Khái quát nội dung cơ bản của phần “Công dân với đạo đức”

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lơp 10 ở trường trung học phổ thông hiện nay (Trang 31 - 33)

Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người Việt Nam phát triển toàn diện. Đó sẽ là những người công dân lao động trong tương lai phát triển cân đối hài hòa về tất cả các mặt: đức , trí, thể, mỹ. Họ sẽ là những người quyết định tương lai của đất nước, của dân tộc ta.

Môn GDCD là môn học có vị trí rất quan trọng trong trường trung học phổ thông cùng với các môn khoa học khác góp phần đào tạo HS thành những người lao động vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động

thực tiễn, có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khác với các môn khoa học khác, môn GDCD hình thành ở học sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của người công dân tương lai, có thế giới quan khoa học nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng, ra sức thực hiện đường lối và nhiệm vụ cách mạng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với đất nước. Nhiệm vụ của môn GDCD tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lịch sử của loài người và của đất nước ta.

Trong giai đoạn hiện nay môn GDCD chương trình lớp 10 phần “Công dân với đạo đức” có những nhiệm vụ cụ thể là: Trang bị cho HS THPT một cách tương đối có hệ thống những tri thức cơ bản phổ thông thiết thực về đạo đức và lối sống có đạo đức, về thời đại, về con người, về cộng đồng, về quá trình xã hội đang diễn ra trên thế giới và trên đất nước ta, về cuộc đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội giữa cái tiến bộ và cái phản tiến bộ. Góp phần bồi dưỡng cho HS phương pháp tư duy khoa học biết phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điểm tiến bộ. Hình thành những kĩ năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống học tập, lao động, sinh hoạt, giúp HS định hướng đúng đắn về chính trị tư tưởng đạo đức trong các hoạt động xã hội, trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Giáo dục đạo đức cho con người có vai trò rất to lớn trong đời sống xã hội, và môn GDCD có đóng góp to lớn trong nhiệm vụ ấy.

Môn GDCD lớp 10 phần “Công dân với đạo đức” có nhiệm vụ giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản: một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, các yêu cầu cơ bản của người công dân Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa như: công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình; công dân với cộng đồng; công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Góp phần hình thành cho HS có khả năng đánh giá được các hành vi hiện tượng đạo đức trong đời sống xã hội, biết tự điều chỉnh bản thân phù hợp các chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Nhưng, phần giáo dục đạo đức chỉ có trong học kì 2 của lớp 10

là quá ít. Theo chúng tôi, cái đó nên “xoáy” đều trong cả 3 năm học. Nội dung công dân với đạo đức ở lớp 10 có thể tách một phần sang lớp 11 như: công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình hay một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.

Để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ của môn GDCD ở trường THPT nói chung và ở lớp 10 nói riêng đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của những người làm công tác giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Họ phải biết sử dụng các PPDH phù hợp trong quá trình giảng dạy để giảm đi sự nặng nề, khô khan nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, khuyến khích học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập bộ môn góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều học sinh giáo viên, phụ huynh coi đây là môn phụ. Cô giáo giảng, học sinh nghe trên lớp “thấm” được cái gì thì “thấm”, về nhà là “quẳng” sách vở, không xem lại. Và môn này là môn không thi tốt nghiệp nên chỉ cần đủ điểm – đó là suy nghĩ của nhiều học sinh. Môn học có tên “Giáo dục công dân” – dường như bị quá sức trong sứ mệnh “góp phần giáo dục con người toàn diện”, kể cả nội dung sách, chương trình học và phương thức giảng dạy.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với đạo đức môn giáo dục công dân lơp 10 ở trường trung học phổ thông hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w