Ở bài trước, các em đã biết một số quan niệm về đạo đức của dân tộc, giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề đạo đức liên quan đến tình yêu, hôn nhân và gia đình. Trong đời sống tình cảm của cá nhân, tình yêu giữ một vị trí đặc biệt. Nó không chỉ góp phần điều chỉnh hành vi con người mà còn làm bộc lộ nhiều phẩm chất đạo đức của cá nhân. Tình yêu có nội dung rất rộng, ở bài này chúng ta chỉ đề cập đến tình yêu nam nữ.
4. Dạy bài mới.
Tiết một này chúng ta tập trung tìm hiểu về khái niệm tình yêu , tình yêu chân chính, một số điều nên tránh trong tình yêu?
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 (10 phút) 1.Tình yêu.
* Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp phương pháp nêu vấn đề tìm hiểu về khái niệm tình yêu.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên thuyết trình
Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. Trong thực tế, biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú. Mỗi mối tình có một biểu hiện, sắc thái riêng. Do đó, tình yêu là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, là đề tài muôn thủa của nhân loại.
Vậy tình yêu là gì?
+ Giáo viên yêu cầu HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ nói về tình yêu nam nữ.
+ HS tranh luận, trả lời.
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây. Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn.
Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời Ngọn lửa trong đêm bập bùng đỏ rực Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người. (Nguyễn Đình Thi)
Yêu nhau bổi hổi Bồi hồi, như đứng đống lửa như ngồi đống than.
Yêu nhau mấy núi cũng leo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua Yêu nhau chẳng ngại đường xa...
+ Giáo viên nêu câu hỏi:
Qua những câu ca dao, tục ngữ, đoạn thơ đó, em hãy cho biết tình yêu nam - nữ có những biểu hiện gì?
+ HS phát biểu ý kiến
+ Giáo viên nêu tiếp câu hỏi: Em biết những quan niệm nào về tình yêu?
+ HS phát biểu ý kiến, GV ghi tóm tắt lên bảng.
Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
+ Giáo viên thuyết trình thêm nhằm khắc sâu kiến thức.
Trong quan niệm của người Việt Nam, khi nói đến tình yêu là nói đến quan hệ giữa hai người khác giới. Tuy nhiên, ở một số nước (đặc biệt là một số nước Phương Tây) có hiện tượng yêu đương đồng giới (nam – nam, nữ - nữ) mà sách vở, báo chí gọi là hiện tượng đồng tính luyến ái. Ở nước ta, hiện tượng đồng tính luyến ái cũng tồn tại trong một số ít người nhưng không được dư luận xã hội đồng tình.
+ Giáo viên kết hợp thuyết trình và nêu vấn đề giúp HS rút ra kết luận.
Theo em, tình yêu có phải là việc riêng tư của mỗi người không ai được bàn đến?
Theo em, nam, nữ thanh niên khi yêu có nên cho cha mẹ hoặc người thân biết không? Vì sao?
Nếu trong tình yêu của nam, nữ thanh niên không có sự can thiệp của cha mẹ,
người thân và xã hội thì sẽ như thế nào ? => xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là
+ Giáo viên thuyết trình thêm nhằm khắc sâu kiến thức.
Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân, tuy nhiên không nên cho rằng đó chỉ hoàn toàn là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn mang tính xã hội. Trước hết, tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau (mà những quan niệm, kinh nghiệm này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang sống, vào vị trí xã hội và đặc điểm của thời đại...). Mặt khác, tình yêu luôn luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng hạnh phúc gia đình, tiến bộ... Vì thế, xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
Vậy thế nào là một tình yêu chân chính?
Hoạt động 2 (10 phút)
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề giúp HS hiểu thế nào là một tình
những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
b.Thế nào là một tình yêu chân chính?
yêu chân chính? - Cách tiến hành:
- Giáo viên thuyết trình kể chuyện cho HS nghe.
Hoa là một cô gái xinh đẹp, ngoan hiền, nết na và có nhiều chàng trai theo đuổi. Trong số đó có rất nhiều gia đình giàu có, danh giá, một số người là bác sĩ, kĩ sư... nhưng Hoa lại đem lòng yêu và chọn lấy Hùng – một chàng trai nghèo, học cùng thời phổ thông, rất chăm chỉ và thông minh. Bố mẹ và mọi người can ngăn, nói Hoa dại dột, mù quáng trong tình yêu bởi thời đại này lấy chồng nghèo chỉ mang vạ vào thân.
- GV nêu câu hỏi.
1. Em có đồng ý với nhận xét của mọi người với Hoa không? Vì sao?
2. Theo em thế nào là tình yêu chân chính?
+ HS suy nghĩ, trả lời cá nhân.
+ Giáo viên nêu câu hỏi kết hợp thuyết trình giúp HS rút ra kết luận.
- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
- Biểu hiện của tình yêu chân chính:
+ GV thuyết trình nhấn mạnh thêm kiến thức.
Tình yêu chân chính biểu hiện bằng sự mong muốn luôn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão..., sự hòa hợp về tính cách giữa hai người.
Tình yêu chân chính thể hiện bằng sự chăm lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình những nghĩa vụ đối với người mình yêu. Tình yêu chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau, trong nhiều trường hợp còn biết hy sinh cho nhau để đạt được những ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Thiếu đi sự chân thành, tin cậy và tôn trọng với người mình yêu thì tình yêu sẽ không có cơ sở để tồn tại. Trong cuộc sống, không ai là hoàn thiện, sự cố
+ Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ.
+ Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, biết sống vì nhau.
+ Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.
+ Có lòng vị tha và sự thông cảm.
chấp và lòng vị tha sẽ là kẻ thù nguy hiểm của tình yêu.
=> Tình yêu chân chính làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn. Bởi vì, tình yêu là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên tự hoàn thiện bản thân.
Hoạt động 3 (10 phút)
- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, thuyết trình giúp HS hiểu được một số điều nên tránh trong tình yêu.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên thuyết trình
Tự do yêu đương là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, trong tình yêu của nam nữ thanh niên hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh. Vậy một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh đó là gì?
+ Giáo viên nêu ra một số câu hỏi:
1. Có ý kiến cho rằng: Trong thời đại ngày nay, yêu một lúc nhiều người để thể hiện khả năng chinh phục của mình.
2. Tình yêu ở tuổi học trò là đẹp nhất nếu ai không yêu là thiệt.
3. Theo em được biết, tuổi học trò có tình yêu “ngộ nhận” không? Biểu
c. Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên.
hiện như thế nào và có thể dẫn đến những hậu quả gì?
+ HS cả lớp trao đổi, trả lời cá nhân. + Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Giáo viên kết luận, HS ghi bài vào vở.
+ GV kết hợp thuyết trình và nêu vấn đề, phân tích thêm để nhấn mạnh một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên nhằm khắc sâu kiến thức cho HS.
Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì đang phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ.
Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng
- Yêu quá sớm, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu
- Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới, yêu vì mục đích vụ lợi.
- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu.
+ Giáo viên chiếu một số hình ảnh về tình yêu, tình yêu chân chính và một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên.
5. Củng cố, luyện tập bài học.
Hoạt động 4 (8 phút)
Củng cố nội dung bài học
Giáo viên cho HS làm bài tập tình huống, nhằm khắc sâu kiến thức phần đã học. - Giáo viên đưa ra tình huống:
Tình huống: Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ hay chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao?
- Học sinh cả lớp chú ý đọc, nghiên cứu, trao đổi. - Học sinh trả lời cá nhân
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giáo viên tổng kết nội dung tiết học.
Ở Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa, một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu tới bản thân và gia đình; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS... Qua giờ học này chúng ta đã được học, được cung
cấp kiến thức về tình yêu, biết được những hậu quả của nó. Vì vậy, ở tuổi học trò chúng ta chưa nên yêu mà nên tập trung cho việc học hành để có một tương lai tốt đẹp.
6. Dặn dò, hướng dẫn học bài ở nhà.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, câu chuyện về tình yêu
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập 1,2 trong SGK, tr 86.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc trước mục 2,3, SGK tr 80- 84.
2.3.2.Tiến hành thực nghiệm
- Giáo viên dạy cùng lúc ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đã thiết kế ở trên. Còn lớp đối chứng dạy cùng bài nhưng giáo án không thiết kế theo hướng vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề mà chủ yếu là sử dụng phương pháp thuyết trình.
- Tiến hành thực nghiệm lần 1: Tháng 01/ 2012, bài 10 “Quan niệm về đạo đức” (tiết 1), và bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” (tiết 1). Tại Trường THPT DTNT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Dạy thực nghiệm ở lớp 10A1, dạy đối chứng ở lớp10A2.
- Tiến hành thực nghiệm lần 02: Tháng 4/ 2012, bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (tiết 1). Dạy thực nghiệm ở lớp 10C1, dạy đối chứng ở lớp 10C2. Tại Trường THPT DTNT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
2.3.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, chúng tôi đã tổ chức khảo sát, đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra 1tiết. Bài kiểm tra được tiến hành ngay sau tiết học.
2.3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến học sinh
- Bảng so sánh, đối chứng kết quả học tập của học sinh
Sau khi tiến hành kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1: Thống kê điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm lần 1 và lần 2 Tại Trường THPT DTNT Quỳ Châu huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. (2 lớp, 82 HS)
Điểm Lớp thực nghiệm lần 1(10A1) Số lượng Tỉ lệ% Lớp thực nghiệm lần 2(10C1) Số lượng Tỉ lệ% Điểm 9 – 10 11 26,82% 13 31,7% Điểm 7 – 8 23 56,0% 25 60,97% Điểm 5 – 6 7 17,07% 3 7,31% Điểm < 5 0 0% 0 0% Tổng 41 HS 100% 41 HS 100%
(Nguồn: Điều tra của tác giả vào tháng 4/ 2012, tại trường THPT DTNT Quỳ Châu)
Bảng 2.2: Thống kê điểm kiểm tra của các lớp đối chứng lần 1 và lần 2 Tại Trường THPT DTNT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. (2 lớp, 81 HS)
Điểm Lớp đối chứng lần 1(10A2) Số lượng Tỉ lệ% Lớp đối chứng lần 2(10C2) Số lượng Tỉ lệ% Điểm 9 – 10 4 10% 6 14,63% Điểm 7 – 8 11 27,5% 14 34,14% Điểm 5 – 6 20 50% 17 41,46% Điểm < 5 5 12,5% 4 9,75% Tổng 40 HS 100% 41 HS 100%
(Nguồn: Điều tra của tác giả vào tháng 4/ 2012, tại trường THPT DTNT Quỳ Châu)
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra của các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm Tại Trường THPT DTNT Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. (4 lớp, 163 HS) Điểm Lớp thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ% Lớp đối chứng Số lượng Tỉ lệ% Điểm 9 – 10 24 29,26% 10 12,34% Điểm 7 – 8 48 58,53% 25 30,86% Điểm 5 – 6 10 12,19% 37 45,67% Điểm < 5 0 0% 9 11,11% Tổng 82 HS 100% 81 HS 100%
[Nguồn: Điều tra của tác giả vào tháng 4/ 2012, tại trường THPT DTNT Quỳ Châu]