4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.2. Hiệu quả xã hội
Phát triển cây cam đã tạo việc làm, thu hút và nâng cao hiệu suất lao động: việc hình thành các vườn cây ăn quả đã thu hút sự tham gia của một bộ phận lớn dân cư với đủ mọi thành phần dân cư, tận dụng nguồn lao động: lao động phụ, lao động nông nhàn, lao động ngoài giờ của cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Giá trị ngày công lao động của sản xuất cây ăn quả cũng cao hơn rõ rệt so với sản xuất các cây trồng khác.
Góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân trong vùng: thu nhập từ vườn cam đã góp phần tích
LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ NguyÔn §¨ng Thùc
cực nâng cao thu nhập của các hộ từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/năm. Thực tế trên địa bàn huyện đã khẳng định vai trò tích cực của sản xuất cam trong việc góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của hộ.
Phát triển sản xuất cam góp phần phổ biến những tập quán sản xuất tiến bộ, nâng cao sự hiểu biết của người dân, hạn chế và tiến tới xóa bỏ những tập quán đời sống lạc hậu.
Với việc hình thành vùng cây ăn quả, tập quán canh tác trong huyện cũng có những biến đổi tích cực. Nhiều vườn tạp, diện tích trồng lúa kém hiệu quả và các cây khác được thay thế bằng những vườn cây ăn quả nói chung và cam nói riêng với những tập quán canh tác mới.
Phát triển sản xuất cam và các vùng nông sản hàng hóa góp phần nâng cao trình độ sản xuất của cư dân. Nhận thức một nền sản xuất hàng hóa ngày càng rõ nét trong đa số nông hộ thay thế cách nghĩ “tự cấp – tự túc” hạn hẹp. Điều này được phản ánh qua việc lựa chọn cơ cấu sản xuất, cơ cấu loại sản phẩm gắn liền với thị trường như: cam, bưởi... (dễ bảo quản, vận chuyển, giá trị gia tăng cao...). Một biểu hiện nữa của trình độ nhận thức được nâng lên là bà con đã quan tâm tới vai trò và hiệu quả của đồng vốn. Từ chỗ tự túc phát triển vườn cây là chủ yếu, nay với việc mở rộng quy mô và đẩy mạnh thâm cam, bà con đã thấy rõ tác dụng sinh lợi của vốn. Nhiều hộ đã vay và sử dụng hiệu quả đồng vốn trong sản xuất. Không ít hộ vay từ vài triệu tới vài chục triệu để đầu tư cho vườn cây.
Tóm lại, so với các cây trồng khác, cam Canh cần rất nhiều lao động và cho thu nhập cao nên việc phát triển sản xuất cây cam Canh sẽ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Từ đó từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập của người nông dân trong vùng so với các khu vực phát triển và khu vực thành thị, giảm các tệ nạn xã hội do không có việc làm và không có thu nhập gây ra.
LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ NguyÔn §¨ng Thùc
Phát triển cây ăn quả với mục tiêu sản xuất ra hàng hóa để bán vì vậy nó không những tác động đến các hoạt động kinh tế mà nó còn góp phần phát triển mạng lưới giao thông, lưu thông sản phẩm thúc đẩy người nông dân làm quen dần với nền kinh tế thị trường và tự nâng cao kiến thức của bản thân. Từ đó cũng làm nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Với việc sản xuất cam Canh tiêu thụ rất nhiều các loại vật tư với số lượng lớn, chất lượng cao so với các cây trồng khác, vì vậy nó sẽ góp phần phát triển ngành kinh doanh các loại vật tư.