GDĐĐ đượcxem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng cho các mặt giáo dục kháctrong quá trình phát triển của học sinh.Hơn 20 năm kể từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TỐNG THỊ BÍCH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HÀ TRUNG – TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
VINH - 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TỐNG THỊ BÍCH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN HÀ TRUNG – TỈNH THANH HOÁ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Minh
VINH - 2011
Trang 3Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu và công tác
của bản thân cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, chu đáo của các thầy cô giáo, các cơ quan, ban ngành có liên quan Bằng tình cảm chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:
Hội đồng khoa học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khoa Sau đại học Trường đại học Vinh, các thầy cô giáo đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hoá, Huyện uỷ Uỷ ban nhân dân huyện
Hà Trung, Phòng Giáo dục Hà Trung các trường THPT Hoàng Lệ Kha, THPT Hà Trung, THPT Nguyễn Hoàng, TTGDTX và các ban, ngành có liên quan đã cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết cho luận văn.
- Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp
đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Bá Minh - Người thầy đã trực tiếp giảng dạy và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, song vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,
cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, tháng12 năm 2011
Tác giả
Tống Thị Bích
MôC LôC
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Giả thuyết khoa học 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của đề tài 5
8 Cấu trúc luận văn 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề: 7
1.2 Các khái niệm cơ bản 10
1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức: 10
1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường: 15
1.2.3 Quản lý giáo dục đạo đức 18
1.2.4 Giải pháp quản lý giáo dục đạo đức: 19
1.2.5 Chất lượng và chất lượng giáo dục đạo đức 19
1.3 Giáo dục đạo đức cho HS trong trường trung học phổ thông : 22
1.3.1 Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông 22
1.3.2 Vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông .24 1.3.3 Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 26
1.3.4 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 27
1.3.5 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 28
1.4 Quản lý giáo dục đạo đức trong trường THPT: 29
1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức 29
1.4.2 Nội dung và phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức 29
1.4.3 Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh các trường THPT 33
1.5 Cơ sở pháp lý 35
1.5.1 Định hướng về giáo dục thế hệ trẻ và giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 35
1.5.2 Các chủ trương, chính sách của Bộ GD-ĐT 37
1.5.3 Kế hoạch phát triển giáo dục của tỉnh Thanh Hóa và huyện Hà Trung 38
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 41
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phát triển giáo dục Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hoá 41
2.2 Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT Huyện Hà Trung 55
Trang 52.2.1 Thực trạng đạo đức của học sinh các trường THPT trên địa bàn
Huyện Hà Trung: 55
2.2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh 65
2.3 Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Huyện Hà Trung: 72
2.3.1 Thực trạng nhận thức về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Hà Trung: 72
2.3.2 Thực trạng lập kế hoạch công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Hà Trung: 73
2.3.3 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Hà Trung: 74
2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Hà Trung: 76
2.3.5 Thực trạng phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong công tác GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Hà Trung: 77
2.4 Đánh giá thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Hà Trung: 78
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HÀ TRUNG - THANH HOÁ 81
3.1 Một số nguyên tắc xây dựng các giải pháp: 81
3.2 Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT Huyện Hà Trung, Thanh Hoá 82
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục: 82
3.2.2 Kế hoạch hoá công tác quản lý GDĐĐ: 85
3.2.3 Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ 90
3.2.4 Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 93
3.2.5 Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt 95
3.2.6 Giải pháp xây dựng “trường học thân thiện”: 98
3.2.7 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội .102
3.3 Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
1 Kết luận: 110
2 Kiến nghị: 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 115
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Chủ tịch HồChí Minh kính yêu đã để lại cho nhân dân ta, đất nước ta không chỉ một nềnđộc lập bền vững, một cuộc sống tự do, hạnh phúc mà còn cả những tư tưởng
vĩ đại, một tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng Sinh thời, Người đặcbiệt quan tâm đến giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Tại đại hội Sinh viên ViệtNam lần thứ 2 (07/02/1958), Người đã từng nói: “Thanh niên bây giờ là mộtthế hệ vẻ vang Vì vậy, phải tự giác, tự nguyện cải tạo tư tưởng của mình đểxứng đáng với nhiệm vụ của mình Tức là thanh niên phải có đức, có tài…”.Đến khi viết Di chúc, Người vẫn dành một phần quan trọng để bàn về vấn đềgiáo dục đạo đức cho thanh niên và yêu cầu: “Đảng cần phải chăm lo giáo dụcđạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựngchủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng chođời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết [20, 36-37]
Ngày nay, nhân loại đang bước vào xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, làthời đại mà các quốc gia muốn tồn tại và phát triển phải mở cửa đón nhận nềnvăn minh, giao thoa văn hóa, kinh tế, chính trị với các nước khác Quá trìnhnày tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đất nước.Trong đó, một trong những lĩnh vực quan trọng nhất là văn hóa Qúa trìnhtoàn cầu hóa đã làm cho văn hóa Việt Nam trở nên hiện đại, có thể hòa nhịpcùng thế giới Tuy nhiên, nó cũng sẽ tạo ra một số hậu quả nghiêm trọng Mộttrong những biểu hiện quan trọng là sự thay đổi giá trị và suy thoái đạo đứcmạnh mẽ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay
Để khắc phục tình trạng này, đảm bảo cho thế hệ trẻ vừa tiếp thu nhữnggiá trị văn minh vừa gìn giữ được những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
Trang 8cần có sự chung tay giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội Trong đó,giáo dục nhà trường có vai trò nòng cốt, vô cùng quan trọng GDĐĐ đượcxem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng cho các mặt giáo dục kháctrong quá trình phát triển của học sinh.
Hơn 20 năm kể từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổimới đất nước đã đem lại những thành tựu to lớn, mở rộng quan hệ quốc tế cả
về chính trị lẫn kinh tế, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Đồng thời, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều tháchthức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (04/2001) tiếp tục nhấn mạnh 4 nguy
cơ, trong đó có nguy cơ: “Tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viênđang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gâybất bình và giảm niềm tin trong nhân dân” [14, 15] Thực tế cho thấy, nềnkinh tế thị trường vẫn đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫntiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và hệ thống các giá trị,quy phạm đạo đức nói riêng, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức Điều đáng
lo ngại là các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào trường học Vấn đề bạo lực họcđường, tệ nạn xã hội học đường, những hành vi cư xử thiếu văn hóa của HSvới bạn bè, với người lớn, với môi trường tự nhiên làm cho một bộ phận họcsinh chậm tiến bộ, khó giáo dục, thậm chí hư hỏng, phạm pháp Một trongnhững nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này chính là do việcGDĐĐ trong nhà trường chưa thực sự mang lại hiệu quả do những hạn chế vềmặt nội dung, hình thức và PP giáo dục Vấn đề đạo đức của thế hệ tương laitrở thành mối quan tâm to lớn của toàn Đảng, toàn dân và đặt ra cho ngànhgiáo dục những thách thức mới Để nâng cao chất lượng của công tác GDĐĐ,phải thực hiện đổi mới toàn diện mà trong đó tất yếu phải có những giải pháp
QL hoạt động này một cách hiệu quả Trước tình hình đó, việc tăng cường
Trang 9giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở nên cấp thiết đối với giáo dục hiệnnay
Từ nhận thức giáo dục đạo đức là nhân tố nâng cao giáo dục toàn diện,Chỉ thị số 22/2005/CT - BGD & ĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 29 tháng
07 năm 2005 có đoạn: “Triển khai thực hiện Luật Giáo dục 2005 và giai đoạn
2 của Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, tạo bước chuyển biến cơbản về quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy sự nghiệpgiáo dục phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá vàhiện đại hoá đất nước…” và Hướng dẫn số 6744/BGD & ĐT ngày 04 tháng
08 năm 2005 chỉ rõ: “Đẩy mạnh giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dụcchính trị tư tuởng, đạo đức cho học sinh…” Đồng thời, Bộ Chính trị - BanChấp hành Trung ương Đảng đã phát động và triển khai rộng rãi cuộc vậnđộng lớn: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Sau hơn
4 năm thực hiện, nội dung và ý nghĩa của cuộc vận động đã tác động mạnh
mẽ đến nhận thức, tư tưởng và hành động của các tầng lớp nhân dân trong cảnước Cuộc vận động cũng đã có tác động rất lớn đến công tác giáo dục đạođức cho học sinh ở bậc THPT
Nằm ở phía Bắc Tỉnh Thanh Hoá, các trường THPT Huyện Hà Trungvới truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo”, dạy chữ và dạy người vinh dự và
tự hào góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng nền giáo dục cách mạng,nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đấtnước Tuy nhiên, do ở vùng đồng bằng ven đường Quốc lộ 1A, đường quốc lộ
7, quốc lộ 13, quốc lộ 217, gần với thành phố Thanh Hóa, Thị xã công nghiệpBỉm Sơn nên không tránh khỏi ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trườngnên vẫn còn một bộ phận học sinh có kết quả học tập và rèn luyện đạo đứcyếu kém Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Chính trị, đội ngũ cán bộ, giáoviên và học sinh các nhà trường không chỉ tìm hiểu về tấm gương đạo đức của
Trang 10Chủ tịch Hồ Chí Minh mà đã thể hiện sự “học tập”, “làm theo” bằng nhữngviệc làm cụ thể bởi ở Bác, lời nói phải đi đôi với hành động, lý luận gắn liềnvới thực tiễn, nói để mà làm Đây thực sự là một quá trình lâu dài với nhiềukhó khăn, thử thách; đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý giáo dục đạo đứccho học sinh có hiệu quả hơn
Với những lý do khách quan và chủ quan trên, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài: “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Huyện Hà Trung-Tỉnh Thanh Hoá”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐ nhằm nâng caochất lượng giáo dục cho học sinh ở các trường trung học phổ thông Huyện HàTrung – Tỉnh Thanh Hoá
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trườngTHPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho họcsinh các trường THPT trên địa bàn Huyện Hà Trung-Thanh Hóa
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
Do hạn chế về điều kiện nên chúng tôi chỉ tổ chức khảo sát thực trạng
và đánh giá các giải pháp ở các trường THPT Huyện Hà Trung- Thanh Hoá
Trang 114 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý có cơ sở khoa học, phùhợp với thực tiễn và có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáodục đạo đức cho học sinh các trường THPT Huyện Hà Trung -Thanh Hoá
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh THPT
5.2 Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức và quản lý công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh ở các trường THPT Huyện Hà Trung, Thanh Hóa
5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục đạo đức cho học sinh các trường THPT Huyện Hà Trung, Thanh Hoá
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp tài liệu, văn
bản, chỉ thị, nghị quyết, sách báo có nội dung liên quan đến đề tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, điều
tra bằng phiếu câu hỏi,…
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Trang 128 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và kiến nghị, phụ lục luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh các trường trung học phổ thông Huyện Hà Trung- Thanh Hóa
Trang 13Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, học thuyết của đạo Phật do Thích Ca Mâu Nisáng lập đã đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức Cái cốt lõi trong đạo đức Phậtgiáo là khuyên con người sống thiện, biết yêu thương nhau, tránh điều ác.Trong xã hội Hy Lạp La Mã cổ đại, đặc trưng cơ bản nhất về giáo dụccon người được thông qua những truyền thuyết, sử thi, các di sản vănhoá nhằm đề cao những giá trị đạo đức con người Đó là nữ thần Atina đẹpnhư mặt trăng, đầy tình nhân ái đối với con người Hình tượng thần Dớt (chúatể) có tài - đức vẹn toàn Iliát - Ôđixê là bản trường ca bất hủ, một biểu tượngcao đẹp về tính trung thực, lòng dũng cảm, sự trong sáng và cao thượng trong
Trang 14tình bạn, tình yêu Tất cả những hình tượng đó đều là những phẩm giá đạođức tốt đẹp của con người [26, 16].
Ở Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổđại xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về đạo và đức của họ Đạođức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổđại “Đạo” là con đường, đường đi, về sau khái niệm “Đạo” được vận dụngtrong triết học để chỉ con đường của tự nhiên “Đạo” còn có nghĩa là đườngsống của con người trong xã hội Khái niệm “Đức” lần đầu xuất hiện trong
“Kim văn” đời nhà Chu “Đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìnchung, “Đức” là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý
Khi bàn đến con người, C.Mác có một luận điểm khoa học rất tuyệt vời:Ông coi con người là một hệ thống những năng lực thể chất và năng lực tinhthần Theo cách hiểu của Mác, đạo đức của con người thuộc về những nănglực tinh thần và nhờ chúng mà những năng lực thể chất có định hướng pháttriển đúng đắn Chủ nghĩa Mác đã khẳng định rằng: "Trong lịch sử phát triểncủa xã hội loài người có sự tồn tại quy luật đạo đức Vì đạo đức được nảysinh, tồn tại, phát triển như là một tất yếu" [26, 17] Đồng thời, chủ nghĩa Máccũng khẳng định: "Cội nguồn của đạo đốc là từ lao động, từ những hoạt độngthực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội, sáng tạo ra những giá trị có ích cho conngười, vì con người Đó là quy luật sinh thành và phát triển của những quan
hệ đạo đức xã hội" [26,17]
Về nguồn gốc của đạo đức, chủ nghĩa Mác - LêNin đã chỉ ra rằng, đạođức không thể tách rời cuộc sống con người Chính con người bằng hànhđộng thực tế và quan hệ xã hội, đồng thời qua kinh nghiệm lịch sử của mình
để xây dựng nên những tiêu chuẩn, giá trị của đạo đức Như vậy, bản chất củađạo đức trước hết phải là sự phản ánh giá trị cao đẹp của đời sống con ngườitrong mối tương quan giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội
Trang 15Để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục, các nhà khoa học, nhà quản lýgiáo dục cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu nhiều đến GDĐĐ cho học sinh
Trong cuốn “Phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” GS.TS Phạm Minh Hạc chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới nội
dung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học, củng cố ý tưởng giáodục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trongviệc giáo dục đạo đức cho con người, kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức vớiviệc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật; tổchức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyệnđạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy côcác trường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xãhội về giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi người” [21, 171-176]
GS.TS Đặng Vũ Hoạt - Tác giả cuốn “Những vấn đề giáo dục học”
nghiên cứu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quá trình GDĐĐ và đưa ramột số định hướng trong việc đổi mới nội dung và cải tiến phương phápGDĐĐ cho học sinh trường THPT
PGS.TS Phạm Khắc Chương, Trường đại học Sư phạm Hà Nội nghiên
cứu một số vấn đề GDĐĐ ở trường THPT, trong đó có cuốn “Rèn luyện ý thức công dân”.
Nhìn chung, các tác giả đã xác định nội dung, định hướng giá trị và cácbiện pháp GDĐĐ cho học sinh Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề tài nào đi sâunghiên cứu về các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinhTHPT ở Huyện Hà Trung, Thanh Hoá Vì vậy, đề tài này góp phần đưa ra cácgiải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh các trườngTHPT Huyện Hà Trung, Thanh Hoá
Trang 161.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức:
1.2.1.1 Đạo đức
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mois – Lề thói, mộtphương thức điều chỉnh hành vi con người Đức đạo đòi hỏi các cá nhân phảichuyển hoá những đòi hỏi của xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhucầu, mục đích và hứng thú hoạt động của mình Biểu hiện của sự chuyển hoánày là hành vi cá nhân tuân theo những ngăn cấm, những khuyến khích,những chuẩn mực phù hợp với đòi hỏi của xã hội Do vậy, sự điều chỉnh đạođức mang tính tự nguyện và xét về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của conngười
Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh củacác mối quan hệ xã hội Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế
độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản Trong xãhội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp Đồng thời, đạo đức cũng có tính kếthừa nhất định, phản ánh “Những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kỳ cộngđồng nào” (Lê Nin) Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hìnhthức liên hệ đơn giản nhất giữa người và người Mọi thời đại đều lên án cái
ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội và ca ngợi cái thiện, sự dũngcảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn “Không ai nghi ngờ được rằng nóichung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành trithức của nhân loại”(Enghen) Vì vậy, quan hệ giữa người với người ngàycàng mang tính nhân đạo cao hơn
Có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức:
+ Tác giả Nguyễn Kim Bôi dẫn quan điểm học thuyết Mác – Lê Nin:
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và
Trang 17đời sống cộng đồng xã hội Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh
và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Vì vậy, tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức
xã hội (đạo đức) cũng thay đổi theo Và như vậy đạo đức xã hội luôn mangtính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc” [5, 13]
+ Giáo trình “Đạo đức học” chỉ rõ: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh
và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với
xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sứcmạnh của dư luận xã hội” [16, 8]
+ Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội) định nghĩa: “Đạo đức lànhững tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con ngườiđối với nhau và đối với xã hội Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của conngười theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định” [28, 211] + Theo tác giả Trần Hậu Kiểm: “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc,quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vicủa mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữacon người với con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội” [24, 31] + PGS.TS Phạm Khắc Chương cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ýthức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nócon người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích,hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ xã hội giữa conngười với con người, giữa cá nhân và xã hội” [7, 51]
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức Tuy nhiên, có thểhiểu khái niệm này dưới hai góc độ:
Góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phảnánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, quy tắc điều chỉnh(hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người
Trang 18với tự nhiên, xã hội cho phù hợp với lợi ích của bản thân, của người khác vàcủa xã hội.
Góc độ cá nhân: Đạo đức là những phẩm chất của con người, phản ánh
ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong cácmối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ vớingười khác và với chính bản thân mình
Đạo đức có ba chức năng cơ bản:
Chức năng giáo dục:
Chức năng giáo dục của đạo đức là để hình thành những quan điểm cơbản nhất, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cho con người Nógiúp con người có khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tượng xã hội vì trongđời sống tinh thần của bất cứ xã hội nào cũng tồn tại hệ thống những quy tắc,nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để định hướng cho con người Hệ thống nàyhình thành để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với lợi íchchung và lợi ích riêng của mọi người Đồng thời, con người dựa vào đó để tựđiều chỉnh mình Vì vậy, chức năng giáo dục đóng vai trò quan trọng nhấttrong việc hình thành nhân cách con người
Chức năng điều chỉnh hành vi:
Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức có tác dụng làm cho hoạt độngcủa con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng Thực tế đờisống đa dạng, phức tạp nên chức năng giáo dục và chức năng điều chỉnh hành
vi đạo đức có vị trí rất quan trọng và cần thiết trong đời sống xã hội
Xã hội muốn ổn định và phát triển, đòi hỏi tính tự nguyện, tự giác củamỗi con người Xã hội càng văn minh thì tính tự giác của con người phải càngcao Những chuẩn mực đạo đức giúp con người điều chỉnh ý chí và hành vicủa mình nhằm đáp ứng yêu cầu chung của nền đạo đức xã hội
Trang 19Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thể hiện bằng hai hìnhthức chủ yếu:
- Xã hội và tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích chủ thể
có đạo đức, có những hành vi tốt đẹp Đồng thời, cần phê phán nghiêm khắc
và lên án những biểu hiện không lành mạnh, gây tác hại cho con người
- Bản thân chủ thể đạo đức phải tự giác, tự nguyện điều chỉnh hành vicủa mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội
Chức năng nhận thức:
Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức xã hội về mặt đạo đức Cácquan điểm, tư tưởng, những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức vừa là kết quảphản ánh tồn tại xã hội của con người vừa tác động trở lại đời sống con người.Các chuẩn mực đạo đức là những tiêu chuẩn giá trị đạo đức phù hợp yêucầu phát triển của xã hội, tạo nên tính cách tốt đẹp của mỗi con người Nóđược con người đánh giá, thừa nhận và khái quát thành những khuôn mẫu vềmặt đạo đức để con người căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, điều chỉnhbản thân
Chức năng nhận thức có vai trò định hướng cho mọi hành vi của chủ thểđạo đức Chức năng nhận thức đã trang bị cho con người những tri thức lýluận và thực tiễn đạo đức để con người nhận thức được lẽ phải, tránh nhữngcái xấu Để thực hiện tốt chức năng này, mỗi người cần phải rèn luyện mìnhtrong đời sống để nhận biết những giá trị đạo đức Đồng thời, xã hội cũng cần
có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho mọi người có tri thức về đạođức, hiểu những chuẩn mực đạo đức trong xã hội
1.2.1.2 Giáo dục đạo đức
GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức củanhà giáo dục nhằm trang bị cho HS ý thức, niềm tin, tình cảm đạo đức phùhợp với các chuẩn mực của xã hội
Trang 20Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục nhân cáchcon người phát triển toàn diện Mỗi giai đoạn lịch sử có mục tiêu, nội dung,chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục cụ thể nhằm xây dựng nhâncách toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi phát triển của
xã hội
Giáo dục đạo đức với chức năng trội là làm cho học sinh có nhận thứcđúng đắn về các yêu cầu, chuẩn mực xã hội và có hành vi, thói quen, hànhđộng tương ứng Nó là một trong những kết quả, mục đích quan trọng nhấtcủa hoạt động dạy học trong nhà trường Nhà văn, nhà giáo dục J.J Rutxo đãkhẳng định: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”
GDĐĐ về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức,những đòi hỏi từ bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏibên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượng giáodục GDĐĐ hình thành cho con người những quan điểm, nguyên tắc, chuẩnmực đạo đức cơ bản của xã hội Nhờ đó, con người có khả năng lựa chọn,đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức và tự đánh giá hành vi của bảnthân GDĐĐ góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mớiphù hợp với từng giai đoạn phát triển GDĐĐ là quá trình tác động tới ngườihọc để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuốicùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức
GDĐĐ trong nhà trường THPT là một bộ phận của quá trình giáo dụctổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình khác như giáo dục tri thức,giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướngnghiệp … Quá trình GDĐĐ bao gồm các tác động của nhiều nhân tố nên nhà
sư phạm phải biết tổ chức và đưa ra các biện pháp tổ chức các hoạt độnggiáo dục một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
Trang 211.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường:
1.2.2.1.Quản lý
Theo nghĩa chung, quản lý là sự tác động có mục đích, tổ chức, địnhhướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tổ chức, phối hợphoạt động trong các quá trình sản xuất xã hội để đạt được mục đích đã đặt ra Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có
tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý)lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh
tế … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, cácphương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiệncho sự phát triển của đối tượng” [11, 97]
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: “Quản lý lột tả được bản chất của vấn
đề chính đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn và sửa sang, sắp xếp cho cộngđồng theo sự phân công, hợp tác lao động được ổn định và phát triển” [3, 5] Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo nhữngyêu cầu nhất định” [28, 439]
Như vậy, quản lý bao gồm 4 chức năng cơ bản:
Trang 22nhất định Tất cả những yếu tố trên hợp thành hệ thống giáo dục Nó là một bộphận của hệ thống xã hội, quản lý giáo dục chính là quản lý hệ thống này của xãhội.
Hoạt động giáo dục không thể diễn ra một cách tùy tiện mà đợc tổ chứcquản lý chặt chẽ Trong những mối quan hệ của công tác tổ chức quản lý giáodục, quan hệ cơ bản nhất là quan hệ giữa ngời quản lý với ngời dạy và ngời họctrong hoạt động giáo dục, các mối quan hệ khác biểu hiện trong quan hệ giữa cáccấp bậc quản lý Các cấp quản lý giáo dục có chức năng tơng trợ nhau, để vậndụng các chức năng quản lý để thực hiện nhiệm vụ công tác của cấp mình Nộidung hoạt động khác nhau do phân cấp quản lý quy định, do nhiệm vụ loại hìnhtrờng đào tạo Mỗi loại hình có một đặc thù khác nhau Đặc biệt quản lý giáo dụcchịu ảnh hởng của sự biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học và côngnghệ
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội Quản lý giáo dục
là một hệ thống những tác động có mục đích có kế hoạch, hợp quy luật củachủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động giáo dục củanhững ngời làm công tác giáo dục Quản lý giáo dục cũng có chức năng cơbản: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá quá trình giáo dục
Nh vậy, quản lý giáo dục là quá trình quản lý, quá trình s phạm, quátrình dạy học diễn ra ở tất cả các cấp học, bậc học và cơ sở giáo dục, làm choquá trình đó vận dụng đúng đờng lối, quan điểm giáo dục của Đảng
1.2.2.3 Quản lý nhà trường
Giỏo trỡnh Giỏo dục học định nghĩa: “Quản lý trường học là hoạt độngcủa cỏc cơ quan quản lý giỏo dục nhằm tập hợp và tổ chức cỏc hoạt động củagiỏo viờn, học sinh và cỏc lực lượng giỏo dục khỏc huy động tối đa cỏc nguồnlực giỏo dục để nõng cao chất lượng giỏo dục và đào tạo trong nhàtrường”[24, 135]
Mục đớch của quản lý nhà trường là nõng cao chất lượng giỏo dục vàđào tạo, tổ chức quỏ trỡnh giỏo dục cú hiệu quả để đào tạo một tầng lớp thanhniờn thụng minh, sỏng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vỡ hạnh
Trang 23phúc của bản thân và xã hội Đồng thời, mục đích quản lý giáo dục còn đểxây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực giáo dục, hướng các nguồnlực đó phục vụ việc tăng cường hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục Công tác quản lý nhà trường cần thực hiện những nguyên tắc sau:
1 Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng và Nhà nướcđối với các hoạt động giáo dục trong nhà trường: Chuyên môn, chính trị, tưtưởng, đạo đức, lao động…
2 Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo các công việccủa nhà trường Động viên và phối hợp các tổ chức, đoàn thể, tập thể cán bộgiáo viên cùng tham gia vào công tác quản lý nhà trường Phát huy sức mạnhtổng hợp của các lực lượng giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục
3 Mỗi trường học phải có tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu phấn đấutrong từng năm học và từng giai đoạn
4 Đảm bảo tính khoa học trong quản lý gồm: kế hoạch hoá, tổ chứcthực hiện, kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động
* Bộ máy quản lý trường THPT bao gồm:
Ban Giám hiệu: Gồm từ 1 đến 4 người Hiệu trưởng là người phụ tráchcao nhất trong nhà trường, chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi mặt hoạt độnggiáo dục của nhà trường Các phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về công tácđược phân công và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt công tác của nhàtrường
Các bộ phận chức năng: Các Tổ chuyên môn, hành chính, văn phòng,
kế toán, thủ quỹ, hội đồng sư phạm, hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật,ban đại diện cha mẹ học sinh…
Các tổ chức, đoàn thể nhà trường: Chi bộ Đảng, Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Chi đoàn giáo viên
Trang 24Công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm
có quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệgiữa nhà trường với xã hội trên các nội dung sau:
+ Quản lý hoạt động dạy và học
+ Quản lý hoạt động GDĐĐ
+ Quản lý hoạt động lao động sản xuất
+ Quản lý hoạt động giáo dục thể chất
+ Quản lý các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề
+ Quản lý các hoạt động xã hội, đoàn thể
1.2.3 Quản lý giáo dục đạo đức
Quản lý GDĐĐ là quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức,phương tiện GDĐĐ, đảm bảo cho quá trình GDĐĐ được tiến hành một cáchkhoa học, đồng bộ, phù hợp với những quy tắc, chuẩn mực xã hội, góp phầnhình thành nhân cách toàn diện cho học sinh
Là một bộ phận của quá trình QL giáo dục, QL GDĐĐ là quá trình tácđộng có định hướng của chủ thể QL lên các thành tố tham gia vào quá trìnhhoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ là hình thành niềmtin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tình cảm, hành vi, thói quen Để thực hiện cáchoạt động GDĐĐ, cần phát huy sức mạnh của các lực lượng giáo dục như:Đội ngũ giáo viên, cán bộ QL và các bộ phận phục vụ trong nhà trường…Trong đó, đội ngũ cán bộ QL là những người chịu trách nhiệm chính về tổchức các hoạt động động và chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục xãhội để đảm bảo chất lượng GDĐĐ
1.2.4 Giải pháp quản lý giáo dục đạo đức:
- Theo Từ điển Tiếng Việt: “Giải pháp là cách làm, cách giải quyết mộtvấn đề cụ thể” [28, 64]
Trang 25Giải phỏp QL GDĐĐ là hệ thống những tỏc động của chủ thể quản lýnhằm giải quyết một vấn đề nào đú trong cụng tỏc GDĐĐ để đạt mục tiờuGDĐĐ cho HS của nhà trường.
1.2.5 Chất lợng và chất lợng giáo dục đạo đức:
Có nhiều quan điểm nhận định chất lợng khi nói về chất lợng giáo dục
Có 6 quan điểm về đánh giá chất lợng mà có thể vận dụng vào nhận diện chấtlợng mọi hoạt động nói chung nh: "chất lợng đánh giá bằng đầu vào; chất lợng
đánh giá bằng đầu ra; chất lợng đánh giá bằng giá trị gia tăng; chất lợng đánhgiá bằng học thuật; chất lợng đánh giá bằng văn hóa tổ chức riêng và chất l-ợng đánh giá bằng kiểm toán” [17,23] Ngoài 6 quan điểm về đánh giá chất l-ợng nêu trên còn có các quan niệm về chất lợng nh sau:
- Chất lợng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định,
- Chất lợng là sự phù hợp với mục đích;
- Chất lợng với t cách là hiệu quả của việc đạt mục đích;
- Chất lợng là sự đáp ứng của nhu cầu khách hàng [17,28]
- Những năm gần đây, khái niệm chất lợng đợc thống nhất khá rộng rãi là
định nghĩa theo chuẩn quốc tế ISO 8402: 1994 do tổ chức Quốc tế về tiêuchuẩn hóa (ISO) đa ra đã đợc đông đảo các quốc gia chấp nhận (và dựa vào đóViệt Nam ban hành tiêu chuẩn TCVN 8402: 1999)
- Chất lợng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tợng), tạo cho thựcthể đó khả năng thỏa mãn nhu cầu đã đợc đề ra Trong đó thuận ngữ “thực
Trang 26thể” hay “đối tợng” bao gồm cả sản phẩm theo nghĩa rộng: Một hoạt động,một quá trình, một tổ chức hay một cá nhân [16,39].
Chất lượng là tương đối vỡ nú phụ thuộc vào quan điểm của từng cỏnhõn, nú cú từng mức độ
Chất lượng là cỏi được con người tạo ra, theo ý muốn chủ quan của conngười, nú phụ thuộc vào mục tiờu, nhu cầu và tỳi tiền của người sử dụng sảnphẩm
Như vậy chất lượng cú thể hiểu là mức độ đạt được của sản phẩm sovới mục tiờu đề ra từ trước và đỏp ứng được yờu cầu sử dụng của khỏch hàng
1.2.5.2 Chất lợng giáo dục đạo đức:
Ngày 29 thỏng 8 năm 2007, Bộ Giỏo dục và đào tạo đó ban hành quyđịnh về cụng tỏc giỏo dục phẩm chất chớnh trị, đạo đức lối sống cho học sinh,sinh viờn với mục đớch rốn luyện và phỏt triển phẩm chất chớnh trị, đạo đức,lối sống văn minh, tiến bộ, gúp phần giỏo dục toàn diện cho học sinh - sinhviờn và định ra 03 nội dung với 08 vấn đề cơ bản như sau:
*Nội dung cụng tỏc giỏo dục phẩm chất chớnh trị
- Giỏo dục lũng yờu nước, lý tưởng cộng sản, niềm tin đối với sự lónhđạo của Đảng, bản lĩnh chớnh trị
- Giỏo dục ý thức chấp hành cỏc chủ trương, đường lối, chớnh sỏch củaĐảng, phỏp luật của Nhà nước
- Giỏo dục thỏi độ tớch cực tham gia cỏc hoạt động chớnh trị, xó hội,phõn biệt, đỏnh giỏ cỏc sự kiện chớnh trị, xó hội, nhận ra và phờ phỏn những
õm mưu, thủ đoạn chớnh trị của cỏc thế lực thự địch
* Nội dung cụng tỏc giỏo dục đạo đức
Trang 27- Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng các giá trịđạo đức của dân tộc, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách, tácphong đúng đắn của người công dân.
- Giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, phê phánnhững hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức
- Giáo dục hành vi đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, tác phong côngnghiệp
* Nội dung công tác giáo dục lối sống
- Giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ,phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam
- Giáo dục trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, biếtủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phùhợp với bản sắc dân tộc, biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu,ích kỷ
Như vậy: Chất lượng GDĐĐ chúng ta có thể hiểu đó là đầu ra của sảnphẩm GD trong các nhà trường, là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống củahọc sinh, sinh viên đã đạt được đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu, nội dung,phương pháp và phù hợp với yêu cầu giáo dục
1.3 Giáo dục đạo đức cho HS trong trường trung học phổ thông :
1.3.1 Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông
1.3.1.1 Đặc điểm phát triển trí tuệ
Ở HS THPT, tính chủ định phát triển mạnh ở các quá trình nhận thức, trigiác có mục đích đã đạt tới mức cao, quá trình quan sát chịu sự điều khiển của
hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ, ghi
Trang 28nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ Đồng thời, vai tròcủa ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng nên khả năng ghi nhớ củacác em rất tốt.
Học sinh THPT đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng mộtcách độc lập, sáng tạo Quá trình tư duy của các em chặt chẽ hơn Tuy nhiên,hoạt động tư duy của nhiều em còn thiếu tính độc lập Các em chưa chú ýphát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàngtheo cảm tính hoặc thiên về tái hiện tư tưởng của người khác Vì vậy, nhàtrường cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,độc lập sáng tạo của học sinh để các em bộc lộ hết khả năng tư duy của mình
1.3.1.2 Đặc điểm hoạt động học tập
Hoạt động học tập ở HS THPT đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo, tích cực
do khối lượng kiến thức mà các em phải tiếp thu nhiều hơn, đa dạng hơn.Hoạt động học tập ở lứa tuổi này có sự phân hoá rõ rệt, thể hiện ở việc lựachọn các môn học theo sở thích hay theo định hướng chọn nghề nghiệp saunày
+ Các em có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất, mặt mạnh, mặtyếu của những người cùng sống và chính mình Đồng thời, các em cũng cókhuynh hướng độc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân Song việc tự
Trang 29đánh giá bản thân nhiều khi chưa khách quan, có thể sai lầm nên cần giúp đỡkhéo léo để các em hình thành một biểu tượng khách quan về nhân cách củamình.
+ Học sinh THPT có nhu cầu tự giáo dục mạnh mẽ, các em đã tự ý thức,khao khát những giá trị mà mình cho là hữu ích với cuộc sống Những HScuối cấp THPT luôn tự ý thức về nghề nghiệp tương lai và có ý thức tự phấnđấu, nỗ lực trong học tập để thực hiện ước mơ của mình
1.3.1.4 Đời sống tình cảm
Đời sống tình cảm của HS THPT rất phong phú, đặc biệt là tình bạn.Các em có nhu cầu lớn về tình bạn và đặt ra những nhu cầu cao trong tình bạnnhư sự chân thành, tin tưởng, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau Tình bạn của các
em mang tính xúc cảm cao, thường được lý tưởng hoá Mối quan hệ nam - nữ
ở lứa tuổi này có sự phân hoá rõ rệt Do vậy, nhu cầu về tình bạn khác giớităng Ở một số em, xuất hiện những dấu hiệu của một tình cảm mới: Tình yêu.Tình yêu ở HS THPT thường trong sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc và kháchân thành Vì vậy, nhà trường cần phải giáo dục cho HS một tình yêu chânchính dựa trên cơ sở thông cảm, hiểu biết, tôn trọng và cùng có một mục đích,
lý tưởng chung
Trong quá trình GDĐĐ cho HS THPT cần chú ý xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp với các em trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau Chúng ta cầntin tưởng, tạo điều kiện để các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạođộc lập, giúp các em nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân để tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách HS
1.3.1.5 Sự hình thành thế giới quan
Học sinh THPT là lứa tuổi quyết định sự hình thành của thế giới quan nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý Biểu hiện của sự hình thành thế giớiquan là sự phát triển của hứng thú nhận thức với các vấn đề tự nhiên, xã hội
Trang 30-thông qua các môn học ở bậc THPT Các em đã biết quan tâm nhiều nhất đếncác vấn đề liên quan đến con người như: Vai trò của con người trong lịch sử,quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa tình cảm
và trách nhiệm Nhìn chung, các em có khuynh hướng sống tích cực
Trong điều kiện ngày nay, cần tạo điều kiện giúp đỡ các em trong việcnhìn nhận, đánh giá các hiện tượng xã hội, biết phân biệt đúng – sai, ủng hộcái tốt, ngăn chặn cái xấu…
1.3.2 Vai trò của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Ngày 29 – 10 – 1961, tại buổi nói chuyện với sinh viên và cán bộ ViệtNam, Bác Hồ đã nhắc nhở: “Muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản phải cónhững con người cộng sản chủ nghĩa, nghĩa là con người có đạo đức cộngsản” GDĐĐ cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội; trong đó, giáo dụcnhà trường giữ vai trò chủ đạo GDĐĐ trong nhà trường THPT là một bộphận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phậngiáo dục khác như: Giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáodục hướng nghiệp… GDĐĐ là nền tảng cho các mặt giáo dục khác
Trong nhà trường THPT, GDĐĐ cho HS hình thành ý thức, hành vi thóiquen và tình cảm đạo đức của học sinh theo những nguyên tắc, chuẩn mựcđạo đức dân tộc Trong lứa tuổi HS THPT “Những sức mạnh đạo đức của conngười được phát triển mạnh mẽ, bộ mặt tinh thần được hình thành, những néttính cách được xác định và thế giới quan được hình thành” [30, 59]
GDĐĐ ở trường THPT là một hoạt động có tổ chức, mục đích, kế hoạchnhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất,giá trị đạo đức của cá nhân học sinh, góp phần phát triển nhân cách của mỗi
cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội Quản lý tốt hoạt độngGDĐĐ cho học sinh THPT là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ
Trang 31bản của GD – ĐT trong thời kỳ CNH – HĐH là “Xây dựng những con người
và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ”
GDĐĐ có vai trò chủ đạo trong giáo dục nhà trường; lý tưởng, niềmtin, đạo đức của con người được hình thành qua công tác này Nhà trườngthông qua GDĐĐ để nâng cao hiệu quả giáo dục, thúc đẩy việc hoàn thànhcác nhiệm vụ giáo dục khác
Đối với quá trình phát triển của thanh niên, GDĐĐ hình thành cho họ
hệ thống lập trường chính trị, quan điểm, thế giới quan và phẩm chất đạo đứcphù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội Trong xu thế hội nhập của thế giớihiện đại, GDĐĐ trong nhà trường giữ vai trò rất quan trọng trong định hướngcuộc sống và lựa chọn giá trị của thế hệ trẻ Trong thư gửi thanh niên ngày17/8/1947 Bác Hồ đã khuyên thanh niên: “Người ta thường nói: Thanh niên làchủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà yếu hay mạnh một phần lớn
là do các thanh niên Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứngđáng thì hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc
để chuẩn bị cho cái tương lai ấy”
1.3.3 Mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.3.3.1 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luật giáo dục 2005 nhấn mạnh mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp họcsinh “Phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bảnnhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN” [25, 4] GDĐĐ giúpmỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải,biết sống vì mọi người, trở thành một công dân tốt, xứng đáng là chủ nhântương lai của đất nước
Để thực hiện mục tiêu đó, nhà trường cần trang bị cho học sinh nhữngtri thức cần thiết về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống đúng đắn, kiến thức
Trang 32pháp luật, văn hoá xã hội để: “Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêucầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Nắm vững những quan điểm của chủnghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con ngườitoàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà, có nhân sinh quantrong sáng, có quan điểm rõ ràng về lối sống, thích ứng với những yêu cầucủa giai đoạn mới” [25, 13].
Học sinh cần được hình thành thói quen, hành vi đạo đức đúng đắntrong các mối quan hệ Rèn luyện ý thức tự giác thực hiện những chuẩn mựcđạo đức xã hội, chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật lao động,yêu lao động, yêu khoa học và những thành tựu, giá trị văn hoá tiến bộ củanhân loại và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Đồng thời, giáo dục cho học sinh tình yêu tổ quốc Việt Nam, gắn với tinhthần quốc tế vô sản
1.3.3.2 Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Sự nghiệp CNH – HĐH đất nước hiện nay đang đòi hỏi nguồn lực conngười không chỉ về trí tuệ, năng lực mà còn cả những phẩm chất đạo đức Vìvậy, GDĐĐ cho HS THPT có những nhiệm vụ sau:
+ Giáo dục cho HS tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phẩm chất và tấmgương đạo đức của Người Từ đó, học sinh hiểu biết, học hỏi và làm theotrong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình
+ Giáo dục niềm tin và lý tưởng sống, lối sống cho HS để các em biếtxác định đúng đắn động cơ học tập và rèn luyện
+ Giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống và làm việc theopháp luật, có kỷ cương nền nếp, có văn hoá trong các mối quan hệ giữa conngười với con người và con người với tự nhiên
Trang 33+ Nhận thức ngày càng sâu sắc những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực
và các giá trị đạo đức xã hội chủ nghĩa Từ đó, biến các giá trị thành ý thứctình cảm hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày
+ Hình thành và phát triển nhu cầu tự rèn luyện đạo đức bản thân theocác chuẩn mực đạo đức xã hội và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại Nhiệm vụ của quá trình GDĐĐ này không chỉ định hướng cho các hoạtđộng GDĐĐ mà còn định hướng cho hoạt động dạy học nói chung và dạymôn đạo đức nói riêng
1.3.4 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là giúp cho họcsinh có ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người, chốngchủ nghĩa cá nhân ích kỷ, bảo vệ môi trường sống Nhà trường cần chú trọngđến những phẩm chất đạo đức để giáo dục học sinh nâng cao đạo đức cáchmạng, lối sống lành mạnh và có nhân cách cao đẹp Trước sự tác động củakhoa học, công nghệ đang làm cho đời sống KT - XH có những biến chuyểnmau lẹ Để có thể thích nghi được với hoàn cảnh đó, học sinh phải có tinhthần tự chủ, nhạy bén, chấp nhận sự hy sinh, dám đương đầu khẳng địnhmình Vì thế, một trí tuệ cao, ý chí mạnh mẽ chủ động trong công việc lànhững phẩm chất của thanh niên, học sinh, phải coi đó là những điều kiện đểsau khi ra trường, họ có thể hoàn thành nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra Đây cóthể được xem là nét đạo đức khác biệt hơn cả so với các giá trị đạo đức truyềnthống
Từ những yếu tố trên có thể xác định khái quát nội dung giáo dục đạođức cho học sinh THPT trong giai đoạn mới theo Nghị quyết của Đại hộiĐoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII như sau:
Trang 34Người thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước là người có lýtưởng và đạo đức cách mạng, có lối sống văn hóa, có ý chí tự tôn, tự cườngdân tộc, có trình độ học vấn, giỏi chuyên môn, nghề nghiệp; có sức khỏe tốt;
có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới; có ý chí chiến thắng nghèonàn lạc hậu, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh [21; trang 39]
Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt toàn bộ hoạtđộng phát triển nhân cách, giáo dục đạo đức, lối sống phải trở thành mối quantâm của toàn xã hội, là vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục – đàotạo vì sự phát triển con người và sự phát triển của xã hội
1.3.5 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
- Phương pháp tác động vào nhận thức: Đàm thoại, tranh luận, kểchuyện, giảng giải, khuyên răn
- Phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: Giao việc, rèn luyện, tậpthói quen…
- Phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: Thi đua, nêu gương,khen thưởng, trách phạt…
- Khi sử dụng các phương pháp trên nhà giáo dục cần lưu ý:
+ Bảo đảm tính nguyên tắc quá trình giáo dục
+ Bảo đảm tính mục tiêu, nội dung của giáo dục
+ Phối hợp các phương pháp với nhau
+ Hiểu hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý đối tượng
- Các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh: Giáo dục thông qua các giờdạy văn hóa trên lớp; giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, như:
+ Lao động, vệ sinh trường lớp, hướng nghiệp
+ Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, vui chơi giải trí
Trang 35+ Hoạt động tham quan, du lịch, cắm trại.
+ Hoạt động chính trị xã hội nhân đạo
1.4 Quản lý giáo dục đạo đức trong trường THPT:
1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức
Mục tiêu của quản lý GDĐĐ cho HS là làm cho quá trình GDĐĐ vậnhành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS Quá trình nàybao gồm:
+ Về nhận thức: Giúp các lực lượng giáo dục XH có nhận thức đúng đắn
về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ
+ Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnhhành vi của bản thân, ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việclàm trái pháp luật và trái với những chuẩn mực đạo đức của dân tộc
+ Về hành vi: Mọi người tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động
XH và tích cực tham gia quản lý GDĐĐ cho HS
1.4.2 Nội dung và phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức
QL thông qua các hoạt động của nhà trường như: học các môn văn hóa, hoạtđộng NGLL, hoạt động của GVCN, hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm…Vì vậy,
Trang 36cần có kế hoạch xây dựng chương trình, hình thức GDĐĐ cho HS một cách
đa dạng, sinh động, hấp dẫn với những mục tiêu, hình thức, biện pháp thựchiện cụ thể
Yêu cầu của nội dung QL này là:
+ Đảm bảo mục tiêu GDĐĐ và mục tiêu giáo dục của nhà trường
+ Lựa chọn nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, phùhợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
+ Có chỉ tiêu và giải pháp cụ thể, mang tính khả thi
- QL công tác GDĐĐ cho HS của đội ngũ GVCN: Ban Giám hiệu nhàtrường lập kế hoạch chung và chỉ đạo thực hiện GVCN căn cứ vào đó, tuỳvào đặc điểm của từng lớp, từng học sinh để triển khai thực hiện có hiệu quả.Mặt khác, Ban Giám hiệu cần có các biện pháp kiểm tra, đánh giá để khenthưởng, phê bình, động viên kịp thời với đội ngũ GVCN lớp
- QL công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đểGDĐĐ cho HS: Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm: chínhquyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh…Để hoạtđộng này có hiệu quả, nhà trường cần có mối quan hệ chặt chẽ, phân công cụthể công việc và biện pháp thực hiện của từng bộ phận
- QL cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ tốt nhất cho các hoạt độngGDĐĐ cho HS Đồng thời, động viên, thu hút các nguồn lực khác tham giavào hoạt động GDĐĐ
- QL quá trình hình thành và rèn luyện đạo đức của HS, giáo dục HSphấn đấu và tu dưỡng tốt
- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểmtra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượngtham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ
1.4.2.2 Phương pháp
Trang 37Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có chủ đíchcủa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt đượccác mục tiêu quản lý đề ra Thông qua đó mà các mục tiêu, chức năng, nhiệm
vụ quản lý mới đi vào cuộc sống; biến thành thực tiễn phong phú, sinh động,phục vụ lợi ích con người
Một số phương pháp quản lý thường sử dụng:
- Phương pháp tổ chức - hành chính:
Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượngquản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý Ở trường THPT, phươngpháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của Hội đồnggiáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên, nghị quyết của chi bộ Đảng,Đoàn thanh niên, các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nộiquy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và họcsinh phải thực hiện Đây là phương pháp cơ bản nhất để xây dựng nền nếp,duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộ giáo viên và học sinh phải làmtốt nhiệm vụ của mình
- Phương pháp tâm lý – xã hội:
Là sự tác động của người quản lý tới người bị quản lý, nhằm biếnnhững yêu cầu quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu củangười bị quản lý Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt độngquản lý Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tíchcực, tự giác và tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau hoànthành nhiệm vụ Phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: giáodục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội…Phương pháp này thể hiệntính dân chủ trong hoạt động quản lý, phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi
Trang 38tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức Vận dụng thành công phươngpháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của tổ chức và hoạt độngGDĐĐ cho học sinh Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụthuộc vào nghệ thuật của người quản lý.
- Các phương pháp kinh tế:
Là sự tác động một cách gián tiếp của người bị quản lý bằng cơ chế kíchthích lao động qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung vàthực hiện tốt nhiệm vụ được giao Trong trường THPT, thực chất của phươngpháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa
vụ của cán bộ giáo viên, học sinh ghi trong điều lệ nhà trường phổ thông vớinhững kích thích mang tính đòn bẩy trong trường Kích thích hoạt động bằnglợi ích kinh tế có nhiều ý nghĩa thiết thực: Phát huy tính sáng tạo, độc lập, tựgiác của mỗi người trong công việc Qua đó, phẩm chất, năng lực và kết quảlao động của mọi người được tập thể thừa nhận và đánh giá Đó là cơ sở choviệc đánh giá thi đua, khen thưởng
Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp tổ chức hành chính Hai phương pháp này luôn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau Ngàynay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tếphải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của cán bộgiáo viên, mặt khác vẫn đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể nhàtrường
1.4.3 Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng GDĐĐ học sinh các trường THPT
1.4.3.1 Yếu tố giáo dục nhà trường
Giáo dục nhà trường là hoạt động giáo dục trong các trường lớp thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn
Trang 39lọc trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định Giáo dục nhà trường được tiếnhành có tổ chức, tác động trực tiếp, có hệ thống đến sự hình thành và pháttriển của nhân cách Thông qua giáo dục nhà trường, mỗi cá nhân được bồidưỡng phẩm chất đạo đức, kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành cần thiết,đáp ứng yêu cầu trình độ phát triển của xã hội trong từng giai đoạn
Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ,
là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình GDĐĐ cho HS Với hệ thốngchương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phongphú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với mộtđội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủphẩm chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định hoạt độngGDĐĐ cho học sinh
1.4.3.2 Yếu tố giáo dục gia đình
Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối vớiquá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người Vì vậy, mỗingười luôn hướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ
Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt chocon cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình pháttriển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mĩ…đáp ứng yêu cầu pháttriển của xã hội Giáo dục trong gia đình giúp trẻ rèn luyện đạo đức, thói quenlao động chân tay và trí óc, phù hợp với khả năng của mình Đây là điều có ýnghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các em trong xã hội hiệnđại Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không thể thay thế hoàn toàn giáo dục củanhà trường
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộđời sống vật chất và tinh thần của gia đình Các tệ nạn xã hội tạo ra nhiềuthách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mĩ trong
Trang 40giáo dục gia đình Mặt khác, giáo dục gia đình chịu ảnh hưởng lớn của điềukiện kinh tế, tiện nghi, nếp sống, nghề nghiệp của cha mẹ…đặc biệt là mốiquan hệ gắn bó, gần gũi giữa cha mẹ và con cái Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu
và giải quyết hiệu quả các tình huống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi choviệc hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của trẻ
1.4.3.3 Yếu tố giáo dục xã hội
Địa bàn dân cư nơi HS cư trú, các cơ quan, ban, ngành….ảnh hưởng rấtlớn đến việc GDĐĐ cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng Môitrường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi choGDĐĐ và hình thành nhân cách HS Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, thốngnhất giữa nhà trường, gia đình và XH Sự phối hợp này tạo ra môi trườngthuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục ĐĐ học sinh có hiệu quả
1.4.3.4 Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh
Tự giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục, là hoạt động có ýthức, mục đích của mỗi cá nhân để tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cáchbản thân theo định hướng giá trị xác định Nhu cầu tự giáo dục nảy sinh theotừng giai đoạn phát triển của cá nhân ở lứa tuổi học sinh THPT, nhu cầu tựgiáo dục mạnh mẽ, các em đã tự ý thức được những giá trị mà các em cho làhữu ích với cuộc sống như: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt…Đồng thời,các em đã bắt đầu hình thành ý thức về nghề nghiệp, tự phấn đấu, nỗ lực tronghọc tập để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình Quá trình tự giáo dục baogồm 4 yếu tố cơ bản:
+ Năng lực tự ý thức của học sinh về sự phát triển nhân cách bản thân+ Năng lực tổ chức tự giáo dục: Lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp,phương tiện thực hiện…
+ Sự nỗ lực của bản thân để vượt qua khó khăn, trở ngại trong quá trìnhthực hiện kế hoạch tự giáo dục