7. Phân tích dòng tiền VINAMILK giai đoạn (2009-2013)
TỔNG DÒNG TIỀN
THUẦN 87,537,819,006 187,338,317,878 2,543,422,830,612 -1,904,069,717,106 1,494,193,637,187
Hình 18: Lãi ròng/ Tổng dòng tiền thuần của Vinamilk qua các năm
Dựa vào đồ thị ta thấy năm 2012, tỷ số Lãi ròng/ Tổng dòng tiền thuần thấp nhất do dòng tiền thuần âm. Lãi ròng thì liên tục tăng qua các năm, nhưng dòng tiền thuần thì lúc tăng lúc giảm.
KẾT LUẬN
Thông qua phân tích dòng tiền của Vinamilk chúng ta có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk là khá tốt với lãi ròng hoạt động kinh doanh tăng dần qua các năm, công ty cũng có sự chuyển dịch rất tốt trong chiến lược kinh doanh khi đang cơ cấu chuyển dần sang kinh doanh sản phẩm sữa nước với biên lợi nhuận cao
hơn so với sản phẩm chủ lực sữa bột như hiện nay. Chính sách giảm hàng tồn kho, tăng khoản trả trước và tăng nắm giữ tiền mặt giúp công ty chủ động hơn trong việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định phục vụ hoạt động sản xuất
Bên cạnh đó hoạt động đầu tư tài sản cố định vẫn được công ty duy trì ở mức cao nhằm hướng đến xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại hướng đến xuất khẩu sản phẩm đến thị trường thế giới, mở rộng chuổi cung ứng để đem đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt nhất.
Về hoạt động tài trợ, như chúng ta đã biết. Ngành sữa và kinh doanh các sản phẩm từ sữa vô cùng rủi ro nên Vinamilk đã lựa chọn chiến lược xây dựng nguồn vốn dài hạn ưu tiên từ nguồn lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu huy động vốn trên thị trường để đáp ứng tốt các nhu cầu vốn phát sinh từ hoạt động kinh doanh, giúp khả năng thanh khoản trong ngắn hạn của công ty tốt và tránh được những rủi ro trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó chính sách chi trả cổ tức cao qua các năm cũng nhận được nhiều thiện cảm từ cổ đông trong công ty và giúp công ty được đánh giá cao trên thị trường tài chính. Khả năng duy trì, phát triển cũng như khả năng sinh lời của Vinamilk qua các năm nhìn chung là rất ổn định và diễn ra đúng như các chiến lượt công ty đang thực hiện.
Tuy nhiên, với việc giảm các khoản phải thu những năm gần đây cho thấy Vinamilk đã từ bỏ chiến lượt bán hàng trả chậm và điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó chính sách chi trả cổ tức với tỉ lệ cao và ổn định có thể đem lại sự hài lòng và yên tâm về mức sinh lời cho các cổ đông tuy nhiên nó cũng bộc lộ những nhược điểm khi tỉ lệ đảm bảo nợ vay ngắn hạn khá thấp. Điều này cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với tính thanh khoản của VNM trong ngắn hạn. Mặt khác hoạt động đầu tư vào lĩnh vực mới với sản phẩm sữa nước, có thể xem Vinamilk và FrieslandCampina như những công ty tiên phong và chiếm thị phần cao trong lĩnh vực mới này nhưng có thể sẽ gặp khó khăn khi các đối thủ cạnh tranh như nestle, Hà Nội Milk hay Mead Johnson Nutrition đang nổ lực mở rộng thị phần vào thị trường này, bên cạnh đó sản phẩm truyền thống của Vinamilk cũng gặp nhiều khó khăn khi các đối thủ ngoại đang cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường với những sản phẩm mới.
Hoạt động nhà máy sản xuất sữa ở nước ngoài của VNM như sở hữu 19,33% vốn tại Nhà máy sữa Miraka ở New Zealand hay mở nhà máy sản xuất ở Campuchia có thể kỳ vọng đạt được doanh thu cao trong tương lai tuy nhiên VNM cũng phải cẩn trọng với những rủi ro như rủi ro ngoại tệ và thị trường xuất khẩu.