Sau 1975, lí luận văn học nước ta phải trải qua một thời gian được xem là khủng hoảng, nó trăn trở tìm hướng đi mới. Sự khủng hoảng đó được giáo sư Trần Đình Sử đưa ra ở nhận định mang tính tổng kết : " Chưa bao giờ thời đại đòi hỏi nhiều về lí luận văn học đến vậy. Cái bầu chan không lí luận văn nghệ trên nền lí luận cũ vẫn chưa được lấp đầy. Hàng loạt câu hỏi về văng nghệ vẫn chưa có câu trả lời sáng tỏ. Có người choáng ngợp trước bao điều mới mẻ đã phản ứng lại bằng cách ngồi ôn lại các thứ lí luận cũ để dành cho thuần thục, dị ứng với những tìm tòi mới. Nhiều lí luận vừa mới nhập khẩu vẫn còn nguyên đai nguyên kiện như là của người khác, chưa được Việt hoá... Yêu cầu của thời đại đặt ra cho nhà lí luận một trách nhiệm nặng nề. Anh phải vượt qua cái đại dương bao la về tri thức mà hoàn cảnh lịch sử đã làm anh tụt hậu" [24,43].
Đứng trước yêu cầu tìm đường của nền lí luận văn học nước nhà, dù không phải là những nhà lí luận chuyên nghiệp nhưng các nhà văn, nhà thơ đã có nhiều đóng góp bằng các bài viết của mình, hình thành nên một xu hướng nhà văn viết lí luận phê bình trong đó có Ngô Văn Phú. Là nhà văn viết lí luận phê bình nên cách viết của Ngô Văn Phú mang theo một phong cách khác với những nhà lí luận phê bình chuyên nghiệp, đem đến cho người đọc những trang tiểu luận với sức hấp dẫn riêng.
Trong tiểu luận về thơ, ta thấy trước tiên đó là một sự cảm nhận chính xác, tinh tế về thơ ca. Ngô Văn Phú viết tiểu luận phê bình đặc biệt là tiểu luận về thơ khi bản thân đã có những trải nghiệm trong nghề viết. Vì vậy những bài tiểu luận về thơ đều xuất phát từ kinh nghiệm nghề nghiệp - kinh nghiệm làm thơ của mình.
Cũng là thơ lục bát, ta sẽ bắt gặp những cảm nhận tinh tế nhưng vô cùng chính xác trong cách ông đánh giá về các thể thơ truyền thống
được thể hiện qua bút pháp của Tú Xương với cấu tứ chặt chẽ qua cảm nhận từ Sông lấp ; hay phát hiện ra cũng một thể loại thơ truyền thống như lục bát nhưng cũng có thể biểu hiện những tư tưởng mới qua ngòi bút của các nhà thơ Mới bằng sự cách tân để tạo nên cho lục bát có một tiết tấu thật đa dạng, mang một màu sắc tươi mới hơn. Ông đã dẫn ra một Thế Lữ qua Tiếng sáo thiên thai đã văn minh hoá một đề tài rất cổ :
Mây hồng dừng lại sau đèo
Hình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi Trời cao xanh ngắt- Ô kìa !
Hai con hạc trắng bay về bồng lai !
Hay Huy Cận đã thay máu cho thơ lục bát với Đêm mưa ... Rơi rơi...dịu dịu rơi rơi...
Trăm muôn giọt nhẹ nói lời vu vơ.
Ông thấy được khả năng miêu tả và biểu lộ tình cảm một cách đa dạng như lục bát trong truyện Kiều. Cho ta thấy khả năng có thể miêu tả đa dạng từ tả tình, tả cảnh, tả người, tả việc, tả những thứ nhơ nhớp nhất đến những thứ thanh cao nhất..
Cũng là một cảm nhận về mùa thu, trong khi Vũ Quần Phương đi vào chi tiết để phân tích đánh giá chi tiết theo lối giảng bình thì Ngô Văn Phú với cảm nhận tinh tế của mình ông thấy đựơc nỗi buồn trong thơ thu qua một hệ thống cảm nhận. Ở Xuân Diệu là một nỗi buồn xâm lấn từ đất trời vào lòng người, Trần Huyền Trân với nỗi buồn kín đáo hay Huy Cận với nỗi buồn rộng lớn bao phủ vũ trụ.
Ông cảm nhận được sự giằng xé mãnh liệt trong nội tâm khi người yêu vô tình qua giọng điệu thơ nhẹ nhàng của thơ tình Ác-ve
Nhìn ta như thể nhìn người không quen Đường đời lặng lẽ gót tiên
Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình ... (Tình tuyệt vọng – Khái Hưng dịch)
Một đánh giá tương đối chính xác khi phát biểu về sự chuyển động thơ trong những năm 90 của thế kỉ trước : “... Đặc biệt trong thời gian gần đây có một xu hướng mang tính báo hiệu. Ví dụ như tập thơ của các học viên khoá V trường viết văn Nguyễn Du và một số tác giả khác như Ngân Hoa hay vi Thuỳ Linh, họ đang trình bày một cách nói mới. Nhưng họ vẫn thiếu một sự thuyết phục về những trải nghiệm. Nhưng rõ ràng thơ họ là những báo hiệu không thể chối cãi được. Thơ của họ đã khác hẳn thơ của thế hệ đi trước... ” [ 44,177].
Là một nhà văn với bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động sáng tác và quản lí sáng tác, Ngô Văn Phú qua Văn chương và người thưởng thức
còn cho ta thấy ông là người rất am hiểu những vấn đề trong "bếp núc sáng tác". Ngoài nắm vững các thể cũng như những yêu cầu về luật thơ, các kĩ thuật văn chương cũng được ông đề cập trong cuốn sách này. Ta sẽ bắt gặp những nhận xét về tác phẩm Vàng sao của Chế Lan Viên như : "Tôi đọc với những thực thể khá tinh vi và có thể nói theo thời lúc ấy là thứ ngôn ngữ cấu trúc theo kiểu lâu đài. Sang trọng nhưng truyền cảm ít. Đi sâu vào thế giới huyền bí nhưng lại xa cuộc đời hơn cả Điêu tàn "[44,151]. Trong các bài tiểu luận về thơ của mình, ông đề cập nhiều đến các từ "kĩ thuật" ,"nghệ thuật tung hứng" , "tình trong thơ"... Hay trong bài trả lời phỏng vấn Hoàng Lê trong tập sách ông đã thể hiện tương đối rõ kiến thức của mình về thơ : "Tôi là người đọc cả tiếng Pháp và tiếng Hán. Hồn cốt trong tôi là người Á Đông. Đọc thơ phương Tây tôi cũng rất thích và thèm được như người ta. Nhưng lí do chính
trong sự thay đổi của tôi là tôi chú ý đến tính hiện đại. Thơ phương Đông khúc triết nhưng nhịp điệu tốc độ, nếp nghĩ có gì đó trì, nó không chuyển động nhanh như thơ phương Tây. Thơ phương Đông lấy mạch tình là chính. Cái tình trong thơ phương Tây biểu lộ ít hơn vì lí thuyết nhiều hơn, tỉnh táo hơn. Có những bài tôi thể nghiệm rất kĩ, nhưng khi đọc cho bạn bè nghe thì họ lạnh tanh "[44,180]. Hay để khẳng định kiến thức về dịch thơ của mình, ta còn thấy trong tiểu luận về thơ Ngô Văn Phú bình ngay chính những bài thơ dịch của bản thân mình. Ông thấy được sự kì diệu, gắn bó với đời người của mùa xuân. Thấy được tình yêu, tình quê hương như một thứ gì liên kết giữa cảnh sắc, trời đất với tâm tư hoài niệm ngay trong bản dịch của mình về bài Xuân dạ lạc thành văn địch
của Lí Bạch.
Đọc tiểu luận về thơ của Ngô Văn Phú ta còn thấy đó là những trang viết với lời văn trong sáng giản dị nhưng giàu cảm súc. Ẩn trong những lời nhận định chính xác đó là cảm xúc của một nhà thơ với một thể loại được xem là thế mạnh của mình. Đây là một đoạn cảm nhận của nhà thơ khi được tiếp xúc với tác phẩm Xuân dạ Lạc Thành văn địch của Lí Bạch : “Chao ơi, mùa xuân sao mà kì diệu gắn bó với đời người ta đến vậy. Tình yêu tình quê hương, tình đời, nó như một thứ gì kết liên giữa cảnh sắc, trời đất với tâm tư hoài niệm ” [45,186]. Hay một chút xúc cảm của nhà thơ khi được đọc Điêu tàn của Chế Lan Viên : “ Cái giọng buồn thương sót ấy cứ tràn lan trong cả tập, từ đơn lẻ, cứ chất chồng lại để thành một ấn tượng, đọc rồi là bị những ma Hời ấy nhập vào hồn mình mà dan díu nhau đi... ” [44,151].
Qua những trang tiểu luận của Ngô Văn phú người đọc chúng ta không bị gò bó trong những lí thuyết khô khan, cứng nhắc mà nó có cái đằm sâu trong cảm xúc, trong lối viết khá tự do thoải mái. Ông viết rất tự nhiên với những câu chuyện tạt ngang, những liên tưởng tinh tế, những
suy ngẫm riêng trong mạch cảm xúc mà không hề bị gò ép trong những đề mục, những học thuyết vì vậy người đọc như được cùng suy ngẫm, cùng trải nghiệm với tác giả, để từ đó rút ra chân lí.
Chương 3