Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở các trường THPT miền núi tỉnh nghệ an (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử

128 1.4K 5
Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở các trường THPT miền núi tỉnh nghệ an (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH NG VN BNG HƯớNG DẫN HọC SINH Sử DụNG SáCH GIáO KHOA TRONG DạY HọC LịCH Sử LớP 12 CáC TRƯờNG THPT MIềN NúI TỉNH NGHệ AN (CHƯƠNG TRìNH CHUẩN) CHUYÊN NGàNH: Lý LUậN Và PPDH Bộ MÔN LịCH Sử Mã Số: 60.14.10 LUN VN THC S KHOA HC GIO DC Ngi hng dn khoa hc: GS. TS. NGUYN TH CễI NGHỆ AN - 2012 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự động viên giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc GS. TS. Nguyễn Thị Côi đã tận tâm, chu đáo, nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trịnh Đình Tùng, PGS. TS. Trần Viết Thụ, các thầy cô giảng dạy và công tác trong chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch sử, khoa Sau đại học, Phòng đọc Thư viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn trường THPT - DTNT Mường Quạ và trường THPT - DTNT Con Cuông đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ và động viên của bạn bè, đồng nghiệp giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ khóa học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nghệ An, tháng 10 năm 2012 Tác giả Đặng Văn Bằng MỤC LỤC Trang LUẬN VĂN THẠC KHOA HỌC GIÁO DỤC 1 DANG MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CMKHKT: Cách mạng khoa học kỹ thuật CNXH: Chủ nghĩa xã hội DCND: Dân chủ nhân dân ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam GD: Giáo dục HĐND: Hội đồng nhân dân KH - KT: Khoa học, kỹ thuật SGK: Sách giáo khoa TBCN: Tư bản chủ nghĩa THCS: Trung học cơ sở THPT - DTNT: Trung học phổ thông dân tộc nội trú THPT: Trung học phổ thông TW: Trung ương XHCN: Xã hội chủ nghĩa XVNT: Xô viết Nghệ Tĩnh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập với thế giới và khu vực. Trong bối cảnh đó đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục để cung cấp nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên đủ sức gánh vác trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến lược đó, giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ và tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Từ đó, giúp các em xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Hiện nay một thực tế vẫn đang tồn tại các trường phổ thông là môn Lịch sử chưa được học sinh dành sự quan tâm đúng mức, đại bộ phận học sinh, thậm chí một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục coi lịch sử là “môn phụ”. Qua quan sát, trao đổi sau các giờ học lịch sử nhiều trường phổ thông trung học miền núi tỉnh Nghệ An, có thể thấy, tình hình chung là sự lạc hậu, không đồng bộ về phương tiện dạy học lịch sử. Phương tiện phổ biến để học sinh học tập là sách giáo khoa nhưng đại bộ phận giáo viên lại chưa chú trọng hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong việc lĩnh hội kiến thức. Về phía học sinh, đại bộ phận đã hình thành thói quen học tập là nghe giảng và ghi chép bài giảng vào vở, không chú trọng sử dụng sách giáo khoa trên lớp cũng như nhà để học tập. Cùng với những khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội và mặt bằng văn hóa chung của học sinh miền núi thấp hơn so với các địa phương khác từ đó hình thành kiểu dạy học phổ biến là: Giáo viên truyền thụ những nội dung 6 được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi chép. Cách dạy học như vậy không gây được hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Chính vì vậy kết quả học tập lịch sử của học sinh các huyện miền núi Tỉnh Nghệ An còn thấp. Điều này được thể hiện qua kết quả thi Tốt nghiệp THPT và thi Đại học, Cao đẳng hàng năm. Trong dạy học trường phổ thông, sách giáo khoa nói chung, sách giáo khoa lịch sử nói riêng có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là tài liệu cơ bản, chủ yếu, không thể thiếu được đối với học sinh cũng như giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy. Theo quan điểm của hầu hết các nước trên thế giới, trong điều kiện hiện nay và sau này, sách giáo khoacác tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập khác luôn có vị trí hàng đầu trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Dù khoa học kỹ thuật phát triển có thể sẽ bổ sung nhiều phương tiện, thiết bị giảng dạyhọc tập hơn nữa nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn sách giáo khoa. Vậy làm thế nào để giúp học sinh không chỉ “biết” mà còn “hiểu” sâu sắc kiến thức lịch sử trình bày trong sách giáo khoa. Việc tìm ra các biện pháp sử dụng SGK nói chung, hướng dẫn học sinh sử dụng SGK trong học tập nói riêng, đặc biệt là học sinh các huyện miền núi Tỉnh Nghệ An là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, thôi thúc chúng tôi chọn vấn đề: “Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 các trường THPT miền núi Tỉnh Nghệ An” (chương trình chuẩn) làm luận văn cao học của mình với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề sử dụng sách giáo khoa trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng và hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa không phải là 7 vấn đề mới. các mức độ và góc độ liên quan khác nhau, nhiều tác giả trong và ngoài nước đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quan trọng này. 2.1. Tài liệu nước ngoài Thông qua một số tài liệu dịch chúng tôi tiếp cận được các công trình sau: T.A.Ilina trong giáo trình “Giáo dục học” đã đề cập đến các phương pháp làm việc với sách giáo khoa. Tác giả đã khái quát quá trình làm việc của học sinh với sách giáo khoa thành quy tắc như sau: Xem qua những điều ghi chép trong khi giáo viên kể chuyện trong giờ học (viết các công thức, dàn ý, định nghĩa….) đồng thời nhớ lại những điều giảng giải của giáo viên; nếu tài liệu không giảng trong lớp thì đọc tất cả tài liệu cần đọc trong sách giáo khoa, nhằm mục đích nắm toàn bộ nội dung (chưa dừng lại những chỗ khó); đọc lại để phân tích những chỗ khó, những từ, những cách phát biểu, những công thức lập dàn ý để nói lại (nói hay viết) đều đã học; đọc từng phần theo dàn ý và nếu cần thì nói to lại từng phần và sau cùng là nói lại tất cả tài liệu dựa trên dàn ý đã được xây dựng. Giáo - tiến giáo dục học B.P. Exipôp trong giáo trình “ Những cơ sở của lý luận dạy học” tập 2 đã đề cập đến ý nghĩa của việc đọc sách ngoài giờ lên lớp, ý nghĩa của làm việc với tranh minh họa trong sách: “Giúp học sinh hiểu sâu hơn và lĩnh hội rành mạch, vững chắc nội dung của lời văn, vì tranh minh hoạ tạo ra học sinh những biểu tượng nhất định . Tác giả cũng đã đề cập đến yêu cầu để làm việc với sách giáo khoa “đòi hỏi một sự kết hợp đúng đắn giữa sự chỉ đạo của giáo viên và tính tự lập của học sinh” [19, 182]. N.M.Iakovlev trong cuốn “Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông” tập 1 đã phân tích ý nghĩa của việc sử dụng sách giáo khoa và phương pháp khai thác sách giáo khoa một cách hiệu quả trong dạy học. 8 I.F.Kharlamôp trong “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?”, đã trình bày khá cụ thể về ý nghĩa, vai trò của sách giáo khoa cũng như cách sử dụng sách giáo khoa trong giờ lên lớp. Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?”, Tiến N.G. Đairri đã quan tâm đến sách giáo khoa, đến việc sử dụng sách giáo khoa như thế nào để giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, ông đưa ra sơ đồ sử dụng và khai thác sách giáo khoa nhằm giải quyết mối tương quan giữa nội dung bài giảng của giáo viên và nội dung của sách giáo khoa trong một giờ học. Theo ông “Bài giảng trên lớp không cần phải giống hệt như bài học của sách giáo khoa. Thế nhưng mặt khác nhất thiết nó lại phải bao gồm một phần nào đó của tài liệu trong sách” [16; 18]. 2.2. Tài liệu trong nước Vấn đề sách giáo khoa và biện pháp sử dụng sách giáo khoa ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu trong nước đề cập đến qua một số công trình: “Giáo dục học” tập 1 của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt đã trình bày ý nghĩa của việc dùng sách: “Nếu được sử dụng đúng phương pháp, sách sẽ có tác dụng lớn như: mở rộng, đào sâu vốn hiểu biết của con người một cách có hệ thống và sinh động; rèn luyện kỹ năng, thói quen sử dụng sách, bồi dưỡng vốn ngữ pháp, kinh nghiệm viết văn, óc nhận xét, phê phán; bồi dưỡng hứng thú học tập, tình cảm và tư tưởng trong sáng” [47; 236]. Hai tác giả cũng hướng dẫn dùng sách trên lớp, việc dùng sách nhà và một số yêu cầu cơ bản về phương pháp sử dụng sách giáo khoa. Trong cuốn “Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại” của Thái Duy Tuyên, “Giáo dục học đại cương” của Phạm Viết Vượng…hai tác giả không trình bày chi tiết toàn diện về các lĩnh vực của sách giáo khoa, không đi sâu nghiên cứu về sách giáo khoa mà chỉ phần nào đề cập đến vị trí, vai trò của sách, yêu cầu và phương pháp sử dụng sách trong dạy học. 9 Giáo trình: Phương pháp dạy học lịch sử dùng cho các trường phạm xuất bản vào các năm 1976, 1992, và tái bản có bổ sung sửa chữa vào các năm 1998, 1999, 2000, 2001 đã đề cập đến vấn đề sử dụng sách giáo khoa để phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử. Các tác giả đã trình bày: Vị trí, ý nghĩa, cấu tạo của sách giáo khoa lịch sử trường phổ thông, cấu tạo “bài viết” của sách giáo khoa, phần “Cơ chế phạm” của sách giáo khoa lịch sử, phương pháp sử dụng sách giáo khoa cho giáo viên và học sinh. Các tác giả cũng nhấn mạnh đến việc tự học của học sinh qua làm việc với sách giáo khoa. Ngoài các giáo trình trên, còn có một số chuyên đề, tạp chí, luận án đề cập đến vấn đề sách giáo khoa cho giáo viên và học sinh. Các tác giả cũng nhận mạnh đến việc tự học của học sinh qua làm việc với sách giáo khoa. Cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử trung học cơ sở” của GS. TS. Phan Ngọc Liên - PGS. TS. Trịnh Đình Tùng (chủ biên) đã đề cập đến các biện pháp sử dụng sách giáo khoa nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của các tác giả GS. TS. Phan Ngọc Liên - PGS. TS. Trịnh Đình Tùng - PGS. TS. Nguyễn Thị Côi - Trần Vĩnh Tường (chủ biên) đã dành một số trang viết có giá trị về sách giáo khoa lịch sử trường phổ thông. Cuốn “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm” của Hội giáo dục lịch sử thuộc Hội khoa học lịch sử Việt Nam (là cuốn sách tập hợp những báo cáo gửi đến hội thảo khoa học về đổi mới phươg pháp dạy học lịch sử) cũng có một số bài viết nói về ý nghĩa của việc sử dụng sách giáo khoa trong học tập lịch sử. Cuốn “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử trường THCS” của tập thể các tác giả PGS. TS. Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Đặng Văn Hồ, 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 10:39

Hình ảnh liên quan

ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM - Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở các trường THPT miền núi tỉnh nghệ an (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử
ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM Xem tại trang 103 của tài liệu.
Cõu 2: (5 điểm). Qua bài học và sỏch, bỏo hóy lập bảng thống kờ những thành tựu  về kinh tế, khoa học cụng nghệ tiờu biểu của nước Mỹ mà em biết ( theo  mẫu sau). - Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử lớp 12 ở các trường THPT miền núi tỉnh nghệ an (chương trình chuẩn) luận văn thạc sĩ lịch sử

u.

2: (5 điểm). Qua bài học và sỏch, bỏo hóy lập bảng thống kờ những thành tựu về kinh tế, khoa học cụng nghệ tiờu biểu của nước Mỹ mà em biết ( theo mẫu sau) Xem tại trang 103 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan