Mùa xuân và mùa thu trong thơ ca

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 42 - 51)

Đề tài mùa thu là một đề tài phổ biến ở trong thơ ca, nó đem đến nhiều cảm xúc cho con người, theo cảm nhận của Ngô Văn Phú, ở Việt Nam mùa thu thường là mùa đẹp nhất, trời trong xanh, rét se se sau một mùa hạ dài nắng cháy da. Mùa thu đến như thể một quà tặng của trời ban. Từ lâu, Tam Nguyên Yên Đổ đã để lại trong thi ca ba bài thơ về mùa thu nổi tiếng Thu ẩm, thu vịnh và Thu điếu.Cả ba bài thơ đều lấy cảnh quan từ vùng sông nước đồng bằng làm nền. uống rượu mùa thu, cũng là một cái thú của nhà nho cũ:

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè, Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ dăm ba chén đã say nhè.

(Thu ẩm)

Thiên nhiên trong thơ mùa thu là một nguồn cảm hứng cho các thi sĩ. Nhà thơ nào mà chẳng đã từng viết về mùa thu. Trong mạch thơ quê, thơ mùa thu miền đồng bằng của Đoàn Văn Cừ cũng êm đềm lắm:

Từng cánh buồm nâu rõi gió về Sao trời trong tựa giọt pha lê Cầu thôn vắng bóng qua dòng biếc

Trời tím hồng trên những ngọn tre

Cụ già lọm khọm trên đòng vắng Gió thổi bơ phờ mớ tóc bông.

Tôi thích chiều chiều ra đứng đón Mùa thu trong tấm áo sương hồng Nhạn chiểu dẽ nước trên hồ gấm Không khí say như chất rượu nồng...

(Thu)

Với tác giả Nguyễn khuyến, Ngô Văn Phú lại có cách nhìn nhận khác. Theo ông, Nguyễn Khuyến khi mùa thu đến uống rượu với với mùa thu, say với thu, nhưng Đoàn Văn Cừ thì lại có một cảm xúc vừa êm đềm, nồng hậu mà đâu không phải mãnh liệt : mùa thu chính là chất men nồng để nhà thơ mê đến ngây ngất.

Thần đồng Trần Đăng Khoa cũng có hai bài thơ nhỏ về mùa thu, cũng là thu đồng bằng :

Sân trăng nghe đã dần phai Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây Nghe trời trở gió heo may

Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau

(Chớm thu) Hay ở một bài khác:

Thu về lành lạnh trời mây,

Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ Ánh trăng vừa thực, vừa hư

Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào!

(Đêm thu)

Trần Đăng Khoa làm bài thơ này, một vào năm 1967, một vào năm 1972, Miền Bắc trong bom đạn Mỹ đánh phá tơi bời, vậy mà mùa thu trong thơ Khoa bình thản, trong lành đến thế, đủ biết sự truyền cảm của thiên nhiên mùa thu có một sức cuốn hút thật đặc biệt.

Thơ thiên nhiên qua mùa thu có thể lẩy ra nhiều lắm. Nhưng theo tác giả cái cảm về mùa thu, mới là điều tinh tế ở mỗi nhà thơ…Một con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô trong thơ của Lưu Trọng Lư ở bài Tiếng thu, đủ gieo vào lòng người một nỗi hoài cảm bâng khuâng khôn dứt. Mùa thu trong thơ các thi sĩ tiền chiến là một nỗi buồn từ trời đất chuyển vào hồn người hay từ hồn người lan ra trời đất, ở bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, theo Ngô Văn Phú từ cảnh đến tình cứ tràn dâng từ cảnh sang người, từ người sang cảnh:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới, mùa thu tới,

Với áo mơ phai, dệt lá vàng…

Hơn một loài hoa đã rụng cành, Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mờ Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò,

Mây vẩn từng không, chim bay đi Khí trời u uất hận chia ly

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?

Với Trần Huyền Trân, tác giả cũng chỉ rõ: thu có một nỗi buồn kín đáo, thi vị:

Mưa bay, trắng lá rau tần, Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa Có người về khép song thưa

Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng…

Nhưng theo tác giả, cái nỗi buồn của Huy Cận trước mùa thu mới thật rộng lớn. Một nỗi buồn vũ trụ trong bài Thu rừng, đọc rồi, mới thấy nỗi đất trời trong thời mất nước:

Bỗng dưng buồn bã không gian, Mây bay lũng thấp giăng màn âm u Nai cao gót lẫn trong mù

Xuống rừng nẻo thuộc nghìn thu mới về

Sắc trời trôi nhạt dưới khe Chim đi, lá rụng, cành nghe lạ lùng Sầu thu lên vút song song

Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu

Non xanh ngây cả buồn chiều Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia

Thơ tình mùa thu cũng là một đề tài lý thú. Bài Màu thu năm ngoái

của Hồ Dzếnh, đâu chỉ những gái trai đồng niên đồng tuế với tác giả yêu thích, mà còn bao thế hệ sau ông đều đã thuộc:

Trời không nắng cũng không mưa, Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung Chiều buồn như mối sầu chung,

Lòng êm nghe thoáng tơ chùng chốn xa.

Đâu hình tầu chậm quên ga Bâng khuâng gió nhớ về qua lá dầy

Tôi đi lại mãi chốn này

Dưới chân, mỗi lối thu vàng Tình xa lắm lắm, tôi càng muốn yêu...

Một mùa thu với những hình bóng có chút gì như thiếu hụt. trời không nắng cũng không mưa. Ga như bị tầu bỏ quên. người thì đi đi lại lại mãi một nơi hò hẹn mà tình vẫn không thể dứt. Và chính bởi nỗi thiếu hụt như thế, thi sĩ lại càng đắm đuối vào yêu đương..Mùa thu là thế, chưa bao giờ hồn người gửi gắm vào cây lá, vào hình bóng, vào tiếng nói riêng của thiên nhiên như ở mùa này...

Theo tác giả, thơ tình mùa thu, có lẽ lại phải tìm đến Xuân Quỳnh. Không như Hồ Dzếnh, chính mùa thu là mùa đã cho tình yêu qua thử thách, để trọn vẹn sống cho nhau... Bài Thơ tình cuối mùa thu, có lẽ cũng có thể mang một tựa đề: Chỉ còn em và anh!

Lại có một gam độ tình yêu khác, khi mùa thu tới, tuổi đời cũng đã vào thu, lúc bấy giờ mới tiếc nuối cho một mối tình lỡ dở. Trong bài Bây giờ mùa thu Vũ Đình Minh viết:

Gió tháng tám vu vơ rồi sẽ thổi về Cánh bãi sẽ ngô mềm vai áo

Lá sẽ mượt sau những ngày giông bão Nhịp tim mình rồi mạch lạc như xưa

Sẽ đến ngày tóc mình ngả vào thu, Hoa bèo tím chẳng mong manh như trước Chim nhạn sẽ bay về thưa thớt,

Cây phượng dãi dầu lại trổ lộc vào xuân, Búp xanh nõ nhắc hồi làm mầm biếc

Thời nông nổi sẽ qua, dẫu có nhiều nuối tiếc, Để dễ gì quên mọi chuyện cũ càng.

Xa nhau rồi, lỡ dở rồi, tưởng cố mà quên đi, nhưng đâu mà quên được. Giữa hai người ai là người có lỗi, hình như cũng không là ai cả. Mà đó chỉ là một phút bồng bột nhất thời, mà lỡ cả một tình yêu:

Giá được nguôi quên sau bao nỗi giận hờn, Thì đêm đã chẳng dài như thế.

Sợi tóc mềm kéo qua thời trẻ,

Sẽ phai màu sau mưa nắng, đấy em. Bây giờ đã vào thu, nhịp tim đập bình yên, Anh lại nhớ mùa hè nông nổi ấy

Hoa bèo tím mong manh lắm đấy, Nhưng điều này chẳng nói với hai ta...

Vậy là mùa thu, theo nhận định của Ngô Văn Phú không chỉ là dẫn người ta vào tình yêu mà còn như là trang giấy để những người yêu nhau ghi bằng một thứ mực tâm tình, khắc vào mùa thu bao nhiêu tâm trạng. Mùa thu hay là nhân chứng của tình yêu?

Hoàng Nhuận Cầm có Viên xúc xắc mùa thu thật kỳ ảo. Đó là một bài thơ hay, trẻ trung, mà vẫn từng trải. Hình như Viên xúc xắc mùa thu là một lời sám hối về một tình yêu của Cầm, một tình yêu mà anh đã tự tay đánh mất. Viết về mất mát, đã có bao nhiêu bài thơ tình trước và sau

Viên xúc xắc mùa thu. Một bài thơ về mất mát như bài Vườn xưa của Tế Hanh, do hoàn cảnh đất nước chia cắt, một thời ai chẳng nhớ.

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc

Hai ta ở hai đầu công tác Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa.

Hai ta như sen mùa hạ, cúc mùa thu Như tháng mười hồng, tháng năm nhãn

Em theo chim em đi về tháng tám Anh theo chim cùng với tháng ba qua...

Đó là hoàn cảnh khách quan mà phải cách xa, còn xa xót thế, huống hồ, lại tự mình đánh mất. Nhưng mùa thu cũng là mùa của sự đồng cảm của mọi người.

Nhận xét về Vũ Cao, Ngô Văn Phú cũng có những cảm nhận tinh tế, ông cho biết: Vũ Cao nhớ lại mùa giã cốm ở một bản mường. không phải là một mùa giã cốm mơ hồ, mà ở một địa chỉ cụ thể. Đó là đêm trú quán của anh bộ đội ở nhà đồng bào, ở Đồng Đau trong bài thơ Mùa giã cốm, với Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê, cho đến những năm cuối đời, ông đã dâng tặng quê hương xứ sở, một trong những bài thơ chân quê đầy ý vị như bài Chiều thu.

Ngoài ra, ông còn nhiều tiểu luận nói về thơ xuân xưa và nay với những nhận xét rất tinh tế, nghiên cứu về Nguyễn Trãi ông nhận thấy: Nguyễn Trãi còn lưu lại hai bài thơ tết, trong đó có bài Đêm trừ tịch

Mười hai tháng trọn mười hai hết tiết đông trường sang mai Hắc đế Huyền Minh đà đối ấn

Sóc Phương bạch tuyết hãy đeo đai Chong đèn chực tuổi, cay con mắt Đốt trúc khua na đắng lỗ tai Chẳng thấy lịch quan tua sá hỏi Ướm xem dần nguyệt tiểu hay đài?

Có thể thi hào làm bài này sau khi lui về Côn Sơn, lòng còn mong chờ được dịp vua Lê nghĩ lại, vời ra thi thố tấm lòng vì dân vì nước của ông. Bài thơ có phong độ thư thái, kín đáo, mà vẫn thấy được tâm sự. Đầu thế kỉ XX, có hai nhà thơ có những bài thơ viết về mùa Xuân cũng được tác giả đặc biệt chú ý. Đó là Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Ở Nguyễn Khuyến khi viết về xuân, lúc nói xa, lúc nói gần, cũng mang những ý nghĩ thầm kín của ông.

Trong văn học hiện đại, Ngô Văn Phú cũng cũng đã đề cập đến thơ về mùa xuân của một số tác giả tiêu biểu như Tố Hữu, Hồ Chí Minh...

Theo tác giả, Tố Hữu có nhiều thơ viết về xuân như: Bài ca mùa xuân 1961, từ một cảm xúc của một buổi sáng mùa xuân mà nghĩ đến hạnh phúc của mọi người, của mình, nghĩ đến niềm vui về chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Bác Hồ cũng có nhiều thơ viết về mùa xuân, như thơ chúc năm mới năm 1947, từ đó mỗi nhà, mỗi cơ quan lại có phong tục mới: đầu năm đón thơ bác. Những năm thắng to, thơ của Bác càng vút cao lời ca chiến thắng.

Tóm lại, những đánh giá nhận xét của Ngô Văn Phú về mùa thu, mùa xuân trong văn học xưa và nay đều mang những cảm nhận riêng, rất thú vị, độc đáo. Từ đó người đọc có cái nhìn mới hơn về mảng đề tài này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w