1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn

89 425 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 431 KB

Nội dung

Đối với mảng phê bình văn học, NgôVăn Phú được biết đến qua hàng loạt các bài tiểu luận và xây dựng chândung văn học.Tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú đã góp phầnkhông nhỏ v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

thuyết lịch sử, dịch thuật là hàng trăm tác phẩm thơ, trong đó có nhữngtác phẩm xuất sắc đạt giải thưởng văn học trong nước, đặc biệt ông còntham gia viết phê bình văn học Đối với mảng phê bình văn học, NgôVăn Phú được biết đến qua hàng loạt các bài tiểu luận và xây dựng chândung văn học.

Tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú đã góp phầnkhông nhỏ vào tiến trình đổi mới tư duy nghệ thuật của văn học ViệtNam sau năm 1986 Mảng đóng góp này của ông có sức hấp dẫn riêngbởi những suy ngẫm, tìm tòi đầy tâm huyết bộc lộ trực tiếp và sâu sắc tưchất nghệ sĩ và ý thức nghệ thuật của ông Ngoài những đóng góp về nộidung ta còn thấy sự cách tân đặc sắc trong hình thức viết tiểu luận vàdựng chân dung văn học của nhà văn Là nhà văn viết lí luận phê bình,Ngô Văn Phú không chỉ dừng lại ở việc chắt lọc đúc kết những trảinghiệm của mình trong lối viết giản dị nhưng gần như tự do tùy hứng màcòn mang đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ về những vấn đề trong tiểuluận và hình ảnh tươi mới trong các chân dung quen thuộc với tất cả mọingười Chính điều này khiến chúng tôi có thêm hứng thú trong việc khảosát tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú

2 Một nhà thơ viết tiểu luận và chân dung văn học tất sẽ có cáiriêng từ góc nhìn của một người sáng tác Việc tìm hiểu mảng tiểu luận

và chân dung văn học giúp chúng tôi có điều kiện hiểu rõ hơn đóng góp

đa dạng của Ngô Văn Phú đối với văn học Việt Nam đương đại nóichung, phê bình văn học Việt Nam đương đại nói riêng, đồng thời từ đó

có cái nhìn toàn diện về sự nghiệp của ông

3 Trong chương trình trung học phổ thông có giảng dạy một số tácphẩm phê bình, chân dung văn học (chân dung Nguyên Hồng, chân dungĐôxtoiepxky) Luận văn của chúng tôi, muốn góp một phần nhỏ vào việc

Trang 3

giảng dạy phần chân dung văn học trong nhà trường phổ thông được tốthơn

2 Lịch sử vấn đề

Cho đến hiện tại, theo tìm hiểu bước đầu của chúng tôi thì chưa thấy

có một công trình nghiên cứu dài hơi nào về sự nghiệp văn học của NgôVăn Phú Một số bài viết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu Ngô V ăn Phú nhưmột nhà thơ

Sách Nhà văn Việt Nam hiện đại của Hội nhà văn, Nxb Hội nhà văn,

Hà Nội, 1997, giới thiệu về Ngô Văn Phú: " Nhà thơ Ngô Văn Phú vàođời văn khá sớm, ngay từ khi còn là học sinh trường trung học HùngVương, ông đã có thơ in báo Ông có sở trường về đề tài nông thôn vàlịch sử Ngoài sáng tác ông còn dịch sách Nhà thơ đã nhận giải thưởng

thơ Tạp chí Văn nghệ năm 1961; giải thưởng văn xuôi báo Văn học, giải thưởng ca dao của báo Văn học, 1962; giải thưởng văn học 5 năm của

Hội văn nghệ Hà Nội (1980-1985); giải thưởng 5 năm văn học HùngVương của Hội văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980) (tr.525)

Nhà thơ Trinh Đường, trong sách Thơ Việt thế kỷ XX chọn lọc và bình, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999 nhận xét: "Ngô Văn Phú là người

miền trung du quê của hai bà Từng đi B, anh đọc nhiều, đi nhiều, tayvăn, tay thơ, cả tay dịch Nội lực thơ của anh là thực tế phong phú vớimột lối viết giản dị, bình dân" (tr.248)

Tác giả Nhật Huy trên Thể thao và văn hóa cuối tuần (ngày

20/2/2009) viết: "Nếu bây giờ được chọn một tốp nhà văn có nhiềuđầu sách nhất, ắt hẳn có tên Ngô Văn Phú với hơn 225 đầu sách đủmọi thể loại: văn, thơ, dịch thuật, nghiên cứu phê bình, truyện lịch

sử, tuyển chọn, giới thiệu Con số cố định chắc chắn không dừnglại ở đó mà còn nhiều hơn nữa Lẽ dĩ nhiên, ông làm việc không

Trang 4

phải để cố công nhận cái “kỷ lục” về số lượng ấy, nhưng nói thế đểbiết, nhà thơ Ngô Văn Phú là người yêu nghề, trân trọng nghề, vàthực sự sống được bằng nghề viết cho đến tận bây giờ, khi ông đóngót 75 tuổi"

Ngoài ra, trên một số website cũng có một số bài viết, phỏngvấn nhà văn, bình một số bài thơ hay của ông Tác giả Trần Hoàng

(trên vnca.cand.com.vn) viết: "Có lẽ được sinh ra và lớn lên trong

một gia đình nhà nho, học chữ nho từ bé với thầy đồ làng nên cáicốt cách nho nhã thấm đẫm vòa con người ông, trong lời thơ nhẹnhàng mềm mại cả khi vui lẫn khi buồn Chính vì thế, nếu kể đếnnhững nhà thơ viết thành công về đề tài nông thôn, không thể không

kể đến Ngô Văn Phú" Tác giả Nguyên văn học trên lethieunhon.com

cũng viết: " Ông nhận mình là lão nông cày bừa trên cánh đồng chữnghĩa Tôi và nhiều người thấy rằng "lão nông" Ngô Văn Phú rấtđược mùa"

Ngoài việc làm thơ, Ngô Văn Phú viết khá nhiều tiểu luận vàchân dung văn học Các bài viết này đăng trên nhiều tờ báo khác

nhau: Văn nghệ, Văn hóa và thể thao, Tiền phong Tuy nhiên, mảng sáng tác này của ông đang ít được quan tâm Vì vậy, với đề tài: Tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú, chúng tôi muốn góp

một phần nhỏ khẳng định những đóng góp của nhà văn ở mảng sángtác thú vị này

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những đặc sắc trong nghệthuật viết tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú

3.2 Phạm vi tư liệu khảo sát

Trang 5

Chúng tôi tập trung khảo sát cuốn: Văn chương và người thưởng thức (2000), Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, của Ngô Văn Phú.

Cùng với tập Văn chương và người thưởng thức, chúng tôi còn tham

khảo thêm các tập tiểu thuyết, thơ, các bài viết khác của Ngô Văn phú để

có thể hiểu rõ hơn đặc sắc trong nghệ thuật viết tiểu luận và chân dungvăn học của ông

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài này hướng tới tìm hiểu và làm sáng tỏ:

1 Những đặc sắc trong mảng viết tiểu luận về thơ của Ngô VănPhú

2 Những đặc sắc trong mảng viết chân dung văn học của Ngô VănPhú

3 Bước đầu chỉ ra những đóng góp của Ngô Văn Phú ở mảng viếttiểu luận và chân dung văn học

5 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể hoàn thành luận văn này chúng tôi sử dụng các phươngpháp chủ yếu sau:

1 Phương pháp cấu trúc - hệ thống

2 Phương pháp phân tích - tổng hợp

3 Phương pháp so sánh - đối chiếu

6 Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu một cách có hệ thống đóng góp của hai thể tài tiểu luận

và chân dung văn học của Ngô Văn Phú, qua đó góp phần tìm hiểunhững đóng góp đặc sắc của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại

7 Cấu trúc của luận văn

Trang 6

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được

triển khai qua ba chương

Chương 1 Mảng tiểu luận và chân dung văn học trong sự nghiệpvăn học của Ngô Văn Phú

Chương 2 Tiểu luận về thơ của Ngô Văn Phú

Chương 3 Chân dung văn học của Ngô Văn Phú

Trang 7

Chương 1 MẢNG TIỂU LUẬN VÀ CHÂN DUNG VĂN HỌC

TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NGÔ VĂN PHÚ

1.1 Ngô Văn Phú - vài nét tiểu sử

Ngô Văn Phú sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937 Quê quán xã NamViên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, là Đảng viên Đảng cộng sản ViệtNam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Hiện nay ông đã nghỉ hưu và

đang sống tại Hà Nội Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông lấy nhiềubút danh khác nhau, ta bắt gặp ông qua những bút danh như: Ngô Bằng

Vũ, Hoàng Bích Nguyên

Nhà văn Ngô Văn Phú xuất thân trong một gia đình Nho học, bảnthân có một vốn kiến thức uyên thâm về Nho học và Hán Ngữ bởingay từ bé ông đã được tiếp xúc thông qua người cha, ông nội củamình Ông vào đời văn khá sớm, ngay từ khi còn là học sinh Trườngtrung học Hùng Vương, ông đã có thơ in báo Sau khi tốt nghiệp

khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoá 1958-1961 ông về làm

biên tập viên báo Văn học (1961-1963), báo Văn nghệ (1963-1966), tạp chí Văn nghệ quân đội (1966-1972), Phó phòng văn xuôi báo Văn nghệ (1972-1976), Trưởng ban thơ, phó giám đốc, Tổng biên tập,

Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1999), Biên tập viên cao cấp Nxb Hội nhà văn (1999-2002), Uỷ viênquỹ giao lưu và phát triển văn hoá Việt Nam - Đan Mạch (1998-2004) Việc đảm nhiệm và kinh qua nhiều công tác khác nhau, cộngvới vốn sống phong phú đã giúp ông có một vốn tri thức và sự hiểubiết trên nhiều lĩnh vực, làm cơ sở cho việc công bố một khối lượngtác phẩm tương đối lớn trên nhiều lĩnh vực: thơ, tiểu thuyết, nghiêncứu phê bình, dịch thuật…

Trang 8

Ông đã được nhận một số giải thưởng văn học như: Giải văn xuôi

báo Văn học 1958 Giải thơ tạp chí Văn nghệ 1961; Giải nhất ca dao báo Văn học với Mây và bông ; Giải A về thơ năm 1970 của Hội Văn nghệ

Hà Nội Giải thưởng 5 năm Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú

1985-1990 Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Bộ Đại học và trung học

chuyên nghiệp Giải nhì về dịch thơ Trung Quốc của tạp chí Văn học nước ngoài (Hội Nhà văn) Giải A về thơ của Uỷ ban toàn quốc các Hội

liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam 1998…

Ông đã in trên 225 tựa sách gồm: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, biênsoạn, nghiên cứu, tạp văn Trong cái nhìn của các nhà văn cùng thời ông

là người có sức sáng tạo vô cùng lớn, điều này được thể hiện qua sốlượng tác phẩm được xuất bản hàng năm Ông có sở trường về đề tàinông thôn và lịch sử Với những đóng góp cho nền văn học và phê bìnhvăn học nước nhà, tên tuổi và uy tín của ông ngày càng được nhiềungười biết đến Ông đã được mời tham dự các buổi giao lưu văn họcnghệ thuật, làm giám khảo nhiều cuộc thi viết truyện…

1.2 Sự nghiệp văn học của Ngô Văn Phú

1.2.1 Ngô Văn Phú nhà thơ

Ngô Văn Phú viết rất nhiều thể loại: viết truyện ngắn (đặc biệttruyện ngắn dã sử), dịch thơ (thơ Đường, thơ Pháp), làm thơ (đã ra nhiềutập thơ), viết tiểu luận

Ông được biết đến với các tác phẩm thơ tiêu biểu như: Tháng năm mùa gặt (Thơ, 1978) Ngọn giáo búp đa (Trường ca, 1978) Đi ngang đồi cọ (Thơ, 1986) Cỏ bùa mê (Thơ, 1989) Đừng khóc (Thơ, 1991) Âm thầm (Thơ, 1992) Mặt trái xoan Mắt mùa thu (Thơ, 1993) Hoa trắng tình yêu (Thơ, 1994) Heo may (Thơ, 1998) Phương gió nổi (Thơ,

1999) Thơ Ngô Văn Phú (Tuyển tập, 2000).

Trang 9

Nét đặc sắc nhất của Ngô Văn Phú là thơ Và trong thơ ông thì đặcsắc nhất là thơ về vùng quê của ông - vùng Vĩnh Phúc, trung du Bắc Bộvới những con người, những mối tình đẹp Ông đi theo mạch thơ củaNguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ về thôn quê, nhưng thơ ông không lẫn vớithơ họ.

Với Nguyễn Bính, ông biểu hiện cảnh quê, thắm được tình quê, hồnquê nước Việt với một sắc thái lãng mạn Người ta gặp trong thơ NguyễnBính những hình ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùngtơi, cây bưởi, thôn Đoài, thôn Đông,

Đoàn Văn Cừ xuất hiện trong Phong trào Thơ mới và viết về thônquê với bút pháp rất riêng: tả chân Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhậnxét: “Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vàinét như những bức tranh xưa của Á Đông Bức tranh nào cũng đầy dẫy

sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui Mỗi bức tranh là một thế giới

linh hoạt" Những cảnh quê như Đám hội, Đám cưới mùa xuân, và đặc biệt là phiên Chợ Tết nông thôn của ông vẫn sẽ còn mãi với thời gian

Còn Ngô Văn Phú lại thể hiện tình cảm với làng quê của mình vớitình cảm chân thành, mộc mạc mà vô cùng tha thiết với tình yêu thầmkín nhưng không kém nồng nàn:

Cỏ ở thung xanh trên núi Tản Không hè có gió cũng đung đưa

Ai yêu, không được yêu thương lại Hái cỏ ngầm đem đi bỏ bùa

Hẳn có bao người lên đến nơi Trăng non, cỏ ngát một phương trời Mỗi người chỉ được hát một lá

Và bỏ riêng cho mỗi một người

Trang 10

Tôi cũng lên đây cũng sững sờ, Cũng toan xin cỏ một nhành tơ Đem về nhầm thả cho ai đó Hồi hộp đêm đêm thức đợi chờ

Một đêm, hai đêm, ba bốn đêm,

Cỏ bùa tôi bỏ đã lên men, Cái đêm em đến trăng đưa lối,

Cỏ lại bay về núi Tản Viên

( Cỏ bùa mê )

Đó là những xúc cảm về những mối tình dở dang nơi làng quê bình lặng:

Nắng thường gắt, cũng có khi nắng đẹp, Tầm tã mưa hè còn có mưa ngâu!

Đời con gái mười hai bến nước, Lênh đênh, thuyền biết đậu ở nơi đâu?

… Mười hai bến nước đời con gái,

Trang 11

Có ai ngờ thế mà dang dở, Trời mưa, mưa mãi đến bây giờ.

(Mưa ngâu)Đọc thơ ông, ta thấy thương nhớ một vùng quê, thương nhớ mộtthời của ruộng đồng, quê kiểng, tâm lý, tục lệ, với những ngườitrồng lúa nước đã mấy nghìn năm khi cuộc sống công nghiệp, thịthành tất bật, ồn ào bây giờ ùa về vùng quê, cũng sắp xóa đi những

di tích cuối cùng của vùng quê ấy … nhưng điểm còn sót lại đó làtình quê nồng ấm:

Lũy tre chặt Người đông Vườn hẹp lại, Chim đâu còn về hót sớm mai nào

Tôi ước ao gặp một mái tranh nghèo Với chiếc cổng đơn sơ, tĩnh lặng

Làng hóa phố, cửa nhà khấp khểnh Cái nhô ra, cái lại thụt vào!

Nhà cao tầng, cao thấp nối nhau Những chiếc cổng, phô phang loẹt lòe xanh đỏ…

Làng hóa phố Phố mà làng…Mới, cũ, Đâu rồi vẻ nền nã làng xưa!

Chỉ tình làng còn giữ được nếp quê

Về làng, ưa món ngon thường nhật, Canh cua đồng, quả cà pháo ròn tan Tép kho lá gừng xém cạnh Cơm gạo tám thơm Vẫn là thứ ở làng ăn mới thú…

(Làng)

Trang 12

Thơ Ngô Văn Phú là sự ghi nhận đóng góp cho thi đàn với cáchcảm, cách nói hồn nhiên và tươi tắn của đồng quê mà ông đã được coi

như “hậu duệ” của Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ qua Gió vào trận bão, Tháng năm mùa gặt, Đi ngang đồi cọ

1.2.2 Ngô Văn Phú, người viết truyện ngắn và tiểu thuyết

Với thời gian viết truyện lịch sử gần 20 năm với 26 tiểu thuyết, 34tập truyện ngắn (với gần 200 truyện ngắn lịch sử) gần như các tác phẩmcủa ông đều tập trung vào mảng truyện lịch sử Các tác phẩm tiêu biểunhư: Ngõ Trúc (Truyện ngắn, 1986) Thần hoàng làng (Truyện ngắn,

1992) Dạo chơi núi Dục Thuý Giấc mơ hoàng hậu (Truyện ngắn, 1993) Đêm rừng Bà chúa kho Một người đàn bà (Truyện ngắn, 1994).

Hảo hán Đồ Sơn (Truyện ngắn, 1998) 100 truyện danh nhân dã sử

(Truyện ngắn, 1999) Lầu vọng tiên (Truyện ngắn, 2000) Tình yêu đến

từ nơi ấy (Tiểu thuyết, 1983) Sau hồi chuông cầu nguyện (Tiểu thuyết,

1986) Bụi và lốc Chiến trận, đời thường Ngôi vua và những chuyện

tình (Tiểu thuyết, 1988) Nợ đời phải trả (Tiểu thuyết, 1990) Gươm thần Vạn Kiếp (Tiểu thuyết, 1991) Quán trọ giữa đời (Tiểu thuyết,

1992) Ngang trái phủ Tây Hồ (Tiểu thuyết, 1993) Tuyên phi họ

Đặng(Tiểu thuyết, 1996) Vận trời (Tiểu thuyết, 1997) Vầng lửa ngũ sắc Ấn kiếm trời ban (Tiểu thuyết, 1998) Gió Lào thành cổ Hoàng đế

truyện lịch sử dành cho học sinh từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở.Với cách hư cấu tài tình bằng giọng văn chau chuốt với nhãn quancủa một người có kiến thức uyên thâm về lịch sử ông đã tái hiện lạinhững nhân vật lịch sử tiêu biểu của từng thời qua cái nhìn của mình, về

nhân cách, học vấn về sự xả thân vì nước Ta có thể kể đến truyện Gặp

gỡ ở Đông Quan viết về Nguyễn Trãi, bộ Ấn kiếm trời ban viết về Lê Lợi – Nguyễn Trãi với mười năm đánh giặc Minh, Ngang trái phủ Tây

Trang 13

Hồ viết về Thị Lộ, tiểu thuyết Chiếc ngai vàng về Trần Anh Tông, một

vị vua đầy trách nhiệm, sống kìm giữ mặc dù tính cách rất mạnh mẽ.Chính ông đã đứng ra lo cuộc hôn phối chính trị: gả công chúa HuyềnTrân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân…

Ông được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu cho lối viết tiểuthuyết lịch sử theo lối chương hồi đương đại Mặc dù ông không đặt racác “hồi” mà gọi là “chương”, cũng không lặp lại các câu mở đầu đốingẫu và các mẫu lời dẫn và lời kết mở như tiểu thuyết chương hồi cổđiển, nhưng lối kể chuyện của ông vẫn mang phong cách tiểu thuyếtchương hồi Theo phong cách này, sự việc và hiện tượng lịch sử tự mìnhdẫn dắt câu chuyện ở ngôi thứ ba, không có sự can thiệp của tác giả Trong quá trình viết các tác phẩm truyện lịch sử ông đã từng tâmsự: “Truyện lịch sử phải nghiêm túc về mặt lịch sử Song phải nói thêm,

ở đây mà không cần cù thì không thể làm ăn gì được Truyện ngắn,truyện dài đều phải thế cả Truyện nào cũng phải cóp nhặt tài liệu, lựachọn khoảnh khắc, thời điểm, để sự kiện và nhân vật lịch sử hiện ra rõnhất, đến lúc đó ta mới có thể ngồi vào bàn viết Có quyển lúc mới viếtrất ngại ngần, nhưng sau nhờ vào cuộc, đắm mình với nhân vật, với thờiđại của người trước, mà đi được đến trang chót.”

Chính những suy nghĩ nghiêm túc trong quá trình tác nghiệp củamình mà những tác phẩm của ông đã được độc giả biết đến và yêu thíchnhiều hơn Ông đã có đóng góp nhất định trong việc đưa lịch sử nướcnhà đến gần hơn với thế hệ trẻ hiện nay

1.2.3 Ngô Văn Phú với tiểu luận và chân dung văn học

Như trên chúng tôi đã nói, ông là nhà văn viết khá nhiều trên nhiềulĩnh vực, đặc biệt ở lĩnh vực tiểu luận và chân dung văn học với nhiềubài viết, công trình khảo cứu về văn học Ta có thể kể đến : Hồ Tây, phủ

Trang 14

Tây Hồ (Biên soạn, 1993) Hùng Vương và lễ hội đền Hùng (Biên soạn,

1995) Thơ Đường ở Việt Nam (Khảo cứu, 1996) Thiên gia thi (Dịch thuật, 1999) Thơ Tùng Thiện Vương (với Ngô Linh Ngọc, khảo cứu , 1991) Truyện cổ Trung Quốc (với Lê Bầu, khảo cứu 1991) Tể tướng

Lưu gù (với Lê Bầu, khảo cứu 1991) Nhà văn Việt Nam hiện đại (với

Bùi Hoà, Nguyễn Phan Hách, biên khảo nhiều tập, 1999-2000) Văn

chương và người thưởng thức (Khảo cứu, 1999)…

Là một nhà thơ nên ông thường viết tiểu luận về thơ, đặc biệt ôngkhá tinh tế trong cảm nhận về thơ, am hiểu nhiều thể loại thơ Ta sẽ bắtgặp những đánh giá khá tinh tế về khả năng biểu đạt của một số thể thơquen thuộc như: lục bát, thơ tứ tuyệt, song thất lục bát, những suy nghĩtương đối mới mẻ về thể thơ sáu lời chen bảy lời trung đại Ta thấy sựđánh giá về cấu tứ chặt chẽ của thơ lục bát Tú Xương hay khả năng miêu

tả tình cảm con người trong tình yêu đôi lứa trong lục bát dân gian hay

sự đa dạng mới mẻ của thơ lục bát trong các tác phẩm của phong trào

Thơ mới Trong Mấy suy nghĩ về thể thơ sáu lời xen bảy lời trong Quốc

âm thi tập, ông đã có những đánh giá về mặt thể loại, mà theo ông là điều chưa mấy người đi sâu nghiên cứu Từ đó, giá trị của Hồng Đức Quốc Âm thi tập được tôn thêm một phần giá trị Hay khi nói về song thất lục bát, qua một số tác phẩm tiêu biểu như Chinh phụ ngâm của Đoàn thị Điểm, Ai tư vãn của Lê ngọc Hân, Cung oán ngâm khúc của

Nguyễn Gia Thiều…, ông đã một lần nữa khẳng định đây là một sángtạo độc đáo của thơ ca Việt Nam ở thể thơ thiên về giải bày tâm trạngnày… Ngoài ra, trong các tiểu luận về thơ của mình Ngô Văn Phú cũng

đã điểm qua và khái quát những mảng nhỏ về nội dung và hình thức củacác giai đoạn thơ Việt, thơ viết về mùa xuân, mùa thu, tình yêu qua thơ

ca Nhưng dù ở nội dung nào ta đều cảm nhận được sự khác biệt trongcách cảm và hình thức thể hiện của ông Về điểm này chúng tôi sẽ bàn

cụ thể ở những chương sau

Trang 15

Hay viết chân dung các nhà thơ từ các nhà thơ ở thế hệ đầu của

dòng Thơ mới đến các nhà thơ thành danh trong kháng chiến chống Mĩ.

Hầu hết các chân dung đều là những người đã từng gắn bó với ông ởtừng giai đoạn cầm bút Với các nhà thơ, nhà văn chân dung của họ đềđược hiện lên qua các tác phẩm, qua thực tế cuộc sống đời thường vàthực tiễn sáng tác của họ Mỗi người đều được hiện lên với những vẻ đẹpriêng qua cách thể hiện chân tình nhưng thật hóm hỉnh của nhà văn Một trong những đặc điểm mà ta dễ nhận thấy trong cách viết tiểuluận về thơ và chân dung văn học của Ngô Văn Phú là ở đó ta thấy cónhiều điểm gặp nhau:

Thứ nhất, trong cách viết ông luôn kết hợp t ư duy lôgic và tư duyhình tượng, một trong những đặc điểm thường thấy của các nhà thơ khiviết phê bình văn học Như chúng ta biết, đó là sự tư duy sống động,xanh tươi, giàu hình ảnh, tưởng tượng Trong tư duy, ông thường dùnglối liên tưởng Nhà văn tưởng tượng về các khung cảnh mà nhân vật hoạtđộng, suy nghĩ (hay tưởng tượng) về lời thoại của nhân vật Tư duy hìnhtượng là loại tư duy phổ biến trong quá trình sáng tạo văn chương Với

tư cách là một nhà văn viết lí luận phê bình, Ngô Văn Phú đã thể hiệnmột lối viết riêng hấp dẫn với những cảm xúc thành thực của sự tựnhiên, thoải mái Ông không diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ khoa học thuầntuý mà ông viết những vấn đề lí luận qua các hình ảnh đầy hấp dẫn, ámảnh người đọc Khi đánh giá về đặc điểm thơ Hai-ku ta bắt gặp một thứngôn ngữ đầy hình tượng: “… Thơ Hai-ku có mười bảy âm tiết, ba đoạnthơ … câu tung vừa ra, chuyển rất nhanh và câu hứng đã gửi trọn…Nhạc thơ Hai-ku thánh thót ngân nga… Đó là thứ tiếng của tự nhiên…”.Hay để dựng chân dung của Tế Hanh qua thơ tình, ông kể lại việc mình

tiếp cận với Vườn xưa: “Tôi ngồi đọc Vườn xưa Đọc một lần Đọc từng

bài Tóm lấy những câu thơ hay thả ra những câu chưa níu được hồn

Trang 16

mình… Thơ tình Tế Hanh là thế nó khác hẳn với những bài thơ tình hăm

hở như ánh đèn xanh đỏ chiếu rọi thẳng vào mắt người ta…” [44.363] Thứ hai, cả trong tiểu luận về thơ và chân dung văn học, các luậnchứng đa số ông đều sử dụng thơ Đặc biệt trong quá trình dựng chândung đối tượng, với các nhà thơ, để cho người đọc thấy rõ bộ mặt tinhthần của người viết thì các tác phẩm của họ chính là một trong nhữngchất liệu quan trọng để nhà văn đi sâu tìm hiểu, phân tích

Để cho người đọc thấy được tình yêu quê hương đất nước ngay từthưở nhỏ của nhà thơ, nhà cách mạng Xuân Thủy, ông có nhắc lại tìnhhuống Xuân Thủy đã mượn ý của Đỗ Phủ mà nói chí mình qua việc dịch

trạnh nghĩa bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ:

Nguyên nghĩa:

Bắc ngóng ải đèo in trống trận Tây dong xe ngựa rộn đường thu

Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh Nước cũ ngày nào cứ tưởng mơ

(Bản dịch K.D trong tập Đường thi, NXB Văn học) Ông đã dịch trại là:

Chiêng trống xôn xao phòng ải Bắc Ngựa xe dồn dập đánh quân Tây Nào đâu rồng cá sông thu lạnh Nước cũ ai nào dám kệ thây!

Ta sẽ thấy một Thanh Tịnh luôn với nỗi niềm sâu nặng với Huế, vớigia đình, với miền Nam, ông có dẫn những vần thơ của Thanh Tịnh vào

độ mùa thu 1956:

Trang 17

Sông núi vươn dài tiếp núi sông

Cò bay thẳng cánh nối đầy không

Có người bảo Huế, xa xa lắm Nhưng Huế quê tôi, ở giữa dòng…

Để thấy được một Yến Lan với một cá tính riêng ẩn sâu trongcái đằm chất phương Đông, với những lời thanh ý nhã, súc tích, trữtình:

Trưa hào hoa mình lụa Thương trời ngơ ngẩn xanh Buồn nghe qua chuyến ngựa Trên nẻo làng quanh quanh

(Ngựa qua từng chuyến) Đọc bài thơ ta thấy được một Yến Lan với một sự lao động nghiêmkhắc, sự chăm chút đến tỉ mỉ cho từng câu thơ

Những bài thơ, câu thơ tình nổi tiếng của nữ thi sĩ tài hoaXuân Quỳnh được Ngô Văn Phú đưa vào để người đọc chúng ta thấyđược một Xuân Quỳnh đốt hết mình khi yêu mà chẳng nghĩ gì tớibản thân:

Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi Cánh hải âu sóng biếc Đưa thuyền đi muôn nơi

Chỉ có thuyền mới hiểu

Trang 18

Biển mênh mang nhường nào Chỉ có biển mới hiểu

Thuyền đi đâu về đâu…

(Thuyền và biển)

Hay: Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

(Buồn đêm mưa-Lửa thiêng) Rồi đến khi đất nước sang trang mới, hồn thơ Huy Cận đã trở nênvui tươi với:

Có phải thân ta có một bề hoa lá

Và một bề gió thổi không ngưng

Và đất tròn địu ta trên lưng

Trang 19

Đi những bước sâu dầy trong bát ngát…

(Có những đêm-Ngôi nhà giữa nắng)Tóm lại, có thể nói Ngô Văn Phú là một tài năng khá toàn diện:làm thơ, viết truyện ngắn, viết tiểu thuyết, viết tiểu luận, chân dung vănhọc Tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú có nhiều điểmgặp gỡ với thơ ông: trữ tình, đằm thắm, kết hợp tư duy lôgic với tư duyhình tượng, với cách diễn đạt sinh động, uyển chuyển Tiểu luận và chândung văn học cũng đã góp phần làm phong phú hơn cho những thànhcông trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông

Trang 20

Chương 2 TIỂU LUẬN VỀ THƠ CỦA NGÔ VĂN PHÚ

2.1 Khái niệm tiểu luận văn học

Tiểu luận là một bài viết ngắn thường được viết từ quan điểm riêngcủa tác giả Các bài tiểu luận có thể bao gồm trong đó các yếu tố của phêbình văn học, tuyên ngôn chính trị, các quan sát về đời sống, có thể lồngnhững kỷ niệm và suy tư của tác giả Kết cấu của tiểu luận có bố cụcchặt chẽ, kết hợp cả tư duy logic và tư duy hình tượng

Trong Từ điển bách khoa toàn thư, (trên trang web:

dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn), định nghĩa tiểu luận là: “Thể loạivăn nghị luận ngắn ngọn súc tích, bàn về một vấn đề văn học, chính trị,

xã hội, có tính chất bước đầu tìm hiểu, khi chưa tìm hiểu được đầy đủ vềtài liệu Ngày nay, tiểu luận dùng thiên về phê bình văn học, có khi dài

40, 50 trang giấy in, đề cập nhiều tư liệu về tác giả, tác phẩm và cáchđánh giá, nhưng vẫn hàm ý là chưa đầy đủ, chưa thật chi tiết, giống nhưmột phác thảo trước khi phát triển thành một tác phẩm phê bình, nghiêncứu hoàn chỉnh Năm 1933, nhà phê bình Thiếu Sơn dùng từ “cảo luận”(Phê bình và cảo luận, để chỉ loại này (cảo có nghĩa là bản thảo), sau đóđược thay thế bằng từ tiểu luận cũng hàm ý khiêm tốn như thế”

Từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, 1998)

định nghĩa tiểu luận: " 1 Bài báo nhỏ chuyên bàn về một vấn đề văn học,chính trị, xã hội " 2 Bài viết nhỏ có tính chất bước đầu tập nghiêncứu"

Như vậy từ những cách hiểu về tiểu luận như trên, ta có thể hiểutiểu luận là một thể loại văn nghị luận, bàn luận về một vấn đề chính trị,

xã hội, văn học Và trong tiểu luận, bao giờ cũng thể hiện rõ quan điểm

Trang 21

riêng, nhận định riêng của người viết Nó chính là những suy ngẫmriêng, những khám phá riêng về vấn đề mà người viết say mê, trăn trở vàđương nhiên phải có một hệ thống kiến thức, lí lẽ để bảo vệ cho ý kiếncủa mình khi bàn về vấn đề đó.

Hầu như tất cả các tiểu luận hiện đại được viết bằng văn xuôi,nhưng các tác phẩm bằng thơ cũng đã được đặt tên là tiểu luận (Thí dụ

Tiểu luận về sự phê bình và Tiểu luận về con người của Alexander

Pope) Trong khi sự ngắn gọn thường xác định , các tác phẩm tiểu luận

có thể dài như Tiểu luận về sự hiểu biết của con người của John Locke là một tác phẩm luận về sự hiểu biết của con người và Tiểu luận về nguyên

lý dân số của Thomas Malthus cung cấp các phản ví dụ cũng được xem

là một tiểu luận

Tiểu luận văn học là một thể tài nằm trong phê bình văn học Phêbình văn học là hoạt động nghiên cứu, thẩm định giá trị của một hiệntượng văn học cụ thể bao gồm tác phẩm, tác giả, tiếp nhận Phê bình vănhọc có nhiệm vụ vạch ra ưu khuyết điểm của tác phẩm, những điểmtương đồng và khác biệt so với các tác phẩm đồng thời hoặc trong quákhứ, xác định vị trí của tác phẩm, tác giả trong một giai đoạn, một thời

kỳ văn học Phê bình văn học cũng còn có mục đích phát hiện và thẩmđịnh sự hình thành, tiến triển, suy thoái của một xu hướng hoặc trào lưuvăn học Như thế, các tác phẩm khảo cứu về tác phẩm, tác giả, xu hướng,trào lưu văn học phải được coi là những tác phẩm thuộc về phê bình vănhọc Các công trình nghiên cứu về Chinh Phụ Ngâm, Nguyễn Du vàTruyện Kiều, thơ chữ Nôm và chữ Hán của Cao Bá Quát, Phạm Quỳnh

và nhóm Nam Phong Tạp Chí, nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhóm HànThuyên, Tri Tân, Thanh Nghị, nhóm Sáng Tạo, v.v đều thuộc phạm viphê bình Tuy nhiên, trên thực tế đa số các hoạt động của phê bình vănhọc thường nhắm vào các tác phẩm và tác giả đương thời, vào những

Trang 22

hiện tượng văn học có tác động trực tiếp đến tiến trình văn học hiện đại.Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tácphẩm văn học đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích,đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới Những phánđoán phê bình xuất hiện hầu như đồng thời với sự xuất hiện của văn học,ban đầu với tư cách là những ý kiến của các độc giả thuộc tầng lớp quantrọng và hiểu biết nhất, trong số đó không ít người là cũng đồng thời làngười sáng tác văn học Trong những giai đoạn về sau, khi được tách rathành một công việc riêng, phê bình văn học vẫn mang một ứng dụngtương đối khiêm nhường: đánh giá khái quát về các tác phẩm, giới thiệutác phẩm với độc giả, khích lệ hoặc chỉ trích tác giả Với sự phát triểncủa văn học, những mục tiêu và tính chất của phê bình văn học trở nênphức tạp hơn, đòi hỏi bộ môn phải được phân nhóm và đa dạng hóa Từthế kỷ XVII và nhất là từ thế kỷ XVIII, văn học trở thành lĩnh vực hoạtđộng xã hội đặc thù Tương ứng với nó là sự hình thành các thiết chế xãhội của văn học như báo chí, xuất bản, công chúng, dư luận, là sự hìnhthành đời sống văn học như một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội.Phê bình văn học kiểu mới được phát triển trong bối cảnh đó của đờisống, trở thành một dạng thức xã hội của dư luận đối với văn học Cácquan hệ của phê bình văn học với văn học, đời sống xã hội nảy sinh tácphẩm văn học, công chúng văn học ngày càng phức tạp, đa dạng Cáctrào lưu, khuynh hướng trong phê bình văn học nảy nở và phát triểnmạnh mẽ tương ứng với sự nảy nở và phát triển của các trào lưu, khuynhhướng văn học Từ cuối thế kỷ XIXvà trong nửa đầu thế kỷ XX, một sốtrường phái phê bình văn học nổi tiếng có thể kể đến, như phê bình phântâm học, phê bình mới, phê bình thần thoại, phê bình chủ đề, phê bìnhhiện tượng luận, phê bình Mác xít v.v với hoạt động, ngôn luận đặc thù,

đã tác động vào đời sống văn học và đưa tới những thay đổi trong xuhướng phát triển của văn học đương đại Phê bình văn học đã trở thành

Trang 23

một bộ phận lập pháp về lý thuyết cho sáng tác và nhân tố tổ chức củaquá trình văn học Phê bình văn học được coi như một hoạt động tácđộng trong đời sống văn học và quá trình văn học như một loại sáng tácvăn học, đồng thời còn được coi như một bộ môn thuộc nghiên cứu vănhọc Bên cạnh văn học sử lấy đối tượng là văn học quá khứ, phê bìnhvăn học ưu tiên đến những quá trình, những chuyển động đang xảy ratrong văn học hiện thời, khảo sát các tác phẩm xuất bản và báo chí, phảnứng với các hiện tượng văn học, với sự cảm thụ văn học của công chúng.Tùy thể tài và mục đích, phê bình văn học có thể bộc lộ khả năng cũngnhư đặc tính của mình bắt đầu từ một thông tin đơn giản của một độc giả

về một tác phẩm mới ra mắt, và kết thúc là việc đặt ra các vấn đề về vănhọc và xã hội

Trong phê bình văn học hiện đại, các thể tài thường dùng có thể

là các bài báo, bài điểm sách, bài tổng quan văn học, tiểu luận, bàiviết về các chân dung văn học, bài đối thoại phê bình văn học, thậmchí là các trào lưu bút chiến văn học Một trong những đặc điểmcủa phê bình văn học so sánh với phê bình nghệ thuật nói chung(như phê bình âm nhạc, phê bình sân khấu, phê bình điện ảnh, phêbình hội họa v.v.) là nếu các loại phê bình nói trên không thể trởthành đối tượng của nó (như phê bình hội họa không trở thành tácphẩm hội họa) thì phê bình văn học (và các loại thể phê bình nghệthuật) đều có thể trở thành văn học, nghĩa là thuộc nghệ thuật ngôn

từ Bởi vì phê bình văn học (và các dạng phê bình nghệ thuật) đều

sử dụng chất liệu ngôn ngữ (ngôn ngữ tự nhiên tức ngôn ngữ cácdân tộc) như mọi sáng tác văn học Tuy nhiên không phải mọi dạngviết lách thuộc phạm vi phê bình đều có thể được coi là văn học, chỉmột số ít những trang viết đạt được tính nghệ thuật cao về ngôn từthẩm mỹ, bộc lộ phong cách độc đáo, cái nhìn có chủ kiến, mới trởthành văn học

Trang 24

Như vậy, ta có thể tạm chấp nhận tiểu luận văn học là một thể tàithuộc phê bình văn học, là những bài viết nhỏ bàn về các vấn đề của vănhọc, là nơi thể hiện những quan điểm của nhà phê bình về một tác phẩm,một khía cạnh của một vấn đề văn học nào đó được trình bày dưới dạngmột bài viết nhỏ.

2.2 Những vấn đề được quan tâm trong tiểu luận về thơ của Ngô Văn Phú

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của một số thể thơ

Trong Văn chương và người thưởng thức, người đọc bắt gặp trước

tiên là sự khái quát của Ngô Văn Phú về quá trình hình thành và pháttriển của một số thể thơ quen thuộc

Ngô Văn Phú rất quan tâm đến thể thơ lục bát Ông xem thơ lục bát

là thể thơ dân tộc, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn người Việt Ngày nay thểthơ lục bát còn được đánh giá là “Quốc thi” của dân tộc Tìm hiểu về sựhình thành thơ lục bát và quá trình phát triển của thể thơ này là một việclàm hữu ích, đầy tâm huyết của Ngô Văn Phú nhằm tiếp tục khẳng địnhgiá trị của “Quốc thi” dân tộc trong thời kì văn học đương đại đang pháttriển mạnh mẽ

Nếu như một số thể thơ tồn tại ở Việt Nam đã có sẵn thể loại để tiếpthu như thể thơ tứ tuyệt, đường luật, từ khúc, hành và sử dụng văn tựbằng chữ Hán phần lớn đều có trong văn học phong kiến Trung Quốctruyền sang Sự hình thành của thể thơ lục bát – thể thơ dùng văn tự làchữ Nôm của Việt Nam lại không hề đơn giản như vậy Đến thế kỷ XVkhi chữ nôm đưa vào sáng tác thơ thì xuất hiện loại thơ nôm sáu lời (gọi

là lục ngôn thể), tác giả tiêu biểu của loại thơ “sáu lời” này chính làNguyễn Trãi Theo khảo sát hiếm thấy có một câu thơ lục bát xuất hiệntrước thế kỷ XV

Trang 25

Đến đời Hồng Đức, trong hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông thành lập,

có sự xuất hiện của một bài thơ Bồ đề thắng cảnh thi nằm ở phần thơ

khuyết danh với một lối thơ dặc biệt Toàn bài thơ gồm ba khúc Ở khúcmột và hai chủ yếu thơ (lục ngôn, thất ngôn), riêng khúc ba là một bàithơ song thất lục bát:

“Doành la dòng bạc phau phau Đính đang mấy phát khoan mau đầu lòng Chợt ngước trông Diên Diên quán dịch Ướm hởi xem lai lịch nhường bao Tắt qua nẻo ngác sông Đào Luận công trị thuỷ xiết bao công trình Hướng thần kinh triều tông cuồn cuộn Vững âu vàng nguyên bổn đặt an Bãi nhàn thau tháu, trên nhàn thưa thưa”.

Ở bài thơ trên ta thấy câu lục bát xuất hiện nhiều hơn, tuy nhiênnhững câu thơ lục bát vẫn còn đi kèm với hai câu thất ngôn, người ta gọithể thơ này là lục bát gián thất – song thất lục bát (7/7, 6/8) Cũng vàođầu thế kỷ XV, sưu tầm được bài hát ả đào vào loại xa xưa nhất của LêĐức Mao Ta nhận thấy mức độ xuất hiện của câu lục bát nhiều và lấn átcâu thất ngôn và dần dần câu lục ngôn hoàn chỉnh thành bài thơ tám câuđều lục ngôn cả Và bài hát ả đào của Lê Đức Mao tạm gọi đó là thể lục

bát dù những câu thất ngôn vẫn chưa bỏ đi hết Chẳng hạn như bài Nghĩ

hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào được xem là bài thơ lục bát xưa nhất:

“Xuân nhật tảo khai gia cát hội

Hạ đình thông sướng thái bình âm

Trang 26

Tàng câu mở tiệc năm năm Miếu Chu đối Việt chăm chăm tấc thành Hương dâng ngào ngạt mùi thanh Loan bay khúc mua, hoa quanh tịnh ngồi.

Ba hàng vui vẻ ngày vui Tung ba tiếng chúc, gió mười dặm xuân ”

Ngô Văn Phú đã tìm hiểu và phân chia sự phát triển của thể thơ lụcbát theo các yếu tố thời gian, khu vực, ở một số tác giả, một số tiểu loạitrong thơ lục bát

Thơ lục bát trở thành thể loại hoàn chỉnh vào cuối thế kỷ XVI

Trước hết, có sự đóng góp của các nhà thơ ở phương Nam Bài Tư dung vãn của Đào Duy Từ (1572) là một bài thơ lục bát dài ca ngợi công lao của chúa Nguyễn Ngoài ra Đào Duy Từ còn có bài Ngoạ Long cương vãn cũng để lại ấn tượng So sánh với bài lục bát của Lê Đức Mao

(1462-1529) thì bài thơ lục bát của Đào Duy Từ đã có nhiều câu thơ điêuluyện thể cách đi xa hơn

Lục bát trong thơ Tú Xương đã để lại dấu ấn trong kho tàng thơ caViệt Nam Thơ của ông mang đậm hồn Việt, cốt cách Việt đến nhuầnnhị, tự nhiên Thơ của Tú Xương thường là thơ thất ngôn bát cú Nhưngmột số ít thơ lục bát của ông lại rất có giá trị về nội dung, nghệ thuật,góp phần khẳng định và phát triển của thể thơ lục bát

Đỉnh cao của thể thơ lục bát trong văn học trung đại phải nói đến

Truyện Kiều của Nguyễn Du Có thể nói Nguyễn Du đã chọn lục bát để

viết Truyện Kiều là làm vinh quang cho thể thơ này

Ở loại lục bát tình tang, Ngô Văn Phú muốn chứng minh thơ lục bát

có đầy đủ khả năng miêu tả những tình cảm tình huống nội tâm của con

Trang 27

người với các trạng thái tình cảm đa dạng Và ông còn chỉ ra sự pháttriển của thể lục bát trong phong trào thơ mới Khi thơ mới ra đời vàphát triển mạnh đã làm cho một số thể thơ từng gắn bó với người Việttrong thời trung đại trở nên lỗi thời, không phù hợp với thơ mới Nhưngđối với thể lục bát vẫn khẳng định được vị trí của mình trong làng thơmới Thể hiện ở việc rất nhiều nhà thơ mới như Huy Cận, Nguyễn Bính,

Hồ Dzếnh vẫn dùng thơ lục bát trong sáng tác Ngoài ra thể thơ lục bátcòn được sử dụng một cách nhuần nhuyễn để dịch các bài thơ nướcngoài sang tiếng Việt

Ngoài lục bát, Ngô Văn Phú cũng quan tâm nhiều đến thể thơ

tứ tuyệt Theo ông, thơ tứ tuyệt, còn gọi là tuyệt cú, ra đời từ thờinhà Đường (Trung Quốc) sau đó được truyền vào Việt Nam Thơ tứtuyệt đường thi phát triển mạnh trong văn học thời trung địa ViệtNam Các nhà nho, quan lại, nhà sư trong xã hội trung đại ViệtNam thường dùng thể loại này để sáng tác Sang đến thời kì vănhọc hiện đại phát triển, thơ mới xuất hiện, nhưng thể thơ tứ tuyệtvẫn được các nhà thơ tâm đắc và sử dụng trong sáng tác thơ hiệnđại Thế mới biết thơ tứ tuyệt cố sức sống mạnh mẽ như thế nàotrong thơ ca dân tộc

Ngô Văn Phú còn chú tâm nghiên cứu song thất lục bát: Song thấtlục bát bắt đầu xuất hiện cùng với sự xuất hiện ban đầu của thể Lục bát.Sau đó thể thơ này phát triển mạnh nhất là ở thế kỷ XVIII - XIX Gắnliền với thể loại song thất lục bát là các truyện thơ nôm như các truyện

nôm khuyết danh Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa Những tác phẩm nổi tiếng của văn học trung đại như Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn

Gia Thiều

Trang 28

Vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thể song thất lục bát đã được

vận dụng để dịch những bài thơ cổ như Tỳ Bà Hành, hay Chức cẩm hồi văn của Tô Huệ, Tiền Xích Bích phú của Tô Đông Pha Sau này thể song thất lục bát còn được Tố Hữu sử dụng trong tập Ba mươi năm đời ta có Đảng để nói lên tấm lòng và những suy nghĩ của mình về quá trình đấu

tranh gian khổ và anh hùng vẻ vang của Đảng Đối với các nhà thơ ViệtNam hiện nay việc sử dụng thể song thất lục bát vào sáng tác là rất ít.Tuy vậy, Ngô Văn Phú vẫn nhấn mạnh rằng thể song thất lục bát là thểthơ do sự sáng tạo của người Việt, một thể loại khá độc đáo trong lịch sửthơ ca Việt Nam

Về thể thơ hát nói, ông cũng chỉ ra hát nói dấu hiệu xuất hiệnkhoảng thế kỷ thứ XI Thể thơ hát nói là thể thơ có âm luật Các nhànho tài tử đã đưa vào âm nhạc của lối hát ca trù Nhưng ở thời kỳ nàyhát nói con đang dựa trên các câu dân gian Trước thế kỷ XVIII cácbài hát ca trù đều là những bài hát tiếng, tiếng nôm viết theo các thểlục bát, song thất lục bát Cho đến trước thế kỷ XVIII, các nhà nhotài tử đã nâng hát ca trù lên thành thể thơ hát nói Đặc biệt cuối thế

kỷ XIX và đầu thế kỷ XX các nhà nho đều viết thơ Hát nói Hát nói

đã trở thành thể loại chính thống trong thơ ca Việt Nam, gắn liền vớithể loại này là các tác giả có công phát triển thể loại như NguyễnCông Trứ, Phan Bội Châu, Tản Đà, Nguyễn Khuyến Có thể khẳngđịnh rằng với nét độc đáo của thể hát nói thì chỉ riêng Việt Nam mới

có thể loại này

2.2.2 Yêu cầu về luật và đặc điểm cơ bản của một số thể thơ

Gắn liền với các thể thơ là các quy định về luật và đặc điểm cơ bảncủa mỗi thể thơ Tiểu luận về thơ của Ngô Văn Phú đã tiến hành khảo sát

và phân tích về luật, vần, thanh đa dạng của các thể thơ Chúng tôi chỉ

Trang 29

tiến hành tóm lược lại luật và đặc điểm của một số thể thơ tiêu biểu nhưthể tứ tuyệt, song thất lục bát

Đối với thể thơ tứ tuyệt:

Ngô Văn Phú trong tiểu luận về thơ của mình đã khảo sát thơ tứtuyệt của một số nhà thơ và rút ra được một số đặc điểm cơ bản của thơ

tứ tuyệt như sau:

Thứ nhất, thơ tứ tuyệt là thể thơ cô đọng, súc tích, có kết cấu chặt

chẽ Đây chính là đặc điểm quan trọng của thơ tứ tuyệt Bài thơ tứ tuyệt

là một bài thơ ngắn, số lượng câu chữ theo quy định Chính vì vậy, nếunhà thơ nghĩ không sâu, không có những ngôn từ tập trung, đầy hình ảnhtượng trưng với những ý nghĩa sâu sắc, trữ tình thì không thể thành bàithơ tứ tuyệt hay được Ngô Văn Phú đã thừa nhận làm thơ tứ tuyệt thật làkhó Nhưng giá trị thơ tứ tuyệt đem đến có lúc như thể trời cho, viết như

từ nội tâm vọt ra thành một mạch Để chứng minh cho điều này Ngô Văn

Phú dẫn ra bài Tự quân chi xuân hĩ của Trương Tiểu Linh:

“Tự quân chi xuân hĩ, Bất phục lý tàn ky,

Tư quân như nguyệt mãn

Dạ dạ giảm thanh huy”

Ngô Tất Tố đã dịch là:

Từ ngày chàng bước chân đi Cái khung dệt cửi chưa hề nhúng tay, Nhớ chàng như mảnh trăng đầy Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm.

Trang 30

Ngoài ra, còn nhiều bài thơ khác được viết ra trong những giây

phút trời cho như vậy, như bài Đề Đô Thành Nam Trang của Thôi Hộ

Thứ hai, dù là thể thơ có nguồn gốc ở Trung Quốc và rất khó làm,

nhưng khi thể thơ này được truyền sang Việt Nam thì theo Ngô Văn Phú,thể thơ này được nhiều người ưa thích Minh chứng cho điều này ông đãdẫn ra một số trường hợp, như Lý Thường Kiệt đã viết bài thơ tứ tuyệtnổi tiếng, bài thơ này được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất

của dân tộc ta Nam quốc sơn hà Huyền Quang, một nhà thơ thời Trần có bài Phiếm chu không thua kém gì thơ của Vương Duy Nguyễn Trãi với bài Mộ xuân tức sự đây là những bài thơ hết sức đặc sắc, khẳng định

sự yêu thích thơ tứ tuyệt của các nhà thơ

Thứ ba, thơ tứ tuyệt còn đòi hỏi một nghệ thuật cao về ngôn ngữ

và cấu trúc chặt chẽ, dù vậy thơ tứ tuyệt lại có khả năng hoà nhập vớithơ ở thời đại sau nó Chính vì vậy thơ tứ tuyệt ở Việt Nam luôn cónhững bài thơ hay được bổ sung theo thời gian Để minh chứng cho sựhoà nhập của thơ tứ tuyệt với thơ của thời đại sau này, Ngô Văn Phú

đã dẫn một số nhà thơ hiện đại trong phong trào thơ mới Ví dụ nhưLưu Trọng Lư là nhà thơ mới, người luôn đấu tranh cho thơ mới

Nhưng ẩn chứa bên trong hồn thơ mới là một lối thơ cổ điển ( Lá bàng rơi), Hàn Mặc Tử đem đến cho tứ tuyệt tiếng nói của con người thế kỷ

XX (Nắng tươi), hay Nguyễn Bính (Ngược xuôi), Phạm Huy Thông (Trong vườn xưa), và Chế Lan Viên (Thư mùa nước lũ, Nhớ Việt Bắc, Tiếng chim)

Thứ tư, thơ tứ tuyệt được cách tân, biến ảo, chuyển giao sang

những thể thơ khác, tám chữ hoặc lục bát Minh chứng cho sự chuyển

giao này tác giả đã dẫn bài Cây của Chính Hữu:

Trang 31

“Thôn xóm ta trồng, cây lại tiếp cây Xanh một màu xanh nối nước liền mây Nghìn dặm đường vui, rì rào đất nước, Trong bước chân ta đi vội đêm ngày ”

hay tứ tuyệt lục bát của Vương Tâm (Không đề), Đồng Đức Bốn (Chăn trâu đốt lửa).

Với đặc điểm trên có thể khẳng định thơ tú tuyệt có một sức sốngmãnh liệt và dồi dào trong nền thơ ca Việt Nam

Đối với thơ song thất lục bát:

Luật bằng trắc trong cặp câu song thất lúc bát sẽ là:

là ở cặp lục bát Câu 3 có thể ngắt nhịp 3 – 3, câu 4 có thể ngắt nhịp là

2 – 4 – 2 hoặc 3 – 3-2

Trang 32

Về cách gieo vần của thơ song thất lục bát, tác giả chỉ ra:

Câu 1: Tiếng thứ năm phải vần với từ cuối câu 8 ở khổ thơ trên

Từ thứ bảy phải vần với từ thứ năm ở câu 2

Câu 2: Từ thứ năm vần với từ thứ bảy (câu cuối) của câu bảy trên

Từ thứ bảy (từ cuối) phải vần với từ cuối của câu 3 (câu lục)

Câu 3: Từ cuối phải vần với từ cuối của câu 2 (bảy từ) và vần với

từ thứ sáu của câu 4

Câu 4: Từ thứ sáu vần với từ cuối của câu 3 Từ cuối vần với từthứ năm của câu bảy tiếng thứ nhất khổ thơ sau (Nếu câu 4 thuộc loạibiến thể, gieo vần lưng thì ứng vần ở từ thứ tư câu 4)

Ví dụ:

Trong cung quế âm thầm (v) chiếc bóng (v) Đàn năm canh trông ngóng (v) lần lần (v) Khoảnh làm chi bấy chúa xuân (v)

Chơi hoa cho rữa nhị dần (v) lại thôi (v) Song thất lục bát còn gọi là ngâm khúc hay vãn có đặc điểm cơ

bản là thường dùng để giải bày tâm trạng, một cảnh đời nào đó, nhữnggiây phút buồn đau của con người

Minh chứng cho đặc điểm này, tác giả đã dẫn ra các bài Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn hay, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều,

Ai tư vãn của hoàng hậu Lê Ngọc Hân Các bài ngâm, vãn này đều nói

lên tâm trạng buồn và nỗi đau của người phụ nữ trong một hoàn cảnhnhất định nào đó

Trang 33

Song thất lục bát khi đọc âm hưởng réo rắt, da diết nhờ có tínhnhạc được tạo từ vần, từ tiết tấu, cũng từ đó quan hệ giữa các câu phongphú đa dạng hơn.

2.2.3 Khả năng biểu đạt của một số thể thơ qua một số tác phẩm tiêu biểu

Trong tiểu luận về thơ, Ngô Văn Phú đã phân tích và chỉ ra khảnăng biểu đạt của một số thể thơ Do phạm vi của luận văn nên chúng tôichỉ lựa chọn một số thể thơ có khả năng biểu đạt cao và một số tác phẩm

mà tác giả tiểu luận tâm huyết để minh chứng cho sự am hiểu của ngòibút tiểu luận Ngô Văn Phú khi bàn về các thể thơ đó

Trước hết là về thể loại thơ lục bát Thể loại có bài lục bát ngắn, lụcbát dài để diễn tả những nội dung lớn nhỏ khác nhau, có quy định về sốtiếng trong câu thơ, không quy định về số câu trong bài Vì vậy, thể loạilục bát có yếu tố tự sự trong bài thơ Có lợi thế về số câu trong bài khônggiới hạn, cho nên khả năng biểu đạt của thể thơ này là rất lớn Nhưng cónhững bài lục bát ngắn lại có sức biểu đạt cao Những bài này thiên vềgợi hơn là tả, “ý tại ngôn ngoại” - ý ở ngoài lời Chính vì vậy trong quátrình làm thơ, các tác giả phải lựa chọn ngôn ngữ, những từ ngữ đó cóvai trò như “nhãn tự” thì mới bộc lộ hết được những điều tác giả muộnthổ lộ, bày tỏ trong bài thơ

Minh chứng cho điều này, tác giả Ngô Văn Phú đã chỉ ra sức biểu

đạt rất cao trong bài thơ Sông lấp của Tú Xương.

Sông kia dày đã lên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Trang 34

Ngô Văn Phú đã khẳng định tài năng dùng thể lục bát của Tú Xươngtrong cách diễn đạt nội dung muốn thể hiện Các nhà thơ xưa thườngdùng điển tích trong thơ cổ của tàu để nói những điều thay đổi bể dâucuộc đời Nhưng ở bài thơ lục bát của Tú Xương không hề dùng điểntích, điển cố mà ông vẫn gợi ra được sự thay đổi bể dâu đó.

Ở bài thơ Sông lấp, Tú Xương chỉ nói về cảnh thực ở mảnh đất

Vị Hoàng của ông, chi tiết trong bài thơ nói về cảnh sông đã thànhđồng đã cho ta thấy cảnh thành Nam, thời Tây có những biến đổi khálớn rồi

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai

Câu thơ đã cho thấy cảnh "nhà cửa" là cảnh làng hóa phố Còn bênkia là phố vẫn cứ vẫn còn là như vậy Chỉ một câu lục bát mà như đã vẽlên trước mắt ta cái cảnh làng – phố, phố - làng tung hứng quyện chặttrong cả bài thơ Hai câu kết tác giả viết :

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Sông đã lấp rồi nhà cửa lập nên, phố xá hình thành dần dần, chỗđồng chỗ phố, chỗ phố chỗ làng Do đó đò ngang không còn nữa,nhưng cái tiếng gọi đò của một làng cũ đã ăn sâu vào tiềm thức củangười dân thành Nam Lúc làng hóa phố, tiếng đò mất chỉ còn tiếng ếch.Cái tiếng phụi vang lên choáng chỗ cho cái tiếng chính là tiếng gọi đò

Và cái tâm trạng thầm kín gửi vào cái giật mình của tiếng ếch kêu ấy.Qua âm thanh của tiếng ếch kêu ở đất Vị Hoàng chính là sự cảm nhậncủa một nỗi lòng, bâng khuâng khi nhận thấy tín hiệu của một sự tan rãcủa một nề nếp làng quê truyền thống mà sự nhố nhăng của trốn đo thịhòa trộn vào

Trang 35

Trong bài Sông lấp, Ngô Văn Phú đã nhận thấy được nét đặc sắc,

khả năng biểu đạt của bài lục bát này đó là nỗi lòng kín đáo, tình ý nồnghậu, sâu xa của Tú Xương, nó được diễn đạt không chỉ trong bài mà còn

‘‘ý ở ngoài lời’’ Bốn câu lục bát trong bài Sông lấp có một kết cấu chặt

chẽ thần kỳ của lối diễn đạt tứ tuyệt, nhưng vẫn giữ nguyên được cốtcách của thơ lục bát, đó là nét nhẹ nhàng, gần gũi, những hình ảnh diễnđạt hết sức chân thực, không cầu kì, tráng lệ mà tập trung vào các hìnhảnh hiện thực

Ở lục bát, có loại lục bát ‘‘tình tang’’ , Ngô Văn Phú đã chỉ ra khảnăng biểu đạt của loại ca dao này rất cao, đó chính là khả năng diễn đạttình cảm của con người, đặc biệt là những con người trẻ tuổi, đôi lứa yêunhau Loại lục bát tình tang này, theo tác giả, chủ yếu tập chủ yếu ở lụcbát ca dao, thường sử dụng để hát nhằm bày tỏ tình cảm

Chẳng hạn như để biểu đạt tình cảm khen ngợi hết lời một ngườicon gái đẹp, lục bát tình tang đã diễn đạt :

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh

Hay diễn tả các cung bậc tình cảm khác của con người, như khẳngđịnh lời thề thốt trong tình yêu thủy chung đôi lứa, lục bát ca dao đã lấykhông gian của núi sông, rừng bể để khẳng định đôi lứa yêu nhau vượtqua tất cả :

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua

Diễn tả tình cảm nam nữ muốn đến với nhau thành vợ chồng trong

bài như bài Tát nước đầu đình, nhưng bên cạnh đó có những bài lục bát

Trang 36

ca dao biểu đạt tình cảm từ chối thẳng thừng một cách khá chua ngoatrước tình cảm của đối phương mà mình không ưng :

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình

Thể thơ song thất lục bát có khả năng biểu đạt tình cảm tâm trạngcủa con người, tuy khả năng biểu đạt không đa dạng cung bậc tình cảmnhư thể lục bát Tác giả Ngô Văn Phú đã nhận ra được thể song thất lụcbát lại đi sâu vào diễn tả tâm trạng, tình cảm sâu đậm của con người, màchủ yếu tập trung ‘‘diễn tả cái bi, tâm trạng buồn đau của một cảnh đời,những giây phút đau buồn, thầm lặng hoặc dữ dội ’’[44, 66]

Tiêu biểu cho khả năng biểu đạt của thể loại song thất lục bát là các

bài Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm dịch Tác

phẩm là tiếng nói của người vợ nhớ thương chồng đi đánh giặc phương

xa, nỗi mong ngóng vời vợi dằng dặc khôn nguôi lo cho người chồng ởnơi xa gặp hiểm nguy ngoài sa trường Bên cạnh đó, tác phẩm cũng diễn

Trang 37

tả những giây phút cô quạnh, buồn đau của người vợ trong hoàn cảnhmột mình lẻ chiếc nơi quê nhà.

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều lại nói về nỗi lòng của

người cung nữ khi mới được vào cung, thời gian đầu được vua yêu,chiều chuộng, tưởng như tràn đầy hạnh phúc Nhưng nào ngờ, sau giâyphút ngắn ngũi ấy, người cung nữ bị đấng quân vương bỏ rơi, rẻ rúng,phải sống trong cảnh lạnh lẽo, cô đơn, chôn vùi tuổi xuân ở chốn tiêuphòng Tác phẩm nói lên tâm trạng đau xót, buồn tủi của người cung nữ

Ai tư vãn của hoàng hậu Lê Ngọc Hân lại diễn tả giấy phút đau đớn

cảu người vợ khi mất đi người chồng, đó là người chồng đầy chí khí anhhùng lập nên những chiến công lững lẫy, mà đó cũng là người chồng mà

bà yêu thương Bài thơ là lời than đau xót tưởng chừng như đứt ruột củamột người vợ mất chồng, cũng là mất đi một tình yêu cao đẹp không thểníu kéo lại được nữa

2.2.4 Sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của một số tác giả, đóng góp của một số phong trào, khuynh hướng thơ ca trong tiến trình thơ

ca hiện đại

Tiểu luận về thơ của Ngô Văn Phú đã đề cập đến sự chuyển đổi tưduy nghệ thuật của một số tác giả trong tiến trình thơ ca hiện đại Ởnhững bài tiểu luận này ông đã lựa chọn hai nhà thơ tiêu biểu nhất củathơ hiện đại, đặc biệt tác giả đã chỉ ra sự chuyển đổi về mặt tư duy nghệthuật trong tiến trình thơ ca của Huy Cận và Chế Lan Viên Ngô VănPhú đã điểm qua những nét chính trong sự chuyển đổi tư duy nghệ thuậtthơ của hai tác giả, đem đến cho ta cái nhìn khái quát về hành trình thơcủa Huy Cận và Chế Lan Viên, đồng thời khẳng định sự đóng góp củahai nhà thơ này đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam

Trang 38

Đối với Huy Cận, trước hết Ngô Văn Phú khẳng định “Huy Cận làngôi sao sáng trong phong trào thơ mới, mặc dù Huy Cận xuất hiệntrên thi đàn sau Không như một số nhà thơ khác, xuất hiện trên thiđàn lóe sáng rất đẹp rồi phụt tắt, hoặc chỉ sáng ở một thời điểm nào

đó, còn đối với Huy Cận “sáng suốt cả một đời người dâng hiến chothơ” [44, 115]

Buổi đầu đến với thi đàn Huy Cận chịu ảnh hưởng của văn họclãng mạn Pháp Ông tiếp thu được những cái hay cái mới ở các nhàthơ nổi tiếng xuất hiện trước ông và khi ông xuất hiện trên thi đàn thìông đã tạo ra một tiếng thơ riêng, với một thi pháp riêng Thơ của ôngbuổi ban đầu trong phong trào thơ lãng mạn ta bắt gặp “khối buồnthương” trong hồn thơ Huy Cận, cuộc sống con người cho đến cảnhvật thiên nhiên đều nhuốm nỗi buồn Minh chứng cho hồn thơ Huy

Cận trước 1945 là tập Lửa thiêng, với các bài Buồn đêm mưa, Đi giữa đường thơm, Tràng Giang… là những bài thơ thể hiện tâm trạng buồn

của nhà thơ Nỗi buồn của Huy Cận trong thơ xuất phát từ sự buồnthương của cuộc đời Bối cảnh xã hội đã chi phối rất lớn đến thơ trước

1945 của Huy Cận

Ngô Văn Phú đã chỉ ra sự chuyển đổi trong thơ Huy Cận dưới sự tácđộng của bối cảnh lịch sự đất nước và môi trường hoạt động của HuyCận Khởi đầu cho sự chuyển đổi trong tư duy nghệ thuật thơ là việcHuy Cận tham gia hoạt động cách mạng năm 1942 Sau khi cách mạngthành công Huy Cận tham gia vào chính quyền, được phân công phụtrách lãnh đạo văn nghệ ở Hội liên hiệp văn học nghệ thuật và Hội nhàvăn Việt Nam Chính môi trường hoạt động trên đã tạo điều kiện choHuy Cận đổi mới tư duy nghệ thuật thơ ca nhưng cao hơn đó là sựchuyển đổi trong nhận thức, tư duy nghệ thuật Tác giả Ngô Văn Phú đãnhận định sự đổi mới của hồn thơ Huy Cận sau 1945 “đang từ một nhà

Trang 39

thơ của một vũ trụ buồn, hồn thơ của ông đã chuyển công lực sang hẳnmột lãnh vực mới, một quan điểm mới đầy sức sống Từ đắm đuối trongcái tôi bế tắc, thơ ông trong thời kỳ sau cách mạng tháng tám thànhcông, đã thành những cảm nhận tinh tế trước một vũ trụ mới, một cuộc

đời mới…”[44, 118] Để có sự thay đổi một hồn thơ, thay đổi tư duy

nghệ thuật của một nhà thơ không hề đơn giản, không thể một sớm mộtchiều Quá trình thay đổi tư duy nghệ thuật của Huy Cận cũng vậy “Để

có những tập thơ chín, ca ngợi cuộc cách mạng thần thánh của nhân dân

ta, những đổi thay lớn lao của cả một đất nước, một dân tộc, ông đã suyngẫm và im tiếng suốt một thời gian dài” để từ đó chuẩn bị cho một sựthay đổi về tư duy nghệ thuật thơ

Sự thay đổi tư duy nghệ thuật thơ của Huy Cận theo Ngô VănPhú đã diễn ra mạnh mẽ, toàn diện nhất là sau khi đất nước hòa bìnhlập lại năm 1954 Thơ Huy Cận lúc này đổi mới sâu sắc về nội dung

dù thi pháp vẫn giữ nguyên Khẳng định về sự đổi mới này trong thơHuy Cận, Ngô Văn Phú viết: “Những nhân vật mới, cảnh sắc mới,những nỗ lực mới của một dân tộc lớn lên trong chiến đấu; khí thếmạnh mẽ, tươi trẻ bắt đầu xây dựng một cuộc đời mới, vì mọi người,

vì hạnh phúc ấm no của mọi nhà, được tâm hồn thơ nhạy cảm, tài hoa

thể hiện Khác với dòng thơ của Lửa Thiêng” Tiểu biểu cho sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Huy Cận là các tập thơ Trời mỗi ngày mỗi sáng, và các bài thơ Bài thơ cuộc đời…Sang thời kỳ chống Mỹ cứu

nước, thơ Huy Cận hòa mình vào cuộc kháng chiến, tập trung phảnánh những vấn đề của lịch sử đất nước lúc bấy giờ Tiêu biểu cho thơ

Huy Cận lúc này là các tập Những năm sáu mươi, Chiến trường gần chiến trường xa…

Đối với Chế Lan Viên sự đổi mới tư duy nghệ thuật được thể hiệnsuốt cả một hành trình sáng tác Chỉ ra đổi mới tư duy nghệ thuật của

Trang 40

Chế Lan Viên, tác giả Ngô Văn Phú đã nhận định, đánh giá một số tậpthơ của Chế Lan Viên để làm minh chứng cho sự chuyển đổi đó Từ tập

Điêu tàn đến Hoa trên đá là một sự chuyển đổi mạnh mẽ hồn thơ Chế

Lan Viên trong một hành trình dài sáng tác

Trong tập Điêu tàn của Chế Lan Viên, tác giả Ngô Văn Phú đã

nhận ra một tâm trạng, một nỗi lòng của con người lạc lõng giữa cuộcđời Bao trùm là giọng buồn, thương xót cứ chất chồng trong tập thơ.Đây cũng là tâm trạng chung của thế hệ các nhà thơ mới trước 1945,khi họ phải sống trong một xã hội đầy bất công ngang trái Ngô Văn

Phú cũng chỉ ra rằng Điêu tàn có một sự đóng góp “Dù sao, sau nỗi

đau thương ấy, Điêu tàn cũng đã gieo cho những người đọc thơ ấy nhớrằng: mình có một tổ quốc tráng lệ và vinh quang mà đã để mất Đó là

công của Điêu tàn” Đến tập Vàng sao, Ngô Văn Phú nhận thấy ngôn

ngữ trong tập thơ trang trọng nhưng lại ít truyền cảm, thậm chí tập thơnày còn đi sâu vào thế giới huyền bí và cách xa cuộc đời hơn cả tập

Điêu tàn trước đó.

Đến những năm kháng chiến chống Mỹ, Chế Lan Viên đã viết

tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ thực sự đã gắn liền với các sự kiện

của cuộc chiến tranh chống Mỹ những ngày đầu của dân tộc ta, đặc

biệt là các bài với giọng điệu đả kích quân thù Đến tập Hoa đời thường – Chim báo bão tập chung vào hai chủ đề lớn của dân tộc lúc

này đó là cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta Trong tập thơ này nhiềubài thơ, câu thơ mang ý nghĩa xung trận xuất hiện Cho đến khi tập

Những bài thơ đánh giặc ra đời được đánh giá rất cao Đúng như tên

tập thơ, những bài thơ và câu thơ có sự sắc bén để tấn công kẻ thù.Tác giả Ngô Văn Phú đã nhận xét về giá trị của tập thơ này là: “Nhưmột nhạc sĩ trước kia làm ca khúc, sau làm các thể loại có dung

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Arixtôt-Lưu Hiệp (1961), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa-Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Arixtôt-Lưu Hiệp
Nhà XB: Nxb Văn hóa-Nghệ thuật
Năm: 1961
2. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1984
3. Lại Nguyên Ân (1998), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống với văn học cùng thời
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
4. Ngô Ngọc Bội (1987), "Đổi mới tư duy là cuộc cách mạng tự thân", Văn học, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tư duy là cuộc cách mạng tự thân
Tác giả: Ngô Ngọc Bội
Năm: 1987
5. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lí luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
6. Phạm Thị Thùy Dương (2002), Chân dung và đối thoại: Chân dung văn học, bình luận văn học, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chân dung và đối thoại: Chân dung văn học, bình luận văn học
Tác giả: Phạm Thị Thùy Dương
Năm: 2002
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
8. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
9. Nguyễn Thị Xuân Giang (2003), Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vương Trí Nhàn, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vương Trí Nhàn
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Giang
Năm: 2003
10. Macxim Gorki (1970), Gorki bàn về văn học, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gorki bàn về văn học
Tác giả: Macxim Gorki
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1970
11. Lê Bá Hán, Trần Đình sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 1992), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Hoàng Ngọc Hiến (1987), "Trước hết là đổi mới cách nhìn", Văn nghệ, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trước hết là đổi mới cách nhìn
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1987
13. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngả đường vào văn học
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
14. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phê bình văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
15. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
17. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung và đối thoại
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1998
18. M.B Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học
Tác giả: M.B Khrapchenko
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978
19. Khrapchenko. M.B (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu văn học
Tác giả: Khrapchenko. M.B
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
20. Tôn Phương Lan (biên soạn), (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trước đèn
Tác giả: Tôn Phương Lan (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
21. Phong Lê (2006), Người trong văn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người trong văn
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2006

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w