Đặc sắc trong dựng chân dung

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 70 - 72)

Quả thật đọc những chân dung của Ngô Văn Phú, khi như một thiên truyện ký, khi như một tản văn mà ở đó, chất văn chương được sử dụng như một thế mạnh tối đa, khiến người đọc day dứt, ám ảnh. Và ở đó, còn là cảm xúc, cái nhìn của một nhà văn, mà sự tinh tế và nhạy cảm đạt đến độ, để có thể dẫn dụ người đọc vào thế giới riêng của nhân vật một cách khéo léo.. Đó là chân dung về những người đã mất, hay những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tưởng như đã quá quen thuộc với người đọc, nhưng qua góc nhìn của ông, vẫn cảm nhận ở đó, những góc khuất sâu chưa ai từng chạm tới. Họ trút tất cả những buồn vui vào ông. Ở đó người đọc cảm nhận được sự cảm thông, chia sẻ của ông, một nhà văn có trái tim đa cảm, đôi khi nặng nợ với cuộc đời.

Cũng là viết về Nam Cao, nhưng Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa ngoài việc lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, trong tác phẩm còn “đỏ mặt tía tai” thẳng thắn tranh luận, đối thoại với chân dung được anh vẽ với chất giọng hài hước nửa đùa nửa thật. Những trang viết về Nam Cao của Ngô Văn Phú có lẽ là bức chân

dung sinh động và độc đáo nhất về nhà văn này: Dường như cả cuộc đời Nam Cao dần dần hiện ra, từ lúc còn đi học, rồi làm báo, viết văn cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Ngô Văn Phú đã đưa ra những nhận định tương đối chính xác về nhà văn: “ … Bút pháp của Nam Cao, với người đọc ngày càng được trang bị thêm kiến thức, là một bút pháp dồi dào nội lực. Bằng những hình ảnh và những chi tiết sống động, ông đã xây dựng được những con người, những cảnh ngộ, những giai đoạn, thời kì mà số phận những con người nhà quê và những tri thức nghèo sống gần như trong một chiếc chảo rang nóng, ngột ngạt mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại. Nhưng lương tri của họ thật trong sạch, thật thuần hậu…”. Ngoài ra, Nam Cao còn hiện lên qua những nhận xét của các nhà văn qua lời kể của Ngô Văn Phú. Ta sẽ bắt gặp những nhận xét của Tô Hoài về nhà văn này: “không bao giờ, trong công tác thực tế Nam Cao đặt cái anh nhà văn ra trước công việc mà đầu tiên chúng ta chỉ trông thấy một anh cán bộ Nam Cao…”. Ngô Văn Phú đã dựng bức chân dung nhà văn Nam Cao với tất cả sự tôn kính và cảm phục của mình.

Cũng là chân dung Nguyên Hồng, Tô Hoài cho ta thấy được tinh thần làm việc của một nhà văn yêu nghề còn với Ngô Văn Phú ngoài tinh thần đó ra ông còn cho người đọc chúng ta thấy được vẻ đẹp của nhà văn này trong cuộc sống thường nhật với phong cách bình dân giản dị: “Ông rất mê thịt chó và uống rượu tăm. Ăn uống sơ sài thôi nhưng thích nhâm nhi, vừa ăn vừa tán gẫu, hoặc trầm ngâm bên chén rượu..” hay “… chân đi dép cao su hay đôi giày cà khổ … Ông không thích sự phẳng phiu vuông vức sang trọng, ông thích hòa đồng với những người xung quanh, giản dị và vất vả…”.

Vương Trí Nhàn đã từng phác họa chân dung Nguyễn Bính ở khía cạnh “thi sĩ đồng quê” qua cách trích dẫn về con người quê, cảnh quê và

hiện thực vùng quê trong chính thơ Nguyễn Bính. Với Ngô Văn Phú vẫn là những nét trên với:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cau thôn Đông nhớ trầu không thôn nào?...

Ta còn thấy được Nguyễn Bính hiện lên với nét tài hoa bên trong cái xuềnh xoàng bên ngoài trong lần đầu tiên gặp mặt. Với nữ thi sĩ tài hoa Xuân Quỳnh, trong khi Vương Trí Nhàn đặt chị trong không khí gia đình để dựng lên chân dung nữ thi sĩ này để lí giải cho sự nâng niu khát khao hạnh phúc của chị. Ngô Văn Phú lại đặt chị trong cuộc sống đời thường và thực tiễn sáng tác để làm bật lên cách sống bản năng, tự nhiên luôn khát khao được yêu thương ở chị: “Quỳnh luôn khát khao được yêu thương và khi cảm thấy được yêu, được thương thì sống hết mình cho những ai đã yêu, đã thương mình”, điều này được Ngô Văn Phú thể hiện rõ nhất qua câu chuyện tình yêu của nhà thơ với Lưu Quang Vũ. Đặc điểm này tiếp tục được nhà thơ khẳng định qua thơ của chị đặc biệt là thơ tình. Với Xuân Quỳnh, Ngô Văn Phú đã xây dựng lên nhân vật này như là một người phát ngôn về tình yêu và khát khao hạnh phúc cho gia đình qua đời thơ của chị.

Với một lối diễn tả giản dị, thân mật, Ngô Văn Phú đã phác lại thật độc đáo, thật sinh động, những khuôn mặt của mấy thế hệ nhà văn nhà thơ, những nhân vật nổi danh một thời, hoặc không còn, hoặc còn sống, hiện có mặt ở đây hay nơi khác. Những nhân vật này lần lượt xuất hiện mỗi người hiến cho độc giả một vài mẩu chuyện vui có, buồn có, nhưng thật mới lạ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w