Tổ chức đầu tư thâm canh

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 99 - 100)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.2.Tổ chức đầu tư thâm canh

Do cam Canh là loại cây ăn quả tương đối khó tính nhưng hiệu quả kinh tế mang lại được đánh giá là cây ăn quả cho thu nhập và lãi cao nhất hiện nay của huyện và tình trạng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhưng việc đầu tư chi phí của một số hộ còn không khoa học đã dẫn đến việc một số vườn cây đã không cho quả hoặc làm cho tình trạng sâu bệnh phát triển đã làm thiệt hại cho người sản xuất. Vì vậy, để nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trong những năm tới đòi hỏi việc tổ chức đầu tư khoa học và bền vững đang đặt ra cho việc phát triển cây cam Canh.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đầu tư thâm canh cây ăn quả phải tuân theo một quy trình là vấn đề cần thiết trong quá trình phát triển cây ăn quả của huyện. Cam Canh là loại cây có chu kỳ sản xuất tương đối dài do vậy quá trình đầu tư thâm canh được chia làm ba thời kỳ sau: thời kỳ trồng mới, thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ sản xuất kinh doanh. Cả ba thời kỳ đều rất

quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Thời kỳ có yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất là thời kỳ sản xuất kinh doanh, đây là thời kỳ thường kéo dài từ 6 năm trở lên do vậy khi chăm sóc cũng phải chú ý theo từng độ tuổi của cây. Đối với cây cam Canh thời kỳ kiến thiết nó rất cần đến phân hữu cơ, đạm để phát triển; nhưng đến thời kỳ sản xuất kinh doanh nó lại rất cần đến kali, đỗ tương, cá ngâm để tạo độ ngọt cho quả, lân, phân bón rễ, phân bón lá để bền cho cây.

Về khoa học công nghệ:

Có chế độ ưu đãi đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp (các công ty, hợp tác xã làm dịch vụ) nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông…đến từng xã nhằm đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ.

Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông… đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống. Tổ chức nhân giống, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp các giống cây ăn quả.

Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam canh trên địa bàn huyện đan phượng thành phố hà nội (Trang 99 - 100)