Đặc sắc trong nghệ thuật viết

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 72 - 82)

Một trong những mục đích của chân dung văn học đó là cung cấp một cách đầy đủ, độc đáo tư liệu về đối tượng. Đặc biệt, đối với những

nhà văn, nhà thơ được nhiều người yêu mến lại càng có ý nghĩa hơn. Để cho người đọc thấy được thần thái sinh động của đối tượng, Ngô Văn Phú đã lựa chọn trước tiên là những chi tiết đắt để dựng chân dung đối tượng. Những chi tiết ấy có thể là một lời nói, một hành động hay một nét ngoại hình. Bằng ngòi bút tinh tế, Ngô Văn Phú đã “chộp bắt” được những chi tiết có vẻ ngẫu nhiên nhưng nó gắn với một cuộc đời, một số phận, một tính cách. Để làm được điều đó chỉ có sống, tiếp xúc, gần gũi mới có thể tìm thấy những chi tiết đặc sắc, ấn tượng về các nhà văn.

Văn chương và người thưởng thức của Ngô Văn Phú khác với Tô Hoài trong Cát bụi chân ai. Cũng đều là dựng một chân dung Nguyên Hồng với tinh thần làm việc của một nhà văn yêu nghề, Tô Hoài đã tiết chế tình cảm với cách miêu tả sắc lạnh khi đưa chi tiết nhà văn Nguyên Hồng văng bậy chửi trước tòa soạn “Ông đéo chơi với chúng mày nữa ông về Nhã Nam” thì Ngô Văn Phú lại cho ta thấy một Nguyên Hồng thật ủy mị khi nhân vật trong tác phẩm mình chết: “Giời ơi, Gái đen chết rồi! Gái đen chết rồi!”. Chỉ bằng một chi tiết ấy người đọc đã thấy được trong sáng tác nhà văn sống với nhân vật như người mẹ sống với những đứa con. Trong quá trình dựng chân dung, việc lựa chọn những chi tiết nhỏ nhằm vẽ lên hình ảnh đối tượng được Ngô Văn Phú sử dụng phổ biến. Để cho người đọc thấy được một Thanh Tịnh lịch sự nhưng sắc sảo, nhà văn đã kể lại một cuộc tiếp xúc nhỏ giữa Thanh Tịnh và một viên quan hách dịch của triều đình Huế. Người đọc sẽ không cần phải tìm đâu xa một Nguyễn Tuân tài hoa, tinh tế khi đọc đoạn văn sau: “… Ông ngồi trên một cái võng, viết bằng thứ bút riêng, giấy riêng, chữ đanh và đẹp … Ông viết, với bình rượu con bên cạnh một chút lạc rang nhâm nhi và có một lọ hoa trước mặt.”

Nhiều khi, Ngô Văn Phú bắt được những thần thái trong từng khoảnh khắc của văn nghệ sĩ qua những bài thơ hay câu thơ của họ xâu chuỗi để người đọc tự suy ngẫm. Ta thấy được một Vân Đài hiền hậu dịu dàng với tâm hồn thật đa cảm qua việc trích dẫn:

Vườn nắng tha thướt, cành in bóng, Từng giọt tầu tiêu tiếng điểm sương Cỏ nép chân cây, cành rủ lá.

Vài tia gió nhẹ, rỡn hoa hường...

Để thấy được một Lưu Trọng Lư trong vai trò như một chiến tướng trong phong trào thơ Mới, Ngô Văn Phú đã có nói đến sự chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao văn hóa giữa Đông và Tây được hiện hữu trong thơ ông:

Sớm vin nhành liễu so màu tóc Chiều ngắt hoa lê đọ nụ cười Người đẹp bên sông sầu chửa biết, Bên sông ngày lượm lá bàng rơi...

(Lá bàng rơi)

Người đọc cũng sẽ thấy một Yến Lan với chất thơ đằm thắm chất phương Đông:

Trưa hào hoa mình lụa Thương trời ngơ ngẩn xanh Buồn nghe qua chuyến ngựa Trên nẻo làng quanh quanh

Cách dựng chân dung của Ngô Văn Phú ở đây không chỉ gợi cho người đọc một cá tính hay một cuộc đời nhà văn nhà thơ mà tự nó cũng gợi được rất nhiều về văn nghiệp của chân dung đó. Lựa chọn và lẩy ra những câu thơ là sự sáng tạo trong việc lựa chọn cách dựng chân dung: đi từ tác phẩm tới tác giả.

Việc lựa chọn những chi tiết đắt, Ngô Văn Phú còn gửi gắm vào đó nhiều dụng ý nghệ thuật. Từ một chi tiết liên quan đến con người này, nó lại kéo theo sự xuất hiện của con người khác đôi khi nó còn dựng lên cả chân dung của cả một cuộc sống một thời. Qua việc dựng chân dung Nguyễn Đình với câu chuyện về một bữa thịt chó ở nhà Tú Mỡ với vài chai “Lúa mới” và rượu chanh hay việc mọi người trêu chọc lừa Nguyễn Đình bánh xốp là sữa bột ta thấy được một thời kì bao cấp hiện ra với vô vàn những khó khăn không chỉ với giới văn nghệ sĩ mà đó còn là những khó khăn chung của toàn xã hội.

Những chi tiết đắt mà Ngô Văn Phú lựa chọn đã nói lên được thần thái của nhân vật, khái quát được một phần nào đặc điểm của đối tượng về tính cách hay số phận. Nhưng cao hơn tác giả còn cho ta thấy được ý nghĩa, đóng góp mà chi tiết ấy đem lại. Nói như nhà phê bình văn học Ngô Thảo: “Nếu anh chỉ “vục” được vài gáo nước của cái giếng hiện thực đời sống thì cũng tốt, độc giả có thể nhận ra nhân vật này gần với ai đó, nhân vật kia là hình ảnh của ai đó khác. Nhưng sau tất cả điều đó, anh phải dựng được tâm thế của thời đại”. Đó là những yêu cầu nghệ thuật mà các nhà dựng chân dung văn học cần hướng tới nói chung trong đó Ngô Văn Phú là một trong những người đã thành công ở mặt này.

Mỗi nhà văn đều có những phong cách khác nhau trong việc xây dựng nhân vật cũng như thể hiện tư tưởng của mình trong tác phẩm. Trong việc tạo dựng chân dung nhân vật cũng vậy, nhiều chân dung văn

học gây được sự cuốn hút cho người đọc một phần bắt nguồn từ sự kết hợp linh hoạt các sắc thái, giọng điệu. Đây cũng là một trong những độc đáo về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Ngô Văn Phú.

Theo thuyết giọng điệu của M.Bakhtin, là một yếu tố giữ vai trò thống nhất các yếu tố khác tồn tại trong tác phẩm tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Các tác phẩm có giá trị đều thể hiện một giọng điệu riêng, tiêu biểu cho thái độ cảm xúc của tác giả. Giọng điệu thể hiện điểm nhìn của chủ thể, quan niệm của chủi thể về đối tượng.

Qua Văn chương và người thưởng thức, Ngô Văn phú đã chinh phục người đọc bằng sức mạnh của nghệ thuật. Những hồi ức của ông về nghề, về bạn của mình nhưng không làm người đọc có cảm giác về một sự đơn điệu, vô vị, nhàm chán. Điểm độc đáo của thể tài này là mặc dù minh bạch thông suốt về nội dung, sáng tỏ về kết cấu nhưng với ưu thế dựng nhiều số phận, cuộc đời lại có khả năng tạo nên trường liên tưởng, hồi tưởng lớn nên nó cho phép nhà văn nói lên được bằng nhiều chất giọng. Các câu chuyện được kể theo mạch hồi tưởng rất tự nhiên như giòng chảy của cuộc đời thực, nhớ đến đâu nhà văn kể đến đó bằng một thứ ngôn ngữ dung dị, đời thường với sự kết hợp nhiều giọng điệu: vừa hài hước, dí dỏm, tự nhiên vừa trữ tình, thấm thía. Ta có thể kể đến đoạn nhà văn kể về bữa rượu ở nhà Tú Mỡ: “Riêng bữa “mộc tồn” ở nhà bác Tú thì do trục trặc kĩ thuật, mặc dù có cả một com-măng-ca đi theo truy kích mộc tồn, mãi quá ngọ các nhà thơ trào phúng mới được ngồi vào tiệc …. Bữa ấy, loại tiệc mầm đá nên “chư quân tử” đều say và quên cả việc duyệt lại các trận thắng bằng thơ mà các lão tướng đều hân hoan vì thắng được một trận … mộc tồn”. Ở đây ta vẫn nhận ra giọng điệu quen thuộc của nhà văn là giản dị đời thường nhưng pha vào đó là chút hóm hỉnh chen chút ngậm ngùi với một thời kì mà nhà văn cùng các đồng nghiệp đã phải trải

qua. Với chân dung Nguyễn Tuân, ban đầu ông kể bằng một giọng thản nhiên thường thấy: “Có lẽ ông thích cái tên Nguyễn nhất, dù thông thường ở cơ quan người ta quen gọi thân mật: anh Tuân, bác Tuân…” nhưng phần sau của bài viết Ngô Văn Phú đã chuyển sang giọng điệu trữ tình thể hiện một sự thương tiếc khi người thầy đã đi xa: “Lúc ấy chỉ nhìn vào cái nét tài hoa khắc họa chân dung của thầy lòng tôi lại xôn xao biết bao nhiêu chuyện đặc sắc về cuộc đời và văn chương như thầy đã cho nó hiện lên trang giấy. Và mỗi câu văn thầy viết ra là một giọt máu, giọt nước mắt của những đời người, là hương, là nhụy của cỏ hoa sông núi, hiện lên thành con chữ.”. Qua cách thể hiện tình cảm trên người đọc một lần nữa đồng cảm với cảm xúc của tác giả đối với nhà văn tài hoa một thời.

Trong Văn chương và người thưởng thức, có nhiều khi nhà văn để cho nhân vật tự nói bằng chính giọng điệ của mình, nhằm bộc lộ hình ảnh bản thân. Tức là Ngô Văn Phú đã tạo nên một sự chuyển đổi điểm nhìn từ là người kể sang điểm nhìn nhân vật. Đó là sự sáng tạo trong cách kể của nhà văn, đóng góp một nét mới mẻ cho thể tài chân dung văn học Việt Nam. Đó là một cuộc tiếp xúc trao đổi giữa Thanh Tịnh và Nguyễn Tiến Lãng:

“…Thanh Tịnh muốn phỏng vấn Nguyễn Tiến Lãng nhưng viên qua cao cấp của triều đình Huế này không cho. Lời qua tiếng lại. Lãng càng nói càng hách. Cuối cùng Thanh Tịnh rất nhã nhặn:

- Cảm ơn ngài đã cho tôi một cuộc tiếp xúc thú vị, để có một bài báo trình bạn đọc.

Nguyễn Tiến Lãng ngạc nhiên:

- Ơ hay, ta đã nói là ta không trả lời phỏng vấn của ông kia mà! Thanh Tịnh hóm hỉnh và lịch sự đáp:

- Vâng tôi chỉ cần thuật lại những điều mắt thấy tai nghe về chuyện ông không bằng lòng cho phỏng vấn hôm nay…!”[44,353].

Qua câu chuyện về cuộc trao đổi trên bằng mấy câu thoại ngắn gọn, người đọc tự mình có thể nhận thấy được sự thông minh sắc sảo nhưng rất nhũn nhặn lịch sự của Thanh Tịnh một thời.

Đôi khi để người đọc hình dung về nhân vật, tác giả lại đóng vai trò là một người phỏng vấn. Ta bắt gặp một cuộc phỏng vấn ngắn của ngô Văn Phú với nhà thơ Tế Hanh để người đọc chúng ta thấy được giá trị của những bài thơ tình hay về những cuộc tình dang dở, những nỗi cô đơn của Tế Hanh trong tập Vườn xưa:

Hỏi: - Anh mê thơ Pháp, mê những bậc thơ tình siêu hạng … mà thơ tình của anh khác hẳn một số nhà thơ trong thời thơ mơí. Hồn Việt của anh nhuần nhị thế.

Tế Hanh: - Phải cảm ơn không phải chỉ riêng gì những nhà thơ Pháp mà còn phải cảm ơn cả Lí Bạch, Phạm Thái… những nhà thơ có những bài thơ tình hàng ngàn năm đọc vẫn phải giật mình…

Hỏi: - Ở anh có một cái lạ trong những bài thơ tình viết trong những năm đất nước đang còn chia cắt, cái tình quê hương đất nước sao gắn với tình riêngcủa anh đến thế.

Tế Hanh:- Thì sự chia cắt của đất nước, với sự xa cách của lứa đôi, chẳng làm tăng thêm cái xót xa trong tình yêu ư? Phú nghĩ đúng nhưng cũng chỉ gần đúng sự thật. [44,367]

Qua một số dẫn dụ trên ta thấy được sự thông minh, từng trải thấu hiểu đối tượng và cũng rất ý thức được điều mình viết.

Xây dựng chân dung không có sự rập khuôn quy trình nào bởi khó có nghệ sĩ nào có thể làm được việc đó tức sẽ không tồn tại một khuôn

mẫu cho từng đối tượng, không có quy định về một giọng điệu nhất định. Để dựng được chân dung, Ngô Văn Phú phải là người có ít nhiều hiểu rõ về đối tượng. Điều đó cũng có nghĩa là bản thân ông đã có cảm xúc, ấn tượng nhất định về người đó. Tuy nhiên trong sự kết hợp nhiều giọng điệu đó người đọc chúng ta vẫn thấy được giọng chủ đạo của tác giả: Nhẩn nha, dí dỏm, nhưng sâu sắc giàu cảm súc. Như vậy, việc kết hợp nhiều giọng điệu khiến tư tưởng, tình cảm của nhà văn được bộc lộ rõ; các chân dung của ông cũng nhờ đó mà hiện lên sống động rõ nét hơn. Với những nét điểm trên, ta cũng có thể thấy được phần nào những đặc sắc trong nghệ thuật dựng chân dung của Ngô Văn Phú. Với sự đóng góp khiêm tốn của mình, Ngô Văn Phú đã góp phần làm phong phú thêm về mặt nội dung, giàu có thêm về mặt phương thức phản ánh và hình thức thể hiện trong mảng chân dung văn học của nước nhà.

KẾT LUẬN

1. Đại hội VI của Đảng như một luồng gió mát lành xác định đường lối đổi mới toàn diện, mở ra cho đất nước một thời kì mới để bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Tiếp theo đó là nghị quyết 05 của Bộ chính trị, cuộc gặp gỡ của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, đã thổi một luồng gió mới vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra một thời kì đổi mới của văn học Việt Nam cũng như trong tư duy lí luận phê bình. Nó cho phép văn nghệ sĩ được thể hiện trọn vẹn cái nhìn, những tâm tư tình cảm, thái độ và cả những cách tân thể nghiệm trong cách viết.

Trong sự nghiệp văn học của mình, Ngô Văn Phú đã tạo dựng được một tài sản lớn và có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận phê bình, dịch thuật. Là nhà thơ viết lí luận, mang chính kinh nghiệm của mình ra mà viết như một sự chiêm nghiệm, đúc rút nên Ngô Văn Phú ít khi dùng lối viết khô khan, công thức. Ông sử dụng trực cảm thẩm mĩ, tinh tế trong cảm xúc, hiểu thấu đáo nhiều vấn đề "bếp núc" văn chương.

2. Ở mảng tiểu luận về thơ, qua tập Chân dung và người thưởng thức, người đọc thấy rõ sự hiểu biết sâu rộng, chính xác của Ngô văn Phú về nhiều thể loại thơ truyền thống (thuần Việt) như lục bát, song thất lục bát, hát nói. Ông hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng thể loại. Vì thế ông đặt thể loại vào dòng chảy vận động của nó để thấy được sự kế thừa và sáng tạo của các thế hệ nhà thơ đi sau. Có những thể loại như song thất lục bát không có nhiều thành tựu về sau ông vẫn trân trọng, ghi công của nó trên hành trình thơ Việt. Ngoài các thể thơ thuần Việt, Ngô Văn Phú cũng am hiểu và tâm đắc với nhiều thể thơ vay mượn từ Trung Quốc: cổ phong, Đường luật... Ông phân tích một cách

tinh tế nhiều bài thơ Đường nổi tiếng của Lý Bạch, Đỗ Phủ. Ông cũng am hiểu thơ Đường luật Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Đặc biệt Ngô Văn Phú yêu thích thơ tứ tuyệt, một thể loại thơ hàm súc, lời ít ý nhiều, tứ thơ thường kín đáo, lời hết mà ý vẫn ngân vang.

3. Với mảng chân dung văn học, Ngô Văn Phú cũng có cách viết độc đáo. Bằng lời văn trau chuốt, bằng tình cảm chân thành, xúc động, ông đã dựng lên chân dung của nhiều nhà văn cùng thời và cả thế hệ sau ông: Nam Cao, Nguyễn Bính, Vĩnh Mai, Chu Cẩm Phong, Vũ Cao, Lê Anh Xuân, Xuân Thủy, Đỗ Quang Tiến, Vũ Tú Nam, Nguyễn Đình...Các chân dung thường được viết ngắn gọn nhưng rất có thần. Ông vận dụng nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết, đặc biệt là hiểu biết về thơ ca để đề cao sự nghiệp của mỗi người. Ông trân trọng đánh giá họ ở nhân cách sống, nhưng không bao giờ ông quên tài năng văn chương của họ, vì theo ông, đó mới chính là phần đóng góp của họ với cuộc đời.

Mỗi trang văn, bài viết của ông là những trăn trở về sứ mệnh văn chương, là hành trình mải mê đi tìm cái thật, cái đẹp của văn chương. Ông suy tư nhiều về con đường phát triển nền văn nghệ nước nhà. Hiện nay, ở tuổi ngoài 75, ông vẫn thể hiện sức sáng tạo dồi dào của mình. Tất cả những điều đó đã đem đến cho người đọc những trang tiểu luận sâu sắc và những chân dung nhà văn, nhà thơ sống động, với cách viết giản

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w