Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
343,32 KB
Nội dung
Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC PhânTích Tài Chính PHÂNTÍCHDÒNGTIỀN Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS.TS. Lê Thị Lanh Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp: TCDN - Đêm 2 – K20 TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 1 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh STT Họ Tên Ghi chú 1 Huỳnh Thị Thùy Dương 2 Võ Đình Dãng 3 Bùi Trần Tuấn Hải 4 Nguyễn Thị Xuân Khang 5 Nguyễn Thùy An 6 Nguyễn Thị Cẩm Hồng 7 Lê Thị Thúy Hằng DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN Môn PhânTích Tài Chính Nhóm 4 – Lớp TCDN - Đêm 2 - K20 Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 2 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh 1. Ý NGHĨA VÀ MỤC TIÊUPHÂNTÍCHDÒNGTIỀN ……………………………………… .1 1.1. Ý nghĩa và sự cần thiết của phântíchdòngtiền …………………………………………………1 1.2. Mục tiêuphântíchdòngtiền ………………………………………………………………… 2 2. GIỚI THIỆU BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ…………………………………… .3 2.1. Bản chất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ ………………………………………………………….3 2.2. Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ………………………………………………………….3 2.3. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ………………………………………………………… 4 3. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ……………………………………6 3.1. Phương pháp trực tiếp ………………………………………………………………………… .6 3.1.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh…………………………………………………………6 3.1.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư………………………………………………………………9 3.1.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính ……………………………………………………… .11 3.2. Phương pháp gián tiếp……………………………………………………………………………13 3.2.1. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh……………………………………………………… 13 3.2.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư…………………………………………………………… 17 3.2.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính………………………………………………………… 17 Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 3 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh 3.3. So sánh hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ………………………………………17 3.3.1. Sự khác biệt giữa hai phương pháp………………………………………………………………17 3.3.2. Đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp trực tiếp và gián tiếp…………………………………….17 3.3.3. Khả năng áp dụng các phương pháp…………………………………………………………… .18 4. CÁC THƯỚC DO DÒNG TIỀN…………………………………………………………………18 4.1. Dòngtiền hoạt động (hay còn gọi là Dòngtiền thô – Operating cash flow – OCF) …………….18 4.2. Dòngtiền tự do (FCF - Free Cash Flow)……………………………………………………… .19 4.2.1. Định nghĩa dòngtiền tự do……………………………………………………………………….20 4.2.2. Tính dòngtiền tự do ………………………………………………………………………….21 5. CÁC TỶ SỐ PHÂNTÍCHDÒNG TIỀN……………………………………………….25 5.1. Tỷ số đảm bảo dòng tiền…………………………………………………………………………25 5.2. Tỷ số tái đầu tư………………………………………………………………………………… 25 5.3. Tỷ số dòngtiền hoạt động/Doanh thu thuần…………………………………………………… 26 5.4. Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản của dòngtiền – Cash Flow Coverage Ratio 26 5.5. Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay và lãi vay……………………………………….23 6. NỘI DUNG PHÂNTÍCHDÒNGTIỀN ……………………………………………………… .28 6.1. Tài liệu sử dụng phântíchdòng tiền…………………………………………………………… .28 6.2. Phương pháp phântíchdòng tiền…………………………………………………………………28 6.2.1. Phương pháp phântích tỷ trọng…………………………………………………………………28 6.2.2. Phương pháp phântích so sánh …………………………………………………………………28 6.3. Quy trình phântíchdòng tiền…………………………………………………………………….28 7. PHÂNTÍCH BÁO CÁO DÒNGTIỀN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG……………30 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 4 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh 1. Ý NGHĨA VÀ MỤC TIÊUPHÂNTÍCHDÒNGTIỀNDòngtiền là sự lưu chuyển của tiền (dòng tiền vào và dòngtiền ra) trong một thời kỳ. Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, tạo cho công ty có khả năng thanh toán và sự linh hoạt cao độ. Tiền mặt gắn kết chặt chẽ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chu kỳ hoạt động của một công ty. Do đó phântíchdòngtiền của doanh nghiệp (DN) rất lợi ích đối với người quản lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng bên ngoài quan tâm đến doanh nghiệp. 1.1. Ý nghĩa và sự cần thiết của phântíchdòngtiềnPhântíchdòngtiền cho thấy nguồn gốc dòngtiền của doanh nghiệp. Đặc biệt dòngtiền không bị tác động bởi nguyên tắc hoạch toán kế toán. Khi phântích công ty, vấn đề quan trọng cần được chú ý là sự lưu chuyển tiền mặt của công ty. Đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả những khoản nợ đến hạn không? Xem xét khả năng doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức không, nếu có, có chi trả đúng thời hạn không? Bên cạnh đó, phântíchdòngtiền còn có thể xem xét khả năng doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các cơ hội đầu tư mới khi công ty có cơ hội hay không? Phântíchdòngtiền cho các chủ thể quan tâm như: ban quản trị, cổ đông, chủ nợ… thấy được nguồn gốc tạo ra dòngtiền của doanh nghiệp và trả lời câu hỏi: Tiền của doanh nghiệp được tạo ra từ hoạt động nào, đó có phải là hoạt động kinh doanh chính cuả công ty không? Hoạt động đó có tạo ra tiền bền vững không? Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 5 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Như vậy, có thể thấy, phântíchdòngtiền có ý nghĩa khá quan trọng trong phântích công ty, từ phântíchdòng tiền, những đối tượng quan tâm có thể đi sâu hơn thông qua việc phântích triển vọng công ty, định giá công ty qua các phương pháp phù hợp. Với mỗi đối tượng, việc quan tâm đến phântíchdòngtiền đem đến các kết quả khác nhau. Phântíchdòngtiền cho nhiều đối tượng như sau: • Đối với nhà đầu tư Phântíchdòngtiền giúp nhà đầu tư đánh giá đươc chất lượng thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập đó có thật sự do doanh nghiệp tạo ra từ các hoạt động kinh doanh hay không? Từ đó giúp nhà đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán kế toán tạo ra thu nhập đó. Phântíchdòngtiền giúp nhà đầu tư đánh giá được chất lượng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư lấy căn cứ làm nền tảng xác định được giá trị thực của công ty. Thêm vào đó, nó còn giúp nhà đầu tư tìm thấy được nhiều ẩn số dưới nhiều hình thức lợi nhuận mà công ty công bố để nhà đầu tư không rơi vào lợi nhuận cạm bẩy của công ty. • Đối với nhà quản lý Các nhà quản lý lại quan tâm đến phântíchdòngtiền với mục đích xem liệu doanh nghiệp có đủ tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn mà không phải đi vay của người khác để trả hay không? Các nhà quản lý cũng có thể đánh giá được việc quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp có hiệu quả không? Có cần điều chỉnh cho phù hợp hơn hay không? Phântíchdòngtiền của doanh nghiệp còn cho nhà quản lý thấy doanh nghiệp có tự tạo ra tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới khi doanh nghiệp nắm bắt được mà không phụ thuộc bên ngoài không? 1.2. Mục tiêuphântíchdòngtiền Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan trọng trong việc phân tích, đánh giá, dự báo khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tư, khả năng thanh toán,… nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những ai có nhu cầu sử dụng thông tin có những hiểu biết nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng nhận thức về tầm quan trọng cũng như lượng thông tin được chuyển tải từ các báo cáo này đối với nhiều người, ngay cả với những người làm công tác kế toán vẫn chưa được chú trọng. Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 6 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Mục tiêu của phântíchdòngtiền bao gồm những nội dung như sau: (1) Thông qua phântíchdòngtiền đánh giá được lượng tiền mặt tồn quỹ cuối kỳ, từ đó đánh giá khà năng thanh khoản, tính thanh khoản, linh hoạt về mặt tài chính của doanh nghiệp là như thế nào? Với một số doanh nghiệp gặp vấn đề thu nhập cao nhưng thiếu tiền mặt, phântíchdòngtiền sẽ trả lời câu hỏi này. (2) Phải đánh giá được khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp như thế nào? Tiền DN tạo ra có ổn định, bền vững không? Phântíchdòngtiền phải đánh giá được khả năng doanh nghiệp có làm ra tiền không? Biết sử dụng tiền không? Phântíchdòngtiền phải đánh giá được tiền của doanh nghiệp tạo ra từ đâu, có phải là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không? Cuối cùng, phântíchdòngtiền phải đánh giá được việc nắm giữ tiền mặt hay không nắm giữ tiền mặt cái nào tốt hơn, hiệu quả hơn? (3) Đánh giá được việc DN có biết sử dụng tiền không? Sự lưu chuyển của tiền trong kỳ như thế nào? Dòngtiền vào, dòngtiền ra như thế nào? Có sự cân đối giữa dòngtiền vào và ra không? Có đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiền không? (4) Phântíchdòngtiền giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện những căn bệnh có liên quan đến tiền ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Doanh nghiệp có đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, có kiệt quệ tài chính, có đưa doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản không? Qua phântíchdòngtiền giúp doanh nghiệp nhận diện được doanh nghiệp đang có những khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi nào để từ đó xem có ảnh hưởng không tốt đến quan hệ tín dụng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp tín dụng không? Mặt khác, phântíchdòngtiền sẽ nhận diện được doanh nghiệp có khả năng thanh toán. Một trong những mục tiêu quan trọng khác của phântíchdòngtiền là để xác định đâu là nguồn tiền để trả nợ các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn đã đến hạn cần trả, chi phí nào của doanh nghiệp liên quan đến tiền và chi phí nào không liên quan đến tiền. Thêm vào đó, phântíchdòngtiền cho thấy việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt của doanh nghiệp có thể thực hiện được không? Doanh nghiệp có đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính không? 2. GIỚI THIỆU BẢNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 2.1. Bản chất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 7 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền mặt, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thực chất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng cân đối về thu chi tiền tệ, lượng tiền phát sinh trong kỳ bao gồm vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn được xem là tương đương tiền. Điều đó được thể hiện qua phương trình cân đối của quá trình lưu chuyển tiền tệ như sau: Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ Quá trình lưu chuyển tiền tệ sẽ được kế toán theo dõi và phản ánh vào tài khoản tiền hoặc tài khoản không phản ánh trực tiếp tiền, để cuối kỳ kế toán, kế toán viên sẽ tổng hợp quá trình lưu chuyển đó và phản ánh lượng tiền có lúc cuối kỳ. Chênh lệch các tài khoản tiền tệ lúc cuối kỳ so với đầu kỳ phát sinh chính là do quá trình lưu chuyển tiền tệ thong qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ. Do đó BCLCTT cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan để đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền của DN, chỉ ra được mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòngtiền ròng, phântích khả năng thanh toán của DN và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo. 2.2. Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCLCTT thể hiện thu, chi của DN trong kỳ quá khứ, là bức tranh giúp cho người sử dụng có thể đánh giá được những vấn đề sau: • Đánh giá khả năng tạo ra tiền: với lượng tiền thực thu trong kỳ sẽ biết cụ thể lượng thu đó nhiều hay ít, từ hoạt động nào mang lại nguồn thu đó, từ đó đánh giá khả năng tạo ra tiền trong tương lai. • Đánh giá khả năng thanh toán: trong hoạt động kinh doanh với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh về thanh toán, từ đó thể hiện được khả năng thanh toán của DN như là: thanh toán đúng hạn, khả năng thanh toán được gia tăng hay giảm đi, hệ số thanh toán cao hay thấp, đánh giá khả năng thanh toán nợ gốc và lãi, khả năng trả cổ tức bằng tiền. • Đánh giá khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi thông qua việc DN mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, … trong kỳ kế toán. Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 8 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh • BCLCTT còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch ngân sách: việc thu chi tiền trong quá khứ chỉ ra được xuất xứ của các nguồn tiền và việc sử dụng các nguồn vào những hoạt động nào, với mục đích gì. Từ đó giúp nhà quản lý có cơ sở vững chắc, đáng tin cậy để giải đáp nhiều vấn đề như: Việc mua sắm tài sản hiện có của DN lấy từ nguồn nào: vay nợ, thu nhập, vốn tự có,… ; Các hoạt động kinh doanh có mang lại thu nhập để doanh nghiệp thanh toán cổ tức, trả liền lãi vay … . Xử lý mọi sai sót mà doanh nghiệp mắc phải để từ đó xây dựng dự toán việc thu chi tiền tương đối được hợp lý, giúp xây dựng những chỉ tiêu trong tương lai của DN. 2.3. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 03 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. • Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, gồm: (a) Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ; (b) Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính); (c) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ; (d) Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp .; (đ) Tiền chi trả lãi vay; (e) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; (g) Tiền thu do được hoàn thuế; Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 9 Phântíchdòngtiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh (h) Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế; (i) Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm; (k) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế. • Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm: (a) Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình; (b) Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác; (c) Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại; (d) Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại; (đ) Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại; (e) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại; (g) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được. • Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm: (a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; Nhóm 4 _ Lớp TCDN Đêm 2 - Khóa 20 Trang 10 . Phân tích dòng tiền GV: PGS. TS Lê Thị Lanh Như vậy, có thể thấy, phân tích dòng tiền có ý nghĩa khá quan trọng trong phân tích công ty, từ phân tích dòng. nghĩa và sự cần thiết của phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền cho thấy nguồn gốc dòng tiền của doanh nghiệp. Đặc biệt dòng tiền không bị tác động bởi