Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 42 - 53)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa

bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng. Theo thống kê năm 2008, huyện Đan Phượng có tổng diện tích tự nhiên là 7.718,31ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.791,60 ha chiếm 49,12% diện tích tự nhiên. Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 0,52%/năm, nguyên nhân là do được chuyển sang đất dãn dân, đất xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, quy hoạch xây dựng đô thị... Tuy nhiên, đất trồng cây ăn quả có xu hướng tăng là do điều kiện đất chật người đông nên chủ trương của huyện và mong muốn của người dân muốn chuyển một phần đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả, thích hợp sang trồng cây ăn quả cho thu nhập cao.

Theo điều tra, đất nông nghiệp của huyện phần lớn là đất phù sa rất màu mỡ nên thích hợp trồng cây ăn quả, trong đó đặc biệt là cây Cam Canh và Bưởi Diễn.

Các chỉ tiêu bình quân đất nông nghiệp, hộ nông nghiệp và lao động nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp đều có xu hướng giảm bình quân lần lượt là 1,91%, 2,59% và 1,13% là do đất nông nghiệp có xu hướng giảm để chuyển sang các mục đích khác như: công nghiệp, đô thị, đất ở, giao thông trong khi đó chỉ tiêu hộ nông nghiệp, lao động nông nghiệp và khẩu nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng chậm.

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đan Phượng 3 năm 2005 - 2007

Loại đất

2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%)

Diện tích

(ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) /20062007 /20072008 quânBình Tổng diện tích tự nhiên 7.718,31 100,00 7.718,31 100,00 7.718,31 100,00 100,00 100,00 100,00

I. Đất sản xuất nông nghiệp 3.831,63 49,64 3.812,09 49,39 3.791,60 49,12 99,49 99,46 99,48

1. Đất trồng cây hàng năm 3.228,97 84,27 3.113,99 81,69 3.035,76 80,07 96,44 97,49 96,96

2. Đất trồng cây lâu năm 333,76 8,71 447,10 11,73 505,58 13,33 133,96 113,08 123,08

3. Đất ao hồ 203,45 5,31 172,61 4,53 165,15 4,36 84,84 95,68 90,10 4. Đất NN khác 65,45 1,71 78,39 2,06 85,11 2,24 119,77 108,57 114,03 II. Đất chuyên dùng 2.120,76 27,48 2.267,59 29,38 2.433,74 31,53 106,92 107,33 107,13 III. Đất thổ cư 848,71 11,00 951,41 12,33 1.026,27 13,30 112,10 107,87 109,96 IV. Đất cha sử dụng 917,21 11,88 687,22 8,90 466,70 6,05 74,93 67,91 71,33 B. Một số chỉ tiêu bình quân 1. Đất NN/khẩu NN (m2) 298,10 291,03 286,84 97,63 98,56 98,09 2. Đất NN/Hộ NN (m2) 1.303,63 1.265,93 1.237,06 97,11 97,72 97,41 3. Đất NN/LĐNN (m2) 609,33 607,30 595,62 99,67 98,08 98,87

Kết quả nghiên cứu điều tra khảo sát ngoài thực địa, kết hợp với số liệu phân tích đất cho thấy huyện Đan Phượng có 2 nhóm đất chính và 6 đơn vị đất.

Bảng 3.3 : Các loại đất của huyện Đan Phượng

TT Loại đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I Tổng diện tích điều tra 4.336,84 56,19

1 Nhóm đất phù sa (Fluvisoils) 4.147,96 95,64

Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính, ít chua Pbe 1.174,37 27,08 Đất phù sa ít được bồi, trung tính ít chua Pibe 365,97 8,44

Đất phù sa trung tính Phe 1.917,41 44,21

Đất phù sa glêy trung tính, ít chua Pge 690,21 15,92

2 Nhóm đất glêy (Gley soils) 188,88 4,36

Đất glêy giàu mùn, trung tính, ít chua Gue 96,88 2,23 Đất glêy giàu mùn, trung tính, ít chua Gu 92 2,12

II Sông hồ, mặt nước 1.076,66 13,95

III Các loại đất khác 2.304,81 29,86

Tổng diện tích tự nhiên 7.718,31 100,00

Nguồn: Viện Quy hoạch & TKNN

* Nhóm đất phù sa:

Diện tích có 4.147,96 ha, chiếm 95,64% diện tích điều tra, phân bổ ở tất cả các xã trong huyện. Đây là nhóm đất được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông, bao gồm một số loại đất sau:

- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính ít chua:

Diện tích 1.174,37 ha, chiếm 27,08% diện tích điều tra, phân bố nhiều nhất ở xã Hồng Hà, tiếp theo là xã Trung Châu, Thọ An, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung và Thọ Xuân.

Đây là loại đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ của phù sa sông Hồng và hiện nay vẫn tiếp tục được bồi tích. Các chất tổng số như đạm trung bình ở tầng mặt, tầng sâu giàu; lân giàu, dao động từ 0,13 - 0,15% và ka li cũng vào loại giàu, dao động từ 1,83 - 1,88%. Các chất dễ tiêu như lân khá và ka li chỉ vào loại trung bình ở tầng mặt, các tầng dưới nghèo.

- Đất phù sa ít được bồi, trung tính ít chua:

Diện tích có 365,97 ha, chiếm 8,44% diện tích điều tra, phân bố ở các xã Đồng Tháp, Thọ An, Phương Đình, Song Phượng và Trung Châu.

Đất phù sa ít được bồi trung tính cũng có đặc tính phù sa và trung tính, tuy nhiên do phân bố ở bậc thềm cao hơn nên những năm lũ lớn, nước sông dâng cao mới bị ngật và được bồi thêm một lớp trầm tích mới.

- Đất phù sa trung tính:

Diện tích có 1.917,41 ha, chiếm 44,21% diện tích điều tra, phân bố ở tất cả các xã. Đây là loại đất phù sa trung tính, đất có phản ứng hơi chua ở tầng mặt, các tầng dưới giảm đột ngột, đặc biệt ở các tầng sâu nhưng vẫn đạt giá trị 0,19%. Đạm tổng số ở tầng mặt giàu, tầng chuyển tiếp giảm thấp nhưng vẫn thuộc loại trung bình với 0,07%. Lân tổng số giàu nhưng lân dễ tiêu có xu hướng giảm thấp vào loại nghèo ở các tầng dưới đạt giá trị 6,6 mg/100g đất (tầng 18 - 32 cm). Ka li tổng số giàu ở tất cả các tầng và ka li dễ tiêu cũng có xu hướng giảm tương tự như lân dễ tiêu, cao nhất ở tầng mặt cũng chỉ đạt trung bình với 14,5 mg/100g đất, các tầng dưới hơi nghèo dưới 10 mg/100 g đất. Hàm lượng cation trao đổi khá cao với tổng lượng kiềm trao đổi ở tầng mặt 8,24 me/100 g đất và tầng sâu 65 - 120 cm đạt 11,04 me/100 g đất. Dung tích hấp thu ở tất cả các tầng đạt giá trị trung bình, dao động từ 11,7 me/100 g đất (tầng mặt) đến 13,04 me/100 g đất (tầng 65 - 120 cm), độ bão

hòa bazơ lớn. Thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.

Về cơ bản loại đất này có đặc tính phù sa sông Hồng, tuy nhiên tình trạng nghèo lân, ka li dễ tiêu đã trở thành yếu tố hạn chế cần được coi trọng trong quá trình canh tác.

- Đất phù sa glêy trung tính, ít chua:

Diện tích 690,21 ha, chiếm 15,92% tổng diện tích điều tra của toàn huyện; phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, ngoại trừ Đồng Tháp, Thọ An, Trung Châu và Liên Hồng.

Do phân bố ở địa hình vàn thấp, trong năm có giai đoạn ngật nước, đất bị yếm khí. Kết quả phân tích phẫu diện cho thấy, đất có phản ứng chua ở tầng mặt đến ít chua ở tầng kế tiếp, các tầng dưới gần trung tính. Hàm lượng các bon hữu cơ (OC%) ở tầng mặt giàu, các tầng dưới giảm đột ngột, đặc biệt ở các tầng sâu nhưng vẫn đạt giá trị 0,39%. Đạm tổng số ở tầng mặt và tầng kế tiếp giàu, các lớp đất dưới nghèo. Lân tổng số ở tầng mặt giàu nhưng lân dễ tiêu chỉ đạt giá trị trung bình ở tầng mặt, các tầng dưới nghèo, dao động từ 5,7 - 5,8 mg/100 g đất. Ka li tổng số giàu ở tất cả các tầng và ka li dễ tiêu cũng có xu hướng suy giảm tương tự như lân dễ tiêu, cao nhất ở tầng mặt đạt trung bình 10,2 mg/100 g đất, các tầng dưới hơi nghèo dưới 10 mg/100 g đất. Hàm lượng cation trao đổi hơi thấp với tổng lượng kiềm trao đổi ở tầng mặt 7,76 me/100 g đất và tăng lên ở tầng sâu 40 - 60 cm đạt 11,47 me/100g đất. Dung tích hấp thu trung bình, dao động từ 10,9 me/100 g đất (tầng mặt) đến 12,5 me/100 g đất (tầng 40 - 60 cm), độ bão hòa bazơ lớn; thành phần cơ giới nặng.

Hạn chế của loại đất này là glêy, thiếu lân và ka li dễ tiêu. Do vậy, khi canh tác lân và ka li cần bổ sung đủ các nguyên tố này mới có thể đạt năng suất cao.

- Nhóm đất glêy:

Loại đất này có diện tích 188,88 ha, chiếm 4,36% tổng diện tích điều tra. Sản xuất trên đất này cần lưu ý đến biện pháp bón phân lân.

2,23% diện tích điều tra, được phân bố nhiều nhất ở xã Hồng Hà; tiếp theo là Tân Hội, Tân Lập và một diện tích nhỏ ở Thượng Mỗ.

Đất glêy giàu mùn, trung tính: có diện tích 92 ha, chiếm 2,12% tổng diện tích điều tra, phân bố ở xã Tân Hội và Tân Lập.

Nhìn chung trên địa bàn huyện có nhiều loại đất thích hợp trồng cây ăn quả trong đó có cây cam Canh.

3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động

Về tổng số nhân khẩu: nhân khẩu của huyện năm 2008 là 140.722 người, bình quân 3 năm tăng 1,4%, trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 132.183 người chiếm 93,93% và nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 6,07%.

Về tổng số hộ: toàn huyện có 32.639 hộ, bình quân 3 năm tăng 2,23%, trong đó hộ nông nghiệp năm 2008 là 30.650 hộ chiếm 93,91% và hộ phi nông nghiệp là 1.989 hộ chiếm 6,69%.

Về tổng số lao động: năm 2008 có 71.070 lao động, bình quân 3 năm tăng 0,91%, trong đó lao động nông nghiệp tăng 0,61% và lao động phi nông nghiệp tăng tới 3,59%.

Các chỉ tiêu bình quân Nhân khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp và Lao động nông nghiệp /hộ nông nghiệp đều giảm 0,01%.

Nguyên nhân giảm của chỉ tiêu quá trình côngnghiệp hoá làm cho tốcđộ tăng lao động công nghiệp, dịch vụ lớn hơn nhiều so với lao động nông nghiệp, quá trình chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân đã làm quy mô gia đình nói chung và gia đình trong nông nghiệp nói riêng giảm.

Bảng 3.4 : Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện 3 năm 2006 - 2008

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng

(người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) /2006 2007 /2007 2008 quân Bình

I. Tổng số nhân khẩu 136.857 100,00 139.462 100,00 140.722 100,00 101,90 100,90 101,40

1. Nhân khẩu nông nghiệp 128.533 93,92 130.988 93,92 132.183 93,93 101,91 100,91 101,41

2. Nhân khẩu phi nông nghiệp 8.324 6,08 8.474 6,08 8.539 6,07 101,80 100,77 101,28

II. Tổng số hộ 31.229 100,00 31.978 100,00 32.639 100,00 102,40 102,07 102,23

1. Hộ nông nghiệp 29.392 94,12 30.113 94,17 30.650 93,91 102,45 101,78 102,12

2. Hộ phi nông nghiệp 1.837 5,88 1.865 5,83 1.989 6,09 101,52 106,65 104,05

III. Tổng số lao động 69.790 100,00 69.950 100,00 71.070 100,00 100,23 101,60 100,91

1. Lao động nông nghiệp 62.883 90,10 62.771 89,74 63.658 89,57 99,82 101,41 100,61

2. Lao động phi nông nghiệp 6.907 9,09 7.179 10,26 7.412 10,43 103,94 103,25 103,59

IV. Chỉ tiêu bình quân:

1. Nhân khẩu NN/hộ NN 4,37 4,35 4,31 0,99 0,99 0,99

2. Lao động NN/hộ NN 2,14 2,08 2,08 0,97 1,00 0,99

3.1.2.3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng

* Giao thông:

Toàn bộ hệ thống giao thông liên quan đến huyện gồm có những tuyến đường chính sau:

Đường bộ:

- Tuyến quốc lộ 32A đi từ Hà Nội tới các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu chạy qua trung tâm huyện dài 5,1 km mặt cắt trên 20 m đang được hoàn thiện

- Giao thông của thị trấn dựa trên tuyến đường trục duy nhất là quốc lộ 32 nối từ phía Đông sang phía Tây thị trấn. Nhận thấy đây là một bất lợi khi đô thị phát triển Nhà nước đã mở tuyến đường tắt quốc lộ 32 không cho chạy qua thị trấn cũ để tạo thành 2 đường. Hiện tuyến đường nối từ Thị trấn đi Tân Hội có chiều rộng 21 m đang trong quá trình thảm nhựa.

- Các tuyến tỉnh lộ chạy qua huyện gồm tỉnh lộ 79, 83 đã được đầu tư nâng cấp, tuy mặt đường hẹp nhưng cũng đã làm tăng đáng kể khả năng vận tải.

- Tuyến đường liên xã đều đã được rải nhựa hoặc bê tông nhưng mặt đường hẹp. Ngoài ra, tuyến đi Hà Nội theo đê sông Hồng đã được nâng cấp, khả năng thông qua tốt, thuận lợi cho việc giao thương kinh tế.

- Hệ thống giao thông nông thôn dài 120 km, đã được cải thiện nhiều. Hầu hết đường nông thôn đã được bê tông hóa đến các trung tâm xã. Việc đi lại đã thuận lợi hơn.

- Hiện đã có một bến xe khách đô thị có diện tích 1.640 m2 phục vụ tuyến xe buýt từ nội thành Hà Nội đến thị trấn, việc đi lại của cư dân đã thuận lợi hơn.

Đường thủy:

- Sông Hồng là tuyến đường sông quan trọng đối với huyện trong việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là lâm sản. Vận tải bằng đường thủy có nhiều lợi thế, vận chuyển khối lượng lớn và giá thành rẻ. Huyện có 2 sông lớn chảy

qua là sông Hồng và sông Đáy, có tiềm năng vận tải tốt. Mạng lưới vận chuyển bằng đường sông tuy lớn nhưng chưa khai thác hết tiềm năng.

* Hệ thống cấp điện:

Hệ thống cấp điện cho huyện tương đối hoàn chỉnh và phủ kín cho 100% số xã trong huyện. Toàn huyện được cấp điện qua điện lưới quốc gia từ năm 1997 theo hệ thống 35 KV và 110 KV. Trong tình hình mới tiêu thụ điện thương phẩm ngày một tăng, năm 2005 đạt gần 50 triệu KW, tăng 165% so với năm 2000. Để tăng khả năng cấp điện cho huyện năm 2005 đã lắp thêm 43 trạm hạ thế và nâng công suất trạm trung gian gấp 3 lần năm 2000, việc cung cấp điện đã chủ động hơn. Hiện nay hệ thống lưới điện chiếu sáng công cộng chưa đầy đủ và chưa đồng bộ.

Về đường dẫn: mạng truyền tải điện trung thế có 2 hệ thống đường dây 35 KW và 10KW. Các tuyến này hiện tại sử dụng tốt, thường xuyên được chú ý nâng cấp đảm bảo cấp điện cho toàn huyện. Đường dây hạ thế cung cấp điện dân dụng cho huyện đến các hộ tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Đại bộ phận đường dây hạ thế xây dựng đã lâu, không được tu sửa, manh mún, không đồng bộ, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Cột điện không đúng tiêu chuẩn, nhiều cột bằng gỗ, tre; dây dẫn nhiều chủng loại, gây tổn thất nhiều và nguy cơ sự cố lớn.

Các Hợp tác xã và các hộ kinh doanh điện tổ chức bán điện cho các hộ tiêu thụ ở nông thôn; ngành điện mới chỉ bán điện trực tiếp cho các phụ tải thị trấn Đan Phượng. Việc bán điện theo giá quy hoạch, phương thức tổ chức bán điện chưa thật tốt. Vừa qua đã cải tiến các tổ chức và kết quả cung cấp điện đã có hiệu quả hơn nhiều.

* Thủy lợi và cấp thoát nước: Về thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi của huyện Đan Phượng nằm trong hệ thống thủy lợi của thành phố Hà Nội do Công ty khai thác công trình thủy lợi Đan Hoài quản lý. Nước trong hệ thống phụ thuộc vào sông Hồng, sông Đáy, lượng mưa và

sự vận hành của hệ thống.

Hệ thống thủy lợi khá đều khắp và thuận lợi với 80,7% diện tích đất nông nghiệp được tưới bởi hệ thống thủy lợi Đan Hoài. Vùng Tiên Tân có trạm bơm Tiên Tân, vùng ven Đáy có trạm bơm sông Đáy đảm bảo đủ nước tưới, tiêu. Ngoài ra có các trạm bơm ở các xã để tưới tiêu cho vùng cao.

- Toàn huyện có 15 trạm bơm điện với 15 máy bơm có tổng công suất 13.200 m3/giờ tưới bổ sung cho vùng cao, vùng bãi sông Hồng, sông Đáy. Ngoài bãi sông Hồng, sông Đáy có hàng trăm giếng nước khoan chống hạn.

- Tuy nhiên, hệ thống trạm bơm và kênh mương do xây dựng đã lâu, công suất máy nhỏ, lại thiếu vốn để nâng cấp máy móc, đường điện và nạo vét kênh mương nên chưa phát huy hết được công suất thiết kế của công trình.

- Với sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của dân đến nay đã kiên cố hóa được 156,86 km. Hệ thống đê kè sông Hồng, sông Đáy, công trình phân lũ Đập Đáy là công trình trọng điểm quốc gia nên hàng năm được củng cố,

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 42 - 53)

w