XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1/ Đề xuất, khuyến nghị

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX (Trang 58 - 59)

1/. Đề xuất, khuyến nghị

Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn của các cấp lãnh đạo và của toàn xã hội. Tôi

rất mong các cấp lãnh đạo có cái nhìn đúng “tầm và mức” của bộ môn Lịch sử, cần tạo điều kiện để bộ môn Lịch sử “giữ được vị thế” vốn có của nó.

Đối với những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Dạy học là một khoa học, nhưng đồng thời đó là một nghệ thuật. Người giáo viên giống như một người nghệ sỹ trên sân khấu, mỗi bài dạy như một nhân vật được hóa thân, muốn vai diễn thành công và đi vào lòng người thì mỗi chúng ta hãy đặt hết tâm quyết và lòng yêu nghề vào từng vai diễn ấy.

Những học sinh có lòng đam mê bộ môn Lịch sử vẫn chưa đủ điều kiện để giúp các em biết và hiểu hết về lịch sử. Vì vậy, để duy trì và lan tỏa lòng đam mê của các em học sinh, đòi hỏi người thầy phải tự trang trị cho mình những “kỹ thuật giảng dạy”, những “kỹ thuật” đó không ngừng

được bồi dưỡng, không ngừng học tập, rèn luyện.

Muốn học sinh yêu thích môn lịch sử, và để các em trở thành những người giỏi về lịch sử, trước hết giáo viên phải được trang bị một vốn kiến thức nhất định, khả năng sư phạm tốt, và cần phải có nhiệt huyết với nghề. Giáo viên phải là người dẫn dắt học sinh, giúp học sinh khám phá ra những kiến thức, phải để học sinh tích cực, chủ động trong quá trình học tập bộ môn.

2/. Khả năng áp dụng

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ mong muốn cung cấp cho giáo viên những phương pháp cơ bản trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, gói kiến thức về các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của dân tộc ta từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII, hệ thống câu hỏi từ nhận biết đến vận dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Tuy nhiên, việc ứng dụng các biện pháp, phương pháp này cần phải hết sức linh hoạt, chủ động, phải căn cứ vào trình độ của học sinh, đặc điểm trường, vùng, miền để sao cho việc áp dụng cho hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 CHUYÊN ĐỀ: CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ KHỞI NGHĨA CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN TA TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX (Trang 58 - 59)