NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 DÒNG TIỀN

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN & ỨNG DỤNG PTDT VINAMILK (Trang 30)

7. Phân tích dòng tiền VINAMILK giai đoạn (2009-2013)

NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 DÒNG TIỀN

DÒNG TIỀN

TỪ HĐKD 3,096,502,889,604 2,018,774,046,744 2,411,168,612,240 5,294,567,838,319 6,251,743,363,451LỢI NHUẬN LỢI NHUẬN

SAU THUẾ 2,375,692,853,224 3,616,185,949,180 4,218,181,708,937 5,819,454,717,083 6,534,133,662,834

Hình 1: So sánh dòng tiền hoạt động và lợi nhuận sau thuế 2009 – 2013

Lợi nhuận sau thuế được xác định dựa trên các giá trị ước tính, trả chậm, phân bổ và định giá. Doanh thu hoạt động kinh doanh không tính đến các khoản doanh thu và chí phí phi tiền mặt. Do đó, thực tế có khả năng lợi nhuận sau thuế cao nhưng dòng tiền thấp và ngược lại. Quan sát đồ thị, ta thấy chỉ có năm 2009 lợi nhuận sau thuế của Vinamilk thấp hơn dòng tiền kinh doanh, các năm sau đó, kết quả là ngược lại, trong đó, khoảng chênh lệnh ngày càng thu hẹp dần.

Dựa vào báo cáo dòng tiền ta thấy, năm 2009, hàng tồn kho của Vinamilk giảm, các khoản phải thu tương đối thấp, đồng thời các khoản phải trả tăng tạo nên một dòng tiền vào cho công ty. Đến năm 2010 và 2011, tình hình thay đổi. Lượng hàng tồn kho tăng mạnh (cả 2 năm đều tăng trên 1.000 tỷ), các khoản phải thu cũng tăng, khoản phải trả

cũng tăng nhưng mức tăng không bằng tạo nên một dòng tiền đi ra lớn. Kết quả là công ty có lợi nhuận cao, nhưng dòng tiền chỉ bằng một nửa. Năm 2012 và 2013, lợi nhuận vẫn cao hơn dòng tiền nhưng khảng cách đã thu hẹp hơn. Điều này cho thấy công ty có những cải thiện đáng kể trong dòng tiền của mình. Trong giai đoạn khó khăn, công ty tăng dự trữ hàng tồn kho, nới lỏng chính sách bán chịu để gia tăng doanh số bán, khi tình hình kinh tế đã phục hồi và ổn định, công ty giảm bớt hàng tồn, giảm bán chịu và đã cải thiện dòng tiền của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu luận PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN & ỨNG DỤNG PTDT VINAMILK (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w