Sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của một số tác giả, đóng góp của một số phong trào, khuynh hướng thơ ca trong tiến trình thơ

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37 - 42)

góp của một số phong trào, khuynh hướng thơ ca trong tiến trình thơ ca hiện đại

Tiểu luận về thơ của Ngô Văn Phú đã đề cập đến sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của một số tác giả trong tiến trình thơ ca hiện đại. Ở những bài tiểu luận này ông đã lựa chọn hai nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hiện đại, đặc biệt tác giả đã chỉ ra sự chuyển đổi về mặt tư duy nghệ thuật trong tiến trình thơ ca của Huy Cận và Chế Lan Viên. Ngô Văn Phú đã điểm qua những nét chính trong sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật thơ của hai tác giả, đem đến cho ta cái nhìn khái quát về hành trình thơ của Huy Cận và Chế Lan Viên, đồng thời khẳng định sự đóng góp của hai nhà thơ này đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Đối với Huy Cận, trước hết Ngô Văn Phú khẳng định “Huy Cận là ngôi sao sáng... trong phong trào thơ mới, mặc dù Huy Cận xuất hiện trên thi đàn sau. Không như một số nhà thơ khác, xuất hiện trên thi đàn lóe sáng rất đẹp rồi phụt tắt, hoặc chỉ sáng ở một thời điểm nào đó, còn đối với Huy Cận “sáng suốt cả một đời người dâng hiến cho thơ” [44, 115].

Buổi đầu đến với thi đàn Huy Cận chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn Pháp. Ông tiếp thu được những cái hay cái mới ở các nhà thơ nổi tiếng xuất hiện trước ông và khi ông xuất hiện trên thi đàn thì ông đã tạo ra một tiếng thơ riêng, với một thi pháp riêng. Thơ của ông buổi ban đầu trong phong trào thơ lãng mạn ta bắt gặp “khối buồn thương” trong hồn thơ Huy Cận, cuộc sống con người cho đến cảnh vật thiên nhiên đều nhuốm nỗi buồn. Minh chứng cho hồn thơ Huy Cận trước 1945 là tập Lửa thiêng, với các bài Buồn đêm mưa, Đi giữa đường thơm, Tràng Giang… là những bài thơ thể hiện tâm trạng buồn của nhà thơ. Nỗi buồn của Huy Cận trong thơ xuất phát từ sự buồn thương của cuộc đời. Bối cảnh xã hội đã chi phối rất lớn đến thơ trước 1945 của Huy Cận.

Ngô Văn Phú đã chỉ ra sự chuyển đổi trong thơ Huy Cận dưới sự tác động của bối cảnh lịch sự đất nước và môi trường hoạt động của Huy Cận. Khởi đầu cho sự chuyển đổi trong tư duy nghệ thuật thơ là việc Huy Cận tham gia hoạt động cách mạng năm 1942. Sau khi cách mạng thành công Huy Cận tham gia vào chính quyền, được phân công phụ trách lãnh đạo văn nghệ ở Hội liên hiệp văn học nghệ thuật và Hội nhà văn Việt Nam. Chính môi trường hoạt động trên đã tạo điều kiện cho Huy Cận đổi mới tư duy nghệ thuật thơ ca nhưng cao hơn đó là sự chuyển đổi trong nhận thức, tư duy nghệ thuật. Tác giả Ngô Văn Phú đã nhận định sự đổi mới của hồn thơ Huy Cận sau 1945 “đang từ một nhà

thơ của một vũ trụ buồn, hồn thơ của ông đã chuyển công lực sang hẳn một lãnh vực mới, một quan điểm mới đầy sức sống. Từ đắm đuối trong cái tôi bế tắc, thơ ông trong thời kỳ sau cách mạng tháng tám thành công, đã thành những cảm nhận tinh tế trước một vũ trụ mới, một cuộc đời mới…”[44, 118]. Để có sự thay đổi một hồn thơ, thay đổi tư duy nghệ thuật của một nhà thơ không hề đơn giản, không thể một sớm một chiều. Quá trình thay đổi tư duy nghệ thuật của Huy Cận cũng vậy “Để có những tập thơ chín, ca ngợi cuộc cách mạng thần thánh của nhân dân ta, những đổi thay lớn lao của cả một đất nước, một dân tộc, ông đã suy ngẫm và im tiếng suốt một thời gian dài” để từ đó chuẩn bị cho một sự thay đổi về tư duy nghệ thuật thơ.

Sự thay đổi tư duy nghệ thuật thơ của Huy Cận theo Ngô Văn Phú đã diễn ra mạnh mẽ, toàn diện nhất là sau khi đất nước hòa bình lập lại năm 1954. Thơ Huy Cận lúc này đổi mới sâu sắc về nội dung dù thi pháp vẫn giữ nguyên. Khẳng định về sự đổi mới này trong thơ Huy Cận, Ngô Văn Phú viết: “Những nhân vật mới, cảnh sắc mới, những nỗ lực mới của một dân tộc lớn lên trong chiến đấu; khí thế mạnh mẽ, tươi trẻ bắt đầu xây dựng một cuộc đời mới, vì mọi người, vì hạnh phúc ấm no của mọi nhà, được tâm hồn thơ nhạy cảm, tài hoa thể hiện. Khác với dòng thơ của Lửa Thiêng”. Tiểu biểu cho sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Huy Cận là các tập thơ Trời mỗi ngày mỗi sáng, và các bài thơ Bài thơ cuộc đời…Sang thời kỳ chống Mỹ cứu nước, thơ Huy Cận hòa mình vào cuộc kháng chiến, tập trung phản ánh những vấn đề của lịch sử đất nước lúc bấy giờ. Tiêu biểu cho thơ Huy Cận lúc này là các tập Những năm sáu mươi, Chiến trường gần chiến trường xa…

Đối với Chế Lan Viên sự đổi mới tư duy nghệ thuật được thể hiện suốt cả một hành trình sáng tác. Chỉ ra đổi mới tư duy nghệ thuật của

Chế Lan Viên, tác giả Ngô Văn Phú đã nhận định, đánh giá một số tập thơ của Chế Lan Viên để làm minh chứng cho sự chuyển đổi đó. Từ tập

Điêu tàn đến Hoa trên đá là một sự chuyển đổi mạnh mẽ hồn thơ Chế Lan Viên trong một hành trình dài sáng tác.

Trong tập Điêu tàn của Chế Lan Viên, tác giả Ngô Văn Phú đã nhận ra một tâm trạng, một nỗi lòng của con người lạc lõng giữa cuộc đời. Bao trùm là giọng buồn, thương xót cứ chất chồng trong tập thơ. Đây cũng là tâm trạng chung của thế hệ các nhà thơ mới trước 1945, khi họ phải sống trong một xã hội đầy bất công ngang trái. Ngô Văn Phú cũng chỉ ra rằng Điêu tàn có một sự đóng góp “Dù sao, sau nỗi đau thương ấy, Điêu tàn cũng đã gieo cho những người đọc thơ ấy nhớ rằng: mình có một tổ quốc tráng lệ và vinh quang mà đã để mất. Đó là công của Điêu tàn”. Đến tập Vàng sao, Ngô Văn Phú nhận thấy ngôn ngữ trong tập thơ trang trọng nhưng lại ít truyền cảm, thậm chí tập thơ này còn đi sâu vào thế giới huyền bí và cách xa cuộc đời hơn cả tập

Điêu tàn trước đó.

Đến những năm kháng chiến chống Mỹ, Chế Lan Viên đã viết tập Ánh sáng và phù sa, tập thơ thực sự đã gắn liền với các sự kiện của cuộc chiến tranh chống Mỹ những ngày đầu của dân tộc ta, đặc biệt là các bài với giọng điệu đả kích quân thù. Đến tập Hoa đời thường – Chim báo bão tập chung vào hai chủ đề lớn của dân tộc lúc này đó là cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Trong tập thơ này nhiều bài thơ, câu thơ mang ý nghĩa xung trận xuất hiện. Cho đến khi tập

Những bài thơ đánh giặc ra đời được đánh giá rất cao. Đúng như tên tập thơ, những bài thơ và câu thơ có sự sắc bén để tấn công kẻ thù. Tác giả Ngô Văn Phú đã nhận xét về giá trị của tập thơ này là: “Như một nhạc sĩ trước kia làm ca khúc, sau làm các thể loại có dung

lượng lớn hơn. Những bài thơ đánh giặc có thể gọi là tráng ca, những giao hưởng thơ của một thời kỳ đang sung sức của anh (…) Cấu trúc của bài thơ chặt chẽ. Ngôn ngữ thơ thiên về trí tuệ. Tính luận chiến sắc sảo” [44,154] Xuất phát từi tình cảm đối với đất nước, với nhân

dân với Đảng và lòng căm thù giặc sâu sắc đã giúp thành công với những sáng tác ở thời kỳ này. Các tập thơ Hái theo mùa, Hoa trên đá

vẫn tiếp tục những bài thơ đánh giặc.

Tóm lại, Ngô Văn Phú đánh giá chính xác hai nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại, cho ta thấy được bước chuyển đổi trong tư duy nghệ thuật của họ, từ những hồn thơ ảo não, chứa chất nỗi buồn đau trước năm 1945, đến chỗ hồ hởi hòa nhập với cuộc sống của nhân dân sau 1945.

Bên cạnh sự đóng góp của các tác giả đối với sự phát triển của nền thơ ca hiện đại, Ngô Văn Phú còn nhận định về đóng góp của một số phong trào, khuynh hướng thơ ca trong tiến trình thơ ca hiện đại .

Với Thơ mới, ông cho rằng đó là một sự chuyển giao kĩ thuật tiên tiến cho cả một phong trào thơ, phù hợp với trình độ văn hóa dân tộc đang bước vào một thời kì mới. Mỗi một tài năng tiếp nhận thơ mới theo một cách riêng và góp lại để dựng lên một phong trào. Trong thơ ca kháng chiến ông đã khẳng định giá trị của nó với vai trò tiên phong của một nền văn học mới, “Một nền thi ca gắn bó chặt chẽ với số phận của dân tộc, thơ tràn đầy tự hào bước vào cuộc chiến đấu gay go ác liệt mà hồn đầy chất hào hoa” [44,104]. Ngô Văn Phú đã chỉ rõ sự khác biệt của thơ ca chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến đó là nó đã bỏ lại sự yếu đuối, ủy mị sướt mướt, cái tư thế chỉ đắm đuối vào tình yêu, hành lạc và một chút đau mất nước của thơ mới. Nó là là tiếng nói của một tổ quốc vừa anh dũng giành độc lập tự do, lại anh dũng dùng máu viết lên những trang sử chống ngoại xâm của dân tộc.

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w