Gắn liền với các thể thơ là các quy định về luật và đặc điểm cơ bản của mỗi thể thơ. Tiểu luận về thơ của Ngô Văn Phú đã tiến hành khảo sát và phân tích về luật, vần, thanh đa dạng của các thể thơ. Chúng tôi chỉ
tiến hành tóm lược lại luật và đặc điểm của một số thể thơ tiêu biểu như thể tứ tuyệt, song thất lục bát.
Đối với thể thơ tứ tuyệt:
Ngô Văn Phú trong tiểu luận về thơ của mình đã khảo sát thơ tứ tuyệt của một số nhà thơ và rút ra được một số đặc điểm cơ bản của thơ tứ tuyệt như sau:
Thứ nhất, thơ tứ tuyệt là thể thơ cô đọng, súc tích, có kết cấu chặt chẽ. Đây chính là đặc điểm quan trọng của thơ tứ tuyệt. Bài thơ tứ tuyệt là một bài thơ ngắn, số lượng câu chữ theo quy định. Chính vì vậy, nếu nhà thơ nghĩ không sâu, không có những ngôn từ tập trung, đầy hình ảnh tượng trưng với những ý nghĩa sâu sắc, trữ tình thì không thể thành bài thơ tứ tuyệt hay được. Ngô Văn Phú đã thừa nhận làm thơ tứ tuyệt thật là khó. Nhưng giá trị thơ tứ tuyệt đem đến có lúc như thể trời cho, viết như từ nội tâm vọt ra thành một mạch. Để chứng minh cho điều này Ngô Văn Phú dẫn ra bài Tự quân chi xuân hĩ của Trương Tiểu Linh:
“Tự quân chi xuân hĩ, Bất phục lý tàn ky,
Tư quân như nguyệt mãn Dạ dạ giảm thanh huy”
Ngô Tất Tố đã dịch là:
Từ ngày chàng bước chân đi
Cái khung dệt cửi chưa hề nhúng tay, Nhớ chàng như mảnh trăng đầy
Ngoài ra, còn nhiều bài thơ khác được viết ra trong những giây phút trời cho như vậy, như bài Đề Đô Thành Nam Trang của Thôi Hộ...
Thứ hai, dù là thể thơ có nguồn gốc ở Trung Quốc và rất khó làm, nhưng khi thể thơ này được truyền sang Việt Nam thì theo Ngô Văn Phú, thể thơ này được nhiều người ưa thích. Minh chứng cho điều này ông đã dẫn ra một số trường hợp, như Lý Thường Kiệt đã viết bài thơ tứ tuyệt nổi tiếng, bài thơ này được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta Nam quốc sơn hà. Huyền Quang, một nhà thơ thời Trần có bài Phiếm chu không thua kém gì thơ của Vương Duy. Nguyễn Trãi với bài Mộ xuân tức sự... đây là những bài thơ hết sức đặc sắc, khẳng định sự yêu thích thơ tứ tuyệt của các nhà thơ.
Thứ ba, thơ tứ tuyệt còn đòi hỏi một nghệ thuật cao về ngôn ngữ và cấu trúc chặt chẽ, dù vậy thơ tứ tuyệt lại có khả năng hoà nhập với thơ ở thời đại sau nó. Chính vì vậy thơ tứ tuyệt ở Việt Nam luôn có những bài thơ hay được bổ sung theo thời gian. Để minh chứng cho sự hoà nhập của thơ tứ tuyệt với thơ của thời đại sau này, Ngô Văn Phú đã dẫn một số nhà thơ hiện đại trong phong trào thơ mới. Ví dụ như Lưu Trọng Lư là nhà thơ mới, người luôn đấu tranh cho thơ mới. Nhưng ẩn chứa bên trong hồn thơ mới là một lối thơ cổ điển (Lá bàng rơi), Hàn Mặc Tử đem đến cho tứ tuyệt tiếng nói của con người thế kỷ XX (Nắng tươi), hay Nguyễn Bính (Ngược xuôi), Phạm Huy Thông (Trong vườn xưa), và Chế Lan Viên (Thư mùa nước lũ, Nhớ Việt Bắc, Tiếng chim)...
Thứ tư, thơ tứ tuyệt được cách tân, biến ảo, chuyển giao sang những thể thơ khác, tám chữ hoặc lục bát. Minh chứng cho sự chuyển giao này tác giả đã dẫn bài Cây của Chính Hữu:
“Thôn xóm ta trồng, cây lại tiếp cây Xanh một màu xanh nối nước liền mây Nghìn dặm đường vui, rì rào đất nước, Trong bước chân ta đi vội đêm ngày...”
hay tứ tuyệt lục bát của Vương Tâm (Không đề), Đồng Đức Bốn (Chăn trâu đốt lửa).
Với đặc điểm trên có thể khẳng định thơ tú tuyệt có một sức sống mãnh liệt và dồi dào trong nền thơ ca Việt Nam.
Đối với thơ song thất lục bát:
Luật bằng trắc trong cặp câu song thất lúc bát sẽ là:
t t t // t b b t // t t t b // t t b b// t b // t t // bb // b b t t // t b t b
Về nhịp điệu của thơ song thất lục bát được ngắt đa dạng Câu 1: nhịp 3 – 4
Câu 2: nhịp 3 – 4 Câu 3: nhịp 2 – 2 – 2 Câu 4: nhịp 4 – 4
Tuy nhiên, nhịp ngắt của thơ song thất lục bát đôi khi biến đổi linh hoạt, tự thân để nhằm thể hiện hết dụng ý của tác giả muốn thể hiện, nhất là ở cặp lục bát. Câu 3 có thể ngắt nhịp 3 – 3, câu 4 có thể ngắt nhịp là 2 – 4 – 2 hoặc 3 – 3-2.
Về cách gieo vần của thơ song thất lục bát, tác giả chỉ ra:
Câu 1: Tiếng thứ năm phải vần với từ cuối câu 8 ở khổ thơ trên. Từ thứ bảy phải vần với từ thứ năm ở câu 2.
Câu 2: Từ thứ năm vần với từ thứ bảy (câu cuối) của câu bảy trên. Từ thứ bảy (từ cuối) phải vần với từ cuối của câu 3 (câu lục).
Câu 3: Từ cuối phải vần với từ cuối của câu 2 (bảy từ) và vần với từ thứ sáu của câu 4.
Câu 4: Từ thứ sáu vần với từ cuối của câu 3. Từ cuối vần với từ thứ năm của câu bảy tiếng thứ nhất khổ thơ sau. (Nếu câu 4 thuộc loại biến thể, gieo vần lưng thì ứng vần ở từ thứ tư câu 4).
Ví dụ:
Trong cung quế âm thầm (v) chiếc bóng (v) Đàn năm canh trông ngóng (v) lần lần (v) Khoảnh làm chi bấy chúa xuân (v)
Chơi hoa cho rữa nhị dần (v) lại thôi (v)
Song thất lục bát còn gọi là ngâm khúc hay vãn có đặc điểm cơ bản là thường dùng để giải bày tâm trạng, một cảnh đời nào đó, những giây phút buồn đau của con người.
Minh chứng cho đặc điểm này, tác giả đã dẫn ra các bài Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn hay, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều,
Ai tư vãn của hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Các bài ngâm, vãn này đều nói lên tâm trạng buồn và nỗi đau của người phụ nữ trong một hoàn cảnh nhất định nào đó.
Song thất lục bát khi đọc âm hưởng réo rắt, da diết nhờ có tính nhạc được tạo từ vần, từ tiết tấu, cũng từ đó quan hệ giữa các câu phong phú đa dạng hơn.