Công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác GDĐĐ của các lực lượng trong nhà trường CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TỪ NGỌC LONG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy lớp Cao học Quản lý Giáo dục K17, quý Thầy, cô của trường Đại học Vinh, Đại học Sài gòn đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đở em trong suốt quá trình sinh hoạt và học tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính chúc sức khoẻ: Thầy giáo PGS.
TS Hà Văn Hùng - người trực tiếp hướng dẫn khoa học; quí thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy trong quá trình học tập và góp ý cho luận văn này; khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học Vinh; các trường THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và tất cả các bạn trong lớp học Quản lý Giáo dục K17 đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi hoàn thành khóa học cũng như trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài khoa học này nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong muốn được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô và các bạn !
Trang 31.2.1 khái niệm về đạo đức 9
1.2.3 Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 12
1.3 Một số vấn đề vê GDĐĐ cho học sinh THPT 161.3.1 Một số đặc diểm tâm lý của học sinh THPT 16
1.3.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh 201.3.4 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh 221.4 Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 241.4.1.Mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh 241.4.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh 241.4.3 Phương pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh 271.4.4 Các yếu tố chi phối đến công tác GDD9 cho HS 29
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
33
2.1 Khái quát về đặc điểm của huyện Nhơn Trạch 33
2.1.2 Đặc điểm giáo dục của huyện Nhơn Trạch 342.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Nhơn
Trạch
35
2.2.1 Thực trạng về đạo đức của học sinh THPT 352.2.2 Thực trạng về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 422.2.3 Thực trạng về mức độ phối hợp công tác GDĐĐ cho HS 482.3 Thực trạng về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh 502.3.1 Công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác GDĐĐ của
các lực lượng trong nhà trường
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT CỦA HUYỆN
NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
62
3.2 Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục cho học sinh ở các trường THPT
của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Trang 4PHô LôC
Trang 5GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
GVBM : Giáo viên bộ môn
CMHS : Cha mẹ học sinh
ĐTN : Đoàn Thanh niên
CB-GV-NV : Cán bộ-giáo viên-nhân viên
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, từ ngày chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dânđược nâng lên, người ta trở nên giàu có Nhân cách con người cũng đã có nhiềubiến đổi, nhưng bên cạnh mặt tích cực, đã xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực,như Đảng đã nhận định trong Nghị quyết TW 2, khóa VIII là : “Đặc biệt đáng
lo ngại là một bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờnhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp vìtương lai của bản thân và đất nước” [3]
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định: “Hiệnnay tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xãhội và phạm tội đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” [4] Chính vì vậy, một trongnhững định hướng lớn trong quan điểm giáo dục đào tạo tại Đại hội lần này đãxác định: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho họcsinh- sinh viên và nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, kếhoạch 5 năm 2005-2010 là chuyển biến mạnh mẽ trong việc xậy dựng văn hóa,đạo đức và lối sống
Ngày 21 tháng 10 năm 1964, Bác Hồ khi về thăm trường ĐHSP Hà Nội
đã nói: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng
có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN Dạy cũng như họcphải biết chú trọng cả đức lẫn tài Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rấtquan trọng” Do đó nhiệm vụ của nhà trường hiện nay là phải làm sao tìmnhững giải pháp có hiệu quả trong công tác GDĐĐ cho HS
Hiện nay tuy nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhưng bên cạnh đónhững tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động đến một bộ phận thanh niênnhư: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bảo, không có lý tưởng rõ ràng
Trang 7Mặt khác những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, do chạy theo bệnh thành tíchlàm cho một số nơi nặng về dạy chữ hơn là dạy người, những tiêu cực trong dạythêm, học thêm vẫn còn tồn tại làm cho mối quan hệ thầy trò đôi khi bị xấu đi,truyền thống tôn sư trọng đạo bị ít nhiều mai một dần.
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội và ma túy đã và đang xâm nhập họcđường và có xu hướng gia tăng Tệ nạn sử dụng ma túy trong HS đã làm hủyhoại thể lực, trí tuệ, đạo đức của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước Sự dunhập văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, các trang web “ đen”, game online…làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục và cáchnghĩ trong lứa tuổi HS… mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiếnthức về những vấn đề này
Đặc biệt vấn nạn bạo lực học đường hiện nay như những cơn sóng ngầm,bởi thỉnh thoảng đâu đó trong môi trường sư phạm lại dấy lên vụ HS gây hấn,hành hung lẫn nhau, thế nhưng những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy
trong thời gian gần đây đã trở thành một hiện tượng nguy hiểm
Việc hàng nghìn vụ HS đánh nhau mỗi năm và tính chất vụ việc ngàycàng nặng tính "côn đồ" đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ,thậm chí cả tính mạng của HS Vấn nạn bạo lực học đường do ảnh hưởng củanhiều yếu tố như: ảnh hưởng của môi trường xã hội, do các bậc cha mẹ thiếu sựquan tâm nhưng quan trọng nhất có lẽ do việc GDĐĐ cho HS, thanh niên hiệnnay chưa đi đúng hướng, chưa phát huy hết tác dụng của nó
Trong thực tế, tình hình GD ở cấp THPT của huyện Nhơn Trạch đang cónhững đổi thay khởi sắc: Trường học được xây dựng kiên cố theo hướng chuẩnquốc gia, trang thiết bị và đồ dùng dạy học được trang bị cơ bản đầy đủ, chấtlượng giáo dục đào tạo từng bước được nâng lên… Tuy nhiên, còn một vấn đề
mà các cấp chính quyền, CMHS, thầy cô giáo và các tầng lớp khác trong xã hộirất lo ngại, đó là vấn đề suy thoái đạo đức của HS đã gây ra nhiều bức xúc cho
Trang 8nhân dân trong Huyện Trong thời gian qua, các trường THPT của huyện NhơnTrạch đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định về việc GDtoàn diện cho HS Nhưng do ảnh hưởng của xu hướng hội nhập cùng với nhữngtiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đếntâm lý, đời sống của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ Hậu quả là ngày càng cónhiều HS có những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, vì thế công tác GDĐĐ cho
HS vẫn còn nhiều khó khăn, bởi hành vi lệch chuẩn về đạo đức của HS ngàycàng diễn ra phức tạp và nghiêm trọng Cho đến nay chưa có tác giả nào nghiêncứu tổng kết kinh nghiệm để rút ra những kết luận khoa học về việc nâng caohiệu quả quản lý GDĐĐ cho HS trên địa bàn huyện
Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản lý công tácGDĐĐ cho HS là vấn đề trở nên hết sức cần thiết Xuất phát từ những vấn đề
nêu trên, nên chúng tôi chọn đề tài: “Những giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Nhơn trạch, tỉnh Đồng Nai” với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý GDĐĐ
cho HS ở các trường THPT của Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
2 Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất những giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS ởcác trường THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nhằm GD toàn diện cho HS
về hai mặt cả tài lẫn đức, trong đó đức là cái gốc
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS ở các trường THPT huyệnNhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Trang 94 Giả thuyết khoa học
Chất lượng GDĐĐ cho HS ở các trường trung học phổ thông huyện NhơnTrạch tỉnh Đồng Nai sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện được một hệthống giải pháp quản lý mang tính kế hoạch và khả thi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác GDĐĐ học sinh THPT.5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác GDĐĐ cho HS ở cáctrường THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
5.3 Đề xuất và thử nghiệm những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng GDĐĐ cho HS ở các trường THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
6 Phạm vi nghiên cứu
Quản lý công tác GDĐĐ của HT cho HSở các trường THPT huyện NhơnTrạch, tỉnh Đồng Nai
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tổng hợp, phân loại tàiliệu, các tri thức khoa học; các văn kiện đại hội Đảng; các tài liệu về GD,quản lýGD,… nhằm xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: thông qua quan sát dựgiờ, thăm lớp, quan sát lúc ra chơi; lấy ý kiến bằng phiếu điều tra thông qua HS,GVCN, ĐTN; tiếp xúc với CMHS, thăm dò, phát hiện tình hình vi phạm đạođức của HS vùng thị trấn và nông thôn
7.3 Nhóm các phương pháp toán học: tính tỷ lệ phần trăm, toán học thống
kê nhằm xử lý số liệu thu được
8 Dự kiến những đóng góp của đề tài.
- Thông qua đề tài giúp cho các nhà GD trên địa bàn huyện hiểu rõ hơnnhững cơ sở lí luận và thực tiển trong công tác GDĐĐ cho HS, từ đó có sựnghiên cứu thật sự nghiêm túc và khoa học về việc GD toàn diện cho HS, nhằm
Trang 10hạn chế đến mức thấp nhất những tệ nạn xã hội đang từng giờ từng phút xâmnhập vào trường học, nạn bạo lực học đường và từ đó nâng cao kỷ năng sốngcho HS.
- Thông qua việc thăm dò, lấy ý kiến của GV, HS, ĐTN, CMHS… sẽgiúp nhà trường nói riêng và Ngành GD của huyện nói chung hiểu rõ những tâm
tư, mong đợi, trăn trở của HS và CMHS về tình hình đạo đức của HS và hiệuquả thực sự của việc GDĐĐ hiện nay trên địa bàn huyện
- Thông qua đề tài này giúp Ngành GD huyện thấy rõ hơn những nguyênnhân đã gây ra sự suy giảm về đạo đức của một bộ phận HS, nguyên nhân gây ranạn bạo lực học đường đặc biệt là tìm ra “huyệt” của vấn đề, từ đó tìm ra nhữnggiải pháp hiệu quả cho công tác GDĐĐ cho HS
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài lệu tham khảo, luận văn được chiathành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng quản lý GDĐĐ cho HS ở các trường THPT huyện
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS
THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Trang 11CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, được hình thành rất sớm trong lịch
sử, được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm Vấn đề GDĐĐ chocác thế hệ luôn là vấn đề hàng đầu của mọi nền GD, mọi nhà trường Vì vậy,vấn đề đạo đức và GDĐĐ cho con người là vấn đề được nghiên cứu nhiều
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu của thế giới:
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng học đãxuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn độ, Hy Lạp cổđại Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris)– lề lối, thóiquen, (moralis nghĩa là có liên quan đến lề lối, thói quen) Còn “luân lý” thườngxem như đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở Hy Lạp là Êthicos nghĩa là thóiquen- tập tục, hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nóiđến những lề lối, thói quen, tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữangười và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày Sau này, người ta thườngphân biệt hai khái niệm, moral là đạo đức, còn Êthicos là đạo đức học Cũngtrong thời kỳ này, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằng cái gốc đạo đức
là tính thiện Bản tính con người là vốn thiện, nếu tính thiện ấy được lan tỏa thìcon người sẽ được hạnh phúc Muốn xác định được chuẩn mực đạo đức, theoSocrate, phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp nhận thức khoa học [1]
Ở phương Đông các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đạibắt nguồn từ cách hiểu về đạo và đức của họ Đạo là một trong những phạm trùquan trọng nhất của triết học Trung quốc cổ đại Đạo có nghĩa là con đường,đường đi Về sau, khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đườngcủa tự nhiên Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội
Trang 12Từ thời này, Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của TrungQuốc Ông đã xây dựng học thuyết “Nhân-Lễ-Chính danh” Trong đó, chữ
“Nhân” là thương người, người nào thật lòng thương người khác thì có thể làmtròn bổn phận mình trong xã hội Trong Luận ngữ, Khổng Tử thường dùng chữ
“nhân”, không những chỉ một đức tính riêng, mà còn chỉ chung cho mọi đứctính Người có nhân đồng nghĩa với người có mọi đức tính hoàn toàn [10, tr20].Như vậy, nhân được coi là yêu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản của con người.Đứng trên lập trường coi trọng GDĐĐ, ông có câu nói nổi tiếng đến ngày nay
“Tiên học lễ, hậu học văn”
Thế kỷ XVII, J.A.Komenxky-Nhà GD vĩ đại Tiệp Khắc đã có nhiều đónggóp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm sư phạm “Khoa sư phạm vĩ đại” Ông đã
đề ra nhiều biện pháp trong việc GD làm cơ sở cho nền GD hiện đại sau này
Đến thế kỷ XX, một số nhà GD nổi tiếng của xô viết cũng nghiên cứu vềGDĐĐ cho HS như A.X Macarenco (1888-1939), ông kiên trì đường lối GD laođộng qua “ trại cải tạo các trẻ em phạm pháp” Ông đã tổng kết những kinhnghiệm GD của mình qua các tác phẩm: Bài ca sư phạm, Những ngọn cờ trêntháp, cuốn sách của những người làm cha mẹ [7]
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở nước ta hiện nay, có nhiều tác giả nghiên cứu về đạo đức và GDĐĐ chohọc sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy là Lãnh tựu của đất nước, nhưng rất quan tâmđến vấn đề rèn luyện đạo đức ở con người Về vấn đề GDĐĐ, Người cho rằng:đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyệnbền bĩ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như sáng càng mài càng sáng,ngọc càng luyện càng trong Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sángngời về đạo đức cách mạng, là kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của người ViệtNam mà chúng ta phải học tập và noi theo
Trang 13Tác giả Phạm Minh Hạc trong cuốn “ Phát triển con người toàn diện thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã nêu lên định hướng giá trị đạo
đức con người Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước
và nêu lên 6 giải pháp cơ bản GDĐĐ cho con người việt Nam: “ Tiếp tục đổimới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học, củng cố ý tưởnggiáo dục trong gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trườngtrong việc giáo dục đạo đức cho con người, kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đứcvới việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật; tổchức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyệnđạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết là cán bộ đảng viên, cho thầy cô cáctrường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạt thống nhất toàn xã hội vềgiáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi người” [12]
Tác giả Đặng Vũ Hoạt – tác giả cuốn “ Những vấn đề giáo dục học” đã đi
sâu nghiên cứu vai trò của GVCN trong quá trình GDĐĐ cho HS và đưa ra một
số định hướng cho GVCN trong việc đổi mới nội dung, cải tiến phương phápGDĐĐ cho HS trường phổ thông
PGS.TS Phạm Khắc Chương, trường Đại học Sư phạm Hà nội – tác giả cuốn
“Rèn luyện ý thức công dân”, nghiên cứu: Một số vấn đề GDĐĐ ở trường
THPT nhằm rèn luyện ý thức đạo đức cho công dân
PGS.TS Đặng Quốc Bảo, trường cán bộ quản lý GD-ĐT Hà Nội, nghiêncứu: Một số ý kiến về nhân cách thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên và phươngpháp GD
Bên cạnh đó, có một số luận văn thạc sĩ quản lý GD của các tác giả như:
- Nguyễn Thị Đáp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐcho HS THPT huyện Long thành tỉnh Đồng Nai, Luận văn chuyên ngành quản
lý GD
Trang 14- Chu Anh Tuấn: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho
HS ở các trường THPT, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Phan Hồ Hải: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ
ở các trường THPT, trên địa bàn huyện Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyễn Văn Liễn: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức ởcác trường THPT, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
- Huỳnh Thị Kim Anh: Một số giải pháp quản lý công tác GDDĐ cho họcsinh ở các trường THCS, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
1.2 Một số khái niệm cơ bản.
1.2.1 Khái niệm về đạo đức.
Có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức:
+ Theo tự điển Triết học, đạo đức là “Một trong những hình thái ý thức xãhội, phản ánh sự tồn tại về mặt tinh thần của cá nhân, một trong những đòn bẩytinh thần cho quá trình phát triển xã hội” Về nghĩa hẹp, đạo đức là sản phẩmcủa quá trình lịch sử, xã hội thể hiện qua sự nhận thức và quyền tự do của conngười” [2, tr291]
+ Theo tự điển tiếng Việt, đạo đức có hai nghĩa:
Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội thừa nhận,quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nghĩatổng quát) Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo nhữngtiêu chuẩn đạo đức mà có (nghĩa hẹp) [20]
+ PGS.TS Trần Hậu Kiểm quan niệm: “Đạo đức là tổng hợp nhữngnguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành
vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữacon người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội” [19]
+ PGS.TS Phạm Khắc Chương cho rằng: đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con
Trang 15người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúccủa con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa con người với conngười, giữa cá nhân và xã hội.” [10]
+ Tác giả Nguyễn Ngọc Long cho rằng: “Đạo đức là một trong nhữnghình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong cácmối quan hệ của con người, thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của conngười trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [24] Thật vậy:
- Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội điều hòa và thống nhất các mâuthuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng nhằm đảm bảo trật tự xã hội và khảnăng phát triển của xã hội và cá nhân
- Với tư cách là một lĩnh vực ý thức xã hội, đạo đức bao gồm tri thức vềcác khái niệm, chuẩn mực và phẩm chất đạo đức, nguyên tắc đạo đức, các xúccảm và tình cảm đạo đức, đánh giá đạo đức Với tư cách là một mặt của hoạtđộng xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi, thói quen đạo đức Với tư cách làmột hình thái quan hệ xã hội, đạo đức bao gồm các quan hệ đạo đức, biểu hiệntrong việc giao lưu giữa cá nhân- cá nhân, cá nhân- tập thể
- Đạo đức tồn tại xen kẻ trong mọi lĩnh vực ý thức xã hội, trong mọi hoạtđộng xã hội, mọi loại quan hệ xã hội, nó luôn tồn tại và phát triển cùng với đờisống xã hội Đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp
Như vậy, đạo đức là một phạm trù phản ánh hiện thực khách quan bằng
hệ thống các chuẩn mực xã hội, các qui tắc điều chỉnh sự ứng xử của con ngườitrong tất cả các mối quan hệ xã hội, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội
Các tác giả trên tuy có cách lý luận khác nhau về khái niệm đạo đức, tuynhiên về mặt tổng quát, các ý kiến trên đều có những điểm cơ bản thống nhấtnhau về các vấn đề sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại
xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội Đạo đức là một phương
Trang 16thức điều chỉnh hành vi của con người, giúp con người ngày càng hoàn thiệnhơn, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.
Đạo đức là một hệ thống các giá trị, các quy tắc, chuẩn mực mà mọingười phải tuân theo trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân và xãhội Đạo đức là một hiện tượng xã hội, mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánhgiá rõ rệt Sự hình thành phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức khôngtách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức.Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ, thì hệ thống ấy
có tính tích cực, mang tính nhân đạo Ngược lại, nếu hệ thống ấy mang tính tiêucực, phản động, phản nhân đạo
Qua đây cho thấy, với các lý luận trên chúng ta có thể hiểu một cách tổngquát, đạo đức là một hình thức ý thức xã hội Nó là một hệ thống các quy tắc,chuẩn mực, nguyên tắc xã hội về cái chân-thiện-mỹ và cái ác nhằm điều chỉnhmối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội
1.2.2 Khái niệm giáo dục đạo đức
GDĐĐ cho HS là một quá trình lâu dài, liên tục về thời gian, rộng khắp
về không gian, từ mọi lực lượng xã hội Trong đó, nhà trường giữ vai trò rấtquan trọng GDĐĐ cho HS còn là quá trình hình thành và phát triển các phẩmchất đạo đức của nhân cách HS dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đíchđược tổ chức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hìnhthức giáo dục phù hợp với lứa tuổi và vai trò chủ đạo của nhà GD Từ đó, giúp
HS có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với
cá nhân, với cộng đồng- xã hội, với lao động, với tự nhiên….Bản chất củaGDĐĐ là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục và yếu tố tự GDcủa HS, giúp HS chuyển những chuẩn mực, quy tắc, nguyên tắc đạo đức,…từbên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêng mình mà mục tiêu cuối cùng
là hành vi đạo đức phù hợp với những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội
Trang 17GDĐĐ không chỉ là dừng lại ở việc truyền thụ những khái niệm, những tri thứcđạo đức, mà quan trọng hơn hết là kết quả GD phải được thể hiện qua tình cảm,niềm tin, hành động thực tế của HS [7] [12] [15].
Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổchức của nhà GDvà yếu tố tự GD của người học để trang bị cho HS những trithức, ý thức đạo đức, niềm tin, tình cảm đạo đức và quan trọng nhất là hìnhthành ở HS hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội Haynói một cách khác, GDĐĐ là một quá trình sư phạm được tổ chức một cách cómục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển ở HS ý thức, tình cảm,hành vi và thói quen đạo đức
1.2.3 Khái niệm về quản lý, quản lý GD và quản lý nhà trường
1.2.3.1 Khái niệm quản lý
Quản lý đã xuất hiện và được áp dụng rất sớm của cuộc sống cộng đồng,khi con người làm việc theo nhóm để thực hiện những mục tiêu nhất định Cho
đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quản lý:
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng từ quản lý có gốc Hán, lột tả được bảnchất của vấn đề chính, đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn và sửa sang, sắp xếp đểcho cộng đồng theo sự phân công hợp tác lao động được ổn định và phát triển[6]
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là những tác động của chủ thểquản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phốicác nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức với hiệu quả caonhất [7]
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục, có
tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lênkhách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp,
Trang 18các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển củađối tượng” [11]
Tác giả Thái Văn Thành cho rằng : “Quản lý một hệ thống xã hội là sựtác động có mục đích đến tập thể người- thành viên của hệ, nhằm làm cho hệvận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến Quản lý là sự tác động có địnhhướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến kháchthể của nó” [23]
Tuy các cách định nghĩa trên có khác nhau, nhưng tựu trung các tác giảđều xoay quanh các yếu tố của nội hàm quản lý: ai quản lý (chủ thể quản lý);quản lý ai hoặc quản lý cái gì (khách thể); quản lý bằng cách nào (phương thức,công cụ); nhằm để làm cái gì (mục tiêu)
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra
1.2.3.2 Khái niệm quản lý giáo dục
Từ khi họat động GD ra đời, tất yếu kéo theo sự xuất hiện của QLGD.Theo lý luận của tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quan là hoạtđộng điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạothế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triểngiáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ màcòn cho mọi người Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nênQLGD được hiểu là sự điều hành của hệ thống giáo dục quốc dân, các trườngtrong hệ thống giáo dục quốc dân” [6]
PGS.TS Trần kiểm chia QLGD thành hai cấp độ: quản lý vĩ mô và quản
lý vi mô QLGD cấp vĩ mô là quản lý nền GD hoặc hệ thống GD; QLGD cấp vi
mô là quản lý nhà trường [17]
Trang 19* Đối với cấp vĩ mô:
Quản lý GD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, cómục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cảcác mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường)nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục- đào tạothế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành GD
* Đối với cấp vi mô:
Quản lý GD được hiểu là hệ thống những tác động tự của chủ thể quản lýđến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, CMHS và các lực lượng xã hộitrong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
GD của nhà trường
Quản lý GD nằm trong quản lý văn hóa–tinh thần.Quản lý hệ thống GD
có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đíchcủa chủ thể quản lý ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống(từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế
hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũngnhư các quy luật của quá trình GD, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em[11, tr3]
Từ các định nghĩa trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô ta thấy, quản lý có 4 yếutố: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý Vìvậy, chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát, QLGD là sự tác động có ý thứccủa chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệthống GD đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra
1.2.3.3 Khái niệm quản lý nhà trường
Trong giáo trình Đạo đức học định nghĩa: “Quản lý trường học là hoạtđộng của các cơ quan quản lý giáo dục nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt độngcủa giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các
Trang 20nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhàtrường” [11].
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốicủa Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối vớingành giáo dục Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là một hệ thống concủa quản lý vĩ mô, là một chuỗi tác động (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kếhoạch) mang tính tổ chức–sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên vàhọc sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huyđộng họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trườngnhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến
đã đề ra [26]
Như vậy, quản lý nhà trường bao gồm quản lý nhiều hoạt động:
Quản lý đội ngũ CB-GV-NV và HS; Quản lý nội dung, chương trình, phươngpháp dạy học; Quản lý hoạt động GDĐĐ; Quản lý các hoạt động xã hội, đoànthể; Quản lý cơ sở vật chất- thiết bị GD của nhà trường; Quản lý tài chính, hànhchính trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội
Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà trường là từng bước nâng cao chấtlượng GD toàn diện cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý GD và sự nghiệpcông nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước
1.2.4 Quản lý giáo dục đạo đức
Quản lý GDĐĐ là một quá trình chỉ đạo, điều hành công tác GDĐĐ củachủ thể GD tác động đến đối tượng GD để hình thành những phẩm chất đạo đứccủa HS, đảm bảo quá trình GDĐĐ đúng hướng, phù hợp với chuẩn mực, quy tắcđạo đức được xã hội thừa nhận
Quản lý GDĐĐ là quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, hìnhthức,phương tiện GDĐĐ, đảm bảo cho quá trình GDĐĐ được tiến hành một
Trang 21cách khoa học, đồng bộ, phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, gópphần hình thành nhân cách toàn diện cho HS.
Quản lý GDĐĐ cho HS còn là quá trình huy động các lực lượng GD, cácđiều kiện, các phương tiện GD; Phối hợp với các môi trường GD, giúp HS có trithức đạo đức, tình cảm đạo đức và hình thành hành vi đạo đức phù hợp với yêucầu của xã hội
Quản lý GDĐĐ trong nhà trường phổ thông, đó là quá trình tác động củahiệu trưởng lên tất cả các thành tốt tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS Mụcđích của quá trình này là hình thành ở các em những tri thức, tình cảm, niềm tinđạo đức, hình thành thiện chí, nghị lực và thói quen đạo đức đó chính là hệthống phẩm chất và năng lực, là toàn bộ nhân cách của HS Để đạt được mụcđích đó công tác GDĐĐ phải hướng tới mọi lực lượng tham gia vào quá trìnhgiáo dục có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng đặc biệt của công tác này
1.2.5 Giải pháp quản lý giáo dục
Giải pháp quản lý GD là loại giải pháp hành chính nhằm giải quyết mộtvấn dề nào đó trong công tác quản lý GD, để chủ thể quản lý tác động đến đốitượng quản lý theo mục tiêu đào tạo của nhà trường
Như vậy giải pháp quản lý GDĐĐ cũng là giải pháp quản lý GD nhưng
nó hướng vào một đối tượng, hoạt động cụ thể chính là công tác GDĐĐ cho HStrong nhà trường Hoạt động này cần phải thực hiện nghiêm túc từ khâu lập kếhoạch, triển khai thực hiện, giám sát thực hiện cho đến công đoạn kiểm tra, đánhgiá kết quả thực hiện như thế nào
1.3 Một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
1.3.1 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THPT.
Tuổi của học sinh THPT từ 15, 16 đến 18 tuổi là “thế giới thứ ba”, tồn tạigiữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn Trong lức tuổi này các em có cơ thể phát
Trang 22triển cân đối, khỏe và đẹp Đa số các em có thể đạt được những khả năng thànhtích về cơ thể như người lớn.
Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của lứa tuổi học sinh THPT là:
Sự phát triển của tự ý thức: đây là một đặc điểm nổi bật trong sự phát
triển nhân cách củ thanh niên mới lớn nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triểntâm lý của tuổi thanh niên Sự hình thành tự ý thức là một quá trình lâu dài, trảiqua nhiều mức độ khác nhau Ở tuổi thanh niên quá trình phát triển tự ý thứcdiễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và tính cách đặc thù riêng: Thanh niên có nhu cầu tìmhiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đíchcuộc sống và hoài bão của mình Đặc điểm quan trọng trong sư tự ý thức củathanh niên là, sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạtđộng nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp Các em không chỉ nhận thức vềcái tôi của mình trong hiện tại như thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí củamình trong xã hội, trong tương lai Thanh niên không chỉ đánh giá những cử chỉ,hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt mà còn biết đánh giá nhân cách củamình nói chung trong toàn bộ thuộc tính nhân cách Thanh niên không chỉ cónhu cầu đánh giá, mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc và tốt hơn thiếu niên vềnhững phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chínhmình Chúng ta phải thừa nhận là thanh niên mới lớn có thể sai lầm khi tự đánhgiá Do vậy, khi sự tự đánh giá đã được suy nghĩ thận trọng, thì dù có sai lầm,thì chúng ta cũng phải có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu, khôngđược chế diễu ý kiến tự đánh giá của họ Cần phải giúp đở thanh niên một cáchkhéo léo để họ hình thành một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình
Sự hình thành thế giới quan: Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết
định của sự hình thành thế giới quan- hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên,
về nguyên tắc và qui tắc cư xữ…Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếutrong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên HS Chỉ số đầu tiên của sự hình
Trang 23thành thế giới quan là sự phát tirển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đềthuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những qui luật phổ biến của tự nhiên,
xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người Việc hình thành thế giới quan khôngchỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức, mà còn thể hiện ở phạm vi nội dung nữa.Các em quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò củacon người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, quyền lợi và nghĩa
Hoạt động giao tiếp: Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính tập
thể nhiều nhất điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các bạncùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín và có có vị trí nhất địnhtrong nhóm Ở tuổi này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan
hệ với người lớn tuổi hoặc ít tuổi hơn Điều này do lòng khát khao muốn có vịtrí bình đẳng trong cuộc sống chi phối cùng với sự trưởng thành nhiều mặt quan
hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệbình đẳng, tự lập Sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự phức tạp hóa hoạt độngriêng của thanh niên HS khiến cho số lượng nhóm qui chiếu của các em tăng lên
rõ rệt Việc các em tham gia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến sự khác nhau nhất định
và có thể có xung đột về vai trò nếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai trò khácnhau ở các nhóm [7] [15]
Trong công tác GD cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, hội tự phát ngoàinhà trường Nhà trường không thể quán xuyến toàn bộ cuộc sống của thế hệđang trưởng thành Ta cũng không thể loại trừ được các nhóm tự phát và các đặc
Trang 24tính của chúng Nhưng có thể tránh được hậu quả xấu của nhóm tự phát bằngcách tổ chức hoạt động của các tập thể ( nhóm chính thức) thật phong phú, sinhđộng… khiến cho các hoạt động đó phát huy được tính tích cực của thanh niênmới lớn Vì vậy tổ chức ĐTN có vai trò đặc biệt quan trọng.
Đời sống tình cảm: Đời sống tình cảm của lứa tuổi học sinh THPT rất
phong phú và nhiều vẻ Đặc điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn củacác em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lực chọn đối với mọingười trở nên sâu sắc và mặn nồng trong quan hệ với các bạn các em rất nhạycảm, không chỉ có khả năng xúc cảm thân tình, mà còn có khả năng đáp ứng lạixúc cảm của người khác (đồng cảm) Tình bạn của thanh niên mới lớn rất bềnvững Tình bạn ở tuổi này có thể vượt được mọi thử thách và có thể kéo dài suốtcuộc đời ở thanh niên mới lớn, sự khác biệt giữa các cá nhân trong tình bạn rất
rõ Quan niệm của thanh niên về tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có
sự khác nhau [13]
1.3.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.3.2.1 Ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
GDĐĐ cho học sinh THPT là nhằm củng cố và tiếp nối GDĐĐ của cấptrung học cơ sở Công tác này, được thực hiện thường xuyên và lâu dài trongmọi tình huống chứ không phải chỉ thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc cónhững đòi hỏi cấp bách, nhằm để hình thành nhân cách của các em theo lý tưởng
xã hội chủ nghĩa phù hợp với tiến trình lịch sử cách mạng của dân tộc
1.3.2.2 Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Với tầm quan trọng và ý nghĩa như trên nên việc GDĐĐ có những nhiệm
vụ như sau:
- Giáo dục ý thức đạo đức: nhằm hình thành ở HS một hệ thống các tri
thức đạo đức mà các em cần phải có Cụ thể:
Trang 25Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phẩm chất và tấm gương đạo đức củaNgười Từ đó giúp HS học tập và làm theo tấm gương của Người; Niềm tin và
lý tưởng sống của thanh niên, giúp HS xác định đúng đắn động cơ học tập và rènluyện đạo đức; Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, qui chếNgành, nội qui nhà trường; Hệ thống các chuẩn mực đạo đức được quy địnhcho HS Cách ứng xử trong các tình huống khác nhau phù hợp với các chuẩnmực đạo đức đã quy định
- Giáo dục thái độ và tình cảm đạo đức: GD tình cảm đạo đức cho HS
là thức tỉnh ở họ những rung động trái tim với hiện thực xung quanh, làm chocác em biết yêu, biết ghét rõ ràng, không vô cảm, có thái độ đúng đắn với cáchiện tượng trong đời sống xã hội và tập thể
- Giáo dục hành vi và thói quen đạo đức: Mục đích cuối cùng của
GDĐĐ là hình thành hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày của trẻ Hành
vi đạo đức được thực hiện bởi sự chỉ đạo của ý thức và sự thôi thúc của tình cảmmới là hành vi đích thực, mới trở thành thói quen thành thuộc tính của conngười Hành vi, đặc biệt là thói quen hành vi chỉ có thể hình thành thông qua tậpluyện Trong cuộc sống sinh hoạt, cần GD cho các em hành vi có văn hóa, tức làhành vi đó chẳng những đúng về mặt đạo đức mà còn đẹp về thẫm mỹ [12]
1.3.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
GDĐĐ cho HS ở trường THPT hiện nay bao gồm các nội dung sau:
- Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức
Công tác GD tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh THPT là rất quantrọng, góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện, hài hòa về nhân cách Tăngcường GD thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho HS.Nâng cao lòng yêu nước XHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và Nhànước, ý thức quyền lợi và nghĩa vụ công dân thể hiện trong cuộc sống và học
Trang 26tập, lao động và hoạt động chính trị xã hội, giáo dục kỷ luật và pháp luật, GDlòng yêu thương con người và có hành vi ứng xử có văn hóa [1] [5].
- Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ
Ngoài việc GD thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, pháp luật…cho HS, GDĐĐ trong nhà trường còn phải hướng đến GD HS cách ứng xử cóvăn hóa trong các mối quan hệ, cụ thể:
+ GD quan hệ cá nhân của HS đối với xã hội như: GD lòng tự hào dântộc, lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc GD lòngtôn trọng, giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc, có thái độ tiến bộ đối với cácgiá trị truyền thống và tinh thần quốc tế vô sản Biết ơn anh hùng, liệt sỹ có côngdựng nước và giữ nước
+ GD quan hệ cá nhân của HS đối với lao động: GD cho HS có thái độđúng đắn đối với lao động, yêu thích lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoahọc, quý trọng người lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc GDcho HS có tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biết bảo vệ hòa bình, sốngthân thiện với môi trường,…
+ GD quan hệ cá nhân HS đối với tài sản xã hội, di sản văn hóa và thiênnhiên: Giáo dục yêu cầu bản thân HS phải có ý thức giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệcủa công, không xâm phạm tài sản chung và của cải riêng của người khác, biếtbảo vệ môi trường tự nhiên
+ GD quan hệ cá nhân của HS đối với mọi người xung quanh: Giáo dụccác em biết kính trọng Ông bà, cha mẹ, anh chị và những người lớn tuổi Biếtkính trọng, lễ phép, lòng biết ơn đối với Thầy Cô giáo và những người dạy dỗmình Đối với em nhỏ phải có sự cảm thông, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha GDtình bạn chân thành, tình yêu chân chính, dựa trên sự cảm thông, hết sức tôntrọng và có cùng mục đích lý tưởng chung Có tinh thần khiêm tốn, luôn lắng
Trang 27nghe và biết học hỏi GD tính thông cảm, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lợi ích và
ý chí tập thể
+ GD quan hệ cá nhân đối với bản thân: Phải luôn tự nghiêm khắc đối vớibản thân mình khi có sự sai phạm; bản thân có đức tính khiêm tốn, thật thà, cótính kỷ luật, ý chí, nghị lực, tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời…
1.3.4 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Phương pháp GDĐĐ trong nhà trường là cách thức hoạt động gắn bó vớinhau của người GD và người được GD, nhằm hình thành và phát triển nhâncách, phẩm chất theo mục tiêu GD
Phương pháp GDĐĐ là một thành tố quan trọng và tác động trực tiếp đếnkết quả của quá trình GDĐĐ cho HS Có các nhóm phương pháp cơ bản sauđây:
* Nhóm phương pháp tác động đến ý thức, tình cảm, ý chí nhằm hình
thành ý thức cá nhân cho HS, nhằm cung cấp cho HS những tri thức về đạo đức
Đó là những chuẩn mực, những quy tắc, cách ứng xử giao tiếp, thái độ hành viđối với con người, tự nhiên, xã hội về cái đúng- cái sai; cái tốt-cái xấu trongcuộc sống Nhóm phương pháp này gồm có các phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: là trao đổi ý kiến với nhau về một đề tài nào đóthuộc lĩnh vực đạo đức nhằm GDĐĐ cho HS Phương pháp này nhằm lôi cuốn
HS vào việc phân tích, đánh giá sự kiện, hành vi, các hiện tượng trong đời sống
xã hội Trên cơ sở đó, HS ý thức một cách sâu sắc thái độ đúng đắn của mìnhvới hiện thực xung quanh và trách nhiệm về các hành vi, thói quen, lối sống củachính bản thân HS
- Phương pháp nêu gương: là nêu gương cụ thể những điển hình mẫu mực
về người tốt việc tốt, những lý tưởng sống đẹp Đây là phương pháp quan trọngGDĐĐ cho HS có hiệu quả nhất
Trang 28- Phương pháp tổ chức hoạt động xã hội: Tham gia các buổi lao độngcông ích, tham gia thể dục thể thao chung cho toàn trường hoặc ở địa phương,tham gia giao lưu học tập, giao lưu văn hóa, tham gia thăm hỏi Bà mẹ Việt Namanh hùng,…Qua đó, hình thành và phát triển những hành vi, thói quen, phù hợpvới chuẩn mực đạo đức.
* Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử.
Nhóm này gồm có các phương pháp sau:
- Phương pháp thi đua: đây là phương pháp không thể thiếu ở trườngTHPT, là phương pháp kích thích HS thi đua để tự khẳng định mình Trong thiđua, mỗi tập thể lớp và cá nhân phải cố gắng vươn lên, có ý thức trách nhiệm,thực hiện đầy đủ nội dung thi đua, phấn đấu lập thành tích cao nhất
- Phương pháp khen thưởng- phê bình- động viên: Khen thưởng cá nhân
và tập thể có quá trình phấn đấu, đạt thành tích cao, có những hành động và việclàm tốt Qua đây có tác dụng kích thích, tác động quá trình tu dưỡng đạo đứccủa mỗi cá nhân Còn phê bình và động viên, vừa biểu hiện sự nghiêm khắc, vừauốn nắn điều chỉnh những hành vi đạo đức chưa chuẩn mực của HS [7] [26]
1.3.5 Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh.
GDĐĐ cho HS ở trường THPT được tiến hành dưới nhiều hình thức như:
- Thông qua các môn học, đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn(GDCD, Lịch sử, Ngữ văn…); Thông qua việc học tập nội quy nhà trường,sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Ngoài giờ lên lớp, giờ chủnhiệm, thông qua các cuộc hội thảo…; Thông qua các hoạt động văn hóa, vănnghệ, thể thao, hoạt động xã hội, từ thiện, tham quan, dã ngoại; Thông qua conđường tự tu dưỡng bản thân ở mỗi HS, làm cho HS từ chỗ là đối tượng GD dầntrở thành chủ thể giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện đạo đức, nhâncách của mình
Trang 291.4 Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
1.4.1 Mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức
Mục tiêu quản lý GDĐĐ cho HS thể hiện trên ba phương diện sau:
- Về nhận thức: HT phải tuyên truyền, giáo dục để mọi người, mọi
ngành, mọi cấp,… nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của đạo đức
và GDĐĐ cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh THPT nói riêng
- Về thái độ: Bằng nhiều biện pháp tác động, giúp cho mọi lực lượng
trong và ngoài nhà trường đồng tình và ủng hộ những việc làm đúng cho côngtác GDĐĐ cho học sinh THPT Phê phán, điều chỉnh những hành vi sai trái,hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, những hành vi dẫn đến vi phạmpháp luật của HS [25] [26]
- Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi lực lượng
cùng tham gia công tác GDĐĐ cho HS cũng như hỗ trợ công tác quản lý GDĐĐhọc sinh đạt kết quả cao nhất
Tóm lại: Mục tiêu quản lý công tác GDĐĐ cho HS là làm cho quá trìnhGDĐĐ tác động đến HS một cách đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực xãhội; Thu hút được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham giaGDĐĐ cho HS Trên cơ sở đó, trang bị cho HS những tri thức về đạo đức, xâydựng cho HS niềm tin, tình cảm đạo đức để có được hành vi đạo đức đúng đắn
1.4.2 Nội dung quản lý công tác GDĐĐ học sinh
1.4.2.1 Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, biện pháp GDĐĐ cho HS
Cơ sở để xác định nội dung GDĐĐ cho HS là: nội dung chương trình mônGDCD, các nội dung phổ biến GD pháp luật, các chủ điểm hoạt độngGDNGLL, nội dung GDĐĐ cho HS thông qua các môn học văn hóa đặc biệt làcác môn khoa học xã hội, những kiến thức rèn luyện kỹ năng sống, nhữngtruyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương,…
Trang 30Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, biện phápGDĐĐ cho HS là vấn đề hết sức quan trọng, thông qua nhiều hoạt động trongnhà trường như: Hoạt động giảng dạy của các môn học văn hóa, hoạt độngGDNGLL, hoạt động của GVCN, hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,hoạt động tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm,…
HT cần có kế hoạch xây dựng nội dung, chương trình, hình thức GDĐĐcho HS một cách đa dạng, sinh động và hấp dẫn Cụ thể, kế hoạch cần có mụcđích yêu cầu, hình thức thực hiện, biện pháp thực hiện, phân công cụ thể đốitượng thực hiện theo từng nội dung đã định sẵn Để thực hiện được kế hoạchnày, HT cần thành lập ban GDĐĐ cho HS, thành phần gồm: Trưởng ban (hiệu
trưởng), Bí thư Đoàn TN, GVCN, đại diện CMHS; một số GVBM [8].
1.4.2.2 Quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh của đội ngũ CB-GV-NV
Việc quản lý đội ngũ CB-GV-NV trong hoạt động GDĐĐ cho HS đượcthể hiện thông qua các chức năng quản lý của HT HT lập kế hoạch chung củatoàn trường, tổ chức chỉ đạo thực hiện, ra quyết định phân công, kiểm tra việcthực hiện những quyết định đã đưa ra Các bộ phận được phân công có nhiệm vụ
đề ra kế hoạch thực hiện dựa trên kế hoạch chung của HT nhưng tùy theo tìnhhình thực tế mà có kế hoạch thực hiện cho phù hợp, đặc biệt chú ý GDĐĐ cho
HS chưa ngoan Muốn vậy, HT cũng cần có kế hoạch kiểm tra- đánh giá, khenthưởng- phê bình, động viên kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham giaquản lý và tổ chức GDĐĐ cho HS
1.4.2.3 Quản lý sự phối hợp với các lực lượng GD ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS.
Các lực lượng GD ngoài nhà trường gồm: chính quyền địa phương, cácđoàn thể, Hội CMHS, Hội Khuyến học,…Để cho sự phối hợp tốt với các lựclượng GD ngoài nhà trường đạt kết quả tốt, HT cần có kế hoạch chặt chẽ, có sựphân công cụ thể và biện pháp thực hiện của từng bộ phận Các bộ phận cũng
Trang 31cần lập kế hoạch riêng một cách cụ thể hơn về biện pháp phối hợp, đây cũng làmột trong những biểu hiện của công tác xã hội hóa về GD.
1.4.2.4 Quản lý về hoạt động tự quản của các tập thể HS để GDĐĐ cho HS.
Trong công tác này, vai trò của GVCN, GVBM, Đoàn TN rất quan trọng
HT phải chỉ đạo và quản lý các lực lượng này trong việc tổ chức, GD hình thànhtính tự quản của HS thông qua các nội dung cơ bản: Xác định tầm quan trọngtrong công tác tự quản của HS, hướng dẫn HS xây dựng nội quy học tập, rènluyện đạo đức, bồi dưỡng năng lực tự tổ chức, điều hành hoạt động của lớp, …
1.4.2.5 Quản lý về các điều kiện hỗ trợ công tác GDĐĐ cho HS.
Để công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao, một yếu tố không thể xemnhẹ đó là các điều kiện hỗ trợ cho công tác Các điều kiện hỗ trợ công tácGDĐĐ cho HS bao gồm: Việc bồi dưỡng đội ngũ CB-GV-NV; công tác thi đuakhen thưởng; cơ sở vật chất, kinh phí, môi trường sư phạm trong nhà trường;…
Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CB-GV-NV trong việcGDĐĐ cho HS: HT cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng chuyên đề hoặctheo từng chủ điểm; phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng của CB-GV-NV.Nhà trường thực hiện nghiêm túc các đợt bồi dưỡng do cấp trên tổ chức; phâncông GV có kinh nghiệm trong công tác GDĐĐ, báo cáo điển hình về cách làmhay đã mang lại hiệu quả trong nhà trường Định kỳ, HT cũng có kế hoạch kiểmtra, đánh giá công tác này để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn công tác này
Thi đua khen thưởng là biện pháp tác động tích cực nhất đến đội ngũ GV-NV trong công tác GDĐĐ: HT nên có kế hoạch phát động phong trào thiđua và khen thưởng cho những cán bộ, GV, công nhân viên có nhiều nổ lựctrong công tác điều hành và chỉ đạo sát sao trong tác này Nhưng, cũng cần cóhình thức xử lý đối với những việc làm sai đi ngược lại với chủ trương của nhàtrường, phản tác dụng GDĐĐ cho HS
Trang 32CB-Quản lý về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho công tác GDĐĐ cho HSbao gồm các nội dung sau: dự trù nguồn kinh phí của nhà trường, huy động cácnguồn lực kinh phí ngoài nhà trường để xây dựng và hoàn thiện từng bước về cơ
sở vật chất (phòng truyền thống, trang bị hệ thống âm thanh, tài liệu,…) ; xâydựng quy chế bảo quản, sử dụng nguồn kinh phí và cơ sở vật chất một cách hợp
lý, đúng mục đích và tiết kiệm
Xây dựng môi trường sư phạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tácGDĐĐ cho HS HT cần xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡnhau cùng tiến bộ, thực hiện tốt cuộc vận động như: “Dân chủ- Kỷ cương- tìnhthương và trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học vàsáng tạo”; thực hiện dân chủ hóa trường học; phối hợp tốt với các lực lượngtrong và ngoài nhà trường; thực hiện tốt cuộc vận động “xây dựng trường họcthân thiện- học sinh tích cực” Bên cạnh đó tạo cảnh quan sư phạm trong nhàtrường thật sự hấp dẫn làm cho HS yêu mến và gắn bó trường học và tạo cho HSluôn có một nhận thức ngôi trường mà các em học như ngôi nhà thứ hai củamình và luôn cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”
HT quản lý, chỉ đạo việc xây dựng nề nếp, kỷ cương cho HS trong họctập, lao động, sinh hoạt tập thể; xây dựng mối quan hệ với bạn bè thân ái, đoànkết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Giáo dục HS phải biết lễ phép khi gặp và nóichuyện với người lớn Tuân theo quy định của nhà trường về việc mặc đồngphục, giữ gìn vệ sinh, bảo quản tài sản nhà trường…
1.4.3 Phương pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh
Các phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và
có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý đểđạt được mục tiêu quản lý đề ra Do đó, trong công tác quản lý GDĐĐ người tathường sử dụng những phương pháp sau đây:
Trang 33* Phương pháp tâm lý-xã hội: là phương pháp mà chủ thể quản lý tác
động về mặt tâm lý, tinh thần vào đối tượng quản lý nhằm động viên HS tínhchủ động, tích cực, tự giác của mọi người đảm bảo mối quan hệ thân ái hợp táccùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ Tạo ra sự thỏa mãn tinh thần trongtừng người và trong từng tập thể sư phạm Muốn như vậy, HT phải đi sâunghiên cứu đặc điểm tâm lý- nhân cách của GV và HS, những yêu cầu về đạođức, nghề nghiệp, hứng thú, những phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổi khácnhau,…để có những biện pháp tác động thích hợp đối với GV HT cần chú ý cácmối quan hệ trong nhà trường, xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân ái và cùngnhau thực hiện nhiệm vụ
* Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết địnhquản lý Phương pháp này, là phương pháp tối cần thiết trong công tác quản lý,
nó được xem như những giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nề nếp duy trì kỷluật trong nhà trường, buộc CB-GV-NV và HS làm tốt nhiệm vụ của mình đưaphong trào nhà trường đi lên
* Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng
quản lý trên cơ sở những cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định về lợiích vật chất để đối tượng quản lý điều chỉnh hành động và tích cực tham gia hoạtđộng một cách có hiệu quả Tuy nhiên cũng cần chú ý:
- Việc thiết lập các chế độ, chính sách khuyến khích, khích thích vật chấtcần kết hợp với phương pháp hành chánh tổ chức trong việc xác định các địnhmức, tiêu chuẩn, chỉ tiêu
- Việc vận dụng phương pháp kinh tế cần thận trọng, một mặt để khuyếnkhích lao động của GV, mặt khác cũng phải đảm bảo uy tín sư phạm của GV vànhà trường
Trang 34Trong các phương pháp trên, không có phương pháp nào có tính vạnnăng, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm của nó Cho nên, HTkhông nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, người quản lý cần tùy theo tìnhhuống cụ thể cần nắm vững và vận dụng ưu thế cũng như hạn chế tối đa nhượcđiểm của từng phương pháp, kết hợp vận dụng một cách khéo léo, linh hoạtnhằm đạt kết quả cao nhất trong công tác GDĐĐ cho HS.
1.4.4 Các yếu tố chi phối đến công tác quản lý GDĐĐ cho HS
1.4.4.1 Pháp luật nhà nước
Xã hội hiện đại, văn minh là xã hội mà mọi hành vi của cá nhân phải đượcđiều chỉnh bằng pháp luật Đạo đức và pháp luật có thống nhất với nhau ở mụctiêu của nó là điều chỉnh hành vi của con người để đảm bảo hoạt động bìnhthường của xã hội nói chung và của HS nói riêng Một HS vi phạm đạo đứcthường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạođức GD pháp luật cho HS cũng là để bảo vệ và nâng cao đạo đức con người Vìvậy, GD pháp luật trong nhà trường là hết sức quan trọng trong việc GDĐĐ cho
HS đạt được được kết quả cao
1.4.4.2 Yếu tố nhà trường
Hoạt động dạy học và các hoạt động FD khác trong nhà trường đềuhướng tới mục tiêu cao nhất là hình thành nhân cách cho HS Với bộ máy tổchức cùng với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, nhà trường là yếu tố quantrọng nhất trong việc GDĐĐ cho HS theo hình mẫu về chuẩn giá trị đạo đức
Nhà trường với cả một hệ thống GD được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu
tố quan trọng trong công tác GDĐĐ theo những chuẩn giá trị đạo đức tiến bộ,đúng đắn, theo định hướng XHCN, với hệ thống chương trình GD, các tài liệu,sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợ GD ngày càng hiện đại và đặc biệt vớiđội ngũ cán bộ, GVBM, GVCN được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và nănglực tổ chức lớp sẽ là yếu tố quyết định hoạt động GDĐĐ cho HS
Trang 35Vì vậy, một gia đình mẫu mực từ trên xuống dưới sẽ giúp các em hình thànhnhân cách cơ bản đầu đời, góp phần cho GD trong nhà trường sẽ tốt hơn Do đó,gia đình giữ một vai trò rất to lớn, góp phần quyết định trong việc GDĐĐ cho
HS Nghị quyết TW VIII đã xác định: “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ và hạnh phúc làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ
ấm của mỗi người” Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giáo dục trong nhà trườngchỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp choviệc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn” [25]
1.4.4.4 Yếu tố xã hội
GD của xã hội là sự tiếp tục phát triển những giá trị đạo đức được hìnhthành trong nhà trường và gia đình GD xã hội phải được bắt đầu từ việc xâydựng ý thức và các mối quan hệ trong làng xã, khu phố, hàng xóm láng giềng.Đây là nơi thường để lại một dấu ấn của mỗi cá nhân HS Ngoài ra, GD củacộng đồng, của xã hội cũng góp phần hình thành nhân cách của con người, trong
đó có HS Một xã hội có kỷ cương, văn minh, lành mạnh, các quan hệ xã hội tốtđẹp là điều kiện tốt nhất cho công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường và giađình
Trang 361.4.4.5 Yếu tố tự giáo dục của bản thân HS.
Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi cá nhân là một quá trình lâudài và phức tạp Ở HS THPT, những tri thức đạo đức được chuyển hóa thànhniềm tin đạo đức Tự GD là một bộ phận của quá trình GD, là hoạt động có ýthức, mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện Ở lứa tuổi HS THPT, nhu cầu
tự GD mạnh mẽ, HS tự ý thức được những giá trị mà các em cho là có ích trongcuộc sống Trong nhà trường phổ thông việc GDĐĐ cho HS dần dần đượcchuyển hóa thành tự GD đạo đức Đây là quá trình khó khăn và phức tạp, đòihỏi sự nỗ lực rất lớn từ bản thân, đồng thời có sự hướng dẫn tích cực của ngườithầy, người lớn tuổi, có như vậy công tác GDĐĐ cho HS mới đạt hiệu quả cao
1.4.4.6 Yếu tố chất lượng đội ngũ GV
Chất lượng đội ngũ GV là yếu tố quyết định chất lượng GD trong nhàtrường, trong đó có chất lượng GDĐĐ cho HS Do đó, việc nâng cao chất lượngđội ngũ GV là việc hết sức cần thiết, đòi hỏi HT có kế hoạch thường xuyên bồidưỡng một cách toàn diện và đồng bộ Như Luật GD đã quy định: “Nhà giáo giữvai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [16]
1.4.4.7 Yếu tố Đoàn thanh niên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh thiếu niên mà chức năngquan trọng nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần thựchiện thắng lợi mục tiêu GD của nhà trường Vì vậy, ĐTN có vai trò quan trọngtrong việc thực hiện nhiệm vụ năm học, đặc biệt là công tác GDĐĐ cho HS.Muốn vậy, HT cần có kế hoạch và tham mưu với cấp ủy Đảng- ĐTN ở địaphương, Huyện đoàn bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ phẩmchất đạo đức, năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tổ chức
và của nhà trường
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyêntắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phùhợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệgiữa người với người và con người với tự nhiên Do đó, công tác GDĐĐ cho HSmang ý nghĩa và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hoạt động của nhà trường,góp phần GD toàn diện cho HS Để công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, HTtrước hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt GD, GDĐĐ cho HS giữ vịtrí hết sức quan trọng Vì vậy, trong quá trình GD yêu cầu đối HT phải nắmđược đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT và vận dụng một cách linhhoạt để có cách quản lý giáo dục về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phươngtiện GDĐĐ… Ngoài ra, còn cần phải nắm vững các yếu tố chi phối đến côngtác quản lý GDĐĐ cho HS
Đề đáp ứng được yêu cầu này, muốn có giải pháp hữu hiệu quản lý côngtác GDĐĐ cho HS, HT ngoài việc dựa vào cơ sở lý luận, còn phải dựa vào cơ sởthực tiễn của địa phương và đặc thù của nhà trường Do đó, HT cần điều tra,khảo sát, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường một cách phùhợp nhằm nắm được thực trạng GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS trênđịa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai một cách hiệu quả nhất
Trang 38CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GDĐĐ CHO HS Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội của huyện Nhơn Trạch.
2.1.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội
Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là huyện mớiđược thành lập trên cơ sở tách ra từ Huyện Long Thành cũ theo Nghị định số 51/
CP ngày 23/06/1994 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó ranh giới Huyện đượcxác định như sau:
Phía Bắc giáp huyện Long Thành, Quận 2 và Quận 9 Tp Hồ Chí Minh; PhíaNam và Phía Tây giáp huyện Nhà Bè thuộc Tp Hồ Chí Minh; Phía Đông giáphuyện Long Thành và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Với tổngdiện tích tự nhiên toàn huyện 41.089 ha gồm 12 xã và 53 ấp với tổng dân số khoàng 108.422 người dân, chiếm 7% diện tích tự nhiên và 5,4% dân số tỉnhĐồng Nai Năm 1996 huyện Nhơn Trạch đã được thủ tướng chính phủ phê duyệtqui hoạch tổng thể, huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành một Thành Phố mới với qui
mô đô thị loại II, dân số dự kiến đến năm 2020 là khoảng 500.000 ngàn dân,diện tích đất qui hoạch năm 2005 từ 2000ha và năm 2020 khoảng 8.000 ha Cócác khu chức năng như sau:
- Khu công nghiệp : Được bố trí tại khu Đông–Bắc gắn liền với cảng Thị Vải
- Khu trung tâm thành phố được bố trí tại khu khu phía Nam, Tây Nam nốiliền gần sông Thị Vải ở phí Đông Nam, với khu vực gần sông Đồng Nai ở phíaTây Bắc Trung tâm thành phố được bố trí trên hành lang Đông Nam – Tây Bắc
- Khu dân dụng: tập trung phát triển lên khu vực phía Tây và phía Nam xungquanh khu Trung Tâm Huyện Nhơn Trạch nằm trong vùng kinh tế trọng điểmphía Nam giữa vùng tam giác kinh tế: TP Hố Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa –Vũng Tàu, ven các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ
Trang 39tương lai vào TP Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triểncông nghiệp, dịch vụ và du lịch, là một trong những huyện có sức hút mạnh vềvốn đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vaitrò quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai cũng như toàn Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam
2.1.2 Đặc điểm GD của huyện Nhơn Trạch
Trong những năm qua, tình hình GD có nhiều chuyển biến tốt, mạng lướitrường lớp thuận lợi và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địaphương Tính đến năm học: 2010-2011, toàn huyện có: 14 trường Mẫu giáocông lập với 6.369 cháu 01 trường Mầm non tư thục và hơn 10 cơ sở GD trên
500 cháu; 14 trường Tiểu học với 11.873 HS Trong đó, có 02 trường đạt chuẩnquốc gia; 10 trường THCS với 7.326 HS Trong đó, có 1 trường đạt chuẩn quốcgia; 03 trường THPT với 3.330 HS, nhưng chưa có trường chuẩn quốc gia; 01Trung tâm GDTX, 01 trường Trung cấp Nghề, 12 Trung tâm học tập cộng đồng
Về cơ sở vật chất của các trường, từng bước được trang bị khá khang trang.Trường lớp được kiên cố hóa, thiết bị dạy học được trang bị cơ bản đầy đủ, xâydựng được 25 thư viện đạt chuẩn, các phòng Thí nghiệm-Thực hành, trang bịcho 12 trường có phòng máy vi tính, cung cấp nhiều thiết nghe- nhìn khác chocác trường và các Trung tâm học tập cộng đồng
Về đội ngũ CB-GV-NV của ngành trong Huyện có 1456 người Trong đó,
số GV đạt chuẩn và trên chuẩn sư phạm: 1453, tỷ lệ: 99,65%; số GV chưa đạtchuẩn sư phạm: 03, tỷ lệ: 0,25% Ngoài ra, nhiều GV còn đang theo học chươngtrình đào tạo đại học, sau đại học và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn.Đội ngũ CBQL đều đạt chuẩn, đa số đều qua lớp bồi dưỡng CBQL Về công tácxây dựng Đảng, toàn huyện có 38 cơ sở chi bộ giáo dục có 414 đảng viên
Trang 40Vế công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, giải quyết khiếu nại tố cáo cũngđược Sở và Phòng GD-ĐT quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, điều nàygóp phần làm cho chất lượng GD-ĐT của huyện ngày càng được nâng lên.
Công tác Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được thực hiện khátốt Tại thời điểm tháng 6/2011 huyện Nhơn Trạch đã được Bộ GD-ĐT côngnhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS, hiện nay đang được duy trì và đang triểnkhai công tác phổ cập GD bậc trung học
Công tác XHHGD, xây dựng xã hội học tập, huy động mọi nguồn lực pháttriển, đã giải quyết một phần kinh phí để hỗ trợ cho công tác xây dựng, hỗ trợhọc bỗng cho HS nghèo, giúp phương tiện cho HS đến trường, và nhiều hiện vậtkhác với tổng kinh phí vận động được trung bình hàng năm trên 2,5 tỷ đồng.Với những gì mà Ngành GD&ĐT huyện Nhơn Trạch đã đạt được là do sự
nổ lực không ngừng của Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng với đội ngũ cán bộquản lý GD và tập thể GV dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đồng Nai và UBNDhuyện Nhơn Trạch Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn và yếu kém cần phảikhắc phục: chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ HS bỏ học ở một số trườngtrường còn cao, cơ sở vật chất và việc xây dựng các phòng học chức năng cònchậm, chưa trang bị đầy đủ cho các trường có phòng máy vi tính….Vì thế, sovới yêu cầu hiện nay ngành GD huyện Nhơn Trạch cần phải phấn đấu nhiều hơnnữa, mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao cho mọi tầng lớp nhân dân vềhọc tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực cần thiết vìtrong thời gian sắp đến huyện Nhơn Trạch được nâng lên là Thành phố NhơnTrạch loại I, nên rất cần nhiều kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học, công nhân có taynghề cao phục vụ tại quê hương mình