Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
829,81 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP-HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 0o0 BỘ MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Bài thuyết trình: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN & ỨNG DỤNG PTDT VINAMILK GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên LỚP : Cao học Đêm 3 - K22 TP- HCM, tháng 04 năm 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của Vinamilk giai đoạn 2009 - 2013 Bảng 2: Cơ cấu dòng tiền của Vinamilk giai đoạn 2009 - 2013 Bảng 3: Các chiến lược đánh đổi của Vinamilk Bảng 4: Tỷ số đảm bảo dòng tiền (Các chỉ tiêu tính xem phụ lục 4) Bảng 5: Tỷ số tái đầu tư tiền mặt (Các chỉ tiêu tính xem phụ lục 5) Bảng 6: Tỷ số dòng tiền hoạt động/Doanh thu thuần Bảng 7: Tỷ số dòng tiền tự do/ Dòng tiền hoạt động Bảng 8: Tỷ số OCF Bảng 9: Tỷ số CDC Bảng 10: Tỷ số FFC Bảng 11: Tỷ số CIC Bảng 11: Tỷ số CDC Bảng 12: Khả năng thanh toán cổ tức bằng tiền mặt Bảng 13: Tỷ số đảm bảo khả năng chi tiêu vốn và cổ tức bằng tiền mặt Bảng 14: Tỷ số OC/CE Bảng 15: Tỷ số OC/TD Bảng 16: Tỷ số Lãi ròng/ Doanh thu Bảng 17: Tỷ số Chi phí hoạt động sản xuất / Doanh thu Bảng 18: Tỷ số Lãi ròng/ Tổng dòng tiền thuần DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: So sánh dòng tiền hoạt động và lợi nhuận sau thuế 2009 – 2013 Hình 2: So sánh cơ cấu dòng tiền của Vinamilk giai đoạn 2009 – 2013 Hình 3a: Đánh đổi giữa việc giữ tiền hay giữ hàng tồn kho Hình 3b: Đánh đổi giữa việc giữ tiền hay khoản phải thu, khoản phải trả Hình 4: Tỷ số đảm bảo dòng tiền của Vinamilk qua các năm Hình 5: Tỷ số tái đầu tư tiền mặt của Vinamilk qua các năm Hình 6: Dòng tiền hoạt động/Doanh thu thuần của Vinamilk qua các năm Hình 7: Dòng tiền tự do/ Dòng tiền hoạt động của Vinamilk qua các năm Hình 8: OCF của Vinamilk qua các năm Hình 9: CDC của Vinamilk qua các năm Hình 10: FFC của Vinamilk qua các năm Hình 11: CIC của Vinamilk qua các năm Hình 12: Khả năng thanh toán cổ tức của Vinamilk qua các năm Hình 13: Đảm bảo khả năng chi tiêu vốn và cổ tức TM của Vinamilk qua các năm Hình 14: OC/CE của Vinamilk qua các năm Hình 15: OC/TD của Vinamilk qua các năm Hình 16: Lãi ròng/ Doanh thu của Vinamilk qua các năm Hình 17: Chi phí hoạt động sản xuất / Doanh thu của Vinamilk qua các năm Hình 18: Lãi ròng/ Tổng dòng tiền thuần của Vinamilk qua các năm LỜI MỞ ĐẦU Dòng tiền ròng hoặc đơn giản hơn ta gọi là dòng tiền, là dòng tiền vào trừ cho dòng tiền ra tại thời điểm hiện tại. Phân tích dòng tiền là phân tích dòng tiền vào và dòng tiền ra trong một thời kỳ nhất định và là một trong những thước đo quan trọng khi phân tích tài chính của một doanh nghiệp. Phương pháp đo lường dòng tiền ghi nhận dòng tiền vào khi công ty nhận được tiền nhưng không nhất thiết đó là thu nhập và ghi nhận dòng tiền ra khi công ty chi tiền nhưng không nhất thiết đó là chi phí. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy dòng tiền được tính từ hoạt động chủ yếu của công ty đó là hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ. Thông qua dòng tiền có thể giúp chúng ta đánh giá khả năng trả nợ của công ty, chi trả cổ tức, gia tăng năng lực sản xuất và tăng nguồn tài trợ. Bài nghiên cứu này chúng tôi tập trung mô tả dòng tiền và sự cần thiết phải phân tích dòng tiền khi phân tích các báo cáo tài chính. 1. Dòng tiền 1.1. Khái niệm dòng tiền Dòng tiền là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ số tiền mà một công ty nhận được hoặc phải chi ra trong một khoảng thời gian xác định, hoặc trong một dự án nhất định. Việc tính toán dòng tiền có thể được sử dụng vào các mục đích: • Đánh giá tình trạng kinh doanh của một doanh nghiệp hay một dự án. • Đánh giá khả năng thanh khoản, bởi vì có lãi không có nghĩa là có khả năng thanh khoản tốt. Một công ty làm ăn có lãi nhưng thiếu tiền mặt thì hoàn toàn có thể phá sản. • Tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Rate of Return - ROR). Các dòng doanh thu và chi phí được sử dụng như đầu vào cho các mô hình phân tích tài chính như IRR (Internal Rate of Return - tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) hay NPV (Net Present Value - Giá trị hiện tại thuần). • Kiểm tra thu nhập hay tăng trưởng của một doanh nghiệp khi người ta cho rằng số liệu kế toán không phản ánh chính xác thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. Dòng tiền có thể được phân ra làm 3 loại chính: • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là các hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ của một công ty, tính toán trên kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của một doanh nghiệp. Đây cũng là dòng tiền được các nhà đầu tư quan tâm nhất. • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: là các hoạt động mua và bán các tài sản dài hạn, tính trên các hoạt động sử dụng vốn, như đầu tư hay mua lại doanh nghiệp khác. • Dòng tiền từ hoạt động tài trợ: là các phương tiện huy động, rút vốn và cung cấp vốn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư, tính trên các hoạt động tài chính như vay/trả nợ, phát hành hay mua lại cổ phiếu, thanh toán cổ tức 1.2. Mục tiêu phân tích dòng tiền Báo cáo dòng tiền sẽ hữu ích cho các nhà quản trị tài chính và những người có quan tâm phân tích được dòng tiền của doanh nghiệp. Các nhà quản lý có thể chú ý đặc biệt tới những phân loại chính trên dòng tiền, hoặc những khoản mục riêng biệt trên dòng tiền thu vào và chi ra để đánh giá xem các chính sách tài chính của doanh nghiệp có mâu thuẫn với nhau hay không. - Việc phân tích dòng tiền chúng ta sẽ đánh giá được lượng tiền mặt còn tồn cuối kỳ, đánh giá được khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, cho biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Đánh giá được khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp, biết được tính chất của dòng tiền. Dựa vào việc phân tích này cho ta cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, xác định được dòng tiền do đâu mà có, xác định được hoạt động đó có phải là hoạt động kinh doanh chủ đạo của doanh nghiệp, đánh giá được ưu và nhược điểm của việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. - Cho thấy được sự lưu chuyển của tiền qua các kỳ, mức độ ra vào của dòng tiền của doanh nghiệp. Đánh giá xem dòng tiền của doanh nghiệp đang ổn định hay mất cân đối. - Việc phân tích dòng tiền là cơ sở để phát hiện các yếu kém ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp. Biết rõ được doanh nghiệp đang ở trong tình trạng nào, khó khăn ra sao, tình hình phát triển trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc phân tích này giúp doanh nghiệp có thể nhận ra các khoản nợ xấu, nợ phải thu, Đánh giá được khả năng thanh toán và xác định được một cách chính xác đâu là nguồn tiền trả nợ các khoản nợ ngắn hạn cũng như các khoản nợ dài hạn khi đến hạn trả, chi phí nào của doanh nghiệp liên quan đến tiến, các chi phí nào không liên quan đến tiền. Ngoài ra, báo cáo dòng tiền còn được sử dụng để đánh giá các quá trình nhằm đạt được những mục tiêu đã được hoạch định. Báo cáo này không tìm cách làm cho tương ứng cụ thể giữa dòng tiền vào và dòng tiền chi ra, nhưng chúng có thể được sử dụng để nhận diện những gì mâu thuẫn và đáng chú ý. 1.3. Ý nghĩa phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền cho thấy nguồn gốc dòng tiền của doanh nghiệp. Đặc biệt dòng tiền không bị tác động bởi nguyên tắc hạch toán kế toán. Khi phân tích doanh nghiệp, vấn đề quan trọng cần được chú ý là sự lưu chuyển tiền mặt của nó. Đánh giá doanh nghiệp có khả năng trả những khoản nợ đến hạn không? Xem xét khả năng doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức không, nếu có, có chi trả đúng thời hạn không? Bên cạnh đó, phân tích dòng tiền còn có thể xem xét khả năng doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các cơ hội đầu tư mới khi doanh nghiệp có cơ hội hay không? Phân tích dòng tiền cho các chủ thể quan tâm như: ban quản trị, cổ đông, chủ nợ và các bên có liên quan thấy được nguồn gốc tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp và trả lời câu hỏi: Tiền của doanh nghiệp được tạo ra từ hoạt động nào, đó có phải là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không? Hoạt động đó có tạo ra tiền bền vững không? Như vậy, có thể thấy, phân tích dòng tiền có ý nghĩa khá quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Từ phân tích dòng tiền, những đối tượng quan tâm có thể đi sâu hơn thông qua việc phân tích triển vọng doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp qua các phương pháp phù hợp. Với mỗi đối tượng, việc quan tâm đến phân tích dòng tiền đem đến các kết quả khác nhau. Phân tích dòng tiền cho nhiều đối tượng như sau: a. Đối với nhà đầu tư Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh giá đươc chất lượng thu nhập của doanh nghiệp, thu nhập đó có thật sự do doanh nghiệp tạo ra từ các hoạt động kinh doanh hay không? Từ đó giúp nhà đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán kế toán tạo ra thu nhập đó. Phân tích dòng tiền giúp nhà đầu tư đánh giá được chất lượng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư lấy căn cứ làm nền tảng xác định được giá trị thực của doanh nghiệp. Thêm vào đó, nó còn giúp nhà đầu tư tìm thấy được nhiều ẩn số dưới nhiều hình thức lợi nhuận mà doanh nghiệp công bố để nhà đầu tư không rơi vào lợi nhuận cạm bẫy của doanh nghiệp. b. Đối với nhà quản lý: Các nhà quản lý lại quan tâm đến phân tích dòng tiền với mục đích xem liệu doanh nghiệp có đủ tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn mà không phải đi vay của người khác để trả hay không? Các nhà quản lý cũng có thể đánh giá được việc quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp có hiệu quả không? Có cần điều chỉnh cho phù hợp hơn hay không? Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp còn cho nhà quản lý thấy doanh nghiệp có tự tạo ra tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư mới khi doanh nghiệp nắm bắt được mà không phụ thuộc bên ngoài không? c. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này. d. Đối với người lao động trong doanh nghiệp Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp. e. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng… 2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2.1. Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement) thống kê các dòng tiền của doanh nghiệp, là một trong 3 báo cáo tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Báo cáo này được sử dụng để xác định mức độ bền vững trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu lượng tiền mặt tăng (dòng tiền hoạt động dương) thì nó sẽ làm tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp, sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu về tiền mặt. Thông tin này chỉ có trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà không xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. 2.2. Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo ghi nhận dòng tiền ra và vào trong doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là bức tranh toàn cảnh về dòng tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Trong đó, tiền bao gồm: Tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn khác, các khoản tương đương tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy dòng tiền được tính từ: hoạt động kinh doanh (OCF), hoạt động đầu tư (ICF) , hoạt động tài trợ (FCF). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp đánh giá được: • Khả năng trả nợ • Khả năng chi trả cổ tức • Gia tăng năng lực sản xuất • Tăng nguồn tài trợ Nhiều nhà đầu tư không mấy tin tưởng vào các con số công bố trong báo cáo kết quả kinh doanh, thích sử dụng biện pháp phân tích dòng tiền để thay thế, vì các con số thì có thể được nhào nặn ra chứ dòng tiền thì không. 2.3. Ý nghĩa của việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan hữu quan và các đối tượng quan tâm như: Hội dồng quản trị, nhà đầu tư, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên cùng toàn bộ cán bộ của doanh nghiệp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để cung cấp thông tin cho người sử dụng về các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động của doanh nghiệp và khả năng so sánh của các doanh nghiệp vì nó loại trừ được ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một giao dịch. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các chỉ tiêu, số liệu đáng tin cậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, đồng thời cho biết nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền. [...]... tích tỷ trọng Sử dụng phương pháp phân tích tỷ trong để xác định: - Tỷ trọng dòng tiền thuần của từng hoạt động trong tổng dòng tiền thuần trong kỳ - Tỷ trọng dòng tiền ra và dòng tiền vào trong tổng dòng tiền vào và ra của từng hoạt động - Tỷ trọng từng khoản mục chủ yếu trong tổng dòng tiền của từng hoạt động Mục tiêu bước này để cho thấy cơ cấu của các dòng tiền trong tổng nguồn tiền của doanh nghiệp... biến động trong cơ cấu dòng tiền, xu hướng biến động của dòng tiền do đâu, và biến động ra sao? Mục tiêu của bước 3 là nhà phân tích phải kết hợp thêm chỉ số chuyên biệt để phân tích và đáp ứng các mục tiêu phân tích dòng tiền đưa ra Bước 4: Đưa ra các kiến nghị, cảnh báo cho công ty Dòng tiền cuối kỳ biến động như thế nào (Tăng hay giảm) so với đầu kỳ? Tình hình tiền cuối kỳ có đáp ứng đủ cho hoạt động... vụ, tiền thu từ các khoản phải thu…, tiền trả cho nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền nộp thuế, mua bảo hiểm, trả lãi tiền vay … Nội dung phân định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Dòng chi Dòng thu - Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch - Tiền thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịc vụ vụ - Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền - Tiền. .. cung cấp các yếu tố quan trọng của dòng tiền, cũng không đáng tin cậy trong việc thay thế dòng tiền 3.2 Dòng tiền tự do (FCF – Free Cash Flow) Dòng tiền tự do là một trong những công cụ hữu ích trong phân tích dòng tiền Việc đánh giá dòng tiền tự do (FCF) của một công ty cho nhà đầu tư một cách đánh giá toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp Đó là dòng tiền mặt sẵn có tại doanh nghiệp... Phân tích dòng tiền cho thấy công ty tiếp tục tăng đầu tư mua sắm tài sản cố định, giảm tiền gửi gân hàng và chi trả nợ vay trên 1.000 tỷ đồng Năm 2012, dù lợi nhuận tăng, dòng tiền hoạt động cũng tăng cao nhưng do công ty tiếp tục chi đầu tư nhiều, đồng thời trả cổ tức cao nên dòng tiền thuần âm Năm 2013, tình hình công ty khá tốt, dòng tiền kinh doanh tăng, dòng tiền thuần cao Như vậy, qua phân tích, ... thời gian tới hay không? Xem xét các khoản mục cho từng hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài trợ Dòng tiền có phù hợp cho từng hoạt động không? Lý do của từng khoản thu, khoản chi là gì? Nên làm gì để dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp phù hợp hơn 6 Các ứng dụng trong phân tích dòng tiền 6.1 Ứng dụng phân tích Xác định doanh nghiệp đang ở đâu trong vòng đời của mình Đánh giá tính linh động tài chính... Các khoản trả nợ gốc Ý nghĩa: Xác định dòng tiền này cho ta biết được dòng tiền của cổ đông sau khi đã thanh toán các khoản nợ cho người cung cấp vốn và các chi tiêu vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp 4 Các tỷ số dùng trong phân tích dòng tiền 4.1 Tỷ số đảm bảo dòng tiền: Tỷ số đảm bảo dòng tiền là một thước đó khả năng tạo ra một lượng tiền mặt đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu... những cải thiện đáng kể trong dòng tiền của mình Trong giai đoạn khó khăn, công ty tăng dự trữ hàng tồn kho, nới lỏng chính sách bán chịu để gia tăng doanh số bán, khi tình hình kinh tế đã phục hồi và ổn định, công ty giảm bớt hàng tồn, giảm bán chịu và đã cải thiện dòng tiền của mình 7.2 Phân tích cơ cấu dòng tiền qua các năm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phân tích dòng tiền của công ty ra làm ba hoạt... Sử dụng các số liệu trong báo cáo tài chính của Vinamilk từ 2007 đến 2013 để tính tỷ số đảm bảo dòng tiền qua các năm như sau: Bảng 4: Tỷ số đảm bảo dòng tiền (Các chỉ tiêu tính xem phụ lục 4) NĂM 2009 TỶ SỐ ĐẢM BẢO DÒNG TIỀN NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 1.1007 0.9745 0.8510 0.7220 1.0100 Hình 4: Tỷ số đảm bảo dòng tiền của Vinamilk qua các năm Nhìn vào đồ thị ta thấy tỷ số đảm bảo dòng tiền. .. tư, là dòng tiền phản ánh khả năng linh hoạt tài chính, khả năng đáp ứng mở rộng đầu tư mới, hay những thay đổi đột xuất trong doanh nghiệp Dòng tiền tự do dương phản ánh số tiền có sẵn cho hoạt động kinh doanh sau khi trang trải nhu cầu đầu tư và tài trợ để duy trì khả năng sản xuất ở mức hiện hành, dòng tiền này càng cao thì khả năng linh hoạt trong tài chính càng cao Dòng tiền tự do = Dòng tiền từ . của Vinamilk qua các năm LỜI MỞ ĐẦU Dòng tiền ròng hoặc đơn giản hơn ta gọi là dòng tiền, là dòng tiền vào trừ cho dòng tiền ra tại thời điểm hiện tại. Phân tích dòng tiền là phân tích dòng tiền. tiền và sự cần thiết phải phân tích dòng tiền khi phân tích các báo cáo tài chính. 1. Dòng tiền 1.1. Khái niệm dòng tiền Dòng tiền là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ số tiền mà một công ty nhận. tiền vào và dòng tiền chi ra, nhưng chúng có thể được sử dụng để nhận diện những gì mâu thuẫn và đáng chú ý. 1.3. Ý nghĩa phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền cho thấy nguồn gốc dòng tiền của