tiến theo đường Cao Bằng. Đạo thứ ba do Ô Đại Kinh chỉ huy theo đường Quảng Ninh. Hướng chung của các đạo quân này là tiến xuống hợp quân đánh chiếm Thăng Long.

Quân Tây Sơn ở Bắc Hà bấy giờ chỉ có độ vài vạn quân do Ngô Văn Sở chỉ huy. Tương quan lực lượng quá chênh lệch mà tình hình Bắc Hà cũng không được ổn định do bọn phong kiến phản động vẫn ngầm chống lại quân Tây Sơn, ngóng chờ Lê Chiêu Thống dẫn quân Thanh về.

Quân Tây Sơn, sau một số trận đánh ở biên giới không ngăn cản được quân địch, Ngô Văn Sở theo mưu kế sáng suốt của Ngô Thì Nhậm chủ động tổ chức cuộc rút lui chiến lược “Ta bảo toàn lấy quân lực mà rút lui. Cho chúng ngủ trọ

một đêm rồi lại đuổi chúng đi”. Quân Tây Sơn tập trung về Thăng Long rồi rút lui

theo kế hoạch. Bộ binh chốt giữ vùng núi Tam Điệp (Ninh Bình), thuỷ binh về đóng giữ vùng Biện Sơn (Thanh Hoá), liên hệ với nhau, lợi dụng địa hình lập thành

một phòng tuyến chặn đường tiến quân của địch vào Thanh Hoá, Nghệ An và cấp báo với Nguyễn Huệ.

Sau 20 ngày tiến quân, Tôn Sĩ Nghị đã vào được thành Thăng Long. Trên đường từ biên giới đến Thăng Long quân Thanh tiến khá thuận lợi. Tôn Sĩ Nghị chủ quan, thoả mãn và huênh hoang cho rằng việc bắt sống Nguyễn Huệ dễ như “thò tay lấy đồ vật ở trong túi”. Hắn cho tướng sĩ nghỉ ngơi 10 ngày chuẩn bị ăn Tết nguyên đán và dự định đến ngày 6 tháng Giêng sẽ xuất quân tiến vào phía Nam. Tin thắng trận về đến triều Thanh. Càn Long khen Tôn Sĩ Nghị là một “đại thần toàn tài” và phong tước Mưu dũng công hạng nhất, thưởng cho quân lính mỗi người thêm từ 1-2 tháng lương.

Ngày 21/12/1788, ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin báo của Ngô Văn Sở. Để có danh nghĩa chính thức lãnh đạo cả dân tộc chống ngoại xâm, ngay ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân khoảng 5 vạn người tiến ra Bắc.

Bốn ngày sau, quân Quang Trung đến Nghệ An. Tại đây, Quang Trung dừng quân 10 ngày, tuyển binh, phiên chế, duyệt binh biểu dương lực lượng. Lúc này, quân Tây Sơn đã lên đến 10 vạn và tiếp tục hành quân ra Bắc.

Ngày 25/1/1789, quân Tây Sơn đến Tam Điệp. Sau khi nắm tình hình, ông đã quyết định một kế hoạch đánh địch vừa tổng thể vừa chi tiết, định hẳn ngày thắng lợi hoàn toàn. Quang Trung mở tiệc khao quân, tuyên bố cho quân sĩ “Ăn Tết

Nguyên đán trước, đợi đến sang xuân, ngày 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng thế không?

Quang Trung chia quân thành 5 đạo cùng xuất phát thần tốc tiến ra Bắc. Đạo quân chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự chủ yếu của địch ở phía Nam.

Cuộc kháng chiến chống Mãn Thanh (1788-1789)

Đạo thứ hai do đô đốc Long (có tài liệu cho là Đô đốc Đặng Tiến Đông hoặc cả 2 đô đốc) chỉ huy đi vòng phía trái đánh vào Khương Thượng.

Đạo thứ ba do Đô đốc Bảo chỉ huy yểm hộ và phối hợp với đạo chủ lực.

Đạo thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy vượt biển đánh vào vùng Hải Dương. Đạo quân thứ năm do đô đốc Lộc chỉ huy theo đường biển rồi vào Bắc Giang bịt đường rút của quân Thanh.

Đêm 25/1/1789 (đêm 30 Tết), đạo quân chủ lực vượt sông Gián Khẩu nhanh chóng diệt gọn các đồn trên hệ thống dọc đường thiên lý từ Gián Khẩuđến Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Đêm 28/1, quân Tây Sơn bí mật tiếp cận vây chặt đồn Hà Hồi, một đồn luỹ trọng yếu của địch, cách Thăng Long 20km. Trước uy lực của quân ta, quân Thanh hoảng sợ phải đầu hàng.

Nhận được tin mất Hà Hồi, quân Thanh hoảng hốt nói với nhau: “Thật là

tướng trên trời rơi xuống, quân dưới đất chui lên”. Tôn Sĩ Nghị kinh ngạc “rút kiếm chém xuống đất nói rằng; sao mà thần đến thế”.

Mờ sáng ngày 30/1, quân Tây Sơn tiến đánh đồn Ngọc Hồi, một cứ điểm mạnh cách Thăng Long 14km, giữ vị trí then chốt bảo vệ trực tiếp cửa ngõ phía Nam Thăng Long. Quân địch ở đây có khoảng 3 vạn tên với chỉ huy của Hứa Thế Hanh, phó tướng của Tôn Sĩ Nghị và là tướng chỉ huy toàn bộ hệ thống phòng ngự phía Nam. Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận này.

Mặc dù quân địch đông, có thành luỹ kiên cố, ra sức chống đỡ nhưng quân Tây Sơn với đội tượng binh hơn 100 voi chiến, những lá chắn lớn chống tên đạn, đột nhập giáp chiến với “thế lực ồ ạt như nước triều dâng”, chỉ trong 1 ngày đã san phẳng đồn Ngọc Hồi, tiêu diệt bộ phận lớn quân địch. Số còn lại cố chạy về Thăng Long nhưng đến vùng Đầm Mực (Thanh Trì, Hà Nội) thì bị đạo quân Đô đốc Bảo bí mật mai phục sẵn ở đây tiêu diệt hết.

Cũng mờ sáng ngày 30/1, đạo quân thứ hai bất ngờ tiến công mãnh liệt vào đồn Khương Thượng - Đống Đa. Quân Thanh bị tiêu diệt hàng vạn tên, tướng chỉ huy Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử. Quân Tây Sơn chọc thẳng vào thành Thăng Long.

Tại đại bản doanh Tây Long, Tôn Sĩ Nghị đang tiệc tùng tết nhất thì được tin cấp báo Ngọc Hồi bị phá, Khương Thượng - Đống Đa bị diệt, quân Tây Sơn đang tiến vào thành. Hốt hoảng, Tôn Sĩ Nghị cùng toán quân hộ vệ người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên “qua cầu phao rồi nhằm hướng Bắc mà chạy”.

Bằng một chiến dịch tấn công chớp nhoáng, đặc biệt cuộc tổng công kích vào Ngọc Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn với thiên tài quân sự của vị thống lĩnh Nguyễn Huệ, lại được nhân dân ủng hộ, phối hợp đã tiêu diệt đạo quân xâm lược gần 30 vạn tên cùng đám nguỵ quân.

Trưa ngày 30/11/1789, tức mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đạo quân chủ lực tiến vào kinh thành, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, hoàn toàn đúng với kế hoạch tác chiến và lời hứa trước binh sĩ của ông.

3.5.4 Vận dụng kiến thức để làm bài tập

Câu hỏi: Mô tả chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Trả lời:

- Được tin quân Xiêm đang hoành hành ở Gia Định, khoảng đầu tháng Giêng năm 1785, thủy quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến vào đóng ở Mỹ Tho, lúc bấy giờ quân Xiêm đang đóng ở Sa Đéc, chuẩn bị tiến đánh Mỹ Tho và Gia Định. Sauk hi nghiên cứu tình hình, Nguyễn Huệ quyết định chọn khúc sông Mỹ tho là rạch Gầm – Xoài Mút làm trận quyết chiến với giặc.

- Mờ sáng ngày 20/1/1785, Nguyễn Huệ dung mưu nhử địch vào trận địa mai phcuj. Các tướng Xiêm chủ quan, huy động cả quân thủy đuổi theo quân Tây Sơn. Khi quân địch đã lọt vào đoạn sông mai phục, Nguyễn Huệ ra lệnh tấn công bất ngờ và mãnh liệt. Tất cả chiến thuyền đều bị đánh tan, gần 4 vạn quân Xiêm chết trận.

Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một chiến thắng rực rỡ của quân Tây Sơn, trừng trị đích đáng âm mưu cướp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh.

Câu hỏi: Tóm tắt diễn biến chiến dịch giải phóng Thăng Long vào Tết Kỉ Dậu của Quang Trung. Ý nghĩa của chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

Trả lời:

* Tóm tắt diễn biến

- Năm 1788, 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.

- Nhận được tin cấp báo quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang trung, thống nhất đại binh lập tức tiến quân ra Bắc.

- Đúng đêm 30 Tết Kỉ Dậu, từ Tam Điệp, Biện Sơn, năm mũi tiến công của quân tây Sơn được lệnh xuất phát.

- Mờ sáng ngày mùng 5 Tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì – Hà Nội) và Đống Đa (quân Đống Đa – Hà Nội), nhanh chóng đạp tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, mở toang cánh cửa tiến vào giải phóng Thăng Long. Số tàn quân Thanh hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

* Ý nghĩa chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam.

- Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã kết thúc 17 năm kháng chiến của nghĩa quân Tây Sơn. Đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Mãn Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ Tổ quốc.

Câu hỏi: Lập niên biểu về những hoạt động của phong trào Tây Sơn (1771- 1789)

Năm Những hoạt động chính của phong trào Tây Sơn

1771 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn (Bình Định).

1773 Tấn công phủ thành Quy Nhơn 1776-

1783

Quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tiến công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất ở Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.

1785 Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.

1786 Nguyễn Huệ tiến quân vào thành Phú Xuân, sau đó tiến ra Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh.

1787- 1788

Quân Tây Sơn ra Bắc Hà xây dựng chính quyền. Xóa bỏ sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. 1789 Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Câu hỏi: Phong trào Tây Sơn có vị trí như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nêu những hiểu biết của bản thân em về người “anh hùng áo vải” Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Trả lời:

* Vị trí của Phong trào Tây Sơn trong lịch sử dân tộc

- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.

- Là cuộc khởi nghĩa ban đầu có qui mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc. Lật đổ ba tập đoàn phong kiến cát cứ: Nguyễn, Trịnh, Lê bước đầu thống nhất đất nước.

- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào dân tộc vĩ đại. Đập tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ Tổ quốc làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.

- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển mới của đất nước, của dân tộc.

* Về người “anh hùng áo vải” Quang Trung – Nguyễn Huệ

- Là con thứ ba của Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Ông sinh năm 1753, tên thật là Hồ Thơm.

- Năm 1771, tham gia khởi xướng và là một trong những lãnh tụ của phong trào Tây Sơn.

- Tháng 3/1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, ông được phong làm phụ chính. Năm 1778, ông được phong làm Long nhương tướng quân.

- Ngày 22/12/1788 (tức ngày 25/11 năm Mậu Thân), Nguyễn huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Xuân Kỉ Duaatu (1789), đại phá quân Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

- Năm 1792, ông mất, thọ 39 tuổi.

Câu hỏi: Phân tích, đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Vai trò của vua Quang Trung trong phong trào Tây Sơn?

Trả lời:

* Phân tích, đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc

- Phân tích phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm

+ Từ năm 1776 – 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân (Huế) và đánh chiếm Gia Định. Mãi đến năm 1783, chính quyền họ Nguyễn ở đàng trong bị lật đổ.

+ Từ 1784 – 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.

+ Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị lật đổ.

+ Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng ngoài đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho quá trình thống nhất đất nước.

- Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược Thanh:

+ Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh kéo sang xâm lược đất nước ta. Với chiến thắng Ngọc Hồi – Hạ Hồi, Đống Đa, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quan Trung đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.

- Đánh giá: Như vậy, để thống nhất đất nước, quân Tây Sơn không chỉ tiêu

diệt họ Nguyễn ở Đàng trong và họ Trịnh ở Đàng ngoài mà còn đánh tan quân xâm lược ở mạn Nam và mạn Bắc. Công lao to lớn của phong trào Tây Sơn là bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước gắn với giành độc lập cho dân tộc.

* Vai trò của vua Quang Trung trong phong trào Tây Sơn

- Khi phong trào Tây Sơn vừa bùng nổ, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là những người lãnh đạo phong trào Tây Sơn.

- Trong quá trình phong trào diễn ra, vai trò của Nguyễn Huệ ngày càng quan trọng. Nguyễn Huệ là linh hồn của phong trào, trực tiếp tham gia các trận đánh tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh; lãnh đạo quân và dân ta đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh.

- Khi đất nước đã thống nhất, Nguyễn Huệ - Quang Trung đã tổ chức xây dựng đất nước: ban hành nhiều chính sách cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục,…nhằm khôi phục và phát triển đất nước.

- Nguyễn Huệ - Quang Trung vừa là nhà quân sự đại tài, vừa là nhà cải cách lớn, là “người anh hung áo vải” được nhân ta ngợi ca muôn đời.

Câu hỏi: Phong trào Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Phân tích bài hiểu dụ của Quang Trung.

Trả lời:

* Bối cảnh bùng nổ phong trào Tây Sơn

- Bộ máy chính quyền phong kiến cả Đàng Trong và Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc.

- Nông dân bị chiếm hết ruộng đất, áp bức, bóc lột nặng nề: tô thuế, lao dịch, …

- Thiên tai mất mùa…ruộng hoang, sớm làng xơ xác, nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng.

Nông dân chỉ còn một con đường là nổi dậy chống giai cấp thống trị nhưng hầu hết phong trào ở Đàng Ngoài thất bại. Chỉ có phong trào Tây Sơn của 3 anh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w