Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
1,6 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀNỘI ------------------ NGUYỄN ĐĂNG THỰC CÁCGIẢIPHÁPPHÁTTRIỂNSẢNXUẤTCAMCANHTRÊNĐỊABÀNHUYỆNĐANPHƯỢNG - THÀNHPHỐHÀNỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60 31 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU NGOAN HÀNỘI - 2009 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Cây ăn quả nói chung và câycamCanhnói riêng là loại cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, đang được xem là đối tượng quan trọng nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Với sự pháttriển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta thì mục tiêu ăn no không còn là vấn đề lớn; mà vấn đề ăn ngon, đảm bảo sức khoẻ đang là vấn đề quan tâm của người tiêu dùng. Vì vậy, cácsản phẩm về quả ngày càng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của các gia đình. Với một nước có dân số lớn như nước ta thì nhu cầu về cả số lượng, chủng loại quả là rất lớn. Đặc biệt là các loại quả có chất lượng cao như camCanh (trong các loại cây ăn quả có múi thì giá trị hàng hoá của cam quýt cao hơn, do màu sắc trái cây và vị ngọt hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào. Hàm lượng Vitamin A trong cam tới 0,465mg/100 g thịt quả, hơn hẳn nhiều loại khác như chuối 0,225mg, dứa 0,035mg, bơ 0,205 mg, ổi 0,075 mg, na 0,005 mg, sầu riêng 0,01 mg; Hàm lượng Vitamin B1 trong cam 0,09 mg, chuối 0,03 mg, xoài 0,06 mg, dứa 0,06 mg; Vitamin C trong cam 0,42 mg, chuối 0,14 mg, xoài 0,36 mg, dứa 0,22 mg, bơ 0,08 mg) phục vụ các vùng tập trung dân cư đông và có mức sống cao như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thànhphố Hồ Chí Minh, Cần Thơ . Điều đó đã đặt ra cho ngành sảnxuất hoa quả của nước ta phải pháttriển mạnh hơn, không những chỉ nhằm phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Quả cam quýt dùng để ăn tươi, làm mứt, chế biến đồ hộp giải khát. Sản phẩm cam quýt còn được dùng nhiều trong y học cổ truyền, trong công nghiệp thực phẩm, hoá mỹ phẩm . Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có nhiều vùng tiểu khí hậu thích hợp cho pháttriểnsảnxuất nhiều loại cây ăn quả trong đó 3 có câycamCanh cho năng suất cao, chất lượng tốt nếu có hướng đầu tư và kỹ thuật tốt. HuyệnĐanPhượng - thànhphốHàNội là một huyện thuộc Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, có nhiều tiềm năng để pháttriển những cây ăn quả cao cấp, trong đó có câycamCanh thể hiện ở điều kiện về đất đai, khí hậu thích hợp (chất đất, khí hậu tương tự như vùng Canh - huyện Từ Liêm là quê hương của câycanh Canh), có lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, có trình độ tương đối cao. ĐanPhượng lại là huyện nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà Nội, nơi tập trung dân cư là thị trường tiêu thụ rất tốt, HàNội là nơi tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học, khu công nghiệp tập trung sẽ thuận tiện cho việc học tập, trao đổi về kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời cũng sẽ thuận lợi cho việc bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, trong những năm gần đây câycamCanh còn được sử dụng để làm cảnh thay cho cây Quất ngày Tết cho giá trị kinh tế rất cao. Thực tế, những năm gần đây trênđịabànhuyệnĐanPhượng đã hình thành một số loại cây ăn quả như Nhãn, Bưởi Diễn . Tuy nhiên, so với các loại cây ăn quả trên thì camCanh có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn đang là hướng chuyển đổi sảnxuất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới. Nhưng để pháttriểncâycamCanh đúng định hướng, có hiệu quả và bền vững cần giải quyết một số vấn đề đặt ra về qui hoạch sản xuất, về biện pháp kinh tế - kĩ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam Canh, về thị trường . Vì những lý do trên tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các giảipháppháttriểnsảnxuấtcâycamCanhtrênđịabànhuyệnĐanPhượng - thànhphốHà Nội”. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm ra những giảipháp chủ yếu nhằm pháttriểnsảnxuấtcâycamCanh hợp lý và bền vững trênđịabànhuyệnĐanPhượng - thànhphốHà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chủ yếu về pháttriểncâycam Canh. Đánh giá thực trạng sảnxuấtcâycamCanh và xác định tiềm năng pháttriểnsảnxuấtcâycamCanhtrênđịabànhuyệnĐanPhượng - thànhphốHà Nội. Đưa ra những giảipháp kinh tế - kỹ thuật nhằm đẩy mạnh pháttriểnsảnxuấtcâycamCanhtrênđịabànhuyệnĐanPhượng - thànhphốHà Nội. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề kinh tế - kỹ thuật trong pháttriểnsảnxuấtcâycamCanhtrênđịabànhuyệnĐanPhượng - thànhphốHà Nội. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại một số xã đại diện về trồng câycamCanhtrênđịabànhuyệnĐanPhượng - thànhphốHàNội trong thời gian 3 năm (2006 - 2008), nhằm pháttriểnsảnxuấtcâycamCanh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng của huyện. 1.4. Thời gian nghiên cứu đề tài Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009. 5 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số vấn đề lý luận chủ yếu 2.1.1. Lý thuyết về sự pháttriển 2.1.1.1. Một số quan điểm về pháttriểnPháttriển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và pháttriển của xã hội hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ. Những năm gần đây nhiều tác giả đã đưa ra những lý thuyết khác nhau về sự phát triển. Theo Gerard Crellet thì “Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản”. Tác giả Raaman Weitz cho rằng “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Với Ngân hàng Thế giới, pháttriển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính có liên quan đến hệ thống giá trị của con người đó là: “Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân .” Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về pháttriển nhưng có thể hiểu pháttriển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu đều thoả mãn các nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực, không có chiến tranh. Nói cách khác pháttriển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về cơ hội; đảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. 2.1.1.2. Một số lý luận về tăng trưởng và pháttriển kinh tế + Trường phái cơ cấu: 6 Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng lý thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho pháttriển kinh tế theo lý luận của David Ricacdo không còn phù hợp nữa. Các nhà kinh tế Mỹ La tinh chủ trương rằng: muốn pháttriển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu và pháttriển kinh tế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Trường phái cơ cấu kinh tế còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang pháttriển cung cấp nguyên liệu thô, còn các nước pháttriển cung cấp hàng hoá chế tạo. Vì vậy các nước đang pháttriển muốn pháttriển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào nhu cầu trong nước. Kết quả của lý thuyết nóitrên về pháttriển kinh tế đã làm ra đời chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nước đang pháttriển từ thập niên 1950. + Mô hình tăng trưởng tuyến tính nhiều giai đoạn: Từ thành công của kế hoạch Marshall sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà kinh tế học pháttriển ở các nước đang pháttriển cho rằng các nước đang pháttriển có thể đẩy mạnh pháttriển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu Nhà nước can thiệp hợp lý. Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt W.Rostow. Rostow cho rằng để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến cần phải trải qua cácgiai đoạn: (1) Xã hội truyền thống: Giai đoạn này sảnxuất nông nghiệp là chủ yếu, năng suất lao động thấp (2) Chuẩn bị các tiền đề để cất cánh: Ở giai đoạn này hai khu vực kinh tế nông nghiệp truyền thống và kinh tế tư bản chủ nghĩa tồn tại song song; lực lượng lao động được phân bố lại, thị trường pháttriển và mở rộng. 7 (3) Cất cánh: Pháttriển mạnh cơ cấu hạ tầng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc phát triển. Trong xã hội xuất hiện nhiều nhân tố có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và pháttriển kinh tế. (4) Trưởng thành: Nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển, cơ cấu xã hội thay đổi. Mức đầu tư trong sản phẩm quốc dân ròng chiếm từ 10 - 20%. Ngành công nghiệp đã bước sang giai đoạn “trưởng thành” hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Các chủ tư bản tham gia vào công việc quản lý kinh tế Nhà nước, điều khiển sự pháttriển kinh tế - xã hội đất nước. (5) Chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mô lớn: Giai đoạn này công nghiệp đã pháttriển cao, kinh tế xã hội đã đạt đến mức phát triển, các nhu cầu của con người đã được đáp ứng đầy đủ. Các nước đang pháttriển ở vào giai đoạn thứ nhất và thứ hai. Muốn cất cánhcác nước đang pháttriển còn phải thoả mãn ba điều kiện, đó là: tăng tỷ lệ đầu tư lên không dưới 10% thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ lệ để dành hoặc nhận viện trở của nước ngoài, có một hoặc một số ngành chế tạo tăng trưởng nhanh chóng và có một khung chính trị, xã hội, thể chế cho phép ngành kinh tế hiện đại phát triển. Rostow nhấn mạnh tốc độ pháttriển mà không đề cập đến cơ cấu ngành. Do đó, lý luận của Rostow hàm ý pháttriển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. + Lý thuyết về sự phụ thuộc: Trong thập niên 1960 và 1970, các nhà kinh tế học Marxist mới đã cho rằng các nước đang pháttriển thường phụ thuộc vào các nước pháttriển và bị bóc lột. Ngay trong một nước đang pháttriển có thể có tầng lớp thống trị (bao gồm chính trị gia, quân nhân .) có quan hệ khăng khít với các nước pháttriển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước. Vì vậy, các nước đang pháttriển không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để pháttriển 8 kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ trương này hàm ý pháttriển kinh tế với nền kinh tế đóng của và tự cấp tự túc. + Các lý luận kinh tế học tân cổ điển: Vào thập niên 1980 kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn pháttriển kinh tế, các nước đang pháttriển phải dựa vào thị trường chứ không phải sự cạn thiệp của nhà nước. Nói cách khác họ đề cao pháttriển kinh tế thân thiện với thị trường, tư nhân hoá, tự do hoá thương mại, giảm đầu tư công cộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do hoá thương mại và tự do tài khoản vốn .Một chương trình tổng hợp những biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington. Lý luận tân cổ điển về pháttriển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới tán thành. (Nguồn: vi.wikipedia.org) - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và pháttriển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Pháttriển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Quy mô của một nền kinh tế được thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia hay tổng sản phẩm quốc dân là giá trị tính bằng tiền của tất cả cácsản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân = Tổng sản phẩm quốc nội + thu nhập ròng. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP trong một thời 9 gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy, ở một số quốc gia mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Pháttriển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ .) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Pháttriển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. (Nguồn: vi.wikipedia.org) 2.1.1.3. Pháttriển bền vững Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự pháttriển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới pháttriển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Năm 1984, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã uỷ nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy quyền thành lập và làm Chủ tịch Uỷ ban Môi trường và Pháttriển thế giới (WCED), nay còn được biết với tên Uỷ ban Brundland. Năm 1987, hoạt động của Uỷ ban Môi trường và Pháttriển thế giới trở nên nóng bỏng khi xuấtbản báo cáo có tựa đề “Tương lai của chúng ta”, ngoài ra còn được gọi là báo cáo Brundland. Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”, sự định nghĩa cũng như các nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược pháttriển lâu dài. 10