Một số vấn đề giới thuyết chung về thể tài chân dung văn học

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56)

3.1. Một số vấn đề giới thuyết chung về thể tài chân dung văn học văn học

3.1. Một số vấn đề giới thuyết chung về thể tài chân dung văn học văn học tìm hiểu, khám phá những thuộc tính, bản chất của văn học từ đó thấy được quy luật vận động của nó. Thực tiễn nghiên cứu văn học cho chúng ta thấy rằng, chân dung văn học là một thể tài khá mới mẻ và ít người chú ý trong lịch sử văn học dân tộc. Cũng chính từ lí do đó trong quá trình nghiên cứu, để xác định khái niệm chân dung văn học chúng tôi đã căn cứ vào nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu, các ý kiến, các quan điểm mang tính lí luận đã được trình bày, công bố trong các sách lí luận, tạp chí, hay qua những lời giới thiệu của một số tập sách giới thiệu chân dung văn học…

Bất cứ một thể tài văn học nào cũng đều được ra đời trên một cơ sở ý thức xã hội nhất định. Chân dung văn học cũng vậy, đây là một thể tài được ra đời khi lịch sử đã chuyển sang thời kì cận đại. Thời kì mà việc viết văn, sáng tạo nghệ thuật đã trở thành một loại hình nghệ thuật được chuyên môn hóa. Lúc này, văn nghệ sĩ đã trở thành một tầng lớp có vị trí nhất định trong xã hội và trở thành đối tượng để miêu tả của văn học nghệ thuật. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng phát biểu: Chân dung văn học là một thể tài hiện đại. Nó ra đời khi giới cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân. Mỗi nhà văn đều muốn có tiếng nói riêng của mình, có gương mặt riêng không chịu lẫn với ai. Người đọc cũng vậy, họ thích được tiếp xúc với những tài năng có cá tính độc đáo. Và đấy

Một phần của tài liệu Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56)