Phân tích cơ cấu dòng tiền qua các năm:

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN & ỨNG DỤNG PTDT VINAMILK (Trang 31)

7. Phân tích dòng tiền VINAMILK giai đoạn (2009-2013)

7.2. Phân tích cơ cấu dòng tiền qua các năm:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phân tích dòng tiền của công ty ra làm ba hoạt động chính: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ, trong đó, hoạt động tài trợ có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp.

Để biết xem dòng tiền hoạt động đóng góp như thế nào và thay đổi ra sao trong hoạt động kinh doanh của Vinamilk, Bảng 2 sẽ cung cấp thông tin về cơ cấu dòng tiền qua các năm.

Bảng 2: Cơ cấu dòng tiền của Vinamilk giai đoạn 2009 - 2013

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

DÒNG TIỀN TỪHĐ K.DOANH 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 HĐ K.DOANH 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451 DÒNG TIỀN TỪ HĐ ĐẦU TƯ -2,476,274,339,280 -643,051,302,184 6,006,821,372 -4,973,661,178,425 -1,589,789,233,505 DÒNG TIỀN TỪ HĐ TÀI TRỢ -532,690,731,318 -1,188,384,426,682 126,247,397,000 -2,224,976,377,000 -3,167,760,492,759 DÒNG TIỀN THUẦN 87,537,819,006 187,338,317,878 2,543,422,830,612 -1,904,069,717,106 1,494,193,637,187

Hình 2: So sánh cơ cấu dòng tiền của Vinamilk giai đoạn 2009 – 2013

Nhìn vào số liệu và biểu đồ có thể cho chúng ta thấy rằng một cách khái quát dòng tiền của Vinamilk chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh. Chi tiết hơn chúng ta bắt đầu với năm 2009, dòng tiền thuần trong kỳ thấp chỉ đạt 87,537,819,006 VND chủ yếu bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, qua xem xét báo cáo dòng tiền, hoạt động đầu tư năm 2009 lại không đến từ đầu tư vào tài sản cố định mà do tăng các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn.

Tiếp theo, chúng ta xem xét năm 2010, 2011, biểu đồ cho thấy rằng dòng tiền hoạt động trong 2 năm này có phần giảm nhẹ so với năm 2009 nhưng không phải do hoạt động kinh doanh và bán hàng của công ty giảm mà như do hai năm này Vinamilk nhập một lượng lớn hàng tồn kho, tăng cường dự trữ hàng, nới lỏng chính sách bán chịu. Bên cạnh đó, công ty giảm bớt lượng tiền gửi có kỳ hạn mà dịch chuyển sang đầu tư vào tài sản cố định, cho thấy tiềm năng tăng trưởng của công ty cao. Năm 2011 là năm duy nhất trong 5 năm, cả 3 dòng tiền đều dương, mặc dù dòng tiền hoạt động và dòng tiền thuần không cao lắm. Năm này, Vinamilk cũng phát hành một lượng lớn cổ phần cho nhân viên và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tăng vốn lên trên 5.500 tỷ đồng. Phân tích dòng tiền cho

thấy công ty tiếp tục tăng đầu tư mua sắm tài sản cố định, giảm tiền gửi gân hàng và chi trả nợ vay trên 1.000 tỷ đồng.

Năm 2012, dù lợi nhuận tăng, dòng tiền hoạt động cũng tăng cao nhưng do công ty tiếp tục chi đầu tư nhiều, đồng thời trả cổ tức cao nên dòng tiền thuần âm. Năm 2013, tình hình công ty khá tốt, dòng tiền kinh doanh tăng, dòng tiền thuần cao.

Như vậy, qua phân tích, ta thấy tình hình kinh doanh của Vinamilk khá tốt, dòng diền kinh doanh có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy công ty có chiến lược kinh doanh tốt, khi nền kinh tế bất ổn, công ty tăng dự trữ hàng, khi kinh tế ổn định, công ty đã linh hoạt chuyển từ giữ hàng sang tiền. Dòng tiền đầu tư âm chủ yếu do đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, dòng tiền tài trợ âm chủ yếu do chi trả cổ tức nhằm tránh các hoạt động đầu tư dưới mức do nắm giữ nhiều tiền mặt. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong 5 năm, Vinamilk điều chỉnh giảm khoản phải trả tức ứng trước tiền mua hàng cho người bán nhằm mục đích hỗ trợ nông dân và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.

Tiếp theo chúng ta đến với phân tích cơ cấu vốn của VNM trong giai đoạn 2009- 2013: 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG NỢ 1,991,195,909,984 2,808,595,705,578 3,105,466,354,267 4,204,771,824,521 5,307,060,807,329 VỐN CHỦ SỞ HỮU 6,455,474,592,983 7,964,436,590,282 12,477,205,196,484 15,493,096,595,858 17,545,489,315,423 LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 35,365,347,535 0 0 0 22,863,933,884 TỔNG NGUỒN VỐN 8,482,035,850,502 10,773,032,295,860 15,582,671,550,751 19,697,868,420,379 22,875,414,056,636

Nhìn một cách tổng quát ta thấy rằng nguồn tiền tài trợ cho doanh nghiệp đến từ nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu. VNM cũng có sử dụng nợ vay, tuy nhiên tỉ lệ này là khá thấp chỉ khoảng 1/5 tổng nguồn vốn. Cho thấy VNM ý thức khá rõ lợi ích và thiệt hại khi sử dụng vốn vay. Để tránh những rủi ro khi sử dụng đòn bẩy, VNM thực hiện chiến lược tài trợ cho doanh nghiệp bằng cách ưu tiên lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu trong suốt giai đoạn (2009-2013).

Bảng 3 sẽ cho chúng ta thấy về các chiến lược đánh đổi của Vinamilk.

Bảng 3: Các chiến lược đánh đổi của Vinamilk

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN & ỨNG DỤNG PTDT VINAMILK (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w