Một số vấn đề có tính nguyên tắc khi viết chân dung văn học

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 59 - 61)

của nhà văn qua quan sát, lựa chọn chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi, sự nghiệp văn học… để dựng lại bộ mặt tinh thần của nhà văn.

3.1.2. Một số vấn đề có tính nguyên tắc khi viết chân dung văn học văn học

Khoảng hai chục năm trở lại đây, thể loại chân dung văn học khá phát triển và có vẻ như lấn át thể loại phê bình văn học, một thể loại có tính thời sự cao, tạo nên diện mạo sinh động của đời sống văn học. Nhiều người cứ nghĩ viết chân dung văn học là dễ dàng bởi đó là việc khắc họa nên con người rất đáng kính của nhà văn, chẳng mấy ai lại đi bắt bẻ người viết nếu như anh ta có “nói quá lên” hoặc viết chưa hay (mà cho dù người viết có viết chưa hay thì chỉ bằng vào việc kể lại những cái hay của nhà văn - nhân vật trong bài viết, cũng đủ để người ta thấy hay, nhất là bài viết có những chi tiết “độc” chưa từng công bố của nhà văn - nhân vật của bài viết). Thực ra, thể loại chân dung văn học không hề dễ dàng như nhiều người tưởng mà trái lại, nó lại cực khó bởi mấy lẽ sau. Về mặt thể loại, chân dung văn học phải miêu tả được diện mạo của một nhà thơ, nhà văn cụ thể, sao cho nổi bật được thần thái sống động của nhân vật, phát hiện được những đặc điểm riêng độc đáo của một nhân cách trong thế giới tinh thần đa dạng và phức tạp của nó. Khi viết chân dung văn học, người viết phải biết quan sát, lựa chọn chi tiết, hành động, ngôn luận trong đời sống, công việc và cả tác phẩm của nhà văn (nhân vật của chân dung) để dựng lại bộ mặt tinh thần của nhà văn. Như thế, viết chân dung văn học không chỉ là đơn thuần kể chuyện đời thường của nhà văn mà nhà văn tồn tại là nhờ có tác phẩm nên người viết chân dung phải “thuộc” kỹ tác phẩm của nhà văn đó. Có nghĩa là Chân dung văn học ẩn chứa trong nó phê

bình văn học mà người viết phải là một nhà phê bình văn học. Nói cách khác, về mặt thể loai, chân dung văn học là “anh em” với phê bình văn học, trong chân dung văn học có phê bình văn học ở dạng tinh chất. Về mặt quan hệ xã hội, khi viết chân dung văn học người viết không thể không tính đến địa vị xã hội, vị trí, “đẳng cấp” của nhà văn, nhà thơ trong đời sống văn học. Nếu như nhân vật của chân dung văn học chỉ là một “phó thường dân” thì không có gì trở ngại, người viết chân dung thoải mái vung bút. Nhưng nhân vật đó lại là một “Quan chức văn nghệ” hoặc là một nhân vật VIP nào đó thì quả là không hề đơn giản. Với người viết “cơ hội” thì đây là dịp tốt để “ghi điểm” và vì thế tính khách quan, công tâm bị triệt tiêu, nhân vật của chân dung được bốc thơm hết cỡ. Vậy vấn đề đặt ra là mỗi người viết cần phải có cách đi riêng cho mình để mỗi chân dung không đơn thuần là những bài giới thiệu tiểu sử hoặc những tiểu luận khoa học viết về sự nghiệp một tác phẩm nào đó mà phải nắm được cái thần của văn nghiệp người nghệ sĩ ngôn từ để loại bỏ cách tiếp cận sơ cứng mới tạo nên được nét hấp dẫn riêng biệt của chân dung văn học. Người viết phải cung cấp được những tư liệu quý giá về đối tượng giúp người đọc cảm nhận được tình cảm, cảm xúc, lòng nhiệt thành, sự tâm huyết của nhà văn, người đọc có thể hiểu được một cách chân thực số phận, cuộc đời của nhân vật từ đó tạo nên sự đồng cảm giữa người đọc giữa người đọc và chân dung.

Không chỉ cung cấp tư liệu, khi viết chân dung văn học cần phải cho người đọc những hiểu biết về một giai đoạn lịch sử xã hội, không khí văn học một thời với những biến chuyển, những quy luật vận động. Đặt nhà văn nhà thơ vào một trong những giai đoạn ấy sẽ giúp người đọc có điểm nhìn toàn diện khi tiếp cận chân trời nghệ thuật đòng thời cắt nghĩa được một thời kì văn học, làm sống lại không khí một thời đã qua đồng thời qua hình tượng thể hiện quan niệm của tác

giả về nghề nghiệp cũng như cuộc sống. Việc cung cấp tư liệu về đối tượng là một trong những mục đích của chân dung văn học. Vì vậy, việc lựa chon các chi tiết để xây dựng nhân vật cũng không được tùy tiện mà cần những chi tiết có thể làm sáng tỏ được đặc điểm của nhân vật.

Như những nói trên, tác giả xây dựng tác phẩm chân dung văn học cần phải đáp ứng được những yêu cầu mang tính đặc trưng riêng của thể tài này mới có thể sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị, góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 59 - 61)