Khả năng biểu đạt của một số thể thơ qua một số tác phẩm tiêu biểu

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 33 - 37)

tiêu biểu

Trong tiểu luận về thơ, Ngô Văn Phú đã phân tích và chỉ ra khả năng biểu đạt của một số thể thơ. Do phạm vi của luận văn nên chúng tôi chỉ lựa chọn một số thể thơ có khả năng biểu đạt cao và một số tác phẩm mà tác giả tiểu luận tâm huyết để minh chứng cho sự am hiểu của ngòi bút tiểu luận Ngô Văn Phú khi bàn về các thể thơ đó.

Trước hết là về thể loại thơ lục bát. Thể loại có bài lục bát ngắn, lục bát dài để diễn tả những nội dung lớn nhỏ khác nhau, có quy định về số tiếng trong câu thơ, không quy định về số câu trong bài. Vì vậy, thể loại lục bát có yếu tố tự sự trong bài thơ. Có lợi thế về số câu trong bài không giới hạn, cho nên khả năng biểu đạt của thể thơ này là rất lớn. Nhưng có những bài lục bát ngắn lại có sức biểu đạt cao. Những bài này thiên về gợi hơn là tả, “ý tại ngôn ngoại” - ý ở ngoài lời. Chính vì vậy trong quá trình làm thơ, các tác giả phải lựa chọn ngôn ngữ, những từ ngữ đó có vai trò như “nhãn tự” thì mới bộc lộ hết được những điều tác giả muộn thổ lộ, bày tỏ trong bài thơ.

Minh chứng cho điều này, tác giả Ngô Văn Phú đã chỉ ra sức biểu đạt rất cao trong bài thơ Sông lấp của Tú Xương.

Sông kia dày đã lên đồng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Ngô Văn Phú đã khẳng định tài năng dùng thể lục bát của Tú Xương trong cách diễn đạt nội dung muốn thể hiện. Các nhà thơ xưa thường dùng điển tích trong thơ cổ của tàu để nói những điều thay đổi bể dâu cuộc đời. Nhưng ở bài thơ lục bát của Tú Xương không hề dùng điển tích, điển cố mà ông vẫn gợi ra được sự thay đổi bể dâu đó.

Ở bài thơ Sông lấp, Tú Xương chỉ nói về cảnh thực ở mảnh đất Vị Hoàng của ông, chi tiết trong bài thơ nói về cảnh sông đã thành đồng đã cho ta thấy cảnh thành Nam, thời Tây có những biến đổi khá lớn rồi.

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai...

Câu thơ đã cho thấy cảnh "nhà cửa" là cảnh làng hóa phố. Còn bên kia là phố vẫn cứ vẫn còn là như vậy. Chỉ một câu lục bát mà như đã vẽ lên trước mắt ta cái cảnh làng – phố, phố - làng tung hứng quyện chặt trong cả bài thơ. Hai câu kết tác giả viết :

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.

Sông đã lấp rồi nhà cửa lập nên, phố xá hình thành dần dần, chỗ đồng chỗ phố, chỗ phố chỗ làng... Do đó đò ngang không còn nữa, nhưng cái tiếng gọi đò của một làng cũ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân thành Nam. Lúc làng hóa phố, tiếng đò mất chỉ còn tiếng ếch. Cái tiếng phụi vang lên choáng chỗ cho cái tiếng chính là tiếng gọi đò... Và cái tâm trạng thầm kín gửi vào cái giật mình của tiếng ếch kêu ấy. Qua âm thanh của tiếng ếch kêu ở đất Vị Hoàng chính là sự cảm nhận của một nỗi lòng, bâng khuâng khi nhận thấy tín hiệu của một sự tan rã của một nề nếp làng quê truyền thống mà sự nhố nhăng của trốn đo thị hòa trộn vào.

Trong bài Sông lấp, Ngô Văn Phú đã nhận thấy được nét đặc sắc, khả năng biểu đạt của bài lục bát này đó là nỗi lòng kín đáo, tình ý nồng hậu, sâu xa của Tú Xương, nó được diễn đạt không chỉ trong bài mà còn ‘‘ý ở ngoài lời’’. Bốn câu lục bát trong bài Sông lấp có một kết cấu chặt chẽ thần kỳ của lối diễn đạt tứ tuyệt, nhưng vẫn giữ nguyên được cốt cách của thơ lục bát, đó là nét nhẹ nhàng, gần gũi, những hình ảnh diễn đạt hết sức chân thực, không cầu kì, tráng lệ mà tập trung vào các hình ảnh hiện thực.

Ở lục bát, có loại lục bát ‘‘tình tang’’ , Ngô Văn Phú đã chỉ ra khả năng biểu đạt của loại ca dao này rất cao, đó chính là khả năng diễn đạt tình cảm của con người, đặc biệt là những con người trẻ tuổi, đôi lứa yêu nhau. Loại lục bát tình tang này, theo tác giả, chủ yếu tập chủ yếu ở lục bát ca dao, thường sử dụng để hát nhằm bày tỏ tình cảm.

Chẳng hạn như để biểu đạt tình cảm khen ngợi hết lời một người con gái đẹp, lục bát tình tang đã diễn đạt :

Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh

Hay diễn tả các cung bậc tình cảm khác của con người, như khẳng định lời thề thốt trong tình yêu thủy chung đôi lứa, lục bát ca dao đã lấy không gian của núi sông, rừng bể để khẳng định đôi lứa yêu nhau vượt qua tất cả :

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua

Diễn tả tình cảm nam nữ muốn đến với nhau thành vợ chồng trong bài như bài Tát nước đầu đình, nhưng bên cạnh đó có những bài lục bát

ca dao biểu đạt tình cảm từ chối thẳng thừng một cách khá chua ngoa trước tình cảm của đối phương mà mình không ưng :

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình

Bộc lộ tình cảm tức giận :

Lấy anh, anh sắm sửa cho Cái bị cái gậy, cái quạt mo đuổi ruồi

Tóm lại, tác giả Ngô Văn Phú đã phát hiện ra sự phong phú trong cách biểu đạt của thể loại thơ lục bát, nhất là lục bát tình tang, biểu đạt về tình cảm con người trong cuộc sống. Trong bài tiểu luận về thơ lục bát ông đã viết : ‘‘Dẫn lục bát tình tang, tôi muốn chứng minh rằng thơ lục bát có đầy đủ khả năng miêu tả những tình cảm tình huống nội tâm của con người mê say, đắm đuối, chán nản, hoặc thờ thẫn bâng khuâng’’ [44, 20].

Thể thơ song thất lục bát có khả năng biểu đạt tình cảm tâm trạng của con người, tuy khả năng biểu đạt không đa dạng cung bậc tình cảm như thể lục bát. Tác giả Ngô Văn Phú đã nhận ra được thể song thất lục bát lại đi sâu vào diễn tả tâm trạng, tình cảm sâu đậm của con người, mà chủ yếu tập trung ‘‘diễn tả cái bi, tâm trạng buồn đau của một cảnh đời, những giây phút đau buồn, thầm lặng hoặc dữ dội...’’[44, 66].

Tiêu biểu cho khả năng biểu đạt của thể loại song thất lục bát là các bài Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn do Đoàn Thị Điểm dịch. Tác phẩm là tiếng nói của người vợ nhớ thương chồng đi đánh giặc phương xa, nỗi mong ngóng vời vợi dằng dặc khôn nguôi lo cho người chồng ở nơi xa gặp hiểm nguy ngoài sa trường. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng diễn

tả những giây phút cô quạnh, buồn đau của người vợ trong hoàn cảnh một mình lẻ chiếc nơi quê nhà.

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều lại nói về nỗi lòng của người cung nữ khi mới được vào cung, thời gian đầu được vua yêu, chiều chuộng, tưởng như tràn đầy hạnh phúc. Nhưng nào ngờ, sau giây phút ngắn ngũi ấy, người cung nữ bị đấng quân vương bỏ rơi, rẻ rúng, phải sống trong cảnh lạnh lẽo, cô đơn, chôn vùi tuổi xuân ở chốn tiêu phòng. Tác phẩm nói lên tâm trạng đau xót, buồn tủi của người cung nữ.

Ai tư vãn của hoàng hậu Lê Ngọc Hân lại diễn tả giấy phút đau đớn cảu người vợ khi mất đi người chồng, đó là người chồng đầy chí khí anh hùng lập nên những chiến công lững lẫy, mà đó cũng là người chồng mà bà yêu thương. Bài thơ là lời than đau xót tưởng chừng như đứt ruột của một người vợ mất chồng, cũng là mất đi một tình yêu cao đẹp không thể níu kéo lại được nữa.

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 33 - 37)